Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên người dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình giáo dục Phổ thông mới

Tài liệu Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên người dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình giáo dục Phổ thông mới: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 112 Email: tkchu2@gmail.com XÁC ĐỊNH NHU CẦU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trương Khắc Chu - Nguyễn Như Đông Viện Khoa Giáo dục Việt Nam Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày chỉnh sửa: 21/6/2019; ngày duyệt đăng: 28/6/2019. Abstract: Identifying the needs for fostering professional competency of managers and teachers of ethnic minorities to implement the new curriculum is one of the most important tasks for the organization of training programs. The article analyzes the necessity of training activities; fostering requirements; some issues of fostering activities; how to identify training needs of managers and teachers of ethnic minorities in order to develop professional competency to implement the new curriculum well. Keywords: Training requirements, professional competency, ne...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên người dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình giáo dục Phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 112 Email: tkchu2@gmail.com XÁC ĐỊNH NHU CẦU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trương Khắc Chu - Nguyễn Như Đông Viện Khoa Giáo dục Việt Nam Ngày nhận bài: 20/5/2019; ngày chỉnh sửa: 21/6/2019; ngày duyệt đăng: 28/6/2019. Abstract: Identifying the needs for fostering professional competency of managers and teachers of ethnic minorities to implement the new curriculum is one of the most important tasks for the organization of training programs. The article analyzes the necessity of training activities; fostering requirements; some issues of fostering activities; how to identify training needs of managers and teachers of ethnic minorities in order to develop professional competency to implement the new curriculum well. Keywords: Training requirements, professional competency, new curriculum. 1. Mở đầu Bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay đặt ra yêu cầu cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), giúp họ nâng cao năng lực quản lí và năng lực dạy học trong các nhà trường. Vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo để giáo dục học sinh theo định hướng phát triển năng lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường nói chung, các trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm tại các nhà trường chưa thực sự phù hợp với đối tượng cần được bồi dưỡng và chưa gắn với thực tế nhà trường tại các địa phương. Vì vậy, để công tác bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với yêu cầu đổi mới, cần xác định được nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ nhà giáo để biết được CBQL, GV người DTTS đang thiếu gì, cần bổ sung những nội dung gì để phát triển năng lực nghề nghiệp và đảm bảo việc triển khai thực hiện tốt Chương trình mới. Bài viết phân tích sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng; yêu cầu về bồi dưỡng; một số vấn đề về hoạt động bồi dưỡng; cách thức xác định nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ quản lí, GV người DTTS nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn với cán bộ quản lí và giáo viên theo yêu cầu đổi mới Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện phát triển giáo dục, đó là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Cụ thể, cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục gắn với phát triển KT-XH. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. CBQL các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lí, GV phải có năng lực sư phạm [1]. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Quyết định nêu rõ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục để bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, kĩ năng sư phạm; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT [2]. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông [3]; Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông [4]. Các nội dung của thông tư chính là căn cứ cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường, năng lực giáo dục, dạy học cho đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục phổ thông và GV các nhà trường; và cũng là căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 113 nghiệp của đội ngũ nhà giáo đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, của địa phương và của ngành Giáo dục. Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019 theo Kế hoạch số 212/KH-BGDĐT ngày 20/3/2019 của Bộ GD- ĐT. Các nội dung bồi dưỡng trong kế hoạch yêu cầu tập trung vào việc hướng dẫn triển khai Chương trình mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi đối tượng được bồi dưỡng nhằm tăng cường năng lực tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn cho hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường năng lực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá cho giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới [5]. Thực tế cho thấy, việc xây dựng các chương trình, nội dung bồi dưỡng hàng năm nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GV các nhà trường phổ thông nói chung, đội ngũ nhà giáo công tác ở vùng DTTS, MN nói riêng còn hạn chế, ít quan tâm đến nhu cầu của đối tượng được bồi dưỡng mà chỉ tập trung vào những vấn đề mà cơ sở bồi dưỡng hiện có nên hiệu quả bồi dưỡng chưa được như mong muốn. Những văn bản pháp quy nêu trên sẽ là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục tổ chức đổi mới chương trình, nội dung, phương thức bồi dưỡng cho CBQL và GV một cách khoa học, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.2. Yêu cầu về bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên người dân tộc thiểu số để thực hiện Chương trình mới Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung, đổi mới Chương trình giáo dục ở vùng DTTS, MN nói riêng, vai trò của CBQL, GV người DTTS là rất quan trọng. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tích cực bồi dưỡng về năng lực đội ngũ (kiến thức, kĩ năng, thái độ) và phẩm chất nghề nghiệp theo quy định. Với đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng DTTS, ngoài việc trang bị các năng lực chung, cần chú ý bồi dưỡng các năng lực đặc thù sao cho phù hợp với địa bàn công tác, chẳng hạn: - Với cán bộ quản lí nhà trường vùng DTTS, MN + Ngoài các quy định chung theo yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng, cần cụ thể hóa để có tiêu chí hoạt động vì lợi ích của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, các hoạt động theo truyền thống, văn hóa của đồng bào các dân tộc. CBQL cần có tác phong làm việc khoa học theo yêu cầu nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm dân tộc; có sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí, đặc biệt trong điều kiện tự nhiên ở vùng DTTS, MN. + Thường xuyên tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GD-ĐT nói chung và nhất là đối với giáo dục vùng DTTS, MN nói riêng; Tập trung vào bồi dưỡng năng lực quản lí hoạt động giáo dục ở nhà trường vùng DTTS theo chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là quản lí việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục theo hướng chuyển từ trang bị kiến thức sang trang bị các kĩ năng để yêu cầu học sinh DTTS tự học, tự phát triển năng lực bản thân. Đặc biệt là tiêu chí biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc với đồng bào các DTTS khi cần thiết phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, và trong việc tư vấn, vận động phát triển giáo dục. + CBQL phải không ngừng bồi dưỡng các năng lực quản lí nhà trường như năng lực thực thi các văn bản mới về pháp luật, chính sách, quy chế giáo dục theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Bồi dưỡng năng lực tổ chức nhân sự và huy động nhân lực là đồng bào DTTS để phát huy các thế mạnh của họ vào việc tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường; Năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động xã hội, thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng; có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương vùng DTTS, MN và sử dụng các thông tin thu được vào giáo dục, dạy học; Năng lực phát huy các thế mạnh từ môi trường có đặc điểm về truyền thống văn hóa đồng bào các dân tộc; Năng lực về thực hiện các chức năng cơ bản của quản lí trong quản lí các hoạt động của trường vùng DTTS, MN; Năng lực huy động học sinh đến trường lớp và duy trì sĩ số học sinh ở vùng có đông đồng bào DTTS,... - Với đội ngũ GV người DTTS: + Thực hiện đúng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Trong đó, cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn và tiêu chí phù hợp với GV cũng như phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, từng nhà trường vùng DTTS, MN. Các tiêu chí tập trung vào những hoạt động chuyên môn, gắn với nhiệm vụ dạy học của GV người DTTS và những yêu cầu về đổi mới giáo dục, phản ánh sát thực chuyên môn cho đội ngũ. + Thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo để GV tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong tạo dựng phong cách nhà giáo. Trong đó, rất cần cụ thể hóa tiêu chuẩn về yêu nghề, đạo đức của nhà giáo đối với học sinh DTTS. + GV người DTTS bồi dưỡng để phát triển chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ thông qua việc thường xuyên cập nhật kiến thức, kĩ năng sư phạm nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt cần cụ thể hóa năng lực dạy học và giáo dục học sinh DTTS. Tích cực bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp, dạy học lớp ghép ở vùng DTTS, MN trong môi trường VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 114 dạy học đa văn hóa, đa ngôn ngữ; bồi dưỡng phương pháp giáo dục phù hợp với các loại hình trường, lớp đặc thù; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường nội trú, bán trú vùng DTTS. + Thường xuyên bồi dưỡng các năng lực cốt lõi cũng như các năng lực đặc thù cần thiết để tổ chức các hoạt động giáo dục. Với môi trường giáo dục dành cho đối tượng học sinh DTTS, các GV người DTTS phải có năng lực hiểu về tâm sinh lí của học sinh để lựa chọn các hình thức tổ chức giáo dục sao cho phù hợp nhất với nhận thức cũng như phát triển được năng lực của các em. Có thể nói, việc đổi mới giáo dục từ chủ yếu truyền đạt kiến thức sang rèn luyện phẩm chất, năng lực là chủ trương đổi mới, xuyên suốt chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, vấn đề cần quan tâm là phải bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho CBQL, GV để công tác bồi dưỡng theo đúng các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp và năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lí, dạy học theo đòi hỏi của thực tiễn đổi mới. 2.3. Một số vấn đề về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ quản lí và giáo viên người dân tộc thiểu số Hiện nay, đa số CBQL, GV người DTTS đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nhiều CBQL, GV đã tích cực, chủ động, nỗ lực vượt qua khó khăn trong môi trường công tác ở vùng DTTS, MN để tìm tòi, nghiên cứu để tiếp cận với các yêu cầu đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ trong quá trình giáo dục cho học sinh DTTS. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ, ví dụ như: tổ chức các chương trình, nội dung bồi dưỡng cho CBQL, GV; ý thức trách nhiệm của đối tượng được bồi dưỡng; nguồn tài liệu phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng, Thực tế cho thấy, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho CBQL, GV thường triển khai đồng loạt, đại trà cho mọi đối tượng CBQL, GV với những nội dung định sẵn theo module, chuyên đề, nhưng chưa sát với thực tế. Thậm chí, khi thấy yêu cầu của ngành Giáo dục và của địa phương cần gì thì bồi dưỡng cái đó. Do vậy, khoảng cách giữa những nội dung được bồi dưỡng với thực tiễn công tác quản lí, dạy học ở các trường vùng DTTS, MN vẫn còn khá xa. Ngoài ra, ở một số địa phương, mặc dù đội ngũ nhà giáo không có nhu cầu bồi dưỡng về thăng hạng lại bắt buộc phải đăng kí đi học để bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng chứng chỉ để chuẩn hóa theo chức danh nghề nghiệp chỉ dành cho đối tượng chưa được bổ nhiệm vào ngạch GV hoặc chỉ dành cho người có nhu cầu chuyển ngạch, thăng hạng. Do vậy, rất nhiều CBQL, GV cảm thấy không thỏa mãn với yêu cầu của địa phương về vấn đề này [6]. Chất lượng của hoạt động bồi dưỡng hàng năm chưa mang lại nhiều hiệu quả do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan: - Về nguyên nhân chủ quan: trước hết là ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV người DTTS đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng bồi dưỡng. Một bộ phận đội ngũ chưa thực sự coi trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Một số GV người DTTS sức ỳ còn cao, không thường xuyên nghiên cứu cập nhật thông tin mới để bổ sung cho nội dung giảng dạy theo yêu cầu đổi mới như dạy tích hợp, dạy tự chọn, dạy các nội dung giáo dục đặc thù. Việc tổ chức các chương trình, nội dung bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục ở địa phương còn mang tính đại trà chung cho tất cả CBQL, GV mà chưa thực sự phù hợp với đội ngũ công tác tại các trường vùng DTTS, MN. Do vậy, năng lực nghề nghiệp của CBQL, GV người DTTS trong thực hiện công việc còn một số bất cập. Ngoài ra, do phải di chuyển khoảng cách từ nơi ở đến trường, điểm trường khá xa nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, lại phải chăm lo cuộc sống gia đình nên họ chưa hoàn toàn dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức, các thông tin về bồi dưỡng chuyên môn. Vì vậy, việc tự học, tự bồi dưỡng chưa phải là việc làm thường xuyên, liên tục trong quá trình công tác. Những lí do đó dẫn đến CBQL, GV vẫn còn hạn chế nhiều về năng lực công tác trong môi trường giáo dục đặc thù. - Về nguyên nhân khách quan: do đặc thù địa bàn công tác ở vùng DTTS, MN hiện nay cũng bị tác động từ nền kinh tế thị trường nên nảy sinh những khó khăn trong cuộc sống đã làm ảnh hưởng tới tâm tư, lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức trau dồi chuyên môn để nâng cao trình độ của mỗi CBQL, GV người DTTS. Ngoài ra, các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm chưa thực sự quan tâm nhiều đến nhu cầu của đối tượng được bồi dưỡng. Nội dung, hình thức bồi dưỡng thường không có nhiều đổi mới qua các năm, điều này khiến cho một số CBQL và GV người DTTS cảm thấy hiệu quả từ các chương trình bồi dưỡng còn ít. Những vấn đề mà đội ngũ nhà giáo cần được học, được bổ sung những gì họ cần, họ mong muốn vẫn chưa được đáp ứng kịp thời. Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, việc xác định được nhu cầu của đội ngũ và tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn thích hợp để chuẩn bị cho triển khai chương trình mới là vấn đề cấp thiết. 2.4. Cách thức xác định nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ quản lí, giáo viên người dân tộc thiểu số Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển” [7]. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 115 Có thể hiểu theo cách thông thường: nhu cầu là “sự khác biệt hoặc khoảng cách” giữa cái mà mình mong muốn hoặc tình trạng hiện tại liên quan đến mối quan tâm và “cái gì đó sẽ làm”. Vậy, nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chính là những gì mà đội ngũ này cần học, cần cập nhật bổ sung kiến thức, kĩ năng để có thể đạt được một mục tiêu nhất định trong thực hiện nhiệm vụ. Nhu cầu bồi dưỡng thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính đội ngũ. Đôi khi, CBQL, GV không tự mình thấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng để có thể thấy rõ. “Nhu cầu bồi dưỡng = Năng lực theo yêu cầu - Năng lực hiện có” và được phát sinh khi CBQL, GV không đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp để thực hiện công việc trong hiện tại cũng như tương lai. Xác định nhu cầu bồi dưỡng chính là việc xác định nhu cầu về nội dung/hình thức bồi dưỡng. Xác định rõ khoảng cách trong thực hiện công việc với yêu cầu đối với cán bộ quản lí, GV người DTTS. So sánh sự khác biệt giữa yêu cầu và thực tế thực hiện nhiệm vụ để xác định nhu cầu bồi dưỡng. Nói cách khác, đó là sự khác biệt hay là khoảng cách giữa một bên là yêu cầu của công việc và bên kia là năng lực cần đáp ứng để có thể thực hiện nhiệm vụ giáo dục (Yêu cầu thực tiễn Khoảng cách (nhu cầu bồi dưỡng) Năng lực hiện tại). Sự khác biệt càng lớn thì nhu cầu bồi dưỡng càng cao, càng cấp thiết. Do vậy, nhiệm vụ mà các CBQL, GV phải thực hiện là “thu hẹp và san bằng khoảng cách”. Xác định đúng nội dung bồi dưỡng, đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm, và theo những gì mà CBQL, GV người DTTS cần sẽ bổ sung kịp thời cho đội ngũ những năng lực về kiến thức, kĩ năng cần thiết. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV người DTTS để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng sẽ trả lời được các câu hỏi như: Lí do cần bồi dưỡng là gì?; CBQL, GV người DTTS có khả năng đáp ứng đến đâu các yêu cầu đổi mới?; CBQL, GV người DTTS còn thiếu những gì để thực hiện yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông?; Kết quả thu được sau bồi dưỡng?, Từ đó, nhận định và đánh giá đâu là nhu cầu/nội dung mà CBQL, GV người DTTS cần phải bồi dưỡng. Để xác định được nhu cầu bồi dưỡng cần thông qua quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin nhằm biết được nhu cầu bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực gì mà tự thân CBQL, GV người DTTS nhận thấy còn thiếu cần phải được cập nhật, bổ sung và nâng cao để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đây là hình thức phổ biến nhất để đánh giá nhu cầu bồi dưỡng qua các câu hỏi khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chuyên môn được bồi dưỡng, đó là các chủ đề CBQL, GV người DTTS muốn tham gia, hình thức bồi dưỡng, thời gian, địa điểm phù hợp và những khó khăn của họ khi tham gia bồi dưỡng. Phiếu khảo sát thể hiện các nhu cầu cụ thể mà CBQL, GV mong muốn ở các mức độ khác nhau. Thông tin về nhu cầu bồi dưỡng còn có thể được thu thập qua quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL, GV người DTTS hoặc qua các báo cáo của nhà trường, căn cứ kết quả đánh giá, tự đánh giá của mỗi cá nhân CBQL, GV người DTTS để biết được nhu cầu cần bồi dưỡng những gì cho phù hợp với việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức phỏng vấn cá nhân để nắm được những vấn đề mà CBQL, GV người DTTS còn khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ cũng như nguyện vọng được bồi dưỡng (kiến thức, kĩ năng, thời gian phù hợp, các hỗ trợ cần thiết,). Một số cách thức tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng nêu trên là cơ sở để các cấp quản lí biết được những nội dung/hình thức bồi dưỡng mà CBQL, GV người DTTS mong muốn được học tập thông qua các chương trình bồi dưỡng. Khi và chỉ khi CBQL, GV người DTTS được bồi dưỡng, bổ sung đúng những gì đội ngũ cần sẽ nâng cao trình độ chuyên môn và khẳng định được năng lực của bản thân và sẽ có đóng góp nhiều hơn cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Có thể nói, việc xác định được nhu cầu bồi dưỡng cho CBQL, GV người DTTS chính là căn cứ để xác định mục tiêu bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng phải liên kết với mục tiêu đạt được nhu cầu phát triển chuyên môn của CBQL, GV người DTTS và mục tiêu phát triển giáo dục ở vùng DTTS, MN. Từ những căn cứ này để xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng, chẳng hạn như: - Nội dung bồi dưỡng theo đúng mục tiêu bồi dưỡng của khóa học để lựa chọn những nội dung bồi dưỡng cho CBQL, GV theo từng chủ đề, từng lĩnh vực, từng hoạt động giáo dục phù hợp để hoàn thành công việc đạt chuẩn theo quy định để triển khai tốt chương trình giáo dục phổ thông mới trong nhà trường vùng DTTS, MN;- Lựa chọn, tích hợp sử dụng các phương pháp bồi dưỡng một cách phù hợp, chú trọng đến các phương pháp thực hành theo điều kiện hiện có tại địa phương nơi tổ chức bồi dưỡng; - Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp theo từng nội dung, phương pháp bồi dưỡng cụ thể; - Xác định nội dung đánh giá và các hình thức, phương pháp đánh giá việc bồi dưỡng của đội ngũ CBQL, GV người DTTS; xác định lực lượng đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tóm lại, trên cơ sở xác định được nhu cầu về năng lực cần bồi dưỡng cho CBQL, GV người DTTS. Các cấp quản lí (Sở GD-ĐT/phòng GD-ĐT) sẽ căn cứ vào nhu VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 112-116 116 cầu thực tế của đội ngũ để xây dựng, biên soạn tài liệu tài liệu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thực sự phù hợp với đối tượng nhà giáo công tác ở môi trường giáo dục đặc thù. Chú trọng nhiều tới việc bồi dưỡng các năng lực chuyên biệt để phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ theo thực tiễn nhà trường ở địa phương, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. 3. Kết luận Theo yêu cầu đổi mới hiện nay, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho CBQL, GV người DTTS đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng của hoạt động nghề nghiệp cũng như sự thành công trong đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh tại các trường vùng DTTS, MN. Khi nhu cầu của các đối tượng bồi dưỡng được lưu tâm thì các nội dung, hình thức bồi dưỡng sẽ thực sự kết nối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đội ngũ nhà giáo sẽ “nhìn thấy” được mình trong hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu như việc thiết kế các nội dung và cách thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp và sát thực với đội ngũ nhà giáo theo từng vùng, miền để có những giải pháp về bồi dưỡng hiệu quả phục vụ cho việc triển khai chương trình mới. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. [3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. [4] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [5] Bộ GD-ĐT (2019). Công văn số 212/KH-BGDĐT ngày 20/3/2019 của Bộ GD-ĐT ban hành Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019 [6] (10/2018). Không có nhu cầu, giáo viên vẫn bị “ép” đi học bồi dưỡng. [7] áchkhoatoànthư. MỘT SỐ KĨ THUẬT HÌNH THÀNH (Tiếp theo trang 216) Hệ thống các bài tập ở trên được thiết kế từ dễ đến khó, với bất đẳng thức Cô-si là nền tảng. Nội dung bài học sau kế thừa, củng cố nội dung bài học trước, giúp HS dễ dàng xâu chuỗi, ghi nhớ chính xác bất đẳng thức Cô-si, đồng thời mở rộng, đào sâu kiến thức thông qua các hệ quả của nó. 3. Kết luận Củng cố kiến thức là một khâu rất quan trọng trong hoạt động dạy và học. HS chỉ có thể ghi nhớ, tái hiện, vận dụng nội dung kiến thức vào thực hiện các nhiệm vụ học tập nếu nội dung kiến thức đó được củng cố thường xuyên, liên tục. Vì thế, ngoài việc thực hiện các hoạt động củng cố kiến thức trong quá trình giảng dạy, GV cần trang bị cho HS KN tự củng cố kiến thức để các em có khả năng độc lập, tự chủ trong học tập. Điều này không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với các môn học nói chung, môn Toán nói riêng mà còn dần hình thành cho HS đức tính cẩn thận, cách tư duy, chiêm nghiệm về sự việc, hiện tượng, tình huống xảy ra trong cuộc sống, từ đó, khắc sâu, ghi nhớ, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Tài liệu tham khảo [1] Wilbert J. McKeachie (2003). Những thủ thuật trong dạy học. Dự án Việt - Bỉ đào tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. [2] G. Petty (2003). Dạy học ngày nay. NXB Stanley Thomes, Anh quốc (bản dịch của Dự án Việt - Bỉ, Bộ GD-ĐT). [3] Nguyễn Bá Kim (2006). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. [4] Lê Hiển Dương (2006). Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên cao đẳng ngành Sư phạm Toán. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh. [5] Hoàng Thị Lợi (2006). Biện pháp rèn luyện kĩ năng ôn tập cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Côvaliôv A. G. (1971). Tâm lí học cá nhân (tập 2). NXB Giáo dục. [7] Trần Trọng Thủy (1997). Tâm lí học lao động. NXB Giáo dục. [8] V.A.Cruchetxki (1981). Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục. [9] Nguyễn Văn Đản (2012). Tổ chức hoạt động dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam. [10] Thái Huy Vinh (2014). Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học trong dạy học môn Toán lớp 4, lớp 5 trường tiểu học. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21nguyen_thi_minh_nguyet_truong_khac_chu_nguyen_nhu_dong_5961_2181747.pdf
Tài liệu liên quan