Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm

Tài liệu Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0029 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 65-72 This paper is available online at XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề xuất các năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm. Trên cơ sở các bước trong qui trình xây dựng năng lực, chúng tôi đã xây dựng được 20 năng lực trong đó có 5 năng lực vai trò của người làm công tác giáo dục hướng nghiệp; 7 năng lực cốt lõi và 8 năng lực chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp. Từ khóa: Sinh viên, sinh viên đại học sư phạm, năng lực, giáo dục hướng nghiệp, năng lực giáo dục hướng nghiệp. 1. Mở đầu Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0029 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 65-72 This paper is available online at XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề xuất các năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm. Trên cơ sở các bước trong qui trình xây dựng năng lực, chúng tôi đã xây dựng được 20 năng lực trong đó có 5 năng lực vai trò của người làm công tác giáo dục hướng nghiệp; 7 năng lực cốt lõi và 8 năng lực chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp. Từ khóa: Sinh viên, sinh viên đại học sư phạm, năng lực, giáo dục hướng nghiệp, năng lực giáo dục hướng nghiệp. 1. Mở đầu Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua, đã xác định mục tiêu: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Có nhiều quốc gia trên thế giới đã đề cập đến năng lực hướng nghiệp cho các chuyên gia phát triển nghề nghiệp và các nhà tư vấn nghề. Các nghiên cứu này đã xác định các năng lực cốt lõi và năng lực chuyên môn rất tường minh và cụ thể cho từng vị trí công việc [4, 5, 6, 7, 8]. Tuy nhiên, việc xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm thì chưa được đề cập đến. Trước những đòi hỏi của xã hội, trước những yêu cầu cấp thiết trong lựa chọn nghề của học sinh, góp phần vào việc phân luồng sau trung học cơ sở và định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, việc xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp đối với sinh viên sư phạm là vô cùng cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu năng lực hướng nghiệp của các chuyên gia phát triển nghề nghiệp và các nhà tham vấn nghề ở các nước trên thế giới, chúng tôi đề xuất những năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học sư phạm. Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Trương Thị Hoa, e-mail: hoatlgd@yahoo.com 65 Trương Thị Hoa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực giáo dục hướng nghiệp Có rất nhiều quan niệm về năng lực, theo quan điểm của những nhà Tâm lí học: “Năng lực là tổ hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao” [2]. Tuy nhiên quan niệm phổ biến hiện nay coi: “Năng lực là khả năng xác định các yêu cầu trong các tình huống phức tạp và để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp thông qua việc kích hoạt kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kinh nghiệm, cảm xúc, giá trị, sở thích và động lực và hành động một cách độc lập và có mục đích theo tình huống” [3]. Năng lực giáo dục hướng nghiệp là năng lực chuyên môn, gắn liền với hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Như vậy có thể hiểu năng lực giáo dục hướng nghiệp là sự thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua việc vận dụng linh hoạt các kiến thức và kĩ năng hướng nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động. 2.2. Khung năng lực hướng nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới Trên thế giới, một số quốc gia không xác định năng lực cho giáo viên giáo dục hướng nghiệp mà chỉ xác định năng lực hướng nghiệp ở các vai trò và vị trí khác nhau. Mỹ, Ai len xác định các năng lực hướng nghiệp để đào tạo nhân viên tư vấn nghề nghiệp; Mỹ, Canada, Hội đồng Công nghiệp nghề nghiệp Úc (CICA), Anh, Nam Phi xác định các năng lực hướng nghiệp để đào tạo các chuyên gia phát triển nghề nghiệp. Cụ thể: Năng lực cho nhân viên tư vấn nghề nghiệp được xác định bởi Hiệp hội Hướng dẫn Giáo dục và Hướng nghiệp Quốc tế (IAEVG), Hiệp hội Phát triển Nghề nghiệp Quốc gia (NCDA) ở Mỹ và ở Ai len bao gồm các năng lực sau: Thể hiện hành vi đạo đức thích hợp và hành vi chuyên nghiệp trong việc hoàn thành vai trò và trách nhiệm; Thể hiện sự vận động và lãnh đạo trong thúc đẩy học hỏi, phát triển nghề nghiệp và những mối quan tâm của khách hàng; Thể hiện nhận thức và đánh giá sự khác biệt về văn hoá để tương tác hiệu quả với tất cả các khách hàng; Đa sắc tộc, đa văn hóa; Khả năng nhạy cảm về xã hội và giao thoa văn hóa; Tích hợp lí thuyết và nghiên cứu vào thực tiễn hướng dẫn, phát triển nghề nghiệp, tư vấn và tham vấn; Nghiên cứu/đánh giá; Lí thuyết và thực hành hướng nghiệp, giáo dục và hướng dẫn cá nhân/xã hội suốt đời; Các kĩ năng tư vấn cá nhân và nhóm; Đánh giá cá nhân và nhóm; Khả năng giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng, sử dụng ngôn ngữ thích hợp; Kĩ năng hợp tác hiệu quả giữa các chuyên gia; Kiến thức cập nhật về xu hướng giáo dục, đào tạo, việc làm, thị trường lao động và các vấn đề xã hội; Kiến thức về quá trình phát triển nghề nghiệp suốt đời; Quản lí thông tin, tài nguyên; Công nghệ. Năng lực cho chuyên gia phát triển nghề nghiệp của Canada, Hội đồng Công nghiệp nghề nghiệp Úc (CICA); Ở Vương quốc Anh, Chính phủ Xcốt-len, Nam Phi đã xác định năng lực cốt lõi bao gồm: Thực hành đạo đức, tuân thủ pháp luật; Kĩ năng giao tiếp và hỗ trợ; Truyền thông hiệu quả; Kiến thức phát triển nghề nghiệp; Lồng ghép lí thuyết và nghiên cứu vào thực tiễn; Phát triển năng lực cá nhân và hiểu biết mọi hạn chế; Triển khai đánh giá nghề nghiệp; Sử dụng thông tin nghề nghiệp hiệu quả; Cung cấp dịch vụ phát triển nghề nghiệp có hiệu quả; Năng lực xây dựng và duy trì mối quan hệ; Năng lực cộng tác; Quản lí sự đa dạng và các năng lực chuyên môn: Tự cập nhật kiến thức, kĩ năng của bản thân; Phát triển công việc; Tư vấn nghề nghiệp/tham vấn nghề; Quảng bá, quản lí và thực hiện dịch vụ; Thực hành chuyên môn; Hỗ trợ tuyển dụng; Phát triển và cung cấp các chương trình học nghề; Quản lí/Thực hiện chương trình; Giáo dục Phát triển Nghề nghiệp; Đào tạo khách hàng và đồng nghiệp; Hoạt động mạng lưới và xây dựng quan hệ đối tác; 66 Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm Phối hợp với các bên liên quan; Thiết kế chiến lược phát triển nghề nghiệp; Xây dựng năng lực cộng đồng,. . . ..[4, 5, 6, 7, 8]. 2.3. Qui trình xây dựng năng lực giáo dục hướng nghiệp Khi xây dựng năng lực nghề nghiệp thường bắt đầu từ việc phân tích đặc điểm, yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và công việc phải làm. Trên cơ sở công việc phải làm, xác định danh mục về mức độ về kiến thức, kĩ năng và thái độ và các yếu tố tâm lí khác để triển khai công việc có hiệu quả, trên cơ sở đó có thể xác lập các bước xây dựng khung năng lực giáo dục hướng nghiệp. Bước 1. Xác định mục đích của khung năng lực Thông thường khung năng lực được dùng làm tham chiếu trong quá trình xây dựng mục tiêu, chương trình, tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo nghề; tham chiếu trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bồi dưỡng, đãi ngộ người lao động. Vì vậy khung năng lực thường là công cụ quản lí của nhà quản lí và công cụ để đánh giá của cá nhân. Bước 2. Xác định vai trò của giáo dục hướng nghiệp và của giáo viên trong hệ thống hoạt động nghề nghiệp Ở bước này, cần xác định và chuẩn hoá vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong việc trợ giúp học sinh xác định được ngành, nghề và trường đào tạo ngành, nghề; về vị trí của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục của nhà trường và vai trò, vị trí của người giáo viên trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường. Yêu cầu của bước này là phải xác lập được danh mục các thái độ, hành vi thể hiện vai trò của người giáo viên trong giáo dục hướng nghiệp. Bước 3. Phân tích đặc điểm, hệ thống công việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Ở bước này, phân tích cụ thể, chi tiết hệ thống công việc cần làm trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Yêu cầu bước này phải lập được danh mục công việc và mức độ cần đạt được của hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Bước 4. Lập danh mục năng lực giáo dục hướng nghiệp (từ điển năng lực giáo dục hướng nghiệp) Ở bước này căn cứ vào danh mục về vai trò của người giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp (Bước 2) và các công việc phải làm trong giáo dục hướng nghiệp (Bước 3), thiết kế, xây dựng một ngân hàng các năng lực phù hợp với vai trò và công việc giáo dục hướng nghiệp. Bước 5. Xây dựng khung năng lực Đây là bước có tính chất quyết định, bước này cần phải làm những công việc sau: 1. Xác định khung năng lực nhằm trả lời câu hỏi các công việc đó cần bao nhiêu năng lực và các loại năng lực như thế nào? Theo chuyên gia hướng nghiệp chia năng lực thành năng lực vai trò, năng lực cốt lõi và năng lực chuyên môn. 2. Trên cơ sở khung năng lực ở trên, lựa chọn và sắp xếp năng lực thành phần trong từ điển để đưa vào khung các năng lực thành phần. 3. Trên cơ sở các năng lực thành phần, phân tích để xác lập các chỉ báo về yêu cầu về kiến thức, thái độ, kĩ năng và các yếu tố tâm lí khác tương ứng với từng năng lực. 4. Sau khi đã xác định được các danh mục năng lực giáo dục hướng nghiệp, khảo sát các 67 Trương Thị Hoa nhà khoa học giáo dục, quản lí giáo dục, giáo viên về các năng lực đã lập ra từ đó hiệu chỉnh và hoàn thiện khung năng lực. Bước 6. Triển khai trong thực tiễn và đo: Triển khai đào tạo các năng lực giáo dục hướng nghiệp và đo mức độ đạt được các năng lực đó. 2.4. Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm 2.4.1. Xác định mục đích của khung năng lực giáo dục hướng nghiệp Khung năng lực giáo dục hướng nghiệp là khung tham chiếu để xây dựng mục tiêu, chương trình, tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên. 2.4.2. Xác định vai trò của giáo dục hướng nghiệp và của giáo viên trong hệ thống hoạt động nghề nghiệp Vai trò của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là định hướng ngành nghề cho học sinh và giáo dục thái độ lao động đúng đắn cho các em. - Vai trò của giáo viên giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống hoạt động nghề nghiệp đó là một chuyên gia chuyên trách về tư vấn, tham vấn tâm lí trong nhà trường; giảng dạy môn Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và môn Hoạt động giáo dục nghề phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2.4.3. Phân tích đặc điểm, hệ thống công việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường a. Phân tích đặc điểm của công tác giáo dục hướng nghiệp * Về đối tượng: Công tác giáo dục hướng nghiệp là hoạt động mà các giáo viên phải trực tiếp làm việc với học sinh đang trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn ngành, nghề tương lai. Công tác giáo dục hướng nghiệp có những hoạt động cụ thể như sau: * Về hoạt động - Tư vấn hướng nghiệp: + Tư vấn học sinh trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai; + Tư vấn nhà trường các hoạt động giáo dục hướng nghiệp. - Tham vấn: + Tham vấn học sinh trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai; + Tham vấn học sinh giải quyết những khó khăn trong quá trình lựa chọn ngành, nghề tương lai. - Giảng dạy các môn Giáo dục hướng nghiệp và Giảng dạy lồng ghép/tích hợp Giáo dục hướng nghiệp với các môn khoa học. - Hoạt động giáo dục theo chương trình: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm; Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua các giờ sinh hoạt lớp; Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. b. Phân tích hệ thống công việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường - Tư vấn: Tìm hiểu nguyện vọng, sở trường, hứng thú, năng lực nghề, học lực, và hoàn cảnh của học sinh thông qua hồ sơ hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, học sinh và phụ huynh học sinh; Tiến hành những phép đo cần thiết; Nghiên cứu mô tả nghề, rút ra các yêu cầu về nghề; Đối chiếu các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh với các yêu cầu của nghề và rút ra kết luận 68 Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm ban đầu; Nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế; Đối chiếu kết quả thu được ở bước 5 với kết luận ban đầu ở bước 4 và đưa ra lời khuyên; Hướng dẫn tìm trường, tìm khoa đào tạo trong hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học. - Tham vấn: Thiết lập mối quan hệ và xác định mục tiêu, cách thức thực hiện tham vấn nghề; Trợ giúp học sinh nhận thức vấn đề; Trợ giúp học sinh giải quyết vấn đề; Trợ giúp học sinh ra quyết định; Trợ giúp học sinh lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. - Giảng dạy môn Giáo dục hướng nghiệp: Giảng dạy các nội dung chủ đề trong qui định: Các lĩnh vực ngành nghề; năng lực, sở thích về ngành, nghề; phát triển và Tư vấn. - Giảng dạy môn Hoạt động giáo dục nghề phổ thông: giảng dạy các modun nghề theo kế hoạch của nhà trường. - Giảng dạy lồng ghép giáo dục hướng nghiệp trong giảng dạy các môn học: Lựa chọn các nội dung dạy học phù hợp để lồng ghép/tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua giảng dạy môn học. - Công tác chủ nhiệm: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp liên quan tới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề, kế hoạch của nhà trường; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, thảo luận các nội dung về ngành, nghề, các trường đào tạo. 2.4.4. Lập danh mục năng lực giáo dục hướng nghiệp (từ điển năng lực giáo dục hướng nghiệp) và trao đổi ý kiến chuyên gia Dựa trên kết quả phân tích đặc điểm, hệ thống công việc giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường,chúng tôi xây dựng được 27 năng lực giáo dục hướng nghiệp. Đồng thời tiến hành xin ý kiến 50 chuyên gia, lãnh đạo và 20 giáo viên trường trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành về 27 năng lực được xây dựng. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Mức độ cần thiết của các năng lực giáo dục hướng nghiệp được xây dựng Năng lực Các mức độ (tỉ lệ %) ĐTB Rất cần thiết Cần thiết Tương đối cần Ít cần thiết Không cần thiết 1. Năng lực đồng cảm 47,1 20,0 32,9 0,0 0,0 4,14 2. Năng lực tạo niềm tin 47,1 28,6 24,3 0,0 0,0 4,23 3. Năng lực chia sẻ 48,6 28,6 17,1 5,7 0,0 4,20 4. Năng lực tôn trọng 48,6 28,6 22,9 0,0 0,0 4,26 5. Năng lực khuyến khích, động viên 38,6 28,6 32,9 0,0 0,0 4,06 6. Năng lực thân thiện, thiện chí 17,1 37,1 45,7 0,0 0,0 3,71 7. Năng lực duy trì mối quan hệ 48,6 30,0 15,7 5,7 0,0 4,21 8. Năng lực tổ chức các hoạt động GDHN 75,7 8,6 15,7 0,0 0,0 4,60 9. Năng lực tổ chức hoạt động tư vấn, tham vấn hướng nghiệp 67,1 8,6 24,3 0,0 0,0 4,43 10. Năng lực dạy học lồng ghép các kiến thức GDHN vào trong các môn học 61,4 15,7 22,9 0,0 0,0 4,39 11. Năng lực tổ chức xây dựng các nội dung GDHN cho học sinh 70,0 15,7 14,3 0,0 0,0 4,56 12. Năng lực tổ chức đánh giá các kết quả GDHN 71,4 15,7 12,9 0,0 0,0 4,59 69 Trương Thị Hoa 13. Năng lực công nghệ thông tin 17,1 30,0 52,9 0,0 0,0 3,64 15. Năng lực giao tiếp 71,4 28,6 0,0 0,0 0,0 4,71 16. Năng lực ứng xử 65,7 34,3 0,0 0,0 0,0 4,66 17. Năng lực tư duy 65,7 28,6 5,7 0,0 0,0 4,60 18. Năng lực phát triển nghề nghiệp cá nhân 54,3 20,0 25,7 0,0 0,0 4,29 19. Năng lực thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình GDHN 30,0 31,4 38,6 0,0 0,0 3,91 20. Năng lực vận dụng các lí thuyết vào trong thực tiễn tư vấn, tham vấn, GDHN 58,6 24,3 17,1 0,0 0,0 4,41 21. Năng lực cập nhật thông tin về xu hướng giáo dục, đào tạo, việc làm, thị trường lao động và các vấn đề xã hội 74,3 8,6 17,1 0,0 0,0 4,57 22. Năng lực giáo dục 40,0 7,1 52,9 0,0 0,0 3,87 23. Năng lực quản lí thông tin 40,0 60,0 0,0 0,0 0,0 3,40 24. Năng lực hỗ trợ học tập 37,1 62,9 0,0 0,0 0,0 3,37 25. Năng lực làm việc với cộng đồng 28,6 37,1 34,3 0,0 0,0 3,94 26. Năng lực giảng dạy và phát triển chương trình GDHN 31,4 37,1 31,4 0,0 0,0 4,00 27. Năng lực thiết lập mối quan hệ 31,4 37,1 14,3 17,1 0,0 3,83 28. Năng lực làm việc độc lập/nhóm 47,1 47,1 5,7 0,0 0,0 4,41 Thông qua kết quả bảng trên, cho thấy sự đánh giá mức độ Rất cần thiết và Cần thiết về các năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên của các nhà khoa học, các lãnh đạo và các giáo viên là rất cao. Còn ở mức độ Ít cần thiết có Năng lực chia sẻ và Năng lực duy trì mối quan hệ (chiếm tỉ lệ 5,7%) và không có tỉ lệ nào ở mức Không cần thiết. Kết quả được thể hiện như sau: - Năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử, năng lực quản lí thông tin và năng lực hỗ trợ học tập chiếm tỉ lệ 100%. - Năng lực tư duy và năng lực làm việc độc lập/nhóm chiếm tỉ lệ 94,3 và 94,2%; - Năng lực tổ chức đánh giá các kết quả giáo dục hướng nghiệp chiếm tỉ lệ 87,1%; - Năng lực xây dựng các nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh chiếm tỉ lệ 85,7%; - Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp chiếm tỉ lệ 84,3%; - Năng lực vận dụng các lí thuyết vào trong thực tiễn tư vấn, tham vấn và Năng lực cập nhật thông tin về xu hướng giáo dục, đào tạo, việc làm, thị trường lao động và các vấn đề xã hội chiếm tỉ lệ 82,9%; - Năng lực duy trì mối quan hệ chiếm tỉ lệ 78,6%; - Năng lực chia sẻ và Năng lực tôn trọng chiếm tỉ lệ 77,2%; - Năng lực dạy học lồng ghép các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong các môn học chiếm tỉ lệ 77,1%; - Năng lực tạo niệm tin chiếm tỉ lệ 75,7%; - Năng lực thiết lập mối quan hệ và Năng lực giảng dạy và phát triển chương trình giáo dục hướng nghiệp chiếm tỉ lệ là 68,5%; - Năng lực đồng cảm và năng lực khuyến khích động viên chiếm tỉ lệ 67,2% và 67,1%; 70 Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên đại học sư phạm - Còn lại những năng lực khác chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 65% như Năng lực thân thiện, thiện chí; Năng lực thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình giáo dục hướng nghiệp và năng lực giáo dục. Ngoài những ý kiến đánh giá trên, còn có các góp như sau: 1. 27 năng lực này là quá nhiều, chưa mạch lạc, chưa phân nhóm; còn giao nhau bao nhau khá nhiều; 2. Năng lực thiết lập mối quan hệ và năng lực duy trì mối quan hệ nên đưa thành một năng lực; 3. Năng lực giao tiếp và Năng lực ứng xử nên gộp thành một năng lực; 2.4.5. Xác định năng lực giáo dục hướng nghiệp Căn cứ vào kết quả khảo sát ở trên cho thấy các năng lực chúng tôi đưa ra là cần thiết. Bên cạnh đó nhận thấy góp ý của các nhà khoa học, các lãnh đạo và các giáo viên là hợp lí, chúng tôi đã gộp lại những năng lực có nội hàm giống nhau và đưa ra được 20 năng lực trên tổng số 27 năng lực đã xác định. Dựa trên phân loại năng lực ở Bước 5, chúng tôi đã khái quát, tổng hợp các năng lực và phân thành các năng lực như sau: a. Nhóm các năng lực vai trò của người làm công tác GDHN 1. Năng lực đồng cảm 2. Năng lực tạo niềm tin 3. Năng lực tôn trọng 4. Năng lực khuyến khích, động viên 5. Năng lực thiện chí b. Nhóm các năng lực cốt lõi của hoạt động GDHN 6. Năng lực khai thác thông tin, quản lí, sử dụng thông tin 7. Năng lực giao tiếp, ứng xử 8. Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề và sáng tạo 9. Năng lực làm việc độc lập 10. Năng lực làm việc nhóm 11. Năng lực tự chủ và tự học 12. Năng lực thiết lập, duy trì mối quan hệ c. Nhóm năng lực chuyên môn của hoạt động GDHN 13. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 14. Năng lực dạy học môn Hoạt động GD nghề phổ thông 15. Năng lực dạy học môn Hoạt động GDHN 16. Năng lực tổ chức dạy học lồng ghép các kiến thức GDHN vào trong các môn học 17. Năng lực tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp 18. Năng lực tổ chức hoạt động tham vấn hướng nghiệp 19. Năng lực phát triển nghề nghiệp cá nhân 20. Năng lực làm việc với cộng đồng 71 Trương Thị Hoa 3. Kết luận Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và tham khảo năng lực hướng nghiệp của một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi đã xây dựng được khung năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên gồm 20 năng lực, trong đó có 5 năng lực vai trò, 7 năng lực cốt lõi và 8 năng lực chuyên môn. Trên cơ sở các năng lực này, chúng tôi sẽ xây dựng khung năng lực cụ thể để nhằm làm cơ sở cho việc đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm. Lời cảm ơn: Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài “Đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên đại học sư phạm” mã số B2016 – SHP – 05, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ, TS. Trương Thị Hoa làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29/NQ-TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Nguyễn Quang Uẩn, 2010. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội [3] Organisation for Economic Co-operation and Development OECD, 2002. OECD Review of Career Guidance Policies: Ireland Country Note. Paris: OECD www.oecd.org/publishihg/corrigenda. [4] Career Industry Council of Australia, 2011. Professional Standards for Australian Career Development Practitioners. [5] Cedefop, 2009. Professionalising career guidance Practitioner competences and qualification routes in Europe, Cedefop panorama series; 164-Luxembourg: Office for Official Publications of the European Communities. [6] European Centre for the Development of Vocational Training (CEDEFOP), 2009. Professionalising career guidance: Practitioner Competences and qualification routes in Europe, Office for the Official Publications of the European Communities: Luxembourg. [7] NICE: Network for Innovation in Career Guidance and Counselling in Europe, 2015. European Competence Standards for Academic Training of Career Professionals Heidelberg: Heidelberg University. [8] The Scottish Government, 2012. A Qualifications and Continuous Professional Development Framework for the Career Development Workforce in Scotland. Edinburgh: The Scottish government. Retrieved from ABSTRACT Defining the career education competency of students in education university Truong Thi Hoa Department of Psychology - Education, Hanoi University of Education This article promotes some career education competencies of students in education university. Based on the process of competency-based development, we have developed 20 competencies, including 5 competencies on the role of career education, 7 core competencies and 8 professional competencies about career education. Keywords: Students, students in education university, competency, career education, career education competency. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5105_tthoa_7529_2123649.pdf
Tài liệu liên quan