Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong nước thải tại một số Thành phố và nông thôn tỉnh Đăk Lăk – Nguyễn Văn Đề

Tài liệu Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong nước thải tại một số Thành phố và nông thôn tỉnh Đăk Lăk – Nguyễn Văn Đề: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 130 - Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng đơn độc: uống nhiều: 78,6%, tiểu nhiều: 77,7%, sút cân: 75,9%, ăn nhiều 40,2%. Chỉ có 22,3% BN có đồng thời 4 triệu chứng lâm sàng kinh điển. + Cận lâm sàng - Tỷ lệ bệnh nhân có glucose niệu: 33,9%. + Một số yếu tố nguy cơ - Dư cân, béo phì là: 61,6%, tăng vòng bụng: 54,5%, tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông: 79,5%. - Tăng huyết áp:43,8%, rối loạn lipid máu: 79,5%. - Gia đình có người bị ĐTĐ: 42,9%. + Một số biến chứng - Protein niệu: 23,2%, trong đó suy thận gặp 6,3% trường hợp; bệnh thần kinh ngoại vi là 22,3%; bệnh động mạch ngoại vi:10,7%; bệnh tim thiếu máu cục bộ: 9,5%. - Bệnh lý bàn chân: 3,6%; đột quỵ 2,7%; bệnh võng mạc 5,4%; đục thủy tinh thể 10,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Diabetes Federation (2011), Diabetes facts, Diabetes Atlas, 4th edition. 2. IDF, Global Diabetes Plan 2011 - 2021. 3. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đư...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong nước thải tại một số Thành phố và nông thôn tỉnh Đăk Lăk – Nguyễn Văn Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 130 - Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng đơn độc: uống nhiều: 78,6%, tiểu nhiều: 77,7%, sút cân: 75,9%, ăn nhiều 40,2%. Chỉ có 22,3% BN có đồng thời 4 triệu chứng lâm sàng kinh điển. + Cận lâm sàng - Tỷ lệ bệnh nhân có glucose niệu: 33,9%. + Một số yếu tố nguy cơ - Dư cân, béo phì là: 61,6%, tăng vòng bụng: 54,5%, tăng chỉ số vòng bụng/vòng mông: 79,5%. - Tăng huyết áp:43,8%, rối loạn lipid máu: 79,5%. - Gia đình có người bị ĐTĐ: 42,9%. + Một số biến chứng - Protein niệu: 23,2%, trong đó suy thận gặp 6,3% trường hợp; bệnh thần kinh ngoại vi là 22,3%; bệnh động mạch ngoại vi:10,7%; bệnh tim thiếu máu cục bộ: 9,5%. - Bệnh lý bàn chân: 3,6%; đột quỵ 2,7%; bệnh võng mạc 5,4%; đục thủy tinh thể 10,7%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. International Diabetes Federation (2011), Diabetes facts, Diabetes Atlas, 4th edition. 2. IDF, Global Diabetes Plan 2011 - 2021. 3. Tạ Văn Bình (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường Việt Nam, NXB Y học Hà Nội. 4. Đào Thị Dừa (2008). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Y học thực hành số 616 + 617, tr 349 – 357. 5. Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình (2007). Nghiên cứu rối loạn Lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 660, 669. 6. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thy Khuê (2005). Biến chứng mạn trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới chẩn đoán. Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế; 507 – 508: 679 – 692. 7. Nguyễn Kim Lương - Thái Hồng Quang (2001). "Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2”. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và rối loạn chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học; Trang 411-416. 5. XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI TRONG NƯỚC THẢI TẠI MỘT SỐ THÀNH PHỐ VÀ NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK LĂK NGUYỄN VĂN ĐỀ - Trường Đại học Y Hà Nội BÙI KHẮC HÙNG - Bệnh viện huyện Krong Păc, Đăk Lăk TÓM TẮT Xét nghiệm 120 mẫu nước thải tại TP. Buôn Ma Thuột và nông thôn xã Ea Phê, huyện Krong Păc, tỉnh Đăk Lăk cho thấy các mẫu nước ở thành phố và nông thôn đều có nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người, đặc biệt là mầm bệnh đơn bào. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở nước thải thành phố và nông thôn tương ứng là: tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 10,0% và 26,6%, tỷ lệ nhiễm đơn bào chung là 43,3% và 38,3%. Như vậy cần lưu ý sử dụng nước thải nuôi thủy sản và tưới rau. Từ khóa: Nước thải, mầm bệnh, giun sán, đơn bào. SUMMARY PARASITIC INFECTION IN WASTE WATER IN URBAN AND RURAL AREAS IN DAK LAK PROVINCE Examination on 120 waste water samples in Buon Ma Thuot (urban) and Krong Pac (rural) areas, the result showed that, waste water in a both of urban and rural were infected parasitic pathogens, especially protozoa, which can infect to human. The parasitic infection in waste water of urban and rural as helminthic infection was 10.0% and 26.6% respectively; protozoa infection was 43.3% and 38.3% respectively. However, be careful in using waste water for feeding fish and culture vegetables. Keyword: Waste water, pathogens, helminthic, protozoa. ĐẶT VẤN ĐỀ Mầm bệnh ký sinh trùng từ môi trường xâm nhập vào con người chủ yếu qua đường ăn uống hay đường da/niêm mạc có liên quan đến môi trường nước. Trong môi trường, nước thải được xem là nguồn lây lan mầm bệnh quan trọng nhất, trong đó có mầm bệnh ký sinh trùng. Nước thải bị ô nhiễm từ nhiều nguồn bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nhà máy, nước thải tự nhiên đều chứa đựng trong đó nhiều nguyên nhân gây bệnh cho người. Sử dụng nước thải để tưới rau và nuôi cá là phổ biến ở Việt Nam, cả ở thành phố và nông thôn, thậm chí có nơi còn uống nước lã hay dùng nước thải rửa rau. Trong lúc đó các bệnh giun sán và đơn bào liên quan đến nước thải rất phổ biến ở Việt Nam như giun đường ruột và đơn bào đường ruột. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm mầm bệnh giun sán trên rau tại thành phố là 1,2-8,2% và tại nông thôn là 6,1-10%; tỷ lệ ô nhiễm đơn bào trên rau tại thành phố là 23,6-53% và tại nông thôn là 23,9-72,7% và tại các địa phương này đều dùng nước thải để tưới rau. Như vậy, nghiên cứu này đánh giá ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng từ nguồn nước thải tại thành phố và nông thôn Đăk Lăk sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi: trong nước thải thành phố và nông thôn chứa mầm bệnh ký sinh trùng nào truyền cho người và từ đó đề xuất giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ nguồn nước bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu này là: Xác định các mầm bệnh ký sinh trùng (giun sán và đơn bào) trong nước thải tại thành phố và nông thôn Đăk Lăk. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2. Chọn điểm điều tra và cỡ mẫu + Chọn điểm có chủ đích: Tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk là hồ Trung tâm chứa nước thải thành phố và tại nông thôn là xã Ea Phê, huyện Krong Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 131 Păc, tỉnh Đăk Lăk là ao chứa nước thải sinh hoạt nông thôn. Vị trí lấy mẫu nước bao gồm nước bề mặt, nước ở đáy và bùn. + Cỡ mẫu được tính theo công thức (WHO 1991): n= Z21- /2 x p (1-p)/d2. Trong đó, n = cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được; p = Tỷ lệ nhiễm dự kiến; d = Độ chính xác mong muốn; Z1- /2 = hệ số tin cậy 95% có giá trị 1,96 và có d = 0,05. Tỷ lệ nhiễm KST chung trong nước thải dự kiến 10% [6], ta có số mẫu n = 138, quy tròn 150 mẫu cho điểm gồm 3 vị trí, mỗi vị trí 50 mẫu. 3. Phương pháp thu thập mầm bệnh ký sinh trùng và định loại + Thu thập mầm bệnh ký sinh trùng bằng phương pháp ly tâm lắng cặn. + Xác định hình thái học theo khoá định loại của Ichiro Miyazaki và Prayong Radomyos. 4. Xử lý số liệu bằng toán thống kê Y học Nhập số liệu vào phần mềm Excel 2003 và xử lý theo phần mềm này. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tại thành phố Buôn Ma Thuột 1.1. Ô nhiễm nước thải thành phố bởi mầm bệnh giun sán Bảng 1. Tỷ lệ nước ô nhiễm bởi mầm bệnh giun sán tại điểm thành phố Vị trí Số lượn g Số (+) Loài giun sán Đũ a Tóc AT giun SLGN/S LRN Nước bề mặt 30 0 0 0 0 0 Nước ở đáy 30 6 3 2 1 g.móc 0 Tổng số 60 6 (10% ) 3 2 1 0 Ghi chú: Đ = trứng giun đũa, T = trứng giun tóc, M =ấu trùng giun móc, SLRN = trứng sán lá ruột nhỏ. Tại thành phố BMT, nước bề mặt đều không tìm thấy trứng giun sán và nước ở đáy và bùn đều tìm thấy trứng giun sán, tỷ lệ chung 10%. 1.2. Ô nhiễm nước thải thành phố bởi mầm bệnh đơn bào Bảng 2. Tỷ lệ nước ô nhiễm bởi mầm bệnh đơn bào tại điểm thành phố Loài rau Số lượn g Số (+) Loài đơn bào Amí p E.co li Cryp to Cycl o Giar dia ĐB ≠ Nước bề mặt 30 3 1 1 1 0 0 0 Nước ở đáy 30 23 2 4 5 6 2 4 Tổng số 60 26 3 5 6 6 2 4 Ghi chú: E = Entamoeba histolytica; Cr = Cryptosporidium; Cy = Cyclospora; G = Giardia lamblia Nước thải tại thành phố BMT cả 2 vị trí lấy nước đều phát hiện các loại đơn bào gây bệnh cho người, tỷ lệ chung 43,3%. 2. Tại nông thôn Krong Păc 2.1. Ô nhiễm nước thải nông thôn bởi mầm bệnh giun sán Bảng 3. Tỷ lệ nước ô nhiễm bởi mầm bệnh giun sán tại điểm nông thôn Vị trí Số lượn g Số (+) Loài giun sán Đũa Tóc AT giun SLGN/S LRN Nước bề mặt 30 0 0 0 0 0 Nước ở đáy 30 16 7 5 2 g.móc 2 SLRN Tổng số 60 16 26,6% 7 5 2 2 Ghi chú: SLGN = trứng sán lá ruột nhỏ. Nước thải nông thôn chứa nhiều loại mầm bệnh giun sán gây bệnh cho người, đặc biệt tại nông thôn Krong Păc còn phát hiện trứng sán lá ruột nhỏ. 2.2. Ô nhiễm nước thải nông thôn bởi mầm bệnh đơn bào Bảng 4. Tỷ lệ nước ô nhiễm bởi mầm bệnh đơn bào tại điểm nông thôn Loài rau Số lượn g Số (+) Loài đơn bào Amí p E.co li Cryp to Cycl o Giar dia ĐB ≠ Nước bề mặt 30 5 1 1 1 1 0 1 Nước ở đáy 30 18 2 4 4 3 2 3 Tổng số 60 23 38,3 % 3 5 5 4 2 4 Nước bề mặt và đáy đều phát hiện đơn bào gây bệnh cho người với thành phần loài là 6 loài. BÀN LUẬN 1. Tại thành phố 1.1. Mầm bệnh giun sán Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk được nghiên cứu, nước thải sử dụng nuôi thủy sản và tưới rau đều có mầm bệnh giun sán, nước ở đáy và bùn đều thấy mầm bệnh giun sán nhiều hơn, tỷ lệ chung 10%. Trong kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm ô nhiễm mầm bệnh giun sán thấp hơn ở Nam Định và Hà Nội nhưng cao hơn ở Hòa Bình. Cụ thể, tại TP. Nam Định có 53/150 (35,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc. Tại TP. Hà Nội có 22/150 (14,7%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc. Tại TP. Hòa Bình có 7/150 (4,7%) mẫu nước và bùn nhiễm trứng giun đũa. 1.2. Mầm bệnh đơn bào Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk được nghiên cứu, nước thải đều có mầm bệnh đơn bào gây bệnh cho người, tỷ lệ nhiễm chung 43,3%. Tương tự tại TP. Nam Định có 61/150 (40,7%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Nhưng cao hơn ở TP. Hòa Bình có 32/150 (21,3%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 132 người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Cao hơn tại TP. Hà Nội có 24/150 (16%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. 2. Tại nông thôn 2.1. Mầm bệnh giun sán Tại điểm nông thôn Krong Păc, nước ở đáy thấy mầm bệnh giun sán, đặc biệt đã tìm thấy trứng sán lá ruột nhỏ, tỷ lệ nhiễm chung 26,6%. Tỷ lệ này thấp hơn ở nông thôn Nam Định có 53/150 (35,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc. Tương tự tại ngoại thành Hà Nội có 38/150 (25,3%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người gồm trứng giun đũa, giun tóc, sán lá ruột nhỏ, ấu trùng giun móc. Cao hơn ở nông thôn Hòa Bình có 25/150 (16,7%) mẫu nước và bùn nhiễm giun sán gây bệnh cho người bao gồm trứng giun đũa và giun tóc. 2.2. Mầm bệnh đơn bào Trong nước thải nông thôn Krong Păc, đã phát hiện đơn bào gây bệnh, trong đó nước bề mặt nhiễm ít hơn, tỷ lệ chung 38,3%. Tỷ lệ này thấp hơn điểm nông thôn Nam Định có 81/150 (54,0%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Cao hơn điểm nông thôn ngoại thành Hà Nội có 39/150 (26%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. Tương tự điểm nông thôn Hòa Bình có 55/150 (36,7%) mẫu nước và bùn nhiễm đơn bào, trong đó có nhiều loài gây bệnh cho người như amíp, trùng roi, bào tử trùng. So với kết quả của Jose và cs (2010) thì bào nang Giardia xuất hiện trong nước thải 96% và bào nang Cryptosporidium xuất hiện 64% tại Tây Ban Nha, kết quả của chúng tôi thấp hơn. Các sản phẩm có liên quan đến nước thải như rau xanh cũng bị ô nhiễm bởi các mầm bệnh ký sinh trùng tương tự. KẾT LUẬN Tại 2 điểm thành phố và nông thôn thuộc tỉnh Đăk Lăk, nước thải đều bị ô nhiễm bởi mầm bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là mầm bệnh đơn bào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đề (2003). Mầm bệnh ký sinh trùng trong thực phẩm ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin Y - Dược. Số 9: 11-15. 2. Nguyễn Văn Đề, Phan Thị Hương Liên, Trương Thị Kim Phượng và cs (2011). Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh cho người trong rau và thủy sản được nuôi trồng từ nguồn nước thải tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc: 111-117. 3. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc: 16-18. 4. Jeroen H.J.Ensink, Tariq Mahmood et al (2007). Wastewater-irrigated vegetables: market handling versus irrigation water quality. Tropical Medicine and International Health. Vol12, Sub 2: 2-7. 5. José Antonio Castro-Hermida, Ignacio García- Presedo, Marta González-Warleta et al (2010). Cryptosporidium and Giardia detection in water bodies of Galicia, Spain. Water Research, 2010; 44 (20): 5887. 6. Tram Thuy Nguyen (2007). Emerging Food and Waterborne Protozoan Parasites in Asia. Meeting ’Protozoan parasites in Vietnam – Food safety and human health aspects in National Institute of Hygiene and Epidemiology: 4-8. 7. L. Tonner Klank, T.A. Vuong, H.L. Enemark et al (2007). Protozoan Parasites in Vietnam- Studies in watewater-irrigated filds. Meeting ’Protozoan parasites in Vietnam – Food safety and human health aspects in National Institute of Hygiene and Epidemiology: 2-4. Nghiªn cøu kiÕn thøc vµ thùc hµnh ch¨m sãc s¬ sinh cña c¸c bµ mÑ t¹i tØnh Yªn B¸i n¨m 2012 T¹ Nh­ §Ýnh, Lª ThiÖn Th¸i, Ng« V¨n Toµn Tãm t¾t Nghiªn cøu ®­îc thùc hiÖn trªn 516 phô n÷ sinh con trong giai ®o¹n tõ 2011-2012. ThiÕt kÕ nghiªn cøu m« t¶ c¾t ngang ®­îc ¸p dông víi viÖc pháng vÊn trùc tiÕp b»ng bé c©u hái cã cÊu tróc. KÕt qu¶ nghiªn cøu cho thÊy kiÕn thøc vµ thùc hµnh cña c¸c bµ mÑ ë Yªn B¸i vÒ ch¨m sãc s¬ sinh lµ kh«ng ®ång ®Òu cho c¸c néi dung ch¨m sãc s¬ sinh. C¸c kiÕn thøc vµ thùc hµnh cña c¸c bµ mÑ cÇn ®­îc n©ng cao lµ cÇn t¾m cho trÎ sau 24 giê, hót nhít, kiÓm tra dÞ tËt, ch¨m sãc m¾t, lîi Ých cña s÷a mÑ, c¸c dÊu hiÖu rÊt nguy hiÓm cô thÓ cho trÎ s¬ sinh, th¨m kh¸m l¹i trong vßng 7 tuÇn sau ®Î. Tõ khãa: Ch¨m sãc s¬ sinh, Yªn B¸i. Summary The study was carried out among 516 mothers who gave births during 2011-2012. The descriptive design was applied with direct interviewing these women by using structured questionnaires. The results shown that the neonatal care knowledge and practice of these mothers were different in terms. The knowledge and practice should be improved such as newborn bath 24 hours after giving birth, mouth cleaning, malformation check, eye’s check, breastmilk, dangerous symtoms and postnatal check within 7 days after birth. Keywords: Neonatal care, Yen Bai. §Æt vÊn ®Ò Theo ­íc tÝnh, mçi n¨m trªn toµn thÕ giíi cã kho¶ng 3,9 triÖu ca tö vong s¬ sinh, trong ®ã tËp trung chñ yÕu ë c¸c n­íc cã thu nhËp thÊp [1]. Tö vong s¬

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_mam_benh_ky_sinh_trung_gay_benh_cho_nguoi_trong_nuo.pdf
Tài liệu liên quan