Tài liệu Xác định lượng nước chảy vào mỏ bằng phương pháp mô hình số khu mỏ cóc và ngõi đum - Đông hồ, mỏ apatit Lào Cai - Lê huy Hoàng: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 3
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CHẢY VÀO MỎ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH SỐ KHU MỎ CÓC VÀ NGÕI ĐUM -
ĐÔNG HỒ, MỎ APATIT LÀO CAI
LÊ HUY HOÀNG
*, VŨ ĐÌNH HOAN*,
ĐẶNG TRẦN TRUNG**
Determining the debit of watter flow the mine Coc and Ngoi Dum, apatit Lao
Cai by the numerical modelling method
Abstract: The paper presents the application of numerical modelling
method in determining the debit of watter flow into the mine of Coc and
Ngoi Dum, apatit Lao Cai. The result of calculation by software
MODFLOW is considered to be applicable in comparision with by the
underground watter hydrodynamic method and insitu-monitoring data.
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHAI THÁC MỎ
Các mỏ apatit Lào Cai ở miền núi cao. Địa
hình bị chia cắt mạnh. Mạng sông suối khá phát
triển. Không có các khối nƣớc mặt. Hệ tầng
chứa quặng là đá trầm tích biến chất thuộc hệ
tầng Cam Đƣờng (1cđ). Đá loại cứng và nửa
cứng, nứt nẻ không đều, chứa nƣớc kém.1
Trong vòng 15 - 20 năm nữa...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định lượng nước chảy vào mỏ bằng phương pháp mô hình số khu mỏ cóc và ngõi đum - Đông hồ, mỏ apatit Lào Cai - Lê huy Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 3
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC CHẢY VÀO MỎ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH SỐ KHU MỎ CÓC VÀ NGÕI ĐUM -
ĐÔNG HỒ, MỎ APATIT LÀO CAI
LÊ HUY HOÀNG
*, VŨ ĐÌNH HOAN*,
ĐẶNG TRẦN TRUNG**
Determining the debit of watter flow the mine Coc and Ngoi Dum, apatit Lao
Cai by the numerical modelling method
Abstract: The paper presents the application of numerical modelling
method in determining the debit of watter flow into the mine of Coc and
Ngoi Dum, apatit Lao Cai. The result of calculation by software
MODFLOW is considered to be applicable in comparision with by the
underground watter hydrodynamic method and insitu-monitoring data.
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - KHAI THÁC MỎ
Các mỏ apatit Lào Cai ở miền núi cao. Địa
hình bị chia cắt mạnh. Mạng sông suối khá phát
triển. Không có các khối nƣớc mặt. Hệ tầng
chứa quặng là đá trầm tích biến chất thuộc hệ
tầng Cam Đƣờng (1cđ). Đá loại cứng và nửa
cứng, nứt nẻ không đều, chứa nƣớc kém.1
Trong vòng 15 - 20 năm nữa, khi mà quặng
apatit loại I, III trong vỏ phong hóa hóa học bị
cạn kiệt thì quặng loại II nằm dƣới đới phong
hóa sẽ trở thành nguồn tài nguyên quan trọng
để khai thác làm phân lân, photpho vàng và
xuất khẩu.
Khu Mỏ Cóc và Ngòi Đum - Đông Hồ thuộc
phần trung tâm của bể apatit Lào Cai, nơi tập
trung khoảng 180tr.tấn quặng loại II với hàm
lƣợng P2O5 trung bình 20,76 - 27,55%, chiếm
hơn 30% tổng trữ lƣợng quặng apatit loại này
trên toàn bể (tính đến độ sâu -500m). Quặng
*
CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Mỏ.
38-Bích Câu, Hà Nội. Tel (04) 3732-23-42
**
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước
quốc gia.
ĐT: 0983 397 833
nằm dƣới mực thoát nƣớc tự nhiên, từ độ sâu 40
- 60m, tƣơng ứng độ cao tuyệt đối 85 - 125m,
trở xuống. Các thân quặng dạng đơn nghiêng
(cánh nếp lõm), cắm nghiêng dƣới góc từ 40 -
45 đến 900. Chiều dày trung bình 8 - 8,6 m.
Phần trên sẽ đƣợc khai thác lộ thiên. Còn phần
dƣới sâu khai thác ngầm bằng lò giếng. Ranh
giới độ sâu áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên
và hầm lò chƣa xác định.
Khi khai thác lộ thiên, bờ tĩnh cắt theo trục
vỉa phía tây nam, còn bờ động mở rộng dần về
phía đông bắc. Ở khu Mỏ Cóc, muốn mở
moong xuống sâu lấy quặng loại II ở Mỏ Cóc
và Làng Cóc bắt buộc phải dịch chuyển suối
Cóc về phía tây nam, ra ngoài phạm vi moong
khai thác. Ngòi Pèng và phần hạ lƣu của nó là
ngòi Đƣờng chảy cắt ngang vuông góc với
đƣờng phƣơng vỉa không thể di rời. Khu mỏ
này dự kiến mở hai moong: một moong ở bên
phải ngòi Pèng, gồm Mỏ Cóc và Làng Cóc, và
moong kia ở bên trái ngòi Pèng, gồm Làng
Cáng 1 và Làng Cáng 2.
Đối với khu Ngòi Đum - Đông Hồ chỉ cần
mở một moong theo đƣờng phƣơng vỉa. Tất cả
có 3 moong khai thác lớn. Quy mô kích thƣớc
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 2
và đặc tính địa chất - khai thác của chúng nêu trong bảng 1.
Bảng 1. Đặc tính địa chất-khai thác các moong
Các đặc trƣng
Moong khai thác
Mỏ Cóc Làng Cáng 1, 2 Ngòi Đum-Đông Hồ
Độ cao địa hình, m 200-300 200-300 250-350
Chiều dài, m 1700 1600 2550
Chiều rộng, m 466 393 300
Diện tích mặt moong, ha 79,21 62,88 76,5
Diện tích đáy moong, m2 1700x40 1600x40 2550x40
Chiều dày đới phong hóa, m 60 60 40
Độ cao ranh giới phong hóa, m +85 +85 +125
Độ sâu thăm dò, m -300 -300 -500
Trữ lƣợng quặng II, tr.tấn 42,5
36,71
5,79
134,5
trong đó, cấp A+B+C1 60,5
cấp C2 74
Hàm lƣợng trung bình P2O5, % 27,55 27,55 20,76
Chiều dày thân quặng, m 8,6 8,6 8
Độ cao mực nƣớc tĩnh, m +130 +130 +142
Độ cao tháo khô tự chảy, m +120 +120 +90
Ven bờ các suối lớn nhƣ ngòi Pèng, ngòi
Đum và suối Đông Hồ trừ dải (trụ) bảo vệ
không cho nƣớc mặt tràn vào moong.
II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH
II.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình
Mô hình hóa quá trình thấm của chất lỏng
trong môi trƣờng hổng là một phƣơng pháp thực
nghiệm để giải các bài toán động lực học nƣớc
dƣới đất xác định lƣu lƣợng dòng thấm và sự
phân bố áp lực nƣớc trên toàn bộ miền thấm.
Trên cơ sở lý thuyết cân bằng khối lƣợng nƣớc
trong tầng (phức hệ) chia nƣớc của Bucsines và
các định luật thấm Darcy, sự chuyển động của
nƣớc dƣới đất đƣợc viết bằng phƣơng trình vi
phân đạo hàm riêng:
W
z
h
K
zy
h
K
yx
h
K
xt
h
zzyyxx
.... , (1)
trong đó,
h- độ cao mực nƣớc tại vị trí x, y, z ở thời
điểm t, là hàm phụ thuộc vào vị trí không gian
và thời gian: h = h(x, y, z, t);
Kxx, Kyy, Kzz - hệ số thấm theo các trục x, y
và z, trong đó z là trục thẳng đứng. Kxx = Kxx(x,
y, z), Kyy = Kyy(x, y, z), Kzz = Kzz(x, y, z);
- hệ số nhả nƣớc tại vị trí x, y, z.
= (x,y,z).
W - modun ngầm, nguồn cung cấp hay lƣợng
nƣớc thoát tại vị trí x, y, z ở thời điểm t. W =
W(x, y, z, t).
Với phƣơng trình này, khi cho trƣớc điều kiện
ban đầu và điều kiện biên có thể xây dựng một mô
hình toán học về dòng chảy nƣớc dƣới đất trong
điều kiện vận động ổn định và không ổn định, môi
trƣờng một lớp hay nhiều lớp, đồng nhất hoặc
không đồng đều về tính thấm. Bài toán đƣợc giải
bằng phƣơng pháp sai phân hữu hạn theo chiều cao
cột nƣớc cần tháo khô để xác định lƣu lƣợng dòng
ngầm chảy vào công trình khai thác.
II.2. Cơ sở xây dựng mô hình
Mô hình đƣợc xây dựng trên cơ sở nền bản
đồ địa hình tỷ lệ 1/10000 cùng với bản đồ địa
chất tỷ lệ 1/25000 và các số liệu thu đƣợc trong
quá trình thăm dò trƣớc đây. Song, vì khu mỏ
đƣợc khai thác liên tục trong nhiều năm, cảnh
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 5
quan địa hình - địa mạo và mạng sông suối luôn
bị thay đổi không còn nhƣ trƣớc, cho nên việc
khôi phục tình trạng ban đầu gặp nhiều khó
khăn. Chỉ có thể mô phỏng những nét cơ bản
nhất đặc trƣng cho từng khu mỏ.
II.3. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên
Khu Mỏ Cóc, gồm có Mỏ Cóc - Làng Cóc và
Làng Cáng 1, 2. Địa hình cao 200 - 300m và lớn
hơn. Mực nƣớc tĩnh đo ở 42 lỗ khoan thăm dò
có độ cao từ 107 đến 205, trung bình 130,25m.
Độ cao mực nƣớc tĩnh ban đầu tại thời điểm t=0
là +130m. Độ cao địa hình lấy đồng nhất hóa
+300m. Ở khu Ngòi Đum - Đông Hồ, địa hình
cao 250 - 350m, lấy trung bình nhƣ khu Mỏ
Cóc, bằng +300m. Số liệu đo mực nƣớc tĩnh ở
26 lỗ khoan có độ cao từ 95 đến 166, trung bình
142,1m. Độ cao mực nƣớc tĩnh ban đầu +142 m.
Phía bên ngoài trƣờng thấm đặt biên loại I -
biên áp lực H = const, đƣợc điều chỉnh trong quá
trình chạy mô hình, tùy thuộc vào sự lan rộng của
phễu hạ thấp mực nƣớc. Bên trong trƣờng thấm,
trên các sông suối đặt biên loại II - biên lƣu lƣợng
Q = const, tức là các dòng mặt cung cấp cho tầng
(phức hệ) chứa nƣớc với lƣu lƣợng ổn định, tùy
thuộc vào chiều rộng suối, chiều cao áp lực nƣớc,
độ cao đáy và sức cản lòng.
Các điều kiện biên của mô hình đƣợc xác lập
riêng cho từng mỏ theo các phƣơng án tính.
II.4. Giải bài toán ngƣợc
Bài toán ngƣợc, về thực chất, là chạy thử mô
hình, chỉnh lý các dữ liệu đầu vào, làm chính
xác hóa điều kiện biên và các thông số địa chất
thủy văn cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của
khu mỏ. Bài toán ngƣợc đƣợc tiến hành hai
bƣớc: giải theo vận động ổn định và không ổn
định. Bƣớc thứ nhất chỉnh lý sơ bộ hệ số thấm
và điều kiện biên. Bƣớc thứ hai làm chính xác
hóa điều kiện biên, hệ số nhả nƣớc và các thông
số khác. Mức độ chính xác của lời giải đƣợc
đánh giá theo sai số tuyệt đối trung bình hoặc
sai số trung bình quân phƣơng của trị số mực
nƣớc trên mô hình so với mực nƣớc quan trắc
thực tế. Song, tiếc rằng vì không có số liệu quan
trắc động thái mực nƣớc cho nên không thể
đánh giá chính xác đƣợc chất lƣợng mô hình.
Phải chạy thử nhiều lần để chỉnh lý số liệu.
Các bƣớc chỉnh lý nhƣ sau:
- Chỉnh lý độ cao địa hình và mực nƣớc tĩnh
- Chỉnh lý độ cao lòng và mực nƣớc suối
- Chỉnh lý biên loại II - lƣu lƣợng từ suối
chảy vào tầng chứa nƣớc
- Chỉnh lý hệ số thấm
- Chỉnh lý hệ số nhả nƣớc
II.5. Các dữ liệu đầu vào
Diện tích moong Mỏ Cóc - Làng Cóc
79,21ha. Moong Làng Cáng 1,2 rộng 62,88ha.
Diện tích lập mô hình chung cho cả hai moong
141,5km
2. Lƣới chia không đều, gồm 117 hàng
và 131 cột. Tổng cộng 15327 ô lƣới với kích
thƣớc 66x53m ở trong khu mỏ và 133x106m ở
ngoài khu mỏ (H1).
Diện tích moong Ngòi Đum - Đông Hồ
76,5ha. Diện tích lập mô hình 142,3km2. Lƣới
chia gồm 118 hàng và 124 cột. Tổng cộng
14632 ô lƣới với kích thƣớc 69x51m ở trong
khu mỏ và 138x 102m ở ngoài khu mỏ (H2).
Độ cao địa hình lấy đồng nhất hóa +300m. Độ
cao mực nƣớc tĩnh ban đầu (tại thời điểm t=0) lấy
trung bình +130m ở khu Mỏ Cóc và +142m ở khu
Ngòi Đum - Đông Hồ. Chiều dày tầng (phức hệ)
chứa nƣớc tính từ độ cao mực nƣớc tĩnh đến độ
sâu dự kiến khai thác, tƣơng ứng 0m, -100m và
-200m. Trị số hệ số thấm của đá chứa quặng lấy
trung bình 0,115m/ngày. Hệ số nhả nƣớc lấy 0,15.
Chiều rộng đới phá hủy kiến tạo (đứt gãy F2) 250 -
300m với hệ số thấm 4m/ngày.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 6
Hình 1. Sơ đồ bước lưới mô hình khu Mỏ Cóc
Hình 2. Sơ đồ bước lưới trong mô hình khu
Ngòi Đum-Đông Hồ
III. KẾT QUẢ CHẠY DỰ BÁO LƢU
LƢỢNG DÒNG NGẦM CHẢY VÀO MỎ
III.1. Trƣờng hợp dòng chảy ổn định
Dòng chảy ổn định là dòng chảy không phụ
thuộc vào thời gian. Lƣu lƣợng dòng ngầm chảy
vào mỏ là lƣu lƣợng lớn nhất vào cuối thời kỳ
khai thác ở độ sâu nhất định.
Mô hình chạy theo hai phƣơng án sau:
Phƣơng án I - vỉa vô hạn, nƣớc không áp và
đồng nhất về tính thấm.
Phƣơng án II - vỉa nửa vô hạn, có xét đến
nƣớc mặt từ sông suối chảy vào tầng (phức hệ)
chứa nƣớc. Kết quả thu đƣợc lƣu lƣợng dòng
ngầm chảy vào các moong 12855 - 25777
m
3/ngày đối với vỉa vô hạn và 16515 - 29431
m
3/ngày đối với vỉa nửa vô hạn.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 7
Ngoài ra, còn áp dụng phƣơng pháp “giếng
lớn” để tính lƣu lƣợng dòng ngầm chảy vào mỏ
theo các công thức:
Phƣơng án Ia - vỉa vô hạn:
00
2
lg)lg(
36,1
rrR
KH
Q
, m
3
/ngày. (2)
Phƣơng án IIa - vỉa nửa vô hạn:
0
2
lg2lg
36,1
rl
KH
Q
, m
3
/ngày. (3)
Trong các công thức trên, ký hiệu:
K- hệ số thấm, m/ngày;
H- chiều cao cột nƣớc cần tháo khô, m;
S- mực nƣớc hạ thấp, S = H, m;
l- khoảng cách từ trung tâm mỏ đến biên cấp
(sông suối), m;
R- bán kính ảnh hƣởng KHSR 2 , m;
0r - bán kính “giếng lớn”,
Khi :3
B
L
F
r 0 , m, (4)
Khi :103
B
L
4
0
BL
r
, m, (5)
ở đây, F - diện tích moong khai thác, m
2
;
L - chiều dài moong, m;
B - chiều rộng moong, m;
- hệ số phụ thuộc vào tỷ số giữa chiều dài
với chiều rộng moong.
Các giá trị thông số tính nêu trong bảng 2.
Kết quả thu đƣợc 5183 - 22886 m3/ngày đối
với vỉa vô hạn và 4806 - 35586 m3/ngày đối với
vỉa nửa vô hạn, tùy thuộc vào độ sâu khai thác
(bảng 3).
Bảng 2. Thông số tính
Moong khai thác L, m B, m F, ha l, m 0r , m Ht, m K, m/ngày
Mỏ Cóc - Làng Cóc 1700 466 79,21 850 502 +130 0,115
Làng Cáng 1, 2 1600 393 62,88 800 447 +130 0,115
Ng.Đum - Đông Hồ 2550 300 76,50 1275 798 +142 0,115
Bảng 3. Lƣu lƣợng dòng ngầm chảy vào mỏ (m3/ngày)
Moong khai
thác
Độ
sâu
(m)
Mô hình Phƣơng pháp “giếng lớn” Tỷ số lƣu lƣợng
IPA. IIPA.
H
(m)
R
(m)
lgR/ 0r aIPA. aIIPA. aIPA
IPA
.
.
aIIPA
IIPA
.
.
Mỏ Cóc -
Làng Cóc
0 12855 17098 130 1005 0,48 5507 4987 2,33 3,43
-50 180 1638 0,63 8043 9561
-100 20291 24469 230 2366 0,76 10887 15610 1,86 1,57
-150 280 3178 0,86 14258 23135
-200 24720 28847 330 4066 0,96 17742 32136 1,39 0,90
Làng Cáng
1-
Làng Cáng
2
0 13415 16515 130 1005 0,51 5183 4806 2,59 3,44
-50 180 1638 0,67 7563 9213
-100 19277 23545 230 2366 0,80 10342 15043 1,86 1,56
-150 280 3178 0,91 13474 22294
-200 22824 26529 330 4066 1,0 17032 30967 1,34 0,86
Ngòi Đum - 0 14922 18832 142 1148 0,39 8086 6307 1,84 2,99
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 8
Đông Hồ -50 192 1804 0,51 11305 11531
-100 21489 25897 242 2553 0,62 14773 18319 1,45 1,41
-150 292 3384 0,72 18521 26670
-200 25777 29431 342 4290 0,80 22886 36586 1,13 0,80
Từ những số liệu trên đây có thể rút ra mấy
nhận xét sau:
Thứ nhất, cả hai phƣơng pháp đều phản ánh
rõ nét về điều kiện hình thành các nguồn nƣớc
chảy vào mỏ. Lƣu lƣợng dòng chảy tính cho
trƣờng hợp vỉa nửa vô hạn (có xét đến ảnh
hƣởng của các dòng mặt) luôn lớn hơn so với
vỉa vô hạn (không có nguồn cấp từ sông suối),
trung bình cấp 1,2 - 1,3 lần.
Thứ hai, các giá trị lƣu lƣợng dòng ngầm
chảy vào moong khai thác thu đƣợc trên mô
hình lớn gấp 1,5 - 2 lần so với kết quả tính theo
phƣơng pháp “giếng lớn”.
Tỷ số lƣu lƣợng giữa mô hình và “giếng
lớn” trong cả hai trƣờng hợp: vỉa vô hạn
(PA.I/ PA.I
a) và vỉa nửa vô hạn
(PA.II/PA.II
a) ở độ sâu đến -50m thƣờng lớn
hơn 2; từ -50 đến -150m vào khoảng 2 - 1,5;
sâu hơn -150m không quá 1,5, chứng tỏ mức
độ giàu nƣớc và tính thấm của đất đá giảm
dần theo chiều sâu.
Thứ ba, xét về giá trị tuyệt đối, cả hai
phƣơng pháp đều cho kết quả lƣu lƣợng tăng
theo tỷ lệ thuận với độ sâu khai thác. Tuy nhiên,
mức độ tăng xấp xỉ nhau chỉ nằm trong giới hạn
đến độ sâu -50m, lớn gấp 1,5 lần so với 0m.
Còn sâu hơn nữa đến -200m, lƣu lƣợng thu
đƣợc bằng mô hình tăng không quá 2 lần. Trong
khi đó, theo phƣơng pháp “giếng lớn”, lƣu
lƣợng tăng gấp 2 - 3 lần đối với vỉa vô hạn và
4,5 – 6,5 lần đối với vỉa nửa vô hạn. Đó có lẽ vì
cách đặt điều kiện biên trên mô hình còn là vấn
đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu thêm.
III.2. Trƣờng hợp dòng chảy không
ổn định
Vì không có các dữ liệu đầu vào về quy
hoạch khai thác tổng thể và kế hoạch sản xuất
cho từng mỏ (khu mỏ) cho nên việc chạy dự báo
dòng ngầm chảy vào moong khai thác chỉ đƣợc
tiến hành cho trƣờng hợp vỉa vô hạn, đồng nhất
về tính thấm. Mô hình chạy riêng cho từng
moong ở các độ sâu: 0, -100 và -200m. Tƣơng
ứng với từng độ sâu, mỗi moong giả định chia
ra 4 phần diện tích phát triển mở rộng khai thác.
Thời gian bóc hết quặng và đất đá trong phạm vi
mỗi phần là 5 năm, tổng cộng 20 năm (bảng 4).
Bảng 4. Diện tích mở rộng moong khai thác
Moong khai thác
Diện tích
mô hình,
(km
2
)
Diện tích
moong
(ha)
Diện tích khai thác (ha)
F1 F2 F3 F4
Mỏ Cóc-Làng Cóc
141,5
79,21 15,87 19,15 20,94 23,25
Làng Cáng 1,2 62,88 13,82 15,34 17,54 16,18
Ngòi Đum-Đông Hồ 142,3 76,5 14,23 20,31 21,35 20,61
Sau đó, tiếp tục chạy dự báo lƣu lƣợng chảy
vào moong sau thời gian 1; 3; 5; 10; 15; 20 và 25
năm để làm cơ sở điều chỉnh thiết kế tháo khô, tìm
kiếm các giải pháp xử lý, đối phó với dòng ngầm
hoặc lựa chọn công nghệ khai thác xuống sâu. Kết
quả thu đƣợc nêu trong các bảng 5, 6 và 7.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 9
Bảng 5. Dự báo lƣu lƣợng dòng không ổn định chảy vào Mỏ Cóc - Làng Cóc
Độ sâu
(m)
Diện tích
(ha)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
15,87 5 20171
±0 35,02 10 21046
55,96 15 22243
79,21 20 23676
15,87 21 23062 5 25452
-100 35,02 23 22122 10 26514
55,96 25 21397 15 27749
79,21 30 20096 20 31007
15,87 35 19175 21 30329 5 29227
-200 35,02 40 18469 23 29351 10 29719
55,96 45 17904 25 28634 15 30310
79,21 30 27394 20 33153
35 26532
40 25873
45 25342
Bảng 6. Dự báo lƣu lƣợng dòng không ổn định chảy vào Làng Cáng 1, 2
Độ sâu
(m)
Diện tích
(ha)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
13,82 5 21447
±0 29,16 10 20921
46,70 15 21118
62,88 20 21627
13,82 21 21163 5 24942
-100 29,16 23 20431 10 25502
46,70 25 19850 15 25836
62,88 30 18777 20 29083
13,82 35 17997 21 28492 5 28374
-200 29,16 40 17389 23 27636 10 28379
46,70 45 16897 25 27004 15 28533
62,88 30 25903 20 28545
35 25132
40 24538
45 24057
Bảng 7. Dự báo lƣu lƣợng dòng không ổn định chảy vào Ngòi Đum-Đông Hồ
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 10
Độ sâu
(m)
Diện tích
(ha)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
t
(năm)
Q
(m
3
/ngày)
14,23 5 19573
±0 34,54 10 22822
55,89 15 25463
76,50 20 27781
14,23 21 26898 5 27208
-100 34,54 23 25563 10 28800
55,89 25 24549 15 30328
76,50 30 22767 20 33320
14,23 35 21534 21 32575 5 30690
-200 34,54 40 20605 23 31477 10 31662
55,89 45 20534 25 30655 15 32553
76,50 30 29213 20 34957
35 28200
40 27422
45 26794
Lƣu lƣợng dòng ngầm từ 21627 - 27781
đến 28545 - 34957m3/ngày, trung bình lớn gấp
1,5 lần so với dòng chảy ổn định. Song, mức
độ tăng theo diện tích mở rộng moong và cả
theo chiều sâu đều không lớn, chỉ vào khoảng
12 - 14%. Thêm vào đó, lƣu lƣợng giảm theo
thời gian với tốc độ trung bình 200 - 300
m
3/ngày. năm. Sau 20 - 25 năm, kể từ khi đáy
moong đạt độ sâu thiết kế, lƣu lƣợng gần nhƣ
ổn định ở mức 16897 - 26794m3/ngày, chênh
lệch không nhiều so với trƣờng hợp dòng chảy
ổn định.
IV. XÁC ĐỊNH LƢỢNG NƢỚC CẦN
THÁO KHÔ
Lƣợng nƣớc cần tháo khô là lƣợng nƣớc tối
đa chảy vào mỏ vào cuối thời kỳ khai thác, gồm
nƣớc mƣa và nƣớc ngầm. Lƣợng nƣớc mƣa tính
bằng lƣợng mƣa lớn nhất trong ngày (190
mm/ngày lấy theo số liệu đo nhiều năm của
trạm Khí tƣợng Lào Cai) nhân với diện tích
moong. Còn lƣợng nƣớc ngầm là lƣu lƣợng
dòng chảy ổn định thu đƣợc bằng mô hình đối
với vỉa vô hạn, nƣớc không áp và đồng nhất về
tính thấm (bảng 8).
Bảng 8. Lƣợng nƣớc chảy vào mỏ
Moong khai thác
Diện tích
(ha)
Độ sâu
(m)
Lƣợng nƣớc cần tháo khô (m3/ngày)
Nƣớc mƣa Nƣớc ngầm Tổng cộng
Mỏ Cóc- Làng
Cóc
±0 12855 163354
79,21 -100 150499 20291 170790
-200 24720 175219
Làng Cáng 1-
Làng Cáng 2
±0 13415 132887
62,88 -100 119472 19277 138749
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 2
Moong khai thác
Diện tích
(ha)
Độ sâu
(m)
Lƣợng nƣớc cần tháo khô (m3/ngày)
Nƣớc mƣa Nƣớc ngầm Tổng cộng
-200 22824 142296
Ngòi Đum-
Đông Hồ
±0 14922 160272
76,5 -100 145350 21489 166839
-200 25777 171127
Có hai nguồn nƣớc chảy vào mỏ: nƣớc mƣa
và nƣớc ngầm, chủ yếu là nƣớc mƣa. Lƣu lƣợng
dòng ngầm không lớn, chỉ bằng 10 - 15% tổng
lƣợng nƣớc chảy vào mỏ.
Xét về địa chất thủy văn, hợp lý nhất nên lấy
mốc độ sâu 0m làm ranh giới giữa khai thác lộ
thiên và khai thác ngầm bằng lò giếng, vì mấy
lý do sau đây.
- Độ sâu 0m là gốc xâm thực khu vực,
tƣơng ứng với độ cao mực nƣớc biển. Đất đá
chứa nƣớc từ gƣơng nƣớc ngầm đến 0m
thuộc đới thủy động trao đổi nƣớc mạnh và rất
mạnh. Dòng mặt và dòng ngầm thoát nhanh.
Nếu khai thác bằng lộ thiên, nƣớc mặt ảnh
hƣởng không lớn đến khai thác. Phần lớn
lƣợng nƣớc mƣa rơi xuống moong đƣợc tháo
khô bằng tự chảy đến độ cao gốc xâm thực địa
phƣơng +120m ở khu Mỏ Cóc và +90m ở
Ngòi Đum - Đông Hồ. Lƣợng nƣớc còn lại có
thể bơm thoát dễ dàng ra khỏi mỏ.
- Nếu moong mở xuống sâu dƣới 0m, sẽ
hình thành một phễu hạ thấp mực nƣớc. Đáy
moong càng sâu, phễu phát triển càng sâu và
lan càng rộng. Lƣợng nƣớc mặt bị lôi cuốn từ
sông suối chảy vào mỏ càng lớn. Một mặt,
làm tăng lƣợng nƣớc cần tháo khô trong
moong. Và mặt khác, có thể làm khô kiệt các
dòng mặt, gây tác động xấu đến môi trƣờng
nƣớc trên lãnh thổ.
- Trong điều kiện địa hình không thuận lợi
và đất đai hạn hẹp nhƣ vùng mỏ apatit Lào Cai,
nếu khai thác lộ thiên quá sâu dƣới mức 0m,
sẽ không giải quyết đƣợc vấn đề đổ thải một
khối lƣợng khổng lồ đất đá không quặng và tìm
kiếm các bãi chứa quặng loại IV hiện nay chƣa
sử dụng nhƣng cần đƣợc bảo vệ lƣu giữ cho
sau này.
- Từ 0m trở xuống, nếu áp dụng công nghệ
khai thác ngầm bằng lò giếng, sẽ loại trừ đƣợc
sự ảnh hƣởng của nƣớc mƣa và nƣớc mặt.
Nguồn nƣớc duy nhất chảy vào mỏ là nƣớc
ngầm với lƣu lƣợng nhỏ. Tháo khô dễ dàng,
thuận lợi. Giảm tải khối lƣợng đổ thải và phục
hồi đất đai sau khai thác. Lại bảo vệ đƣợc các
nguồn nƣớc mặt khỏi bị suy giảm cả về số
lƣợng và chất lƣợng. Bảo vệ đƣợc tài nguyên
khoáng sản và môi trƣờng - sinh thái.
V. KẾT LUẬN
1. Phƣơng pháp mô hình số có sử dụng phần
mềm MODFLOW, lần đầu tiên, áp dụng tính
lƣu lƣợng dòng ngầm ở khu Mỏ Cóc và Ngòi
Đum - Đông Hồ, mặc dù còn hạn chế về chất
lƣợng mô hình, đã thu đƣợc những kết quả nhất
định, mở ra triển vọng áp dụng cho toàn vùng
mỏ apatit Lào Cai.
2. Mô hình đã mô phỏng đƣợc những nét
cơ bản nhất về điều kiện địa chất thủy văn và
phản ánh quy luật chung về sự hình thành các
nguồn nƣớc chảy vào mỏ và sự suy giảm tính
thấm của đất đá theo chiều sâu. Kết quả
nghiên cứu có giá trị sử dụng tham khảo để
đối sánh và đánh giá mức độ tin cậy của các
số liệu tính bằng phƣơng pháp thủy động lực
học nƣớc dƣới đất.
3. Lƣợng nƣớc cần tháo khô thu đƣợc trên
mô hình tƣơng đối phù hợp với kết quả tính theo
phƣơng pháp “giếng lớn”, gồm hai nguồn: nƣớc
mƣa và nƣớc ngầm, chủ yếu là nƣớc mƣa. Lƣu
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 3-2015 11
lƣợng dòng ngầm không lớn, chiếm 10 - 15%
tổng lƣợng nƣớc chảy vào mỏ, tùy thuộc vào độ
sâu khai thác.
4. Trong tƣơng lai, cần thiết phải đầu tƣ
nghiên cứu xây dựng mạng lƣới công trình quan
trắc lâu dài về động thái nƣớc mặt và nƣớc dƣới
đất cùng với việc nghiên cứu xây dựng một mô
hình hoàn chỉnh về dòng ngầm để phục vụ cho
thiết kế khai thác xuống sâu, trƣớc mắt tập trung
ở khu Mỏ Cóc và Ngòi Đum - Đông Hồ, nơi
quặng loại II có trữ lƣợng lớn và chất lƣợng tốt.
5. Việc xác định độ sâu hợp lý khai thác lộ
thiên rất phức tạp, đòi hỏi phải luận chứng đầy
đủ và chính xác các yếu tố (chỉ tiêu) kinh tế - kỹ
thuật. Về địa chất thủy văn, có thể lấy mốc 0m
làm ranh giới áp dụng công nghệ khai thác giữa
lộ thiên và lò giếng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Hoàng và n.n.k. Báo cáo tổng
kết đề tài Đánh giá tổng hợp điều kiện khai
thác mỏ apatit Lào Cai và Phƣơng pháp
nghiên cứu địa chất thủy văn-địa chất công
trình phục vụ thiết kế khai thác mỏ, 2006.
Lƣu trữ Bộ Công Thƣơng.
2. Lê Huy Hoàng. Định hình hóa mức độ
phức tạp khai thác quặng apatit Lào Cai. Tạp chí
Địa kỹ thuật, số 2/2012.
3. Trƣơng Đình Long và Lê Thanh Sơn. Báo
cáo địa chất về kết quả công tác thăm dò bổ
sung khu Ngòi Đum-Đông Hồ mỏ apatit Lào
Cai, 1973. Lƣu trữ Viện TTTLĐC.
4. Nguyễn Văn Thoắng. Báo cáo địa chất về
kết quả thăm dò tỷ mỷ khu Mỏ Cóc mỏ apatit
Lào Cai, 1980. Lƣu trữ Viện TTTLĐC.
Người phản biện: PGS.TS. ĐOÀN VĂN CÁNH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 86_4414_2159846.pdf