Tài liệu Xác định kiểu hình và kiểu gen của vi khuẩn escherichia coli và klebsiella pneumoniae tiết esbl phân lập tại Bệnh viện Tỉnh Bạc Liêu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 246
XÁC ĐỊNH KIỂU HÌNH VÀ KIỂU GEN
CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ KLEBSIELLA PNEUMONIAE
TIẾT ESBL PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TỈNH BẠC LIÊU
Nguyễn Thành Tín*, Nguyễn Thanh Bảo**, Phạm Minh Châu**, Nguyễn Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm beta-lactamcủa hai loại vi khuẩn Escherichia coli vàKlebsiella
pneumoniae ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tiết ESBL. Trong số các gene phổ biến và quan
trọng giúp hai loại vi khuẩn trên biểu hiện kiểu hình ESBL là TEM, SHV, CTX-M-Group1 và CTX-M-Group9.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các vi khuẩn đường ruột phẩn lập được theo từng loại bệnh phẩm thường gặp
(máu, nước tiểu, đàm, mủ, dịch tổn thương phần mềm) tại khoa vi sinh Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Xác định tỷ lệ vi
khuẩn đường ruột thường gặp Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Klebsiella oxytoca tiết ESBL. Xác định
kiểu gene thư...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định kiểu hình và kiểu gen của vi khuẩn escherichia coli và klebsiella pneumoniae tiết esbl phân lập tại Bệnh viện Tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 246
XÁC ĐỊNH KIỂU HÌNH VÀ KIỂU GEN
CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI VÀ KLEBSIELLA PNEUMONIAE
TIẾT ESBL PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TỈNH BẠC LIÊU
Nguyễn Thành Tín*, Nguyễn Thanh Bảo**, Phạm Minh Châu**, Nguyễn Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm beta-lactamcủa hai loại vi khuẩn Escherichia coli vàKlebsiella
pneumoniae ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn tiết ESBL. Trong số các gene phổ biến và quan
trọng giúp hai loại vi khuẩn trên biểu hiện kiểu hình ESBL là TEM, SHV, CTX-M-Group1 và CTX-M-Group9.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các vi khuẩn đường ruột phẩn lập được theo từng loại bệnh phẩm thường gặp
(máu, nước tiểu, đàm, mủ, dịch tổn thương phần mềm) tại khoa vi sinh Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Xác định tỷ lệ vi
khuẩn đường ruột thường gặp Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Klebsiella oxytoca tiết ESBL. Xác định
kiểu gene thường gặp của các vi khuẩn đường ruột tiết ESBL.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn các trực khuẩn Gram âm
đường ruột phân lập thường quy tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu trong thời gian từ tháng 06/2017 đến tháng
03/2018. Xác định vi khuẩn tiết ESBL bằng máy tự động Vitek 2compact. Các chủng được phân tích xác định
kiểu gene sinh ESBL bằng kỹ thuật multiplex PCR.
Kết quả: Trong 672 mẫu bệnh phẩm (không lặp lại) dương tính, Enterobacteriacae chiếm 56,1% (377/672),
với bệnh phẩm máu là 53,1% (17/32); nước tiểu là 63,2% (17/19); đàm là 61,6% (213/346) và mủ là 49,1%
(135/275). Non-Enterobacteriacae là 23,5% (158/672) và nhóm cấu trùng Gram dương là 20,4% (137/672).
Trong 282 chủng Enterobacteriacae sinh men β-lactamase thì tỷ lệ chủng có kiểu hình ESBL là 43,3% (122/282)
trong đó Escherichia coli có tỷ lệ sinh ESBL là 62,9% và Klebsiella pneumoniae là 24,5%. Đối với E. coli, có
90%(27/30) chủng có mang gene sinh ESBL, trong đó chủng mang 1 gene CTX-M-G1 hoặc CTX-M-G9 là
16,7%, mang 2 gene TEM+CTX-M-G1 là 40% và TEM+CTX-M-G9 là 10%. Đối với chủng K. pneumoniae, có
96,7% (29/30) chủng mang gene sinh ESBL, trong đó chủng mang 1 genelà 6,7%, mang 2 gene SHV+CTX-M-
G1 là 26,7%, mang 3 gene TEM+SHV+CTX-M-G1 là 10%.
Kết luận: Tỷ lệ E. coli và K. pneumoniae sinh ESBL lần lượt là 62,9% và 24,5%. Tần suất mang gene ESBL
của Enterobacteriace: mang 1 gene CTX-M-G1 là 16,7%, mang 2 gene TEM+CTX-M-G1 là 40%, SHV+CTX-
M-G1 là 26,7%, mang 3 gene TEM+SHV+CTX-M-G1 là 10%.
Từ khóa: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bạc Liêu, CTX-M, ESBL, SHV, TEM, Trực khuẩn Gram âm đường ruột.
ABSTRACT
PHENOTYPIC AND GENOTYPIC DETECTIONOF EXTENDED-SPECTRUM β-LACTAMASE-
PRODUCING ESCHERICHIA COLI AND KLEBSIELLA PNEUMONIAE ISOLATED
IN BAC LIEU HOSPITAL
Nguyen Thanh Tin, Nguyen Thanh Bao, Pham Minh Chau, Nguyen Tuan Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 246 - 251
Background: The rate of beta-lactam resistantEscherichia coli and Klebsiella pneumoniae is increasing. One
of the main causes is due to extended-spectrum β-lactamase-producing phenotype (ESBL). Amongst common
* Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Bạc Liêu ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thành Tín, ĐT: 0918827114, Email: thanhtinnguyen50@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 247
genes for ESBL phenotypes, TEM, SHV, CTX-M-Group1 and CTX-M-Group9 areimportant and were identified
in this study.
Objectives: Determine the percentage of intestinal bacteria in common clinical specimens such as blood,
urine, sputum and soft tissue lesions in Bac Lieu hospital. Determine the rate of Escherichia coli, Klebsiella
pneumoniae and Klebsiella oxytocasecreting ESBL. Determine ESBLgenotypes of common intestinal bacteria.
Methods: Cross-sectional description study. Intestinal Gram-negative bacilli was isolated in Bac Lieu
hospital between June 2017 and March 2018. ESBL secretion was detected by Vitek 2compact automatic machine.
The isolateswere analyzed by multiplex PCR technique to determine the ESBL genotypes.
Results: In the 672 non-repetitive samples, Enterobacteriacae accounted for 56.1% (377/672) with 53.1%
(17/32) originated from blood samples, 63.2% (17/19) from urine, 61.6% (213/346) from sputum, and 49.1%
(135/275) from soft tissue lesions. Non-Enterobacteriacae was 23.5% (158/672) and Gram-positive bacteria was
20.4% (137/672). Of 282 isolates of Enterobacteriacae producing β-lactamase, the ESBL pattern was 43.3%
(122/282), with 62.9% Escherichia coli and 24.5%Klebsiella pneumonia producing ESBL. For E. coli, 90%
(27/30) of the isolatescarries ESBL genes, in which 16.7% carrying CTX-M-G1 orCTX-M-G9 genotypes,
40%carrying TEM and CTX genes, and 10% carrying TEM, CTX-M-G1and CTX-M-G9. For K. pneumoniae,
96.7% (29/30) had ESBL genotypes, in which 6,7% carrying one gene, 26.7% carrying SHV andCTX-M-G1
gene and 10% carrying TEM, SHV and CTX-M-G1 gene.
Conclusions: The rates of E. coli and K. pneumoniae producingESBL were 62.9% and 24.5%, respectively.
The frequency of genes coding for ESBL phenotypeswas 16.7% for CTX-M-G1, 40% for TEM and CTX-M-G1,
26.7% for SHV and CTX-M-G1 and 10% for TEM, SHV and CTX-M-G1 gene.
Keywords: Bac Lieu General Hospital, CTX-M, ESBL, Intestinal Gram-negative, SHV, TEM.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng do vi khuẩn Gram âm sinh
ESBL vẫn là yếu tố góp phần quan trọng nhất
gây ra đề kháng kháng sinhnhóm β-Lactam và
gây tử vong cao trên toàn thế giới. Men này
được phát hiện đầu tiên ở Tây Âu vào giữa thập
niên 80, gia tăng một cách đều đặn do vi khuẩn
tiết β-lactamases đặc biệt là ESBLs. Cũng vì
chính men β-lactamases giúp cho vi khuẩn đề
kháng tất cả các kháng sinh nhóm penicillins,
cephalosporin thế hệ 1, 2, 3, 4 và monobactam
(aztreonam), trừ carbapenem(8,14). Nhưng hiện
nay một số chủng đã giảm nhạy cảm với kháng
sinh nhóm carbapenem như imipenem,
meropenem hay ertapenem, trong khi việc tìm ra
kháng sinh mới trên thế giới ngày càng giảm thì
mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng tăng.
Trong khi đó E. coli và K. pneumoniae là hai loại vi
khuẩn đường ruột chiếm đa số trong các trường
hợp bệnh lý như nhiễm khuẩn máu, nhiễm
khuẩn tiết niệumà thuốc chính được lựa chọn
để điều trị cho tác nhân gây bệnh trên là β-
lactams.
Hiện nay đã có hơn 350 loại men ESBL khác
nhau đã được mô tả, kiểu gene thường gặp nhất
là TEM (Temoneria), SHV (Sulfhydryl variable),
CTX-M (Cefotaxime hydrolyzing capabilities).
Sự phân bố các kiểu gene cũng khác nhau giữa
các quốc gia và các vùng địa lý(1). Theo nghiên
cứu của SMART ở vùng châu Á Thái Bình
Dương kiểu gene CTX-M-14, CTX-M-15 chiếm
ưu thế ở các vi khuẩn đường ruột(11). Nhiều
nghiên cứu báo cáo vi khuẩn Escherichi. coli và
Klebsiella. pneumoniae là loài sinh ESBL thường
gặp nhất. Tuy nhiên những loài vi khuẩn khác
trong họ đường ruột và Pseudomonas cũng có
khả năng tiết ra men này. Đặc biệt thuốc kháng
sinhnhóm β-lactam sẽ không có hiệu quả (trừ
Carbapenem) nếu ESBL dương tính kể cả kháng
sinh đồ cho kết quả nhạy cảm. Ngoài kháng sinh
đồ thường quy thì xác định vi khuẩn đường ruột
sinh ESBL là cần thiết. Tuy nhiên việc xác định
kiểu gene giúp hiểu sâu hơn cơ chế kháng thuốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 248
ở mức độ phân tử.
Bên cạnh đó, tỷ lệ hiện hành của vi khuẩn
sinh ESBL thay đổi trên thế giới; Nam Phichiếm
8,8% – 13,1%; Ai Cập(2,10) chiếm từ 11 – 42,9%; ở
Việt nam tỷ lệ ngày càng gia tăng; Bệnh viện An
Bình TP. HCM (2014)(13) chiếm 29,9%, bệnh viện
Đại học Y Dược TP. HCM (2015)(13) chiếm 57,8%.
Truy tìm qua các y văn, tạp chí khoa học, ngày
càng có nhiều thông tin và nhiều nghiên cứu sâu
hơn về vi khuẩn sinh ESBL. Việc chọn lựa kháng
sinh ban đầu hiện nay là chọn lựa kháng sinh
phổ rộng đủ mạnh, bao phủ phần lớn các tác
nhân gây bệnh. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ
sẽ điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu
quả, ít tốn kém và giảm sự phơi nhiễm của
kháng sinh. Bệnh viện Bạc Liêu là một bệnh viện
tuyến tỉnh, mỗi năm số lượng bệnh nhân nhập
viện với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tiết
ESBL ngày càng nhiều nhưng ở Bạc Liêu chưa có
nghiên cứu nào về vi khuẩn tiết ESBL cũng như
các gen có liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các vi khuẩn đường ruột phân
lập được theo từng loại bệnh phẩm thường gặp
(máu, đàm, nước tiểu, mủ dịch tổn thương phần
mềm) tại Bệnh viện Bạc Liêu.
Xác định tỷ lệ vi khuẩn đường ruột thường
gặp Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và
Klebsiella oxytoca tiết ESBL.
Xác định kiểu gene thường gặp của các vi
khuẩn đường ruột tiết ESBL.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian từ tháng 06/2017 đến tháng
03/2018 tại khoa Vi Sinh – Bệnh viện Đa khoa Bạc
Liêu và Bộ môn Xét nghiệm – Khoa Điều dưỡng
kỹ thuật y học – Đại học Y Dược Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh phẩm thường gặp như: máu,
nước tiểu, đàm và mủ (tổn thương phần mềm)
đã được đưa đến xét nghiệm tại phòng vi sinh
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bạc Liêu.
Phương pháp nghiên cứu
Định danh vi khuẩn đường ruột bằng máy
Vitek2 compact. Xác định vi khuẩn Escherichia
coli vàKlebsiella pneumoniaetiết ESBL bằng máy
Vitek2 compact. Xác định gen TEM, SHV,
CTX-M-G1 và CTX-M-G9 bằng multiplex PCR
đã được tối ưu hóa.
Chuẩn bị DNA để chạy phản ứng multiplex
PCR phát hiện gen sinh ESBL của
Enterobacteriacae: Từ khuẩn lạc thuần trên môi
trường BHI. Hút 0,1ml dịch canh khuẩn cho vào
100ml đệm TE (pH 8,0). Đun sôi 1000C trong 10
phút. Ly tâm 14,000 vòng, thu dịch nổi và sử
dụng cho phản ứng multiplex PCR. Mẫu dịch
chiết còn lại lưu giữ -200C.
Trình tự mồi phát hiện các gen sinh ESBL
bằng kỹ thuật multiplex PCR: gen đích SHV: sản
phẩm 377 bp, TEM: sản phẩm 516 bp, CTX-M-
G1: sản phẩm 233 bp, CTX-M-G9: sản phẩm 302
bp và 16S rRNA: sản phẩm 598 bp.
Chu trình nhiệt phản ứng multiplex PCR: Sử
dung 5µl dịch chiết DNA cho vào mix và chạy
PCR theo chu kỳ nhiệt: 1 chu kỳ 950C/15 phút; 30
chu kỳ: 950C/20 giây, 590C/40 giây, 720C/40 giây
và 1 chu kỳ: 720C/6 phút.
Điện di: Trộn đều sản phẩm PCR và hút 5µl
cho vào 1µl thuốc nhuộm màu (Ecodye). Cho
vào giếng agarose 4%. Điện di 120V trong 30
phút tại nhiệt độ phòng. Chụp band sản phẩm
PCR trên máy Biorad.
Phân tích thống kê
Nhập dữ liệu vào Excel 2010. Xử lý số liệu và
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ
01/06/2017 đến 31/03/2018 tại bệnh viện Đa khoa
Tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi đã thu thập được 672
chủng vi khuẩn. Trong đó vi khuẩn đường ruột
chiếm 56,1% (377/672).
Đặc điểm về loại bệnh phẩm
Bệnh phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là nước tiểu
với 63,2% (12/19), tiếp theo là đàm với 61,6%
(213/346) và bệnh phẩm chiếm tỷ lệ thấp nhất là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 249
mủ và máu với 49,1% (135/275) và 53,1% (17/32).
Bảng 1. Đặc điểm về từng loại bệnh phẩm
Chủng vi khuẩn
Máu Nước tiểu Đàm Mủ
n (%) n (%) n (%) n (%)
E. coli 13 40,6 9 47,4 62 17,9 56 20,4
K. pneumoniae 3 9,4 1 5,3 113 32,7 22 8,0
K. oxytoca 0 0,0 0 0,0 2 0,6 1 0,4
*Các VKĐR khác 1 3,1 2 10,5 36 10,4 56 20,4
Tổng số các VKĐR (n=377) 17 53,1 12 63,2 213 61,6 135 49,1
Trực khuẩn Gram (-) không lên men đường 3 9,4 6 31,6 113 32,7 36 13,1
Cầu trùng Gram dương 12 37,5 1 5,3 20 5,8 104 37,8
Tổng số các VK phân lập được 32 100 19 100 346 100 275 100
Tỷ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL là
43,3% (122/282) và không sinh ESBL là 56,7%
(160/282). Tỷ lệ E. coli sinh ESBL là 62,9%
(88/140), K. pneumoniae sinh ESBL là 24,5%%
(34/139) và K. oxytoca là 0% (0/3) (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm về khả năng sinh ESBL
Vi khuẩn
ESBL (-) ESBL (+)
% từng loại VK
ESBL (+)
n
Tỷ lệ
(%) n
Tỷ lệ
(%) n
Tỷ lệ
(%)
E. coli 52 32,5 88 72,1 88/140 62,9
K. pneumoniae 105 65,6 34 27,9 34/139 24,5
K. oxytoca 3 1,9 0 0 0/3 0
Tổng số 160 100 122 100 122/282 43,3
Tỷ lệ E. coli mang 1 gen CTX-M-G1 và
CTX-M-G9 là 16,7% (5/30), mang 2 gen
TEM+CTX-M-G1 là 40% (12/30), TEM+CTX-M-
G9 là 10% (3/30) và CTX-M-G1+CTX-M-G9 là
6,7% (2/30) (Bảng 3).
Bảng 3. Tỷ lệ E. coli mang gen mã hóa ESBL
Tổ hợp gene
E. coli
n=30 Tỷ lệ (%)
CTX-M-G-1 5 16,7
CTX-M-G-9 5 16,7
TEM/CTX-M-G-1 12 40,0
TEM/CTX-M-G-9 3 10,0
CTX-M-G-1/CTX-M-G9 2 6,7
Không phát hiện 3 10,0
Bảng 4. Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen mã hóa ESBL
Tổ hợp gene
K. pneumoniae
n=30 Tỷ lệ (%)
SHV 2 6,7
SHV/CTX-M-G9 5 16,7
SHV/CTX-M-G1 8 26,7
TEM/SHV 4 13,3
TEM/CTX-M-G-1 4 13,3
Tổ hợp gene
K. pneumoniae
n=30 Tỷ lệ (%)
TEM/SHV/CTX-M-G-1 3 10,0
TEM/SHV/CTX-M-G-9 1 3,3
TEM/SHV/CTX-M-G1/CTX-M-G-9 2 6,7
Không phát hiện 1 3,3
Tỷ lệ K. pneumoniae mang 1 gen SHV là
6,7% (2/30), mang 2 gen SHV+CTX-M-G1 là
26,7% (8/30), SHV+CTX-M-G9 là 16,7% (5/30),
mang 4 gen TEM+SHV+ CTX-M-G1+CTX-M-
G9 là 6,7% (2/30) (Bảng 4).
BÀN LUẬN
Đặc điểm về loại bệnh phẩm và vi khuẩn hiện
diện
Theo nghiên cứu của chúng tôi, bệnh phẩm
chiếm tỷ lệ cao nhất là nước tiểu (63,2%), tiếp
theo là đàm (61,6%)và bệnh phẩm chiếm tỷ lệ
thấp nhất là mủ (49,1%) và máu (53,1%). Số liệu
nghiên cứu cũng cho thấy tác nhân gây bệnh
nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm vi
khuẩn Gram âm đường ruột, đặc biệt là hai loại
vi khuẩn thường gặp là E. coli và K. pneumoniae.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu tại bệnh
viện An Bình (2016) do Trần Thị Thủy Trinh(13)
thực hiện cho thấy vi khuẩn đường ruột phân
lập được chiếm tỷ lệ cao nhất (58,93). Trong đó,
vi khuẩn E. colivà K. pneumoniae chiếm đa số với
tỷ lệ lần lượt là 42,64% và 11,28%.
Đặc điểm về khả năng sinh ESBL
Nghiên cứu của chúng tôi xác định được
43,3% chủngvi khuẩn đường ruột thường gặp
là Escherichia coli và Klebsiella pneumoniaesinh
ESBL. E. coli sinh ESBL nhiều nhất (62,9%) và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 250
kế đến là K. pneumoniae (24,5%). Không phát
hiện thấy bất kỳ vi khuẩn K. oxytoca nào sinh
ESBL, có thể vì cỡ mẫu quá nhỏ. Bên cạnh đó,
bệnh phẩm máu có tỷ lệ vi khuẩn đường ruột
sinh ESBL nhiều nhất (81,3%), kế đến là nước
tiểu (60%), mủ (54,4%) và ít nhất là đàm
(33,9%). Trong tất cả các bệnh phẩm này, tỷ lệ
vi khuẩn E. coli sinh ESBL luôn cao hơn K.
pneumoniae. Kết quả này tương tự với kết quả
nghiên cứu của Laurent và cộng sự (Thụy Sĩ,
2015)(7) cho thấy tỷ lệ E. coli sinh ESBL là 63,8%
và K. pneumonia là 27,7%. Tuy nhiên, nghiên
cứu của Laurent và cộng sự cho thấy tỷ lệ mẫu
cấy máu dương tính với vi khuẩn đường
ruộtsinh ESBL thấp hơn của chúng tôi (22,3%).
Dù vậy, tỷ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL
được xác định là lên đến 94,3% theo nghiên
cứu của SMART (2015)(11). Trong nghiên cứu
này, E. coli sinh ESBL (63,7%) cũng có tỷ lệ cao
hơn K. pneumoniaesinh ESBL (26,2%). Tương
tự, nghiên cứu của Mai Văn Tuấn (2008) cũng
cho thấy Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae
là hai loại vi khuẩn đường ruột thường gặp
nhất và có tỷ lệ sinh ESBL khá cao (30,4%).
Trong đó, Escherichia coli có tỷ lệ sinh ESBL là
43,5%, Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ 53,6% và
phổ biến ở bệnh phẩm mủ (44,61%) hơn so với
các bệnh phẩm khác như máu (10,77%), nước
tiểu (20,07%) và đàm (10,77%). Một nghiên cứu
khác của Hoàng Thị Phương Dung (2010)(3) tại
Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
cũng cho thấy tỷ lệ vi khuẩn đường ruột sinh
ESBL khá cao (32,4%) với E. coli sinh ESBL là
71,2% và K. pneumoniae sinh ESBL là15,2%. Tỷ
lệ vi khuẩn đường ruột sinh men ESBL cao
hơn (42,5%) trong nghiên cứu của Trần Thị
Thủy Trinh (2016)(12). Trong đó, E. coli có tỷ lệ
sinh ESBL là 52,2% và K. pneumoniae có tỷ lệ
22,2%.
Tỷ lệ các genemã hóa ESBL
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện
những gene mã hóa kiểu hình ESBL thường gặp
như TEM, SHV, CTX-M-G-1 và CTX-M-G-9 ở
hai loại vi khuẩn E. coli và K. pneumoniae. Kết quả
cho thấy có 93,3%chủng mang ít nhất một gene
sinh ESBL, chỉ có 6,7% chủng không mang gene
nào. Trong số các chủng vi khuẩn E. coli, tần số
xuất hiện các kiểu gene sinh ESBL đã khảo sát là
90%; trong khi ở các chủng K. pneumoniae, thì tần
số xuất hiện các kiểu gene sinh ESBL là 96,7%.
Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của
James Ogutu(6) tại Nhật Bản (2015) với 85,2%
chủng mang ít nhất 1 gene sinh ESBL. Tần số vi
khuẩn E. colixuất hiện các kiểu gene sinh ESBL là
89,6% và tần số vi khuẩn K. pneumoniaexuất hiện
các kiểu gene sinh ESBL là 83,7%. Trong khi đó,
nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Phúc (2013) (9) lại cho
thấy tỷ lệ thấp hơn nữa, 75%chủng vi khuẩn
đường ruột mang gene sinh ESBL. Tần số xuất
hiện các kiểu gene sinh ESBL ở E. colilà 85% và
tần số xuất hiện các kiểu gene sinh ESBL ởK.
pneumoniaelà 56,4%. Như vậy, theo thời gian,
càng gần thời điểm hiện tại, thì sự xuất hiện các
chủng vi khuẩn đường ruột mang gene sinh
ESBL càng nhiều và tỷ lệ các vi khuẩn đường
ruột phổ biến như E. coli và K. pneumoniaemang
gene sinh ESBL cũng tăng lên. Điều này thật
đáng lo ngại.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã xác định được tỷ lệ vi khuẩn
đường ruột phổ biến sinh ESBL là 43,3%. Trong
đó, chủ yếu là E. coli (62,9%) và K. pneumoniae
(24,5%). Chúng tôi cũng đã xác định được các
kiểu genephổ biến mã hóa kiểu hình ESBL của
Escherichia colivàKlebsiella pneumonia làTEM, SHV
và CTX-M-G1 và CTX-M-G9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abed ZB, Hossein SK, Hamed EL, Mohammad A and
Mohammad A (2015). “Dissemination of carbapenemases
producing Gram negative bacteria in the Middle East”. Iranian
Journal of Microbiology, 7(5): 226-246.
2. Baguma A, Atek K and Joel B (2017). “Prevalence of Extended-
Spectrum Beta-Lactamases-Producing Microorganisms in
Patients Admitted at KRRH, Southwestern Uganda”.
International Journal of Microbiology, 2017: 3183076.
3. Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn Thanh Bảo và Võ Thị Chi
Mai (2010). “Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men ESBL
phổ rộng phân lập tại Bệnh viên Đại học Y Dược thanh phố Hồ
Chí Minh”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của S2,
Trang 202 – 205.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 251
4. Huỳnh Thị Hồng Nghĩa và Đông Thị Hoài Tâm (2016).
“Nhiễm trùng cộng đồng do Enterobacteriacae tiết men beta
lactamase phổ rộng tại bệnh viện Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí
Minh”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20, Phụ bản của Số 1.
5. Huỳnh Minh Tuấn, Trần Âu Quế Nhung, Nguyễn Kim
Huyền, Vũ Thị Châm, Phạm Thị Lan, Hà Thị Nhã Ca và
Nguyễn Thanh Bảo (2015). “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh và tính đề
kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột trong viêm phổi
bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 19, Phụ bản của Số1, Trang
445 – 451.
6. James OO, Qingmeng Z, Ying H, Huo Y, Lijie S, BoG, Wenli Z,
Jizi Z, Wenhui C, Wenjing L, Hong Z, Yang C, Wuqi S, Xiaobei
C, Yingmei F and Fengmin Z (2015). “Development of a
multiplex PCR system and its application in detection of
blaSHV, blaTEM, blaCTX-M-1, blaCTX-M-9 and blaOXA-1
group genes in clinical Klebsiella pneumoniae and Escherichia
coli strains”. Journal of Antibiotics, 68(12): 725-733.
7. Laurent D, Laurent P and Patrice N (2015). “Rapid Detection of
ESBL-Producing Enterobacteriaceae in Blood Cultures”.
Emerging Infectious Diseases, 21(3): 504-507.
8. Leylabadlo HE, Hossein SK, Mehdi Y, Mohammad A and
Mohammad A (2016). “Persistent infection with metallo-beta-
lactamase and extended spectrum β-lactamase producer Morganella
morganii in a patient with urinary tract infection after kidney
transplantation”. Journal of Natural Science, Biology and Medicine,
7(2): 179-181.
9. Nguyễn Đỗ Phúc và Nguyễn Lý Hoàng Ngân (2014). “Tần
suất mang gene sinh beta- lactamse và AmpC
Enterobacteriacae cộng đồng tại TP HCM năm 2013”. Y học TP.
Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản của số 6, Trang 388 – 392.
10. Nashwan AN, Bastiaan Z, Martine CR, Robert R, Yvette JDO,
Janet AM, Cees AF, Willemina M, Christina MVG and Paul HS
(2008). “Extended-Spectrum-Beta-Lactamase Production in a
Salmonella enterica Serotype Typhi Strain from the
Philippines”. Journal of Clinical Microbiology, 46(8): 2794–2795.
11. SMART Asia-Pacific Group (2016). “Distribution of ESBLs,
AmpC beta-lactamases and carbapenemases among
Enterobacteriaceae isolates causing intra - abdominal and urinary
tract infections in the Asia-Pacific region during 2008–14: results
from the Study for Monitoring Antimicrobial Resistance Trends
(SMART)”. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 72(1): 166–171.
12. Trần Thị Thủy Trinh và Bùi Mạnh Côn (2016). “Đề kháng
kháng sinh của các tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
tại Bệnh viện An Bình năm 2015”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập
20, Phụ bản của Số 5, Trang 82 – 87.
13. Trần Thị Thủy Trinh và Nguyễn Thanh Bảo (2014). “Tình hình
đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại
Bệnh viện An Bình từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 đến ngày 31
tháng 05 năm 2013”. Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, Phụ bản
của Số 1, Trang 296 – 302.
14. Yang Q, Hui W, Hongli S, Hongbin C, Yingchun X and Minjun
C (2010). “Phenotypic and Genotypic Characterization of
Enterobacteriaceae with Decreased Susceptibility to
Carbapenems: Results from Large Hospital- Based
Surveillance Studies in China”. Antimicrobial Agents and
Chemotherapy, 54(1): 573–577.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_kieu_hinh_va_kieu_gen_cua_vi_khuan_escherichia_coli.pdf