Tài liệu Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0155
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 23-29
This paper is available online at
XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP - MỘT TRONG CÁC CƠ SỞ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Xuân Quế
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ở bài báo này, tác giả phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc học tập
và giảng dạy chương trình tích hợp các môn học, trên cơ sở đó tập trung vào việc xác định
năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình
tích hợp (đối với môn Khoa học tự nhiên) và bước đầu đưa ra một số chú ý về việc xây
dựng chương trình tích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.
Từ khóa: Chương trình tích hợp, dạy học tích hợp, năng lực đặc thù, kĩ năng đặc thù.
1. Mở đầu
Dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển (ở người học) khả năng huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nh...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng chương trình môn khoa học tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0155
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 23-29
This paper is available online at
XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP - MỘT TRONG CÁC CƠ SỞ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phạm Xuân Quế
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ở bài báo này, tác giả phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc học tập
và giảng dạy chương trình tích hợp các môn học, trên cơ sở đó tập trung vào việc xác định
năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình
tích hợp (đối với môn Khoa học tự nhiên) và bước đầu đưa ra một số chú ý về việc xây
dựng chương trình tích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.
Từ khóa: Chương trình tích hợp, dạy học tích hợp, năng lực đặc thù, kĩ năng đặc thù.
1. Mở đầu
Dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển (ở người học) khả năng huy động
tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn
đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn
luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [1].
Dạy học tích hợp là một trong các con đường, giải pháp thích hợp cho sự phát triển một số
năng lực ở học sinh. Bên cạnh việc xác định các năng lực chung - cốt lõi, năng lực đặc thù từng
môn học (thuộc môn học tích hợp) thì việc xác định năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được
phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình tích hợp là việc làm hết sức cần thiết khi nghiên
cứu việc xây dựng chương trình tích hợp các môn tích hợp nói chung, môn Khoa học Tự nhiên
nói riêng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nhu cầu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểm
tích hợp
Nhiều quá trình, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, trong thực tiễn cuộc sống có thể được
hiểu hay được giải quyết với những năng lực và phẩm chất được hình thành trong lĩnh vực của một
môn, nhưng nhiều khi của một số môn học. Ví dụ như: khi xem xét và giải quyết những vấn đề liên
quan đến Nguyên tử, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vật lí lẫn Hóa học,... cần
Ngày nhận bài: 7/8/2016. Ngày nhận đăng: 12/9/2016.
Tác giả liên lạc: Phạm Xuân Quế, địa chỉ e-mail: quepx@hnue.edu.vn
23
Phạm Xuân Quế
những kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này; khi xem xét và giải quyết những
vấn đề liên quan đến Huyết áp của vật sống, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vật
lí lẫn Sinh học,... cần những kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này.
Trong thị trường lao động ở thế kỉ 21, khi các ngành nghiên cứu và sản xuất liên quan đến
nhiều lĩnh vực hình thành và phát triển thì ngày càng nhiều vấn đề cần được giải quyết trong lao
động chuyên nghiệp đòi hỏi những năng lực và phẩm chất được hình thành trong học tập, làm việc
trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Ví dụ như Lí sinh (Biophysics), Y sinh (Biomedical)
là những lĩnh vực đa ngành trong đó có sự tích hợp và tương tác giữa các ngành chuyên môn khác
nhau. Thực tế đó yêu cầu người lao động phải có năng lực (dựa trên kiến thức, kĩ năng, phẩm chất,
giá trị) ứng với nhiều lĩnh vực hay họ phải có khả năng hợp tác làm việc với những người trong
các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Từ giữa thế kỉ 20 người ta càng nhận thấy vấn đề cấp bách
là “những năng lực cần thiết cho thị trường lao động hiện nay cần được phát triển trong học tập
theo chương trình tích hợp và hợp tác trong giảng dạy” [2]. Để đáp ứng việc cung cấp nguồn nhân
lực cho thị trường lao động, các nền giáo dục ở các nước tùy theo điều kiện của mình đã xây dựng
chương trình đào tạo các bậc học khác nhau (phổ thông, cao đẳng, đại học hay sau đại học) ở các
mức độ tích hợp khác nhau. Như đánh giá của UNESCO, các chương trình đào tạo như vậy thích
hợp cho một nền giáo dục vì sự phát triển bền vững.
2.2. Các chương trình tích hợp
Chương trình tích hợp là chương trình bao gồm các modun được thiết kế dựa trên hai hay
nhiều môn học và được thực hiện thông qua hoạt động tích cực, phối hợp giữa các học sinh và các
giáo viên với mục tiêu quan trọng là nhận thức được hiện tượng hay giải quyết được vấn đề dựa
trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức từ các môn khác nhau [2].
Tùy theo mức độ tích hợp khác nhau trong chương trình được xây dựng mà người ta phân
ra các loại chương trình tích hợp sau:
- Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration): Đối với chương trình tích hợp đa môn,
việc “dạy học một chủ đề được tiếp cận theo từng môn học khác nhau và tiến hành song song với
nhau” [16] nhằm đạt chuẩn của từng môn.
- Tích hợp/Tiếp cận liên môn (Interdisciplinary Intergration/Approach): Ở tiếp cận liên
môn, giáo viên tổ chức chương trình học thông qua các môn học [3]. Để giải quyết một nội dung
trong chương trình cần kiến thức, kĩ năng của hơn một môn học.
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration): Chương trình tích hợp xuyên môn đề
cập đến các vấn đề, nội dung được hiểu và giải quyết vượt qua kiến thức và kĩ năng từng môn học,
xem xét các vấn đề một cách toàn diện với những khái niệm, phương pháp đặc thù của cách tiếp
cận xuyên môn, khi đó cấu trúc logic nội dung từng môn học bị phá vỡ.
- Tích hợp/Tiếp cận nội môn (Intradisciplinary Intergration/Approach): Ngoài ba cách tiếp
cận trên, người ta còn nói đến “Tiếp cận nội môn”, cách tiếp cận trong đó có những nội dung được
thiết kế dựa trên hai hay nhiều phần của môn học với mục tiêu là nhận thức được hiện tượng hay
giải quyết được vấn đề dựa trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phần khác
nhau của môn học. Đây là cách tiếp cận quen thuộc hơn trong tổ chức dạy học của nhiều giáo viên
có năng lực khi họ đưa ra các vấn đề, nội dung trong môn học (ví dụ như môn Vật lí) mà để hiểu
và giải quyết thì cần đến kiến thức, kĩ năng của hơn một phần chuyên môn (ví dụ như: phần Cơ
học, phần Nhiệt học, phần Quang học) trong môn học đó.
24
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng...
Được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng như trong nhiều chương trình phổ thông của
các nước là chương trình tích hợp liên môn.
2.3. Những vấn đề liên quan đến học tập và giảng dạy chủ đề tích hợp trong
chương trình tích hợp
Nhiều nhà nghiên cứu nhìn thấy những ưu điểm, hạn chế hay những vấn đề liên quan khi
dạy học các chủ đề tích hợp của chương trình tích hợp [16].
* Những ưu điểm và hạn chế, khó khăn đối với viêc học tập các chủ đề tích hợp của
chương trình tích hợp
- Về kiến thức:
+ Ở chương trình tích hợp, kiến thức được đề cập, sử dụng làm cơ sở trong chương trình/chủ
đề tích hợp phụ thuộc kiến thức đơn môn nhưng kiến thức cuối cùng đạt được vượt ra ngoài kiến
thức từng môn riêng lẻ [4-7].
+ Kiến thức trong chủ đề tích hợp có chiều sâu và chiều rộng hơn kiến thức trong chủ đề
đơn môn [8, 9]. Chiều sâu kiến thức có được từ kiến thức của đơn môn và kiến thức tích hợp và
các thông tin liên quan cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Chiều rộng của kiến thức thể hiện ở
việc xem xét các hiện tượng riêng biệt từ các quan điểm khác nhau. Sự tổng hợp của chiều sâu và
rộng của kiến thức như vậy đảm bảo cho việc hiểu/hình thành kiến thức một cách toàn diện, khoa
học [10]. Trong học tập chủ đề tích hợp của chương trình tích hợp, học sinh có kiến thức đủ sâu để
có thể phát hiện ra sự liên kết/quan hệ giữa các kiến thức từ các môn khác nhau [8] để tổng hợp các
kiến thức đơn môn, tạo ra kiến thức mới bằng con đường tổng hợp [11]. Ví dụ được dẫn ra ở đây
là việc nhà hóa lí Willard Libby, người phát hiện ra sự phân rã phóng xạ của cacbon (radiocarbon
dating) đã áp dụng các kết quả thu được thuộc lĩnh vực hóa lí vào lĩnh vực khảo cổ học và ông đã
được trao giải Nô-ben vào năm 1960 [17].
- Về kĩ năng: Phát triển kĩ năng cả đơn môn và liên môn (tích hợp) [3], trong đó gồm các kĩ
năng tích hợp như sau:
+ Kĩ năng tổng hợp kiến thức từ kiến thức các môn học độc lập [2, 12];
+ Kĩ năng tư duy phân tích, có phương pháp [12], kĩ năng tư duy phê phán mạnh hơn so với
tư duy này ở chương trình đơn môn (chủ yếu với tư duy logic và hình thức) [13] do phải phân tích
đánh giá các quan điểm khác nhau từ các cách tiếp cận khác nhau của các đơn môn;
+ Kĩ năng tiếp cận các vấn đề theo các quan điểm khác nhau của các lĩnh vực khoa học
khác nhau.
Trong dạy học tích hợp, học sinh nhận thấy sự hạn chế của các cách tiếp cận từ những môn
học độc lập. Qua đó tạo ta sự gắn kết giữa các lí thuyết, quan điểm, phương pháp, khái niệm. . . để
có thể hiểu thực sự nội dung khoa học vấn đề đang nghiên cứu [14]. Do đó phát triển kĩ năng ra
quyết định, đánh giá và khai thác, sử dụng các thông tin trong việc giải quyết những vấn đề tích
hợp liên môn.
+ Kĩ năng giao tiếp (trong nghiên cứu ở lĩnh vực đa ngành) giữa các nhà nghiên cứu, giảng
dạy các chuyên môn khoa học khác nhau, trong việc lắng nghe những quan điểm khác nhau, giải
quyết những xung đột trong công việc, hợp tác cùng nhau đạt mục tiêu.
- Về phẩm chất:
+ Học sinh có động lực và hứng thú cao độ khi đối mặt với các chủ đề hấp dẫn do nội dung
các chủ đề bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn, mục đích học tập gắn liền với việc giải quyết vấn đề
25
Phạm Xuân Quế
trong đời sống thực. Ngay ở ghế nhà trường, việc học đã có ý nghĩa thực tiễn, học kiến thức một
cách sâu sắc được trải nghiệm giải quyết vấn đề do đó kiến thức và trải nghiệm giữ được lâu bền
trong cuộc đời.
+ Kiến thức tích hợp và ứng dụng các kiến thức môn học khác nhau trong việc xem xét, giải
quyết vấn đề thường dẫn đến những hoạt động sáng tạo.
Bên cạnh những ưu điểm của chương trình và dạy học tích hợp, người ta cũng nêu ra những
lo ngại chương trình và cách dạy học này có thể dẫn đến những hạn chế sau. Ví dụ như: “nếu quá
chú ý đến nội dung và các mục tiêu tích hợp thì việc xây dựng và thực hiện chương trình tích hợp
làm giảm giá trị của kiến thức môn học cụ thể vốn rất sâu sắc, cần thiết đảm bảo về mặt chuyên
môn trong các lĩnh vực như y học, pháp luật, và kĩ thuật [18].
* Những cơ hội và thách thức đối với viêc giảng dạy các chủ đề tích hợp của chương
trình tích hợp
Để giảng dạy tốt chương trình tích hợp, vấn đề quan trọng là có được nhóm giáo viên giảng
dạy tốt, có khả năng hợp tác trong giảng dạy. Việc giảng dạy chương trình tích hợp bao gồm các
hoạt động: lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức giảng dạy và chuẩn bị, tiến hành kiểm tra đánh giá.
Nhóm giáo viên này sẽ cùng xây dựng kế hoạch giảng dạy [15] cũng như chuẩn bị và tiến hành
kiểm tra đánh giá. Việc giảng dạy có thể do một hoặc cả hai giáo viên cùng tham gia tùy mức độ
chuyên sâu của nội dung dạy học liên quan đến các môn, chuyên ngành. Trong dạy học tích hợp,
các giáo viên có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm. Thông qua hợp tác giảng dạy,
các giáo viên cùng chia sẻ trách nhiệm một cách hợp lí, xác định đúng vai trò và các hoạt động cần
thiết của mình trong nhóm, vượt qua các rào cản về những cách làm việc và phương pháp làm việc,
cá tính của từng giáo viên, cùng giải quyết các khó khăn để đạt được mục tiêu chung. Để đảm bảo
việc dạy học tích hợp thành công, cần nhiều thời gian cho làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch
giảng dạy, thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá theo
chuẩn. Các giáo viên cũng rất cần tham gia các khóa bồi dưỡng về dạy học tích hợp.
Khi thực hiện chương trình tích hợp, cần tránh trường hợp, “các giảng viên quá tập trung
vào giảng dạy nội dung tích hợp, có thể tự tách biệt, xa rời với lĩnh vực chuyên ngành chính của
mình” và “việc nghiên cứu nội dung mang tính tích hợp sẽ dễ tập trung vào rìa của lĩnh vực chuyên
ngành, làm thấp vai trò của chuyên ngành” [19]. Việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, tiến hành giảng
dạy và kiểm tra đánh giá trong những năm đầu chuyển đổi chương trình cũng đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức cũng như khó khăn trong việc từ bỏ những “thói quen” cũ đã được hình thành và
củng cố trong bao nhiêu năm công tác trong một lĩnh vực.
2.4. Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học chương trình tích hợp
* Phát triển các năng lực đặc thù ở học sinh trong học tập chương trình tích hợp
- Năng lực đặc thù được phát triển trong học tập chương trình tích hợp: Từ những ưu điểm
của học tập theo chương trình tích hợp được trình bày ở trên cho thấy bên cạnh việc hiểu kiến thức
một cách sâu, rộng và toàn diện, học sinh còn phát triển năng lực đặc thù mà năng lực này được
phát triển trong học tập chương trình tích hợp. Thuộc năng lực đặc thù này có thể đưa ra các kĩ
năng sau:
+ Kĩ năng tiếp cận các vấn đề theo các quan điểm khác nhau của các lĩnh vực khoa học
khác nhau;
+ Kĩ năng xác định vấn đề cần giải quyết thuộc phạm vi liên môn (thuộc phạm vi các
26
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng...
môn nào) hay nội môn (thuộc phạm vi các phần nào trong môn học) thông qua việc phát hiện, xác
định sự ảnh hưởng của nhiều quy luật liên môn hay nội môn tới một quá trình đang nghiên cứu.
+ Kĩ năng phân tách được quá trình ảnh hưởng của nhiều quy luật thuộc các môn khác nhau
thành các quá trình có ảnh hưởng của các quy luật thuộc nội mỗi môn (nếu có) và sự liên quan,
tương tác giữa các quy luật trong liên môn cũng như trong mỗi nội môn.
+ Kĩ năng tổng hợp sự ảnh hưởng của các quy luật trong các môn học khác nhau, trong mỗi
nội môn để đưa ra (xây dựng) một quy luật chung, mới đặc thù cho liên môn. Trong quá trình này
có những khái niệm, quy luật mới được xây dựng đặc thù cho nội dung tích hợp, liên môn.
+ Kĩ năng tư duy phân tích, tư duy phê phán dựa trên đánh giá các quan điểm khác nhau
được đưa ra từ các cách tiếp cận khác nhau của các môn học, lĩnh vực.
- Điều kiện phát triển năng lực đặc thù môn tích hợp: Sự phát triển năng lực đặc thù môn
tích hợp cần dựa trên năng lực đặc thù từng môn học, mà thành phần của nó gồm kiến thức, kĩ
năng và phẩm chất, giá trị đã có của người học được hình thành ở từng môn học. Trong các thành
phần này thì kiến thức đặc thù của từng môn học đóng vai trò hết sức quan trọng. Còn kĩ năng và
và phẩm chất, giá trị của học sinh đối với từng môn học có rất ít sự khác biệt với các môn học khác
tham gia trong môn tích hợp.
- Tổ chức dạy học nhằm phát triển và đánh giá năng lực đặc thù được phát triển trong học
tập chương trình tích hợp: Việc tổ chức dạy học nhằm phát triển và đánh giá sự phát triển các năng
lực đặc thù của môn tích hợp ở các mức độ khác nhau cần dựa trên lí luận về phát triển và đánh giá
sự phát triển năng lực học sinh. Năng lực đặc thù của môn tích hợp cần được xác định nội hàm,
định nghĩa, xác định cấu trúc, các biện pháp, hình thức tổ chức và phương tiện được sử dụng để
phát triển ứng với từng trình độ cũng như các công cụ đánh giá năng lực này.
Các nghiên cứu về phát triển năng lực trong dạy học tích hợp cho thấy một trong các hình
thức tổ chức dạy học thích hợp mang đến hiệu quả cao là dạy học dự án.
* Phát triển các năng lực khác ở học sinh trong học tập chương trình tích hợp
Ngoài năng lực đặc thù có thể được phát triển trong học tập chương trình tích hợp, các năng
lực chung - cốt lõi cũng như các năng lực đặc thù của từng môn học tham gia trong môn tích hợp
cũng được phát triển. Các năng lực chung - cốt lõi đã được nêu ra trong bản dự thảo “Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể” (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) [1], đó là các năng lực
sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể
chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT).
Ngoài ra, các năng lực đặc thù của từng môn trong môn tích hợp cũng được phát triển. Ví
dụ như trong dạy học Vật lí năng lực đặc thù gồm các nhóm năng lực thành phần sau [20]:
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến kiến thức vật lí (sự hiểu biết về chuyên môn vật
lí): ví dụ như trình bày được các khái niệm về hiện tượng, quá trình, khái niệm về đại lượng vật lí,
quy luật vật lí và sắp xếp, hệ thống hóa các khái niệm vật lí cơ bản.
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến phương pháp nhận thức vật lí: ví dụ như phương
pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình và các phương pháp nhận thức vật lí khác.
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến giao tiếp trong vật lí, ví dụ như phát triển và trao
đổi thông tin liên quan đến chuyên môn vật lí.
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến đánh giá ví dụ như: nhận biết/ phát hiện và đánh
giá đúng các vấn đề liên quan đến chuyên môn vật lí trong các bối cảnh/ tình huống khác nhau.
27
Phạm Xuân Quế
3. Kết luận
Khi xây dựng chương trình, việc xác định mức độ tích hợp của chương trình, các nội dung
tích hợp trong chương trình và mức độ tích hợp của các nội dung đó là hết sức quan trọng. Việc
làm đó cần chú ý đến nhu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho thị trường lao động hiện nay, khả năng
thích nghi, đáp ứng của nhà trường Việt Nam (năng lực hiện tại của học sinh, năng lực của đội ngũ
giáo viên, giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục ở các trường
phổ thông, đại học, các cơ quan nghiên cứu và quản lí giáo dục,. . . ) để đạt được mục tiêu đã nêu
trong Nghị quyết 29 -NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá XI) về về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trong khi xây dựng chương trình tích hợp, cần chú ý như sau:
- Xác định các mục tiêu về phát triển năng lực bao gồm cả các năng lực mà có thể được
phát triển trong dạy học tích hợp và đánh giá năng lực này;
- Chuẩn bị nền tảng kiến thức đảm bảo cho việc phát triển năng lực, đảm bảo cho hoạt động
học tập của học sinh theo con đường tìm tòi khám phá;
- Mức độ tích hợp (tích hợp nội môn, đa môn, tích liên môn, xuyên môn) cũng như sự phối
hợp các mức độ tích hợp một cách hợp lí cho hiệu quả cao (ví dụ tích hợp liên môn trong chương
trình là chính nhưng có tích hợp nội môn trong những nội dung của từng môn riêng biệt);
- Liều lượng (bao nhiêu chủ đề) tích hợp cần được xác định để cân đối giữa phát triển các
năng lực chung, năng lực có thể phát triển ở từng môn và năng lực có thể phát triển được ở môn
tích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2015. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Dự thảo).
[2] Nijole Putriene, 2015. The links Between Competences Acquired through Interdisciplinary
Studies and the Needs of the Labour Market. Social Sciences, Vol. 2/No. 88/2015, pp. 54-64,
Kaunas University of Technology.
[3] Jacobs, H. H. (Ed.), 1989. Interdisciplinary Curriculum. Design and Implementation, ASCD.
[4] Barrett, B. D., 2012. Is interdisciplinarity old news? A disciplined consideration
of interdisciplinarity. British Journal of Sociology of Education, 33(1), 97–114.
[5] Holley, K. A., 2013. Doctoral education and the development of an
interdisciplinary identity, Innovations in Education and Teaching International. 1-11.
disciplinary_identity.
[6] McCulloch, G., 2012. Introduction: disciplinarity, interdisciplinarity and educational
studies - past, present and future. British Journal of Educational Studies, 60(4), 295–300.
[7] Hyun, E., 2011. Transdisciplinary higher education curriculum: a complicated cultural
artifact. Research in Higher Education Journal, 11(1), 1-19.
[8] Badley, K., 2009. Resisting curriculum integration: do good fences make good neighbors?
Issues in Integrative Studies, 27, 113-137.
[9] Davies, M., & Devlin, M., 2010. In Interdisciplinary Higher Education: Perspectives and
Practicalities (pp. 3-28). Emerald Group Publishing Limited.
28
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng...
[10] Klein, J. T., 1999.Mapping Interdisciplinary Studies. Association of American Colleges and
Universities.
[11] Choi, B. C. K., & Pak, A. W. P., 2006. Multidisciplinarity, interdisciplinarity and
transdisciplinarity in health research, services, education and policy: 1. Definitions,
objectives, and evidence of effectiveness. Clinical and Investigative Medicine, Medecine
Clinique et Experimentale, 29(6), 351-364.
[12] Craddock, D., O’Halloran, C., McPherson, K., Hean, S., & Hammick, M., 2013. A top-down
approach impedes the use of theory? Interprofessional educational leaders’approaches to
curriculum development and the use of learning theory. Journal of Interprofessional Care,
(27), 65–72.
[13] Newell, W. H., 2001. A Theory of Interdisciplinary Studies. Issues in Integrative Studies, 19,
1-25.
[14] Ivanitskaya, L., Clark, D., Montgomery, G., & Primeau, R., 2002. Interdisciplinary
Learning: Process and Outcome, Innovative Higher Education, 27(2), 95–111.
[15] Laughlin, K., Nelson, P., & Donaldson, S., 2011. Successfully Applying Team Teaching with
Adult Learners. Journal of Adult Education, 40(1), 11– 18.
[16] Jones, Casey, 2009. Interdisciplinary Approach - Advantages, Disadvantages, and the Future
Benefits of Interdisciplinary Studies. ESSAI: Vol. 7, Article 26.
[17] Youngblood, Dawn, 2008. Interdisciplinary Studies and the Bridging Disciplines: A Matter
of Process. Journal of Research Practice, v.3, i.2, p.2.
[18] Gatewood, T., 1998. How valid is integrated curriculum in today’s middle school? Middle
School Journal, 29(4), 38-41.
[19] Kanakia, Rahul, 2007. Talks touts benefits of interdisciplinary approach, as well as some
of its pitfalls, Stanford Reprot.
020707.html.
[20] KMK, Kultusministerkonferenz, 2005. Beschlu¨sse der Kultusministerkonferenz:
Bildungsstandards im Fach Physik fu¨r den Mittleren Bildungsabschluss, Beschluss
vom 16.12.2004.
ABSTRACT
Determining the competences be developed only in interdisciplinary teaching - One of the
basis for development of the science curriculum
Pham Xuan Que
Faculty of Physics, Hanoi National University of Education
In this paper, the authors analyze and evaluate the issues related to learning and teaching
an intedisciplinary curriculum, on the basis of which focus on determining students’ specific
competences, skills be developed in intedisciplinary teaching (for natural Science) and initially
give some attention to the development of the science curriculum in conditions Vietnam.
Keywords: Interdisciplinary curriculum, interdisciplinary teaching, specific competences,
specific skills
29
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4317_pxque_3087_2131901.pdf