Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn

Tài liệu Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn: Xã hội học số 4 (96), 2006 3 xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn Bùi Quang Dũng Thành thị và nông thôn Mặc dù tỷ lệ phát triển đô thị ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của các thành phố lớn từ những năm đầu của thế kỷ XIX, nh−ng đa số dân c− trên thế giới đều đang sống ở nông thôn và ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, số dân nông thôn vẫn là chủ yếu. Tại các n−ớc kém phát triển, dân số nông thôn tiếp tục tăng, trong khi ở những n−ớc có thu nhập cao, mô hình này đã thay đổi trong những thập niên gần đây. Những minh họa sau đây sử dụng định nghĩa của một số quốc gia về nông thôn và đô thị. ở Anh và xứ Wales, vào năm 1851 còn ch−a đầy một nửa số dân nông thôn, thì từ năm 1921 duy trì t−ơng đổi ổn định con số 20% do gia tăng số l−ợng c− dân nông thôn gắn liền với việc tăng dân số tổng thể. Tại Mỹ, c− dân nông thôn chỉ còn gần 50% vào năm 1920 và 30% năm 1960, dân số nông thôn tăng dần cho tới năm 1940 rồi sau...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (96), 2006 3 xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn Bùi Quang Dũng Thành thị và nông thôn Mặc dù tỷ lệ phát triển đô thị ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển của các thành phố lớn từ những năm đầu của thế kỷ XIX, nh−ng đa số dân c− trên thế giới đều đang sống ở nông thôn và ở phần lớn các quốc gia trên thế giới, số dân nông thôn vẫn là chủ yếu. Tại các n−ớc kém phát triển, dân số nông thôn tiếp tục tăng, trong khi ở những n−ớc có thu nhập cao, mô hình này đã thay đổi trong những thập niên gần đây. Những minh họa sau đây sử dụng định nghĩa của một số quốc gia về nông thôn và đô thị. ở Anh và xứ Wales, vào năm 1851 còn ch−a đầy một nửa số dân nông thôn, thì từ năm 1921 duy trì t−ơng đổi ổn định con số 20% do gia tăng số l−ợng c− dân nông thôn gắn liền với việc tăng dân số tổng thể. Tại Mỹ, c− dân nông thôn chỉ còn gần 50% vào năm 1920 và 30% năm 1960, dân số nông thôn tăng dần cho tới năm 1940 rồi sau đó duy trì khá ổn định. Tại Brazin, n−ớc chiếm 1/3 dân c− trong số 20 n−ớc châu Mỹ La tinh, tỷ lệ phần trăm nông thôn giảm từ 68,8% năm 1940 xuống 54,9% năm 1960; cùng thời gian đó, số l−ợng c− dân nông thôn tăng lên 10 triệu ng−ời. Tại ấn Độ, mặc dù dân c− đô thị tăng lên đáng kể, năm 1961 vẫn còn 82% dân số nông thôn; dân số nông thôn tăng đến 61 triệu trong thập kỷ tr−ớc đấy, trong khi dân số đô thị tăng 16 triệu. (Olaf F. Larson, 1972). Sự tập trung c− dân nông thôn ở các n−ớc thu nhập thấp và tầm quan trọng của xã hội nông thôn trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội khiến cho việc hiểu về xã hội nông thôn và các mối t−ơng tác của nó với xã hội đô thị ngày càng có ý nghĩa. Nhiều năm tr−ớc đây, giới nghiên cứu th−ờng nhấn mạnh vào những tiêu chuẩn tối thiểu và cần thiết để xác định một xã hội nông thôn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng nhiều đặc tr−ng vốn đ−ợc gắn cho xã hội nông thôn cũng có thể tìm thấy ở thành thị; các mối quan hệ nhóm sơ cấp có tính chất cá nhân gần gũi là một ví dụ. Có rất nhiều lý do dẫn tới sự giảm thiểu những khác biệt nông thôn-đô thị: những trao đổi giữa c− dân nông thôn và đô thị thông qua di dân quy mô lớn, ảnh h−ởng của truyền thông đại chúng, sự độc lập ngày càng lớn của nền kinh tế nông thôn tách khỏi đô thị, và những kiểu liên kết hệ thống, v.v Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn 4 Mặc dù thuật ngữ “nông thôn”, về mặt thực nghiệm, th−ờng hàm nghĩa những c− dân sống ở các vùng có mật độ thấp, nh−ng hiện nay việc phân biệt nông thôn-đô thị đã có những thay đổi lớn. Thậm chí ng−ời ta còn ch−a thống nhất đ−ợc với nhau về những đặc tính bản chất nhằm phân biệt một cộng đồng nông thôn với cộng đồng đô thị. Chẳng hạn, Denis Perreaul cho rằng không nên phân biệt nông thôn và đô thị nh− hai sự kiện nghiên cứu tách biệt nhau, sự đối lập này chỉ có ý nghĩa hết sức t−ơng đối, nó xuất phát từ một "khái niệm không gian, một sự phân chia có tính chất địa lý hơn là một quan điểm phân tích" (Perreaul D. 1989). Trên thực tế, “nông thôn” đ−ợc định nghĩa d−ới dạng một hay nhiều những thuộc tính định l−ợng, hay các thuộc tính định tính, hoặc cả hai thuộc tính đó. Các vấn đề về ph−ơng pháp luận và lý thuyết trong định nghĩa về khái niệm “nông thôn” t−ơng tự nh− khi định nghĩa về “đô thị” và khi sử dụng những kiểu loại nói chung. Tất cả các đặc tr−ng về nghề nghiệp, nhân khẩu học, sinh thái học, xã hội, tổ chức và văn hóa đ−ợc dùng nh− định nghĩa thuộc tính về xã hội nông thôn. Đối với Sorokin và Zimmerman (1929), nguyên tắc để phân biệt nông thôn - đô thị là hoạt động nghề nghiệp (nông nghiệp). Hai học giả này cho rằng nông nghiệp dẫn theo một loạt những khác biệt về mặt định tính và định l−ợng t−ơng đối bất biến giữa các cộng đồng nông thôn và đô thị, mà phần lớn trong số đó có liên quan hay t−ơng tác với nhau. Bagby đề nghị định nghĩa thành thị nh− những “khu dân c− trong đó nhiều ng−ời dân không sản xuất thực phẩm” (Dẫn lại Toynbee, 2002: 26). Tức là nông thôn sẽ có cái nghĩa ng−ợc lại với định nghĩa này, đó là nơi c− trú của nhiều ng−ời sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng nghề nghiệp nh− một tiêu chuẩn định nghĩa cho xã hội nông thôn không đ−ợc đông đảo giới nghiên cứu chấp nhận. Nhiều ý kiến cho rằng những thay đổi xã hội th−ờng bắt nguồn từ những nông dân sống lẫn với c− dân phi nông nghiệp tại nông thôn, hay những ng−ời theo đuổi các nghề phi nông nghiệp ở các đô thị. T−ơng tự, ng−ời thợ máy nông dân hay các thành viên trong gia đình anh ta có thể có một nghề phi nông nghiệp. Hiện nay giới nghiên cứu và những ng−ời lập chính sách sử dụng chủ yếu hai biến số về nhân khẩu- quy mô và mật độ tuyệt đối xét về mặt định c−- để xác định “nông thôn”. Tại phần lớn các quốc gia, ng−ời ta căn cứ vào tổng thể dân số của một vùng nào đó có khoảng từ 1.000 đến 5.000 c− dân để phân chia ranh giới giữa nông thôn và thành thị. Những điều kiện và tổ chức xã hội có mật độ dân số thấp và quy mô cộng đồng nhỏ đ−ợc coi là có những hệ quả nhất định đối với xã hội nông thôn. Thứ nhất, kiểu t−ơng tác xã hội t−ơng đối ít liên hệ cá nhân trong một đơn vị thời gian xác định và ít thể hiện tính ẩn danh; thứ hai, phân công lao động không phát triển, vì có ít nghề nghiệp và ít có sự thay đổi trong các vai trò xã hội; thứ ba, cộng đồng thuần nhất hơn so với xã hội thành thị; thứ t−, hệ thống địa vị dựa trên các quan niệm cá nhân và là cái đ−ợc gán cho chứ không phải do cá nhân đạt đ−ợc, kèm theo đó là những hạn chế về tính di động xã hội. Cuối cùng, do tính ẩn danh thấp hơn, nên sự sai lệch chuẩn mực trong cộng đồng nông thôn không xảy ra th−ờng xuyên nh− ở thành thị. Việc quy tất cả những khác biệt về văn hóa thành vấn đề mật độ và quy mô tỏ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Bùi Quang Dũng 5 ra ít sức thuyết phục; mặt khác, cách làm này cũng không giúp cho việc khái quát hóa các hệ thống văn hóa, bao gồm các giá trị và khuôn mẫu. Có lẽ hai tiêu chí này sẽ vận dụng tốt hơn trong phân tích khi ng−ời ta chỉ giới hạn vào những vấn đề nhân khẩu hay vào tổ chức xã hội. Và nh− Konig nhận xét, chỉ riêng các quan hệ thuần tuý số l−ợng thì không sao lý giải đ−ợc hiện t−ợng thành phố; bởi bản chất của cộng đồng thành thị không phải ở mật độ tập trung mà là ở phong cách sống riêng biệt của c− dân thành thị (Konig R., 1972). Xã hội nông thôn có những sự khác biệt lớn trong tổ chức xã hội và trong nền văn hóa của nó, bằng chứng là tồn tại nhiều kiểu loại điển hình nh− “nguyên thuỷ”, “du c−”, và “nông dân”, v.v... Nhiều học giả đồng nhất tổ chức xã hội phong kiến với xã hội nông thôn và coi đấy nh− một kiểu loại khác với cả nông thôn và đô thị. Xã hội nông dân Marx phân biệt các hình thái xã hội dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau. Về đại thể, theo ông, sự phân biệt quan trọng nhất là giữa các xã hội nông nghiệp tiền t− bản và các xã hội công nghiệp. Marx còn phân chia nhỏ hơn nữa thành nhiều loại hình xã hội nông nghiệp căn cứ trên các chế độ sở hữu khác nhau: sở hữu tự do của nông dân, sở hữu phong kiến, sở hữu của nhà n−ớc, v.v Điểm chung của các xã hội nông nghiệp tiền t− bản này là tình trạng thống trị của nông nghiệp và chế độ sở hữu ruộng đất, và mục đích kinh tế giới hạn ở việc tái sản xuất ra các thành viên của cộng đồng. Về một nghĩa nào đó thì hai kiểu xã hội này đều là đối t−ợng nghiên cứu trong các công trình của Emile Durkheim, Max Weber và Ferdinand Tonnies. Durkheim và Weber, dù có sự khác nhau về ph−ơng pháp luận liên quan tới vấn đề này, nh−ng cả hai đều sử dụng thuật ngữ "xã hội cổ truyền" và "xã hội công nghiệp" nh− là đối lập chủ yếu nhất xét về mặt loại hình. Về phần mình, Tonnies cũng coi việc xác lập kiểu loại đó là quan trọng đối với xã hội học và ông đem đối lập giữa hai loại quan hệ xã hội chủ yếu: cộng đồng và hiệp hội. Liên quan tới chủ đề này, Robert Redfield đề xuất một sơ đồ gọi là xã hội dân gian (folk society) đối lập với xã hội đô thị (urban society). Xuất phát từ một quan điểm khác, Georges Friedmann đối lập "môi tr−ờng kỹ thuật" với "môi tr−ờng tự nhiên", và ông là một trong những ng−ời đầu tiên, khi tiến hành những nghiên cứu về xã hội công nghiệp, đã chứng minh lô gích của đời sống công nghiệp đã ràng buộc ng−ời công nhân Mỹ giống nh− ràng buộc ng−ời công nhân Nga nh− thế nào, và ông đã phác thảo ra khái niệm "xã hội công nghiệp" (Dẫn theo Mendras, 1969). Sự đối lập giữa xã hội nông nghiệp và công nghiệp sẽ còn đ−ợc tiếp tục phát triển với cách tiếp cận phân biệt truyền thống - hiện đại. Các học giả cho rằng thành viên của các xã hội hiện đại đ−a ra đ−ợc những ý t−ởng mới, có triển vọng hơn những thành viên xã hội cổ truyền. Xã hội hiện đại đ−ợc đặc tr−ng bởi sự phát triển công nghệ với sự phân công lao động phức tạp, tỷ lệ biết chữ cao và sự phổ biến của nền giáo dục chính thức, các mối quan hệ xã hội có tính phổ quát toàn thế giới, và tính hợp lý kinh tế. Xã hội này còn có một hệ thống truyền thông rất phát Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn 6 triển, đem lại khả năng tiếp cận vốn tri thức rộng lớn và tạo sự liên kết cao trong toàn bộ hệ thống xã hội. Những điểm sau đây là chủ yếu để phân biệt xã hội cổ truyền với xã hội hiện đại: 1. Sự lẫn lộn giữa gia đình và xí nghiệp và việc không tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa "lao động" với "không lao động"; 2. Việc phân phối các nhiệm vụ do các cơ cấu xã hội quy định và vì vậy nó biến đổi một cách đáng kể từ xã hội này đến xã hội khác. Thông th−ờng các nhiệm vụ đ−ợc phân phối gắn liền với giới tính, lứa tuổi và hệ thống thân tộc (đôi khi là đẳng cấp); 3. "T− bản" không tồn tại theo định nghĩa về "công nghiệp"; 4. Việc tính toán kinh tế thực chất là không tồn tại; điều đó giả định những tính hợp lý khác nh− tín ng−ỡng, giá trị, v.v; 5. Xã hội tự cấu thành các tế bào, hẹp và th−ờng thu vào một lãnh thổ nhất định. Những "xã hội nông dân" có đặc tr−ng riêng biệt so với các xã hội cổ truyền khác, là vì nó phụ thuộc rất nhiều vào xã hội tổng quát. Eric Wolf định nghĩa t−ơng tự về nông dân, theo học giả này thì nông dân là ng−ời lệ thuộc vào những hình thức chính trị và kinh tế cao hơn. Nói cách khác, theo cách diễn đạt của Redfield, thì chừng nào mà không có thành thị thì không có nông dân. Nông dân đ−ợc xác định trong quan hệ với xã hội chung quanh, khi mà Rome còn là thành thị của những ng−ời làm ruộng, thì đó là một xã hội nông nghiệp (cổ truyền); còn khi Rome áp đặt đế chế của nó đến các thành thị nông nghiệp khác thì nó trở thành xã hội nông dân. T−ơng tự, sau thời đại Carolingieuse (dòng vua n−ớc Pháp) thì hiến pháp phong kiến chuyển thành điều kiện của ng−ời nông dân. Các cộng đồng nông dân phải phục tùng quyền lực từ bên ngoài, và họ phải cung cấp l−ơng thực, thực phẩm, trích từ nền kinh tế tự cung tự cấp của họ. Mỗi một nông dân phải mang đến lâu đài một phần mùa màng của mình, phải đến đó làm lao dịch và đóng thuế cho chính quyền trung −ơng. Kinh tế nông dân vừa phải cung cấp cho việc sinh tồn của làng xã vừa phải trích ra để nuôi sống cả xã hội. Redfield đem đối lập xã hội nông dân với các xã hội mà ông gọi là "nguyên thủy" (theo nghĩa của thế kỷ XVIII) và các xã hội công nghiệp. Những ng−ời nguyên thủy sống trong một tập thể giới hạn, cắt đứt với thế giới bên ngoài- cái thế giới mà họ không tham dự vào, ngoài chiến tranh và đổi chác. Xã hội này tồn tại bằng những cái do các thành viên của nó sản xuất ra và hoàn toàn không có sự phân phối chuyên môn các nhiệm vụ, mọi ng−ời đều tham gia vào việc kiếm sống; mọi ng−ời đều biết nhau, vị trí và nhiệm vụ của một ng−ời nào đó đ−ợc xác định bằng quan hệ họ hàng, giới tính và tuổi tác. Trong khi đó, ng−ời lao động nông nghiệp sống trong một xã hội công nghiệp, "đại chúng", ở đó các nhóm địa ph−ơng không hề độc lập với các nhóm và tổ chức khác mà chúng tạo thành cái mắt xích cuối cùng của mạng l−ới hành chính - chính trị. Sản xuất nông nghiệp do thị tr−ờng quy định và đ−ợc tiến hành bởi các nông trại gia đình nh−ng không có tính chất tự cung tự cấp, tiêu dùng gia đình gắn liền với sản xuất th−ơng mại hóa. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Bùi Quang Dũng 7 C− xử luận truyền thống Đặc điểm Nguyên thủy Nông dân Ng−ời lao động nông nghiệp Tự trị của các nhóm địa ph−ơng hoàn toàn t−ơng đối không Tự sinh tồn hoàn toàn sản xuất gấp đôi dành cho việc trích nộp không Chuyên môn hóa các nhiệm vụ không yếu mạnh Phân công lao động dòng họ, giới và tuổi nhóm gia đình công nghệ và thị tr−ờng Hiểu biết lẫn nhau có có không ở bên trong nhóm có n−ớc đôi không Hòa hợp với thế giới bên ngoài không có không Nguồn: Mendras, 1976. Theo Mendras, khác với ng−ời nguyên thủy và ng−ời lao động nông nghiệp, kiểu hình lý t−ởng của xã hội nông dân có thể xác định bằng năm đặc tính. Thứ nhất, đó là tính tự trị t−ơng đối của các nhóm nông dân trong quan hệ với xã hội xung quanh; thứ hai là tầm quan trọng về mặt cấu trúc của nhóm gia đình trong việc tổ chức đời sống kinh tế và đời sống xã hội; thứ ba, hệ thống kinh tế t−ơng đối tự chủ, không phân biệt tiêu dùng và sản xuất và không có quan hệ với nền kinh tế xung quanh; thứ t−, các nhóm địa ph−ơng hiểu biết lẫn nhau và chỉ có mối quan hệ yếu với các nhóm bao quanh; và cuối cùng, các thân hào và chức sắc đóng vai trò hòa giải giữa các nhóm nông dân với xã hội bao quanh (Mendras, 1976). Xã hội học nông thôn Mặc dù việc nhìn nhận xã hội học nông thôn với t− cách là một bộ môn khoa học đã từng là mối quan tâm lớn trong nhiều thế kỷ, nh−ng quan niệm của nhiều lý thuyết gia cổ điển thế kỷ XIX đã dẫn tới sự phân cực mà cho đến nay vẫn còn tiếp diễn (Summer, 1991). Có hai quan điểm chiếm −u thế (dù chúng cũng có không ít hạn chế), và đã để lại dấu ấn sâu sắc trong t− duy xã hội và trong nền văn học ph−ơng Tây. Quan điểm thứ nhất ngợi ca cuộc sống nơi thôn dã với tính chất ngây thơ hồn nhiên của ng−ời dân quê. Quan điểm thứ hai bắt nguồn từ thời kỳ Khai sáng và chủ nghĩa duy lý ph−ơng Tây hiện đại, nó coi nét đặc sắc về kỹ nghệ và tổ chức của đời sống công nghiệp thành thị là hơn hẳn tình trạng lạc hậu vốn có của khu vực nông thôn. Hai quan điểm truyền thống này hầu nh− đã ảnh h−ởng tới toàn bộ các học thuyết xã hội lớn của thế kỷ XIX. Một số nhà lý thuyết, điển hình là Durkheim và sau đó là Karl Marx, đã nhìn sự phức tạp trong nền công nghiệp đô thị nh− là tâm điểm của nền văn minh mới xuất hiện sau những biến đổi xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp. Xã hội nông thôn, theo cách nhìn này, bị coi là tàn d− của xã hội tiền công nghiệp và ngày càng bị xếp vào nhóm thứ yếu. Các nhà lý thuyết khác nh− Tonnies cùng với những ng−ời giải thích quan điểm Tonnies đầu thế kỷ XX xem sự xuất hiện các thành thị của chủ nghĩa t− bản công nghiệp t−ợng tr−ng cho sự tan rã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn 8 của nền văn minh. Cả hai quan điểm này in dấu đậm nét trong t− duy xã hội của ph−ơng Tây và hiện còn tiếp tục định h−ớng triển vọng của xã hội học nông thôn với t− cách một bộ môn khoa học. Xã hội nông thôn là một lĩnh vực nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và từ đó trở thành một môn học độc lập. Các nhà địa lý học- những ng−ời phân tích mối quan hệ giữa con ng−ời với môi tr−ờng tự nhiên và việc phân bổ không gian của các nhóm ng−ời- đã bắt đầu những nghiên cứu của mình từ xã hội nông thôn. Nền kinh tế nông nghiệp là một ngành của kinh tế chính trị. Lịch sử xã hội rất quan trọng trong việc mô tả đời sống của ng−ời nông dân ở một thời kỳ mà nông nghiệp là hoạt động chủ yếu của con ng−ời. Những nhà dân tộc học nghiên cứu cái mà ta th−ờng gọi là "cơ cấu cổ truyền", ở đó việc sản xuất l−ơng thực và thực phẩm là việc làm th−ờng nhật của con ng−ời. Cuối cùng, cả những ng−ời dân thành phố và những ng−ời ở nông thôn đều là mối quan tâm của các nhà tâm lý học và các nhà dân số học. So sánh với các bộ môn khoa học khác thì xã hội học nông thôn ứng dụng nhiều hơn vào giải quyết các vấn đề xã hội. Bằng cách tập trung nghiên cứu biến đổi xã hội và các vấn đề gắn liền với nó, môn xã hội học nông thôn không chỉ là của một ngành tri thức, mà nó th−ờng bao gồm một số khía cạnh của các khoa học khác nh− tâm lý học xã hội, khoa học chính trị, kinh tế và nhân học. Xã hội học nông thôn nghiên cứu tổ chức xã hội và các quá trình xã hội đặc tr−ng cho những khu vực địa lý có dân số t−ơng đối nhỏ và mật độ thấp (Summer, 1991). Vì vậy, xã hội học nông thôn có thể đ−ợc định nghĩa là xã hội học về xã hội nông thôn. Các xã hội nông thôn không thể tồn tại biệt lập, do đó xã hội học nông thôn cũng gắn kết xã hội nông thôn với xã hội tổng thể; nó cũng liên quan tới tổ chức không gian và những quá trình làm nên sự phân chia không gian xã hội về ph−ơng diện dân số và hoạt động sống. Các nhà xã hội học nông thôn phải đảm đ−ơng hai nhiệm vụ, một mặt họ phải nghiên cứu các khía cạnh xã hội liên quan đến chuyên môn của họ, và mặt khác phải tiến hành công việc này gắn liền với các nghiên cứu khoa học hữu quan. Vấn đề này diễn ra tại hầu hết các n−ớc có truyền thống nông nghiệp, đặc biệt là ở Pháp. Xã hội nông thôn có một tính độc lập nhất định đối với xã hội tổng thể và khó có thể thu hẹp lại thành một nhóm nghề nghiệp hay một lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, ở Mỹ, xã hội học nông thôn lại chỉ là môn xã hội học về tình trạng không còn ng−ời nông dân nữa (chỉ có những nhà dân tộc học quan tâm tới nông dân nh− là một môn khoa học so sánh về giới nông dân). Tại Mỹ, các nhà xã hội học nông thôn có tới hàng nghìn cộng tác viên bao gồm các chuyên gia của từng lĩnh vực xã hội học hay tâm lý học xã hội. Xã hội học nông thôn Mỹ nghiên cứu nhiều về các thái độ đối với những đổi mới, các giá trị, quá trình du nhập công nghệ mới vào nông thôn; thậm chí ở đó còn xuất hiện môn xã hội học nông nghiệp để có thể so sánh với xã hội học công nghiệp. Trong khi xã hội học nông thôn, d−ới dạng đã đ−ợc thể chế hóa, bắt nguồn từ Mỹ, thì nó lại phát triển ở những khu vực khác trên thế giới, đặc biệt từ sau Thế Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Bùi Quang Dũng 9 Chiến thứ Hai. Rõ ràng điều đó chủ yếu xuất phát từ những nỗ lực tiến tới hiện đại hóa ở nhiều quốc gia giành đ−ợc độc lập từ sau những năm 1950. Ngoài Bắc Mỹ, các cuộc điều tra xã hội học về xã hội nông thôn th−ờng đ−ợc coi là nghiên cứu nông dân, nghiên cứu phát triển hay nghiên cứu làng xã hơn là xã hội học nông thôn. Hơn nữa, một số khía cạnh của phân tích xã hội học nông thôn liên quan chặt chẽ với các nguyên tắc của các khoa học xã hội khác, chẳng hạn các khuôn mẫu định c− liên quan đến địa lý học nhân văn, gia đình và hệ thống thân tộc quan hệ với nhân chủng học xã hội, chiếm hữu ruộng đất cùng với các hệ thống canh tác gắn với kinh tế học nông nghiệp. Các nhà xã hội học nông thôn phải áp dụng những ph−ơng pháp nghiên cứu riêng đối với từng cấu trúc xã hội (Mendras, 1976). Với một ngôi làng hay là một khu vực nhỏ t−ơng đối độc lập, thậm chí "tự trị", ng−ời ta phải ở trong đó thì mới có thể hiểu đ−ợc sự liên kết của nó. Những nghiên cứu khái quát liên quan đến một chủ đề nào đó của một vùng lãnh thổ rộng lớn, sẽ không thể thực hiện có hiệu quả tại một vùng lãnh thổ nhỏ; làm nh− thế có nghĩa là đặt một vấn đề tổng quát trong một phạm vi cụ thể. ý thức nông dân tất nhiên sẽ bị ảnh h−ởng bởi những điều kiện nơi anh ta sống, do đó cần phải phân tích các điều kiện cụ thể này để có thể hiểu đ−ợc nền văn hóa nông dân. Ta hiểu tại sao một bản chuyên khảo về làng hoặc một địa ph−ơng lại có thể trở thành ph−ơng pháp hiệu quả đối với các nhà xã hội học nông thôn. Tâm lý học xã hội, sản phẩm của nền văn minh công nghiệp và thành thị, có thể đ−ợc sử dụng trong các xã hội nông thôn nơi ng−ời ta hiểu biết lẫn nhau. Sau cùng, trở lại với lịch sử là điều cần thiết đối với các nghiên cứu về xã hội nông nghiệp truyền thống ngay cả khi chúng đang phát triển nhanh chóng. Cần thận trọng với những kỹ thuật thống kê đ−ợc phát triển rất tinh vi hiện nay khi đem nó từ môi tr−ờng đô thị công nghiệp để áp dụng vào một xã hội nông nghiệp. Các câu hỏi điều tra trên giấy th−ờng xuyên cho một hiệu quả t−ơng đối thấp, đặc biệt là trong xã hội nông thôn nơi có những e ngại nhất định về giấy tờ; trong khi đó, việc phỏng vấn đối với những thành viên của xã hội này lại th−ờng không quá khó khăn. Các cuộc điều tra vốn khá thông dụng đối với xã hội công nghiệp nơi ng−ời ta th−ờng xuyên tiếp xúc với ng−ời lạ, lại có thể trở nên không bình th−ờng trong xã hội nông thôn, nơi mà ng−ời ta phân biệt rất rõ quan hệ giữa những ng−ời trong làng với nhau và giữa ng−ời làng với ng−ời lạ. Hơn nữa, ng−ời điều tra th−ờng là những ng−ời ở thành phố, có học thức; còn đối tác là những ng−ời nông dân, có vị trí xã hội thấp hơn, do đó khó có thể có một cuộc đối thoại theo ý muốn. Cuối cùng, cũng khó có thể nói chuyện riêng với ng−ời cần điều tra bởi sự xuất hiện của vợ, bố mẹ hay là con cái của họ không để cho họ có quyền tự do trò chuyện. Đối với một ng−ời thành thị, việc nêu ra ý kiến về bất kỳ một vấn đề gì là một điều bình th−ờng, thậm chí đó là cách thức duy nhất để làm quen với ng−ời khác. Còn trong xã hội nông thôn, cung cách ứng xử thể hiện ngay ý thức sâu xa của một cá nhân. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn Xã hội nông nghiệp, nông dân và xã hội học nông thôn 10 Tài liệu tham khảo 1. Badie Bertrand, 1979: Sociologie Politique, Press Universitaires de France. 2. Bray, F., 2000: "Những mụ hỡnh tiến hoỏ ở cỏc nước nụng nghiệp trồng lỳa", trong Một số vấn đề về nụng nghiệp, nụng dõn và nụng thụn ở cỏc nước và Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 3. Breman, J và đồng nghiệp, 1997: The Villages in Asia Revisited. Oxford University Press. 4. Bựi Quang Dũng, 1996: Sự phỏt triển xó hội của nụng thụn Bắc Việt Nam trong điều kiện chuyển qua kinh tế thị trường. Mascơva (tiếng Nga). 5. Buttel, Frederick H, Olaf F. Larson, và Gilbert W. Gillespie J., 1990: The Sociology of Agriculture. Westport, Conn: Greenwood Press. 6. Collin, B and Howard, N. 1972. Community Studies: An Intruduction to the Sociology of the Local Community. New York: Praeger. 7. Gilbert, J. 1982. "Rural Theory: The Grounding of Rural Sociology". Rural Sociology 47 (Winter): 609-533. 8. Gourou, P., 1972: La Terre et L'homme en Extrờme- Orient. Paris, Flammarion. 9. Hofstee, E., 1963: "Rural Sociology in Europe". Rural Sociology 28(3):329-341. 10. Konig, R., 1972: Sociologie. Flammarion, editeur, Paris. 11. Le Bras, G. et al., 1966: Aspects de la Sociologie Francaise, Les editions ouvriers. 12. Meillassoux, C., 1979: Femmes, Greniers and Capitaux. Francois Maspero. 1, place paul-painlevộ, Paris. 13. Mendras, H., 1976: Societe Paysannes. Armand Colin- collection, Paris. 14. Mendras, H., 1966: Sociologie Rural, trong: Aspects de la sociologie Francaise, Les editions ouvriers. 15. Mendras, H., 1969: Rural Sociology in France. Paris: Mouton. 16. Olaf F. Larson, 1972: Rural Society trong International Encyclopedia of the Social Sciences (volume 13,14). Macmillan and Free Press. New York. 17. Oxford Dictionary of Sociology. 1998. (Marshall G. chủ biờn) Oxford University Press. 18. Perreaul Denis, 1989: Xó hội học nụng thụn - một sự tỏi định nghĩa trong Xó hội học nụng thụn (tài liệu tham khảo nước ngoài). Tụ Duy Hợp (chọn lọc, giới thiệu). Nhà xuất bản Khoa học xó hội. Hà Nội - 1997. 19. Redfield, R., 1955: The Little Community. University of Chicago press: Chicago. 20. Richards, R., 1978: Urbanization of Rural Areas trong David Street và Associates (chủ biờn), Handbook of contemporary Urban Life. San Francisco: Jossey-Bass. 21. Roger, Evertt và đồng nghiệp, 1987: Social change in Rural Societies, Prentice Hall, Engiewood Cliffs. 22. Sorokin, PA và Zimmerman, C. 1929. Principles of Rural- Urban Sociology. New York: Henry Holt. 23. Summer F. Gene, 1991: Rural sociology trong Encyclopedia of Sociology. Borgatta Edgar. F , Borgatta L. Marrie. volume 3. Macmillan Publishing Company. 24. Toynbee, A., 2002: Nghiờn cứu lịch sử - Một cỏch diễn giải. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội. 25. Tụ Duy Hợp (chọn lọc, giới thiệu). 1997. Xó hội học Nụng thụn (tài liệu tham khảo nước ngoài). Nhà xuất bản Khoa học xó hội, Hà Nội. 26. Warner, W Keith: Rural Society in a Post-Industrial Age. Rural Sociology 39 (3): 306-317, 1974. 27. Wolf, E., 1966: Peasants. Prentice- Hall (foundation of modern anthropology series). 28. Wolf, E., 2000: Giai cấp nụng dõn và cỏc vấn đề của nú trong Một số vấn đề về nụng nghiệp, nụng dõn và nụng thụn ở cỏc nước và Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới. Hà Nội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2006_buiquangdung_5617.pdf
Tài liệu liên quan