Xã hội học và chính sách xã hội (Bùi Thế Cường)

Tài liệu Xã hội học và chính sách xã hội (Bùi Thế Cường): Xã hội học, số 4 - 1986 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI XÃ HỘI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÙI THẾ CƯỜNG Trong khoảng 15 - 20 năm trở lại đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về chính sách xã hội. Cần nói ngay rằng, cho đến nay chưa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm “chính sách xã hội”. Điều này dễ hiểu, vì rằng, một mặt, mỗi nước có một thực tiễn xã hội khác nhau, mặt khác, những bước nhận thức khoa học đầu tiên bao giờ cũng là giai đoạn phát triển khái niệm theo chiều rộng. Tuy nhiên, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, con người không hề chờ đợi có một định nghĩa đầy đủ của các nhà bác học rồi mới hành động. Ngược lại, con người nhận thức khái niệm thông qua thực tiễn. Ở đây cũng vậy, mỗi người dân bình thường đều hình dung được rất rõ ràng về một lĩnh vực hoàn toàn xác định mà ngôn ngữ chính thức gọi là “chính sách xã hội”. Có thể ghi nhận rằng, nội dung và hình thức của chính sách xã hội được nghiên cứu khá r...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học và chính sách xã hội (Bùi Thế Cường), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 - 1986 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI XÃ HỘI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÙI THẾ CƯỜNG Trong khoảng 15 - 20 năm trở lại đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về chính sách xã hội. Cần nói ngay rằng, cho đến nay chưa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm “chính sách xã hội”. Điều này dễ hiểu, vì rằng, một mặt, mỗi nước có một thực tiễn xã hội khác nhau, mặt khác, những bước nhận thức khoa học đầu tiên bao giờ cũng là giai đoạn phát triển khái niệm theo chiều rộng. Tuy nhiên, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, con người không hề chờ đợi có một định nghĩa đầy đủ của các nhà bác học rồi mới hành động. Ngược lại, con người nhận thức khái niệm thông qua thực tiễn. Ở đây cũng vậy, mỗi người dân bình thường đều hình dung được rất rõ ràng về một lĩnh vực hoàn toàn xác định mà ngôn ngữ chính thức gọi là “chính sách xã hội”. Có thể ghi nhận rằng, nội dung và hình thức của chính sách xã hội được nghiên cứu khá rộng rãi và phong phú, song cho tới nay, việc trình bày chúng chưa đạt tới một trật tự bên trong rõ ràng, nói cách khác, chưa có một cách nhìn lý thuyết chặt chẽ. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, Ba Lan đã quan tâm rất sớm đến chính sách xã hội. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến thế giới, bộ môn chính sách xã hội đã phát triển khá mạnh mẽ ở Ba Lan. Trong phần nhập đề cuốn chuyên khảo Chính sách xã hội, các tác giả Ba Lan xác định: “Chính sách xã hội - đó là hoạt động có mục đích của Nhà nước và các chủ thể khác trong lĩnh vực hình thành điều kiện sống của dân cư và hình thành các quan hệ giữa các cá nhân. Chúng ta hiểu khái niệm “điều kiện sống của dân cư” bao gồm cả điều kiện sinh hoạt lẫn điều kiện lao động; còn khái niệm “quan hệ giữa các cá nhân” là hệ thống các quan hệ giữa người và người ở nơi làm việc, cũng như nơi cư trú” (1). Cộng hòa dân chủ Đức cũng có một sự quan tâm lâu dài bà đặc biệt đối với chính sách xã hội. Một nhà xã hội học Cộng hòa Dân chủ Đức đã chứng minh rằng ngay từ thế kỷ XIX, Đảng Xã hội - dân chủ Đức đã có một chiến lược chính sách xã hội dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ của kinh tế học và xã hội học về điều kiện sống của giai cấp công nhân Đức (2). 1 Tập thể tác giả: Chính sách xã hội. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.7. 2 Xem Uwe Kooch: Tư tưởng xã hội học và chính sách xã hội của Đảng Xã hội-dân chủ Đức, trong: Soziologie und Soztalpolitik, số 3, 1982. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 42 BÙI THẾ CƯỜNG Tiếp tục truyền thống đó, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức coi trọng phát triển nghiên cứu chính sách xã hội và vận dụng nhất quán nguyên tắc thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Trong một bài viết có tính cách khái quát các tri thức đã đạt được về chính sách xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Đức những năm gần đây. G.Winkler xác định: “Dưới điều kiện xã hội chủ nghĩa, với tính cách là bộ phận hợp thành không thể tách rời trong chính sách của giai cấp công nhân lãnh đạo và bạn đồng minh của nó, chính sách xã hội Mác - Lênin là hoạt động tích cực của các giai cấp và tầng lớp, của các tổ chức và cơ quan thuộc những giai cấp và tầng lớp này nhằm thực hiện những lợi ích và mục tiêu xã hội của mình. Chính sách xã hội là tổng thể những biện pháp và phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các công đoàn và các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm hình thành các quan hệ xã hội” (3). Các nhà nghiên cứu chính sách xã hội ở Hungari thường có xu hướng hình dung cụ thể về khái niệm này. Chẳng hạn, một tác giả viết: “Chính sách xã hội là bộ phận hợp thành của chính sách Nhà nước được xác định bởi những chuẩn mực đặc thù và nhằm giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với mục đích của Nhà nước. Nguyên tắc duy nhất của các chuẩn mực đặc thù này là: mỗi công dân hoàn thành theo khả năng của mình nghĩa vụ đối với xã hội, phải được bảo đảm mọi thứ cần thiết cho cuộc sống, thậm chí ngay cả trong trường hợp do lỗi của mình mà người đó không thể làm việc được nữa” (4). Các nhà khoa học Xô-viết đặt vấn đề chính sách xã hội trên quan niệm có tính chất lý luận rộng lớn. V.Z. Rôgôvin, một tác giả quen thuộc trong lĩnh vực chính sách xã hội, quan niệm rằng chính sách xã hội là một hướng chủ yếu trong hoạt động lập kế hoạch và quản lý của Đảng và Nhà nước nhằm vào một lĩnh vực rộng lớn và tương đối độc lập của đời sống xã hội, đó là các quan hệ xã hội. Mặt khác, tác giả coi lối sống xã hội chủ nghĩa là mục tiêu tổng quát nhất của sự phát triển xã hội. Rôgôvin dẫn lại ý kiến của V.X. Xêmênốp nói rằng: “Lối sống của con người là sự phản ánh tổng hợp tất cả những gì mà xã hội đã đạt được qua sự phát triển vật chất và tinh thần của mình và những gì mà xã hội đã có thể đem lại cho con người. Có thể nói rằng, lần đầu tiên trong một biểu hiện đại chúng đến như vậy, sự phát triển tự do và toàn vẹn của con người đã có được một tiêu chuẩn hoàn toàn thực tại và cụ thể là phương thức hoạt động, là lối sống với tất cả các đặc điểm của nó” (5). Rôgôvin quan niệm giữa chính sách xã hội và lối sống có một mối liên hệ trực tiếp: đối tượng của chính sách xã hội là lối sống trong tất cả mọi lĩnh vực của nó (6). Điểm qua những cách hiểu trên đây về chính sách xã hội, chúng ta thấy cần phải xem xét tỉ mỉ hơn nội dung của chính sách đó. 3 G. Winkler: Nhiệm vụ và chức năng của chính sách xã hội trong việc hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Các luận đề) trong: Soziologie und Sozialpolitik. Berlin, 1982, Heft 2. tr.1. 4 J. Rozsa: Chính sách xã hội ở Cộng hòa Nhân dân Hunggari, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1982, tr. 18. 5 V.S.Semenov: Cách mạng khoa học - kỹ thuật và vấn đề phát triển toàn vẹn và tự do của con người. trong Voprosy ftlosofi, 1978, số 7, tr. 84. 6 Xem V.Z. Rogovin: Chính sách xã hội trong xã hội chủ nghĩa phát triển, Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1980, tr.15 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Xã hội học 43 Các nhà nghiên cứu chính sách xã hội trong các nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế - xã hội chung của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát của giai cấp công nhân là xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính sách xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng, Nhà nước, công đoàn và các tổ chức xã hội khác nhằm hình thành điều kiện sống của nhân dân và quan hệ xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội. Mục tiêu của chính sách xã hội là tiến bộ xã hội, thể hiện ở chỗ bảo đảm thỏa mãn ngày càng tốt hơn và ngày càng đa dạng hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Bản thân mục tiêu đó khiến chính sách xã hội liên qnan chặt chẽ đến chính sách kinh tế và phát triển kinh tế. Do mối liên quan mật thiết này mà việc phân biệt chính sách xã hội, như là một lĩnh vực đặc thù trong chính sách Nhà nước nói chung, gặp nhiều khó khăn. Đây cũng chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến những quan niệm không đúng về chính sách xã hội trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã nêu ra ở trên. Trong thực tế, ở nhiều lĩnh vực rất khó phân biệt được đâu là chỗ kết thúc của chính sách kinh tế và đâu là chỗ bắt đầu của chính sách xã hội. Tuy nhiên, ranh giới khách quan này vẫn tồn tại, và việc nhận thức được rõ ràng ranh giới ấy có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động quản lý. Quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trước hết là ở chỗ chúng cùng theo đuổi những mục tiêu tổng quát nhất tượng trưng cho những khát vọng cơ bản của xã hội, trong đó có việc không ngừng nâng cao mức sống, tạo tiền đề cho việc thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của người lao động, nhưng việc tổ chức quá trình đó không phải là nhiệm vụ của nó. Hơn nữa, chính sách kinh tế chỉ có quan hệ trực tiếp đến việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, trong khi đó còn có cả một loạt những nhu cầu phi vật chất thiết yếu khác, những nhu cầu này thuộc phạm vi tác động của chính sách xã hội. Các tác giả Ba Lan nhận xét: “Nếu mục đích của chính sách kinh tế là sự phát triển được đo bằng mức thu nhập quốc dân theo đầu người, thì thước đo kết quả của chính sách xã hội là tiến bộ xã hội thực hiện ở chỗ thỏa mãn ngày càng tốt hơn và phong phú hơn các nhu cầu vật chất và phi vật chất của con người” (7). Cuốn chuyên khảo này còn dẫn lại ý kiến của K. Xêcômxki coi mục đích của chính sách kinh tế là tạo ra và gia tăng những nguồn của cải vật chất, trong khi đó chính sách xã hội hướng đến việc sử dụng hiệu quả các phương tiện vật chất nhằm nâng cao mức sống của nhân dân và phát triển các cơ sở và công trình xã hội, xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là thường xuyên hoàn thiện và bảo đảm những thay đổi có lợi trong lĩnh vực thỏa mãn mọi mặt các nhu cầu của xã hội và cá nhân (8). Việc phân biệt rõ rệt sự khác biệt giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội một lần nữa khẳng định rằng, giải quyết những vấn đề xã hội không phải là kết quả tất nhiên và tự động của phát triển kinh tế, nó là một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi những phương tiện và biện pháp riêng. Chính do vậy mà nhiều khi người ta quan sát thấy một xã hội ở vào thời điểm nào đó có những tăng trưởng kinh tế đáng kể, nhưng đời sống không đi lên và mọi người cảm thấy không hài lòng với mức độ xã hội thỏa mãn các nhu cầu của mình. “Giai đoạn trực tiếp thỏa mãn các nhu cầu, thực ra, không phải là toàn bộ chu trình các hoạt động cần thiết để nâng cao mức sống của đông đảo quần chúng. Song, chính giai đoạn này 7 Chính sách xã hội.... sách đã dẫn, tr. 6 - 7. 8 Như trên, tr. 23. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 44 BÙI THẾ CƯỜNG quyết định tính hiệu quả cuối cùng của các biện pháp tiến hành và làm nảy sinh những đánh giá về giá trị thực tế của chúng. Sai lầm ở giai đoạn này có thể dẫn tới những tổn thất đáng kể về phương tiện và khả năng” (9). Để làm rõ hơn nữa đối tượng của chính sách xã hội, cần nhấn mạnh rằng, nó chỉ quan tâm đến những nhu cầu quan trọng, những nhu cầu hàng đầu của mỗi thành viên xã hội. Do đó, một khái niệm rất quan trọng của chính sách xã hội là mức sống tối thiểu cần thiết về mặt xã hội, được quy định bởi trình độ phát triển xã hội cụ thể. Những biện pháp chính sách xã hội điển hình chính là những biện pháp nhằm xác định và bảo đảm ngưỡng tối thiểu của điều kiện sống, chẳng hạn như lương tối thiểu, các hình thức trợ cấp cho những nhóm xã hội có thu nhập thấp, các dịch vụ cơ bản (y tế, nhà nghỉ, v.v). Cần nói thêm rằng, phạm vi các nhu cầu quan trọng nhất mà chính sách xã hội phải hướng đến không chỉ thu hẹp vào những nhu cầu sinh hoạt vật chất có tính chất kinh tế. Nó còn bao gồm một loạt các nhu cầu xã hội phi vật chất, nhưng là một bộ phận không thể tách rời được trong hệ thống các nhu cầu hàng đầu của con người. Xét theo góc độ chính sách xã hội, đáng chú ý nhất là các nhu cầu được thừa nhận về mặt xã hội và được bảo đảm xã hội. Các nhu cầu xã hội của con người hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Do đó, giữa hệ thống nhu cầu và hệ thống các biện pháp chính sách xã hội tác động qua lại lẫn nhau rất chặt chẽ, việc thực hiện một nhiệm vụ chính sách xã hội có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu; ngược lại, một nhu cầu nhất định lại có thể đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp chính sách xã hội khác nhau. Chẳng hạn, việc thu xếp công ăn việc làm phù hợp với trình độ, vừa đem lại thu nhập, vừa đáp ứng nhu cầu tâm lý xã hội. Mặt khác, việc thu xếp công ăn việc làm kéo theo một loạt các biện pháp khác đảm bảo cơ cấu hạ tầng xã hội (nhà ở, nhà trẻ, y tế, cơ sở văn hóa, v,v...). Thực tế cho thấy việc thu hút sức lao động vào một cơ sở nào đó chỉ bằng cách tăng lương nhiều khi không đem lại kết quả. Chính chất lượng của những cơ sở xã hội của một xí nghiệp nào đó lại có vai trò đáng kể trong việc này. Ngày nay, người ta đã hiểu rằng nhiều khi điều kiện gửi con vào nhà trẻ đối với công nhân có ý nghĩa hơn tăng lương rất nhiều. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng vai trò của chính sách xã hội đối với kinh tế là ở chỗ nó bảo đảm những điều kiện xã hội chung không thể thiếu được của nền sản xuất. Ở trên, chúng ta đã ghi nhận rằng: chính sách xã hội nhằm điều tiết là hình thành các quan hệ xã hội, do đó việc làm rõ hơn khái niệm “quan hệ xã hội” cho phép xác định tỉ mỉ hơn nữa chính sách xã hội là gì. Theo M.N. Rútkêvích, các quan hệ xã hội là “một mặt , một khía cạnh nhất định của tất cả các quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cụ thể là những quan hệ bình đẳng và bất bình đẳng về địa vị trong xã hội” (10). Tiếp tục phát triển ý kiến này, V.Z. Rôgôvin viết: “Địa vị trong xã hội, hay địa vị sống là vị trí mà các cá nhân, các giai cấp và nhóm xã hội giữ trong hệ thống sản xuất xã hội, và xuất phát từ đó, những khả năng thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân, giai cấp và nhóm xã hội. Những mối quan hệ bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội được biểu hiện như là những khác biệt về mức độ phát triển và thoả mãn nhu cầu của các nhóm xã hội” (11). 9 Như trên tr. 15. 10 M.N. Rutkevich: Quan hệ xã hội và chính sách xã hội trong điều kiện chủ nghĩa xã hội phát triển, trong: Nauchny Kommanizm, 1978, số 3, tr. 18. 11 V.Z. Rôgôvin: sách đã dẫn, tr. 18. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 Xã hội học 45 Chức năng cơ bản của chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội là điều tiết những mỗi quan hệ, khắc phục từng bước những khác biệt xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội, trên cơ sở đó đảm bảo sự phát triển tự do và toàn diện của tất cả các thành viên xã hội. Đây cũng là chiếc chìa khóa để phân biệt chính sách xã hội với các lĩnh vực chính sách khác của Đảng và Nhà nước. Theo ý nghĩa này, chính sách xã hội tác động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, thể thao,v.v..., những tác động trên khía cạnh điều tiết sự bình đẳng và bất bình đẳng về địa vị xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp và nhóm xã hội. Sự phát triển của thực tiễn chính sách xã hội đặt ra yêu cầu hình thành và mở rộng việc nghiên cứu chính sách xã hội với tính cách là một bộ môn khoa học. “Trong những năm 70, ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa, các nghiên cứu trong lĩnh vực chính sách xã hội đã tạo thành một địa hạt công tác khoa học đặc biệt”(12). Các tác giả Ba Lan trong cuốn chuyên khảo nêu trên xem chính sách xã hội là một bộ môn khoa học độc lập, phát triển ở miền giáp ranh giữa xã hội học, dân số học và kinh tế học. Nó thuộc vào nhóm “các khoa học có tính chất ứng dụng thực tiễn và định hướng mục tiêu” (13). Iu. E. Vôncốp và V. Z. Rôgôvin xem những nghiên cứu chính sách xã hội là một trong những khía cạnh của xã hội học Mác - Lênin (14). Theo quan điểm của chúng tôi, khi xác định các nghiên cứu chính sách xã hội, cần chú ý đến những đặc điểm sau: Trước hết, nghiên cứu chính sách xã hội có tính chất liên ngành hết sức rộng rãi. Nó liên quan đến kinh tế học, xã hội học, dân số học, y học, giáo dục học, lão học, v.v... Khi hướng đến một lĩnh vực cụ thể nào đó, nghiên cứu chính sách xã hội không thể không sử dụng các kết quả cũng như phương pháp nghiên cứu của những bộ môn khoa học liên quan đến lĩnh vực ấy. Chính điều này phân biệt chính sách xã hội khoa học với chính sách xã hội dựa trên kinh nghiệm. Mặt khác, do chỗ các nghiên cứu chính sách xã hội, xét từ góc độ chung nhất, phải phát hiện những nhu cầu xã hội, điều kiện sống và thực trạng quan hệ xã hội của các giai cấp tầng lớp và nhóm xã hội, từ đó đề ra những biện pháp tác động đến những thực tế này, cho nên nghiên cứu chính sách xã hội là một nhiệm vụ của xã hội học. Có thể nghĩ rằng nghiên cứu chính sách xã hội là một chuyên ngành xã hội học ứng dụng. Những kết quả và phương pháp nghiên cứu của xã hội học là tiền đề trên đó nghiên cứu chính sách xã hội tiếp tục phát triển. Ngược lại, xã hội học không thể chứng tỏ chức năng xã hội của mình, nếu nó không được tiếp nối bằng các công thức nghiên cứu chính sách xã hội. Chính vì những lẽ nói trên mà nghiên cứu chính sách xã hội đã trở thành mục tiêu và yêu cầu quan trọng nhất của các công trình nghiên cứu xã hội học. 12 G. Winkler: sách đã dẫn, tr. 78. 13 Chính sách xã hộisách đã dẫn, tr. 9. 14 V. Z. Rôgôvin, sách đã dẫn, tr. 7 - 8. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_1986_buithecuong_3896.pdf