Xã hội học và chính sách xã hội

Tài liệu Xã hội học và chính sách xã hội: Xã hội học số 1 (85), 2004 15 Xã hội học và chính sách xã hội Bùi Đình Thanh Xã hội học là một môn khoa học ra đời cách đây hơn 150 năm và gắn với tên của Auguste Comte đ−ợc xem là ng−ời khai sinh ra môn khoa học đó. Sự xuất hiện xã hội học không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của sự phát triển khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Cho đến nay, ch−a ai thực hiện một trò chơi trí tuệ tính xem đã có bao nhiêu định nghĩa về môn xã hội học. Có thể số định nghĩa đó ch−a nhiều bằng định nghĩa về văn hóa (trên 250) nh−ng chắc chắn không phải là ít. Theo tôi, xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa con ng−ời với xã hội trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội: t− t−ởng, kinh tế, chính trị, văn hóa. Từ định nghĩa có tính chất chung nói trên, ngày nay không những Xã hội học đã khẳng định chỗ đứng và vai trò của nó trong hệ thống các môn khoa học xã hội mà còn có sự gắn kết bản lề với nhiều l...

pdf12 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học và chính sách xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (85), 2004 15 Xã hội học và chính sách xã hội Bùi Đình Thanh Xã hội học là một môn khoa học ra đời cách đây hơn 150 năm và gắn với tên của Auguste Comte đ−ợc xem là ng−ời khai sinh ra môn khoa học đó. Sự xuất hiện xã hội học không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của sự phát triển khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Cho đến nay, ch−a ai thực hiện một trò chơi trí tuệ tính xem đã có bao nhiêu định nghĩa về môn xã hội học. Có thể số định nghĩa đó ch−a nhiều bằng định nghĩa về văn hóa (trên 250) nh−ng chắc chắn không phải là ít. Theo tôi, xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa con ng−ời với xã hội trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội: t− t−ởng, kinh tế, chính trị, văn hóa. Từ định nghĩa có tính chất chung nói trên, ngày nay không những Xã hội học đã khẳng định chỗ đứng và vai trò của nó trong hệ thống các môn khoa học xã hội mà còn có sự gắn kết bản lề với nhiều lĩnh vực khoa học khác, với nhiều mặt của cơ cấu và tổ chức xã hội để hình thành sự phong phú các xã hội học chuyên ngành, nh− xã hội học cơ cấu xã hội, xã hội học lao động, xã hội học gia đình, xã hội học văn hóa, xã hội học lối sống, xã hội học pháp luật, xã hội học tội phạm, xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học giáo dục, xã hội học thanh niên, xã hội học phụ nữ, xã hội học ng−ời cao tuổi, xã hội học tôn giáo, xã hội học phát triển, xã hội học giới Ngày nay, trong Hội nghị do Xã hội học quốc tế tổ chức 4 năm một lần, đã có đến hơn 40 chuyên ngành xã hội học tham gia. Điều đó làm nổi bật một trong những đặc điểm của xã hội học là nó gắn bó hữu cơ với thực tiễn muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội. ở Việt Nam, Xã hội học là một môn khoa học xã hội còn t−ơng đối trẻ, so với các môn khoa học xã hội và nhân văn khác nh− Sử học, Văn học, Triết học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học Tuy nhiên, từ ngày ra đời năm 1977 đến nay, môn Xã hội học đã phát triển khá nhanh, cả về tổ chức và nội dung các đề tài nghiên cứu. Một trong những nội dung căn bản đó là sự gắn kết giữa xã hội học và chính sách xã hội. Từ ngày đất n−ớc chuyển từ nền kinh tế quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của Nhà n−ớc và theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa, đã có biết bao vấn đề xã hội mới mẻ và phức tạp nảy sinh đòi hỏi phải giải quyết bằng những chính sách có cơ sở khoa học. Đó chính là sự gắn kết giữa xã Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 16 hội học và chính sách xã hội. Đối với các nhà xã hội học, có vấn đề xã hội khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện xã hội có ảnh h−ởng tác động hoặc đe dọa đến chất l−ợng cuộc sống của họ (chất l−ợng cuộc sống ở đây hiểu theo nghĩa rộng) và đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo h−ớng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng (lớn hoặc nhỏ). Ngay từ đầu thế kỷ 20, nhà xã hội học ý Vilfredo Pareto, trong tác phẩm “Những hệ thống xã hội chủ nghĩa” (1902. Tập II, tr. 169) đã viết: “Vấn đề tổ chức xã hội không thể đ−ợc giải quyết bằng những lời hoa mỹ dựa trên một lý t−ởng ít hay nhiều mơ hồ về công bằng mà chỉ có thể bằng những nghiên cứu khoa học để tìm ra cách giữ tỷ lệ cân xứng giữa ph−ơng tiện và mục đích, và đối với mỗi con ng−ời, là tỷ lệ cân xứng giữa sự nỗ lực và nhọc nhằn với sự h−ởng thụ, làm thế nào để sự tối thiểu về nhọc nhằn và nỗ lực bảo đảm đ−ợc cho số l−ợng ng−ời đông nhất có thể có đ−ợc một cuộc sống dễ chịu tối đa”. Tiếp theo đó, với sự phát triển của môn xã hội học và sự đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề xã hội ngày càng lớn trong đời sống xã hội hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu đã đ−a ra những quan điểm nhận thức và lý luận gắn xã hội học với các chính sách xã hội. Có thể nêu lên một vài luận điểm tiêu biểu: Anthony Giddens, giáo s− xã hội học tại tr−ờng đại học Cambridge (Anh) và đã từng là hiệu tr−ởng tr−ờng Đại học Kinh tế London nổi tiếng phân tích: “Có một sự tham gia sâu của xã hội học vào việc hình thành những chính sách xã hội hoặc cải cách thực tiễn. T− t−ởng cho rằng việc nghiên cứu xã hội một cách có hệ thống có thể là một ph−ơng cách trực tiếp dẫn đến một trật tự ổn định từ cách nhìn theo những kịch bản cách mạng của chủ nghĩa Mác cho đến những hình thức mong muốn cải thiện thông th−ờng của khoa học xã hội, đó là một trong những nhân tố có ảnh h−ởng đến việc hình thành xã hội học (và các môn khoa học xã hội khác) sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong số những nhà nghiên cứu, ít nhất không phải là mác xít, sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học kinh tế đ−ợc chờ đợi nhằm biến đổi việc hoạch định chính sách trong chính phủ, và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh v−ợng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách đ−ợc xem nh− một công cụ, một ph−ơng tiện nhằm mục đích thực tế kiểm sát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả. Việc nghiên cứu xã hội xét về góc cạnh thực tiễn cho phép các nhà hoạt động chính sách hiểu biết thế giới xã hội một cách tốt hơn. Nh− vậy, rõ ràng là nghiên cứu xã hội học góp phần có hiệu quả vào việc hoàn thiện những mục tiêu chính sách trong nhiều lĩnh vực”1. 1 Anthony Giddens: Social theory and Modern Sociology (Lý thuyết xã hội và Xã hội học hiện đại). Nxb Polity Press Cambridge. 1987, tr. 44-46. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Đình Thanh 17 D−ới đây là khái niệm của nhà xã hội học Nga V.Z.Rôgôvin: “Với tính cách là một môn khoa học, chính sách xã hội là một lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thống về các quá trình xã hội quyết định hoạt động sống của con ng−ời trong xã hội, xét theo khả năng tác động quản lý đến các quá trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem chính sách xã hội nh− là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn, nh− là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận dụng thực tiễn những tri thức thu nhận đ−ợc nhằm mục đích quản lý các quá trình và các quan hệ ấy”2. Để mở rộng sự trao đổi ý kiến về một vấn đề khoa học ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của n−ớc ta, tôi xin đóng góp một nhận thức vào khái niệm chính sách xã hội. Phải chăng trong khái niệm chính sách xã hội, không thể thiếu những yếu tố hợp thành cơ bản sau đây: 1. Chủ thể đặt ra chính sách xã hội: tổ chức chính trị lãnh đạo. ở n−ớc ta là Đảng Cộng sản, Nhà n−ớc và các tổ chức hoạt động xã hội. 2. Nội dung các chính sách xã hội dựa trên những quan điểm, t− t−ởng chỉ đạo và và thể chế nào? 3. Các đối t−ợng của các chính sách xã hội (chung, riêng, đặc biệt) 4. Những mục tiêu nhằm đạt tới. Nói một cách nôm na là phải trả lời 4 câu hỏi: 1. Ai đặt ra chính sách xã hội? Chính sách xã hội luôn luôn gắn với chế độ chính trị-xã hội. Các xã hội phong kiến và t− bản đều có những chính sách xã hội phù hợp với bản chất của chúng. Mỗi chế độ xã hội đều có kế thừa những chính sách xã hội của chế độ cũ ở một mức độ nhất định và phát triển chúng, thậm chí thay đổi chúng hoàn toàn trong những điều kiện mới của lịch sử. ở n−ớc ta, chủ thể đặt ra các chính sách xã hội là tổ chức chính trị lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với sự tham gia của các tổ chức hoạt động chính trị xã hội, nh− Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật. Chủ thể đặt ra các chính sách xã hội có vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định, đồng thời phải thể hiện tinh thần trách nhiệm và năng lực lãnh đạo rất cao vì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, vì Nhà n−ớc Việt Nam là Nhà n−ớc “của dân, do dân và vì dân”. Các chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng phải thể hiện đầy đủ, nổi bật những bản chất đó. 2 V. Z. Rôgôvin: Chính sách xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển. Nxb Nauka Mátxcơva. 1980, tr. 10-11. Bản dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 18 2- Đặt chính sách xã hội cho ai? Đối t−ợng các chính sách xã hội không bị bó hẹp nh− tr−ớc đây mà mở rộng ra các tầng lớp nhân dân trong xã hội (công nhân, thợ thủ công, nông dân, sinh viên, trí thức, các nhà doanh nghiệp, trẻ em, ng−ời già, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc (đa số và thiểu số) các tôn giáo, ng−ời Việt định c− ở n−ớc ngoài, những quân nhân, những bậc lão thành cách mạng, những th−ơng binh, liệt sỹ, bà mẹ anh hùng, những ng−ời tàn tật, cô đơn, thậm chí những nạn nhân của các tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy...) 3. Nội dung các chính sách xã hội là gì? Chính sách xã hội bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, những lĩnh vực hoạt động đó lại liên quan đến các đối t−ợng khác nhau của sự phân tầng xã hội. Xem xét một cách tổng thể, có thể phác ra những nội dung cơ bản sau đây của chính sách xã hội: 1. Tái tạo tiềm năng nhân lực của đất n−ớc thông qua các chính sách về dân số, gia đình, bảo vệ sức khỏe con ng−ời, bảo hộ lao động, tổ chức nghỉ ngơi, giải trí cho các tầng lớp nhân dân, khắc phục các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn xã hội. 2. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc của xã hội với các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi tr−ờng (sinh thái và xã hội), sự phát triển của văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, hệ thống các tổ chức dịch vụ nhằm mục đích phục vụ cuộc sống tốt đẹp của con ng−ời 3. Giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất n−ớc, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, đào tạo và đào tạo lại ng−ời lao động dễ tiếp thu công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại và không ngừng nâng cao năng xuất lao động. 4. Tạo điều kiện cho xã hội ngày càng có nhiều khả năng và biết tiêu thụ những sản phẩm vật chất và tinh thần một cách đúng đắn, tiết kiệm, phù hợp với trình độ phát triển sức sản xuất của đất n−ớc và những chuẩn mực đạo đức, pháp lý của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. 5. Tạo nên sự hình thành mô hình lối sống xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm chủ yếu là sự phát triển toàn diện của các cá nhân kết hợp hài hòa với sự phát triển của cộng đồng trong sự bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc không ngừng đ−ợc bồi d−ỡng, nâng cao d−ới chế độ xã hội chủ nghĩa. 5. Chính sách xã hội nhằm mục đích gì? Việc trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào bản chất chế độ xã hội - chính trị của từng n−ớc. Đối với Việt Nam, câu trả lời đã hết sức rõ ràng. Cách đây 48 năm, trong bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính phủ hết sức chăm nom đến đời sống nhân Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Đình Thanh 19 dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống d−ới phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”3. Dựa trên những nhận thức, quan điểm nói trên, chúng tôi thử phác ra những nhiệm vụ cơ bản hoặc mục tiêu của chính sách xã hội nh− sau: 1. Tạo cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội những điều kiện sống ngày càng tốt hơn, nâng cao không ngừng phúc lợi vật chất, phát triển nền văn hóa và dân chủ xã hội chủ nghĩa. 2. Hình thành các nhu cầu mới ở con ng−ời theo các chuẩn mực ngày càng phù hợp với chủ nghĩa xã hội, tạo ra sự định h−ớng mới về giá trị, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển tài năng, trí tuệ đóng góp vào sự nghiệp chung của đất n−ớc. 3. Điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, hoàn thiện cơ cấu xã hội của xã hội mới, góp phần tích cực vào việc dần dần khắc phục sự khác biệt và khoảng cách giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Qua sự phân tích nói trên, khái niệm của chúng tôi về chính sách xã hội đ−ợc xác định nh− sau: Chính sách xã hội là sự cụ thể hóa, thể chế hóa các đ−ờng lối, chủ tr−ơng để giải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những t− t−ởng, quan điểm của chủ thể lãnh đạo phù hợp với bản chất chế độ xã hội- chính trị (ở n−ớc ta là Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con ng−ời và điều chỉnh các quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa con ng−ời với xã hội, h−ớng tới mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. (ở Việt Nam ngày nay là nhằm mục tiêu dân giàu n−ớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh). Để thực hiện đ−ợc đầy đủ những nội dung trên đây, chính sách xã hội phải gắn bó hữu cơ với những môn khoa học xã hội căn bản nh− triết học, xã hội học, kinh tế học, luật học, chính trị học, tâm lý học... Khi đi sâu nghiên cứu các chính sách xã hội về mặt lý luận, chúng ta cần suy nghĩ xem trong tiềm ẩn của các chính sách xã hội có những t− t−ởng triết lý-xã hội hay không, và nếu có thì là những t− t−ởng gì? Tham khảo tài liệu của n−ớc ngoài, chúng tôi thấy trong tác phẩm nghiên cứu về “Chính sách phúc lợi xã hội ở các n−ớc châu á, John Dickson, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách ở Canberra (úc) và các cộng tác viên của ông đã phân tích những t− tuởng triết lý - xã hội làm nền cho các chính sách xã hội ở các n−ớc châu á”. Theo các tác giả của công trình, xã hội Trung Quốc chịu ảnh h−ởng nhiều của 3 Hồ Chí Minh: Về chính sách xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 1995, tr. 50. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 20 Khổng giáo trong các chính sách phúc lợi xã hội; vai trò của gia đình đ−ợc coi trọng hơn là của Nhà n−ớc, những đức tính sống thanh đạm, tiết kiệm, tự lực cánh sinh đ−ợc đề cao. ấn Độ thì nhấn mạnh những giá trị tinh thần vào đạo đức của lòng từ thiện theo triết lý của đạo Hinđu và đạo Phật. Từ thời vua Asoka đã có những ng−ời làm công tác xã hội, theo tinh thần ấn Độ giáo gọi là Gopas nhằm giúp đỡ những ng−ời cơ nhỡ, khốn khổ. Thời đại Gupta đã có những nơi nuôi d−ỡng những ng−ời gặp trắc trở, rủi ro trong cuộc sống. ở Nhật Bản, tuy từ đầu thế kỷ 20, sau cuộc “Minh Trị duy tân” đã trở thành một n−ớc phát triển, hiện đại, nh−ng về mặt các chính sách xã hội vẫn chú trọng phát huy những truyền thống dân tộc nh− tinh thần tự lập, tính bền vững của gia đình, đạo đức trong việc làm, gắn sự trung thành của ng−ời lao động với các xí nghiệp, các công ty. ở Hàn Quốc, từ các triều đại Koryu (các thế kỷ X - XIV) đã nêu lên những nguyên tắc tôn trọng đời sống con ng−ời và chính sách công bằng, đã đề ra những hình thức t−ơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các cộng đồng khi gặp thiên tai hoặc các khó khăn trong đời sống. ở Philippin, trong thời kỳ tr−ớc khi bị Tây Ban Nha xâm chiếm, những cộng đồng gọi là barangayas hợp tác, giúp đỡ nhau về mặt xã hội với tinh thần bayanihan đ−ợc quy định trong các đạo luật Kalantiau và Maragtas ở Việt Nam, những chính sách xã hội cũng có những cơ sở triết lý của chúng. Tr−ớc hết, chúng tôi muốn nói về quan điểm nhân văn. Quan điểm nhân văn Các chính sách của Đảng và Nhà n−ớc ta, xét đến cùng đều nhằm mục đích phục vụ con ng−ời nên quan điểm nhân văn phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chính sách xã hội. ở Việt Nam, từ rất sớm, trải qua hàng ngàn năm phải luôn luôn đoàn kết để đấu tranh chống ngoại xâm và chống thiên tai, đã hình thành một truyền thống nhân ái sâu sắc trở thành tình cảm, đạo đức và phong tục văn hóa tốt đẹp. T− t−ởng nhân văn đ−ợc ghi lại trong những thành ngữ dân gian. Nó trở thành quan điểm xử thế của nhân dân, quan điểm yêu quý con ng−ời “th−ơng ng−ời nh− thể th−ơng thân”, “ng−ời là vàng, của là ngãi”, “một mặt ng−ời bằng m−ời mặt của”, “ng−ời là hoa của đất”... Truyền thống nhân ái đó cũng đ−ợc thể hiện ở những mức độ khác nhau trong các triều đại phong kiến tr−ớc đây, từ Tiền Lê qua Lý- Trần đến Hậu Lê. Các triều đại đó đã đề ra những chính sách xã hội đối với những ng−ời có công với n−ớc, những gia đình th−ơng binh, liệt sỹ, những ng−ời vợ góa, con côi, những ng−ời tàn tật, cô đơn, không nơi n−ơng tựa, và có những thể chế đ−ợc pháp luật hóa để nâng cao năng lực bộ máy quan chức, chống các tệ nạn xã hội nh− uống r−ợu, cờ bạc, nghiện thuốc phiện, hối lộ, tham nhũng. Nhắc lại, một số chiếu lệnh của Lê Thái Tổ về các chính sách xã hội ngay sau Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Đình Thanh 21 khi giải phóng đất n−ớc khỏi sự xâm l−ợc của nhà Minh và liên hệ với tình hình đất n−ớc hiện nay cũng là điều có ý nghĩa. Họp đại thần bàn việc n−ớc, lập lại công bằng trong sở hữu đất đai, Vua nói: “Ng−ời đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu. Thành ra không ai chịu hết lòng với n−ớc, chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi. Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, d−ới đến ng−ời già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên trở lên loại nào đ−ợc cấp bao nhiêu thì tâu lên...”. Để làm “trong sạch đội ngũ”, Vua ra lệnh: “Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc, th−ởng, phạt công tội không đúng, hay các đại thần, quan lại, t−ớng hiệu, quan chức trong ngoài không đúng phép tắc, nhận hối lộ, nhiễu hại l−ơng dân, thiên t− phi pháp thì phải lập tức dâng sớ đàn hặc ngay. Kẻ nào chỉ ngồi nhìn mà dung túng, chỉ giở trò vặt cùng là nói hão không đâu thì phải chiểu luật trị tội”. Và “trẫm đem việc quân, việc n−ớc quan trọng trao cho các ông. Thế mà các ông cứ điềm nhiên ngồi nhìn, không để ý tới, trên phụ lòng tin của triều đình, d−ới chẳng đoái th−ơng đến quân dân, sao lại trễ biếng chức sự quá thế? Nay ra chiếu này để răn bảo, nếu không biết sửa lỗi thì Nhà n−ớc còn pháp luật đó, chớ trách trẫm phụ bề tôi”4. Truyền thống nhân ái đó đã đ−ợc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Trong hiện thực lịch sử, do điều kiện kinh tế - xã hội quy định, do nhận thức và thực hiện sai lầm mô hình chủ nghĩa xã hội nhà n−ớc, ch−a thể nói rằng chủ nghĩa nhân văn cộng sản đã đ−ợc thực hiện tốt trên đất n−ớc ta, nh−ng cũng không thể phủ nhận thực tế là ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã ban hành hàng loạt chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức, giáo dục, y tế, văn hóa, các tôn giáo và các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa. Hiểu chủ nghĩa Mác Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin đ−ợc?”5. Chúng ta cần trở lại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) trong đó lần đầu tiên chính sách xã hội đ−ợc đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc. Nghị quyết ghi rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống của con ng−ời: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc. Coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con ng−ời trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. 4 Đại Việt sử ký toàn th− (tập 2). Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 1980, tr. 300. 5 Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 10, tr. 661-662. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 22 Tiếp theo đó, trong C−ơng lĩnh xây dựng dất n−ớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã nhấn mạnh thêm: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con ng−ời là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ph−ơng h−ớng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con ng−ời trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng tr−ởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu tr−ớc mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Nội dung nói trên chính là sự thể hiện t− t−ởng nhân văn của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là t− t−ởng cơ bản có tính chất quyết định đối với mọi chính sách xã hội đ−ợc hoạch định trong thời gian tr−ớc mắt cũng nh− trong chiến l−ợc lâu dài. Cùng với quan điểm nhân văn, còn có một số quan điểm cơ bản khác cần đ−ợc quán triệt trong việc xây dựng các chính sách xã hội. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay” ngày 28-03-1992 nhận xét: “Lý luận ch−a đi sâu, đi sát cuộc sống, ch−a ra khỏi tình trạng lạc hậu, ch−a đáp ứng những đòi hỏi của thực tế đổi mới. Công tác lý luận ch−a phục vụ tốt việc cụ thể hóa và phát triển đ−ờng lối, hoạch định các chính sách”. Nghị quyết nhấn mạnh một trong những ph−ơng châm lớn cần nắm vững là phải “gắn chặt lý luận với thực tiễn, giữa yêu cầu tr−ớc mắt với nhiệm vụ lâu dài, giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng”. T− t−ởng chỉ đạo nói trên của Đảng đặc biệt có ý nghĩa trong việc gắn kết các ch−ơng trình nghiên cứu các chính sách xã hội cụ thể với nghiên cứu lý luận xã hội học. Trong những năm qua, từ thực tiễn của việc khảo sát thực tiễn kết hợp với nghiên cứu lý luận trong việc thực hiện ch−ơng trình khoa học cấp Nhà n−ớc về “Đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội”, chúng tôi nhận thức sâu sắc chính sách xã hội phải là thành tựu của những sự nghiên cứu nghiêm túc khoa học xã hội, tr−ớc hết là xã hội học nhằm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội nóng bỏng đang đặt ra từ thực trạng kinh tế - xã hội của đất n−ớc ta hiện nay. Để chính sách xã hội có hiệu quả, có khả năng đi vào cuộc sống, cần có sự kết hợp chặt chẽ hữu cơ giữa những cơ quan nghiên cứu lý luận, những tổ chức Đảng và Nhà n−ớc có trách nhiệm hoạch định chính sách và những nhà hoạt động thực tiễn có nhiệm vụ xây dựng các cơ chế thích hợp đ−a các chính sách đó vào cuộc sống. Nh− vậy, giữa những cơ quan có chức năng khác nhau có một mối liên hệ gắn bó chung: đó là thực tiễn xã hội. Hơn ở đâu hết, đây là chỗ cần phải thể hiện đầy đủ ph−ơng châm mà Đại hội lần Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Đình Thanh 23 thứ VI của Đảng đã vạch ra: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, phân tích sự thật. Muốn thế, chỉ có tổng kết tốt thực tiễn mới phát triển đ−ợc lý luận (hiểu theo nghĩa đúng đắn nhất của nó là có tính sáng tạo). Nói nh− vậy thì dễ, nh−ng làm đ−ợc điều đó thì cực kỳ khó. Thực tiễn quá trình đổi mới của đất n−ớc ta đang diễn ra rất sôi động, đa dạng, không ai có thể cho rằng đã nắm bắt đ−ợc đầy đủ thực tiễn đó, ch−a nói đến việc còn khó khăn hơn là hiểu biết thực chất nội dung vận động của nó và dự đoán sự phát triển của nó ra sao? Mối đe dọa lớn nhất đối với mọi chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là tính khả thi kém hoặc không có tính khả thi. Điều đó bắt nguồn phần lớn từ thiếu quan điểm thực tiễn và thiếu hiểu biết lý luận xã hội học về những vấn đề xã hội đ−ợc đặt ra xem xét và tìm biện pháp giải quyết. Quan điểm lịch sử Mỗi chính sách xã hội đều là một sản phảm của đ−ờng lối chính trị trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khi lịch sử đã sang trang và những nhiệm vụ mới đặt ra cần có những chính sách xã hội mới phù hợp. Về lý thuyết là nh− vậy, nh−ng không phải bao giờ nhận thức con ng−ời cũng theo kịp những biến đổi xã hội, và nhất là khi đã có nhận thức mới cũng không dễ gì làm chuyển động nhanh chóng cả một xã hội đã quen nếp t− duy và nếp sống theo lối cũ. Cuộc hội thảo khoa học thực tiễn về đổi mới kinh tế xã hội năm 1994 ở Nghệ An do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối hợp với Tỉnh uỷ tổ chức cho thấy rõ cuộc đấu tranh chống t− t−ởng bảo thủ và đ−a t− duy mới vào cuộc sống khó khăn biết bao. Những nhận thức cũ, những thói quen cũ có sức ì dai dẳng và có thể trở thành vật cản cho sự nghiệp đổi mới, nhất là khi chúng chi phối t− t−ởng của những tổ chức và những ng−ời có trách nhiệm lãnh đạo và hoạch định chính sách xã hội. Trái lại, nhận thức mới cũng có khả năng đi quá đà, muốn đốt cháy giai đoạn và nh− vậy lại rơi vào chủ quan, duy ý chí, phê phán quá mức, thậm chí phủ nhận sạch trơn những chính sách xã hội đã một thời phát huy tác dụng. Biết tôn trọng lịch sử một cách đúng đắn vẫn là một quan điểm cần tuân theo trong việc nghiên cứu các chính sách xã hội. Quan điểm phát triển Mục tiêu cao nhất của mọi chính sách xã hội đều nhằm phát triển xã hội, đem lại đời sống tốt đẹp cho con ng−ời. Trong khoảng ba thập kỷ gần đây, Xã hội học phát triển là một trong những chuyên ngành xã hội học đ−ợc đề cập đến nhiều nhất. Hầu nh− không có vấn đề nào không đ−ợc gắn với phát triển: dân số và phát triển, tài nguyên, môi tr−ờng và phát triển, con ng−ời và phát triển, gia đình và phát triển T−ơng ứng với các lĩnh vực nghiên cứu đó, là sự phát triển lý luận và các chính sách xã hội đ−ợc nêu lên làm cho Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 24 nội dung nghiên cứu rất phong phú, đa dạng. Chúng tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, công cuộc phát triển phải gắn liền với giữ vững độc lập và chủ quyền, phải duy trì và phát triển đ−ợc bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc (hai nhân tố này gắn bó rất hữu cơ với nhau). Không có phát triển nếu không có bình đẳng và công bằng xã hội, không có sự tham gia hoạt động chính trị và xã hội của các tầng lớp nhân dân, dân chủ hóa sâu sắc đời sống xã hội cả về kinh tế và xã hội, không có phát triển nếu không có sự quan tâm và đề cao trách nhiệm bảo vệ môi tr−ờng (bao gồm cả môi tr−ờng sinh thái và môi tr−ờng xã hội). Tất nhiên, quá trình phát triển đó không một lúc nào xa rời mục tiêu xây dựng một Nhà n−ớc của dân, do dân, vì dân d−ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan điểm hệ thống, đồng bộ Các hoạt động của con ng−ời và xã hội là một mạng l−ới những quan hệ phức tạp đan xen chằng chịt vào nhau trong một chỉnh thể thống nhất, không hề có sự biệt lập tuyệt đối. Chính sách xã hội phải đ−ợc xây dựng trên cơ sở nhận thức khoa học về thực trạng của cơ cấu xã hội, thực trạng những mối quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa các nhóm và cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện tất cả những gì có liên quan trực tiếp đến con ng−ời, từ địa vị xã hội, điều kiện và nội dung hoạt động trong cuộc sống đến việc hình thành các nhu cầu, tâm lý, lợi ích, nguyện vọng của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội. Việc thực hiện chính sách xã hội phải là kết quả giải quyết đồng bộ hàng loạt những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, của các tổ chức quần chúng, kết hợp các biện pháp giáo dục t− t−ởng, các thể chế pháp luật, các chuẩn mực đạo đức. Do đó, các chính sách xã hội không thể tách khỏi chính sách kinh tế, chính sách văn hóa và t− t−ởng, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật, không thể tách khỏi đ−ờng lối chính sách của Đảng và Nhà n−ớc cùng hệ thống chính trị xã hội. Ví nh−, chính sách bảo đảm xã hội có mối quan hệ khăng khít với các chính sách lao động, giải quyết việc làm, tiền l−ơng, tiền công, dân số, y tế, giáo dục, đào tạo nghề... Hoặc nh− muốn giải bài toán hạn chế gia tăng dân số ở n−ớc ta, tạo điều kiện cho sự phát triển cân bằng và bền vững thì không thể không liên quan đến hàng loạt chính sách xã hội khác, nh− triển khai ch−ơng trình xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học để nâng cao dân trí, chăm lo công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất l−ợng đời sống. Trên quan điểm hệ thống, đồng bộ có thể tránh đ−ợc cách hoạch định và thực hiện chính sách xã hội một cách phiến diện, một chiều, đồng thời có cơ sở để đi sâu phân tích những mặt cụ thể, riêng biệt của các chính sách xã hội khác nhau. Tính hệ thống, đồng bộ càng cao thì chất l−ợng chính sách xã hội càng đ−ợc đảm bảo. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Bùi Đình Thanh 25 Quan điểm xã hội hóa, thể chế hóa, dân chủ hóa các chính sách xã hội Các chính sách xã hội phải phát huy cao nhất của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Do đó, cần phải xã hội hóa các chính sách xã hội. Ph−ơng châm “Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm” vận dụng vào việc thực hiện các chính sách xã hội cho thấy hiệu quả to lớn rõ rệt, nh− nhiều cá nhân và tổ chức xã hội đã nhận nuôi d−ỡng trọn đời hàng vạn Bà mẹ anh hùng. Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh đã lan rộng ra khắp n−ớc. Các chính sách lao động tạo việc làm, giáo dục, y tế, bảo đảm xã hội, chống các tệ nạn xã hội đều cần đ−ợc xã hội hóa d−ới sự chỉ đạo thống nhất của Nhà n−ớc nhằm phát huy cao độ hiệu lực của ph−ơng châm đó, đồng thời ngăn chặn kịp thời những nhận thức và chủ tr−ơng lệch lạc bày đặt ra những lệ phí vô lý ở một số ngành và địa ph−ơng không đ−ợc nhân dân đồng tình. Khi Đảng ta khẳng định nguyên tắc Nhà n−ớc quản lý xã hội bằng pháp luật mà các chính sách xã hội là những công cụ để Nhà n−ớc quản lý xã hội thì lô gích tất yếu là các chính sách xã hội căn bản phải đ−ợc thể chế hóa bằng pháp luật. Khi chức năng quản lý xã hội của Nhà n−ớc ngày càng đ−ợc chú trọng thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng c−ờng hiệu lực quản lý các chính sách xã hội là rất quan trọng. Sự tồn tại của một hệ thống pháp luật mạnh và có hiệu lực là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của việc nhà n−ớc quản lý các chính sách xã hội. Mọi chính sách xã hội của Nhà n−ớc muốn đ−ợc hoạch định và thực hiện tốt phải đ−ợc thể chế hóa bằng pháp luật. Dó đó, việc nâng cao chất l−ợng công tác xây dựng pháp luật về các vấn đề chính sách xã hội phải là mối quan tâm th−ờng xuyên của các chủ thể lãnh đạo chính trị và quản lý xã hội, cai trị đất n−ớc. Dân chủ hóa việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội cũng là một quan điểm quan trọng cần quán triệt. Do tác động của các chính sách xã hội rất nhanh, nhạy, trực tiếp đối với đời sống của các tầng lớp nhân dân, nên phải hết sức lắng nghe, coi trọng ý kiến của nhân dân. Ng−ời công dân phải hiểu biết và phát huy trách nhiệm đối với các chính sách xã hội với hai t− cách: vừa là đối t−ợng của chính sách xã hội, vừa là ng−ời đ−ợc dự bàn việc xây dựng chính sách xã hội là kiểm tra việc thực hiện. Bài học lớn nhất rút ra từ việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội là các chủ tr−ơng, chính sách đ−a ra phải hợp lòng dân, đ−ợc dân đồng tình ủng hộ và tích cực giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đây là sự thể hiện ph−ơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nên chăng, cần thêm vào ph−ơng châm đó một vế nữa: dân đ−ợc h−ởng. Ph−ơng châm này cũng cần đ−ợc thể chế hóa để đi vào cuộc sống thông qua một cơ chế mở rộng dân chủ có hiệu lực. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Xã hội học và chính sách xã hội 26 * * * Lý luận và ph−ơng pháp luận về chính sách xã hội là một vấn đề rộng lớn và ngày càng phức tạp, bởi vì đời sống của xã hội và của con ng−ời luôn luôn làm nảy sinh những vấn đề mới, đặc biệt là trong thế giới hiện đại. Bản thân sự phát triển nhiều chiều và phức tạp đó của xã hội hiện đại cũng nh− của con ng−ời đã đ−a nhiều nhà xã hội học ph−ơng tây đến trạng thái tâm lý bị ngợp tr−ớc thực trạng đó; thậm chí nhà xã hội học Pháp nổi tiếng Edgar Morin đã đ−a ra luận thuyết “tính không chắc chắn” trong xã hội t−ơng lai. Xã hội Việt Nam đang trong quá trình hòa nhập năng động vào đời sống quốc tế. Có nhiều cách nhìn và trạng thái tâm lý đánh giá quá trình hòa nhập đó. Có mừng, có lo, có lạc quan, có bi quan, có hy vọng, có hoài nghi. Con ng−ời thế giới - mẫu số chung - và con ng−ời Việt Nam sẽ nh− thế nào? Cả một chân trời rộng mở cho các nhà nghiên cứu xã hội học và hoạch định chính sách xã hội. Chúng tôi nghĩ rằng hơn lúc nào hết, triết lý về lòng tin đối với con ng−ời cần đ−ợc giữ vững. Con ng−ời Việt Nam sẽ biết phát huy trách nhiệm đối với bản thân mình và với cộng đồng trong xã hội t−ơng lai. Nh−ng điều đó không tự nó đến mà phải tăng c−ờng giáo dục con ng−ời, tạo điều kiện cho con ng−ời phát huy cao độ năng lực, phẩm chất của mình. Càng làm tốt công tác giáo dục con ng−ời bao nhiêu, càng quan tâm đến đời sống toàn diện của con ng−ời thì càng tăng khả năng cải tạo xã hội theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa bấy nhiêu. Xét đến cùng, đó chính là thể hiện tính −u việt của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa t− bản. Tất nhiên, nó ch−a phải là hiện thực của ngày mai, nh−ng cũng không phải là không t−ởng và còn phải trải qua một quá trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài. Ph−ơng Tây đã đi đến gần tột đỉnh của chủ nghĩa tự do cá nhân nay thấy nuối tiếc quan hệ cộng đồng và thấy sự cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá lại những giá trị văn hóa, truyền thống đạo đức, nhân văn của ph−ơng Đông. Trong khi đó thì ở n−ớc ta, một số ng−ời đang có xu h−ớng chạy theo những lối sống không lành mạnh của văn hóa ph−ơng Tây không phù hợp với dân tộc. Hòa nhập với thế giới ngày càng mạnh hơn, sâu hơn, nh−ng đồng thời vẫn giữ vững bản sác văn hóa của dân tộc và bản lĩnh con ng−ời Việt Nam, đó là sự thách thức của lịch sử đặt ra cho đất n−ớc và dân tộc ta trong thế kỉ 21. Câu trả lời cho sự thách thức đó một phần quan trọng thuộc về vai trò và tác dụng của các chính sách xã hội đối với con ng−ời, về năng lực và trách nhiệm của môn xã hội học đóng góp vào sự nghiệp chung của khoa học xã hội trong nhiệm vụ phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng với sự cố gắng chung của khoa học xã hội Việt Nam trong đó có xã hội học, nhiệm vụ đó sẽ đ−ợc hoàn thành. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2004_buidinhthanh_3746.pdf
Tài liệu liên quan