Tài liệu Virus viêm gan vịt: Virus viêm gan vịt
Hepatitis anatum virus –Duck Hepatitis Virus
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
Khái niệm về bệnh
Bệnh viêm gan do virus của vịt ( Duck Virus
Hepatitis ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở vịt
con 1- 6 tuần tuổi ,lây lan nhanh .
Do 3 týp virus viêm gan vịt khác nhau gây ra.
Bệnh tích đặc trưng ở gan :gan sưng, xuất huyết lốm
đốm trên gan.
Bệnh được phát hiện vào năm1949 tại đảo Long
Island Mĩ bởi Levin và Fabricant.
Hiện nay bệnh có khắp nơi trên thế giới.
Ơ Việt Nam bệnh có từ 1978
Nhưng phải đến 1983 mới phân lập được virus
Bệnh gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi thuỷ
cầm.
Virus viêm gan vịt týp I có ở khắp nơi trên thế giới .
Virus viêm gan vịt týp II chỉ có ở Anh.
Virus viêm gan vịt týp III chỉ có ở Mỹ
Đặc tính sinh học
1. Phân loại :
Là một ARN virus, có kích thư...
26 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Virus viêm gan vịt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Virus viêm gan vịt
Hepatitis anatum virus –Duck Hepatitis Virus
Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài
giảng này!
Khái niệm về bệnh
Bệnh viêm gan do virus của vịt ( Duck Virus
Hepatitis ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở vịt
con 1- 6 tuần tuổi ,lây lan nhanh .
Do 3 týp virus viêm gan vịt khác nhau gây ra.
Bệnh tích đặc trưng ở gan :gan sưng, xuất huyết lốm
đốm trên gan.
Bệnh được phát hiện vào năm1949 tại đảo Long
Island Mĩ bởi Levin và Fabricant.
Hiện nay bệnh có khắp nơi trên thế giới.
Ơ Việt Nam bệnh có từ 1978
Nhưng phải đến 1983 mới phân lập được virus
Bệnh gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi thuỷ
cầm.
Virus viêm gan vịt týp I có ở khắp nơi trên thế giới .
Virus viêm gan vịt týp II chỉ có ở Anh.
Virus viêm gan vịt týp III chỉ có ở Mỹ
Đặc tính sinh học
1. Phân loại :
Là một ARN virus, có kích thước nhỏ gồm 3 serotyp
khác nhau:
Typ 1:
- Do Levin và Fabricant phân lập năm 1950
- là một Enterovirus , thuộc họ Picornavirideae.
- Đây là týp chủ yếu gây ra bệnh viêm gan vịt đặc
trưng , bệnh tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong cao 80-
100%.
+Typ II :
Do Asplin phân lập năm 1965
Là một Astrovirus
Virus týp II thường gây bệnh cho vịt con từ 10 ngày tuổi đến 6
tuần tuổi
Tỷ lệ tử vong 10-50%
+ Typ III :
Do Toth phân lập năm 1969
Là một Picornavirus nhưng không có mối quan hệ với VR
viêm gan vịt typ I.
Typ III có độc lực thấp nên vịt bệnh có tỷ lệ chết không quá
30%.
2 Hình thái và cấu trúc:
- VR có hinh cầu
- Bề mặt xù xi, kích thước rất nhỏ
+ Typ I kích thước : 20 - 40nm
+ Typ II :28 - 30nm
+ Typ III : 30nm.
- Là một virus dạng trần không có vỏ bọc ngoài.
- Capxit gồm 32 capxome có cấu trúc đối xứng khối bao bọc
lấy sợi ARN cuộn tròn ở giữa.
- Virus viêm gan vịt không có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu
- Không có miễn dịch chéo với virus viêm gan người và virus
dịch tả vịt.
3 Nuôi cấy virus:
Trên phôi :
+ Trên phôi vịt : Phôi vịt 10 -14 ngày tuổi ,vị trí tiêm là
xoang niệu, sau gây nhiễm 18- 72 h phôi chết
Với bệnh tích phôi xuất huyết nặng dưới da đầu và tứ chi
Phù phôi ;gan sưng , có nhiều điểm xuất huyết, trên bề mặt
gan có nhiều điểm hoại tử màu vàng
Nếu phôi chết muộn nước trứng chuyển màu xanh nhạt.
+ Trên phôi gà: Phôi gà 9 -10 ngày tuổi, vị trí tiêm xoang niệu
mô, sau khi tiêm 5 - 6 ngày phôi chết
Với bệnh tích xuất huyết trên da , phôi còi cọc
Trên môi trường tế bào:
Nuôi cấy virus trên tế bào xơ phôi gà , phôi vịt và
thận phôi vịt, thận phôi gà .
Sau 2 - 4 ngày gây nhiễm tế bào bị huỷ hoại :
màng tế bào bị vỡ, nguyên sinh chất mất ,chỉ còn
nhân.
Trên động vật cảm thụ:
Vịt con 1-7 ngày tuổi rất cảm với virus
Bệnh phát ra giống trong tự nhiên
4 Sức đề kháng:
- Virus viêm gan vịt có sức đề kháng cao khi sử lý
bằng ether , cloroform, trypsin
- Với nhiệt độ 50 độ C /1h ; 60 độ C/30ph; 37 độ C
/48h ;4độ C / 2năm và âm 20 độ tồn tại tới 9 năm
- Trong chuồng trại, trong phân vịt có thể tồn tại
khoảng 10 tuần.
Các chất sát trùng pha ở nồng độ cao và sử lý thời
gian dài mới diệt được virus.
Khả năng gây bệnh:
Trong tự nhiên:
- vịt con cảm nhiễm, ngan con cũng có khả năng mắc bệnh.
- Vịt 1 - 3 tuần tuổi mắc chủ yếu nhưng có thể gặp ở vịt
mới nở hoặc vịt 5 - 6 tuần tuổi.
- Vịt trưởng thành và các loài gia cầm khác không mắc
bệnh
- Ơ vịt 1- 3 tuần tuổi khi bị bệnh tỷ lệ chết từ 50-90%.
Trong phòng thí nghiệm :
Dùng vịt con 1-7 ngày tuổi hoặc phôi vịt để gây nhiễm.
Vịt con
Triệu chứng, bệnh tích vịt con khi bị bệnh viêm gan đứng tụm vối nhau, lười vận
động, không xuống nước do bị liệt chân
Phôi vịt bình thường và phôi vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt
Gan vịt xuất huyết điểm đặc trưng
Vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt
Triệu chứng của vịt mắc bệnh viêm gan vịt
Tư thế chết đặc biệt Opisthotonus
Chẩn đoán virus học
Bệnh phẩm :
- Gan vịt nghi bệnh
- Nghiền nát với dung dịch đệm PBS
(Phosphate Buffer Saline ) tỷ lệ 1/5
- Xử lý kháng sinh
- Ly tâm lấy nước trong
- Xử lý với Clorofor 5 % trong 10 phút.
Gây nhiễm cho phôi :
- Dùng phôi vịt 10-14 ngày tuổi , liều 0,2ml/phôi , tiêm
virus vào xoang niệu mô(anantoit ).
- Nếu có virus phôi sẽ chết trong vòng 18 - 72h với bệnh
tích đặc trưng.
Gây bệnh cho vịt con:
Đây là phương pháp có độ tin cậy cao.
Mỗi mẫu bệnh phẩm tiêm cho 6-10 vịt con ở độ tuổi 1-7 ngày với
liều 0,2 ml/ vịt .
Nếu có virus sau 1-3 ngày vịt có triệu chứng:
- Bỏ ăn, buồn ngủ, sã cánh,ỉa chảy ,niêm mạc xanh tím
- Vịt nằm ngửa , co giật, chân duỗi thẳng, đầu ngoẹo sang bên
sườn hoặc trên lưng đây là tư thế chết đặc trưng của bệnh và gọi là
Opisthotonus.
Bệnh tích :
- Tư thế chết Opisthotonus
- Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan : gan sưng ,xuất huyết lốm đốm
trên gan, xuất huyết thành đám, vệt.
Ngoài ra còn thấy : cơ tim nhợt nhạt như bị luộc chín; màng bao tim
và túi khí bị viêm, thận, lách hơi sưng.
Chẩn đoán huyết thanh học
Sử dụng phản ứng HTH với mục đích định týp
virus,
Đánh giá mức độ miễn dịch của vịt sau khi tiêm
vacxin hoặc điều tra dịch tễ.
Phản ứng trung hoà hay được sử dụng.
Phản ứng trung hoà trên vịt con được dùng để
định týp virus viêm gan vịt týp I :
Thí nghiệm được thực hiện trên vịt con 1-7 ngày tuổi,
chia làm 2 lô:
+ Lô thí nghiệm:
- Mỗi vịt tiêm 1- 2ml huyết thanh chuẩn týp I
- Sau 24h tiêm virus phân lập được.
+ Lô đối chứng:
- Chỉ tiêm virus phân lập được
Nếu kết quả :
- 80-100% vịt đối chứng chết.
- 80-100% vịt thí nghiệm sống sót.
Kết luận virus viêm gan vịt týp I
Phòng và chống bệnh
Trong chăn nuôi vịt con, để phòng bệnh VGV có hiệu quả
cần kết hợp vệ sinh phòng bệnh và dùng vacxin.
Khi chưa có dịch:
Thường xuyên tiêu độc tẩy uế chuồng trại ,dụng cụ chăn nuôi.
Tự túc con giống , trứng ấp phải lấy từ những đàn sạch bệnh.
Cách ly nghiêm ngặt đối với vịt con trong 4-5 tuần đầu.
Dùng vacxin cho vịt con .
Theo OIE (2000) ,dùng vacxin cho vịt mẹ đẻ tạo miễn dịch
cho vịt con.
Khi dịch xảy ra , đảm bảo đúng nguyên tắc chống bệnh , cắt
đứt một trong 3 khâu của quá trình sinh dịch.
Phòng bệnh bằng vacxin
+ Vacxin nhược độc viêm gan vịt :
- Liều 0,2ml/ con ,tiêm dưới da. .
- Dùng cho vịt con lúc 1 ngày tuôi (vịt mẹ không có
miễn dịch)
- Dùng cho vịt con 7-10 ngày tuổi (vịt mẹ có miễn dịch).
Theo OIE (2000) .Với vịt sinh sản dùng vacxin vào thời
điểm:12-8-4 tuần trước khi đẻ tạo miễn dịch cho vịt con
,
+Vacxin vô hoạt:
Sử dụng 3 lần cho đàn vịt sinh sản sẽ tạo được miễn dịch cho
đàn vịt con.
Hiện tại Bộ môn VSV-TN _BL Khoa TY đã tiến
hành nghiên cứu,sản xuất thử nghiệm vacxin
VGV chủng nhược độc : DH-EG-2000
Vacxin chế trên phôi gà 9-10 ngày tuổi
Sử dụng phòng bệnh cho vịt con và vịt đẻ rất an
toàn và có hiệu lực tốt.
Phòng bệnh bằng KHT viêm gan vịt chế từ lòng
đỏ trứng gà.
Xin trân trọng cảm ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duck_hepatitis_virus_1496.pdf