Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay - Vũ Ngọc Hoa

Tài liệu Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay - Vũ Ngọc Hoa: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0015 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 103-109 This paper is available online at VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Vũ Ngọc Hoa Phòng Quản lí Đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tóm tắt.Hiện nay, mặc dù đã có quy định về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, và quy định về viết hoa trong văn bản hành chính nhưng vẫn còn những bất cập về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và hình thức. Lỗi viết hoa đặc biệt là lỗi viết hóa tên tổ chức, cơ quan và chức danh khá phổ biến trong văn bản hành chính hiện nay. Từ khóa: Lỗi viết hoa, viết hoa, văn bản quản lí nhà nước. 1. Mở đầu Viết hoa trong tiếng Việt nói chung và trong văn bản quản lí nhà nước nói riêng đã được một số tác giả đề cập đến. Bình Thành khi bàn về việc viết hoa tên một loại địa danh tiếng Việt chỉ địa phận hành chính đã thể hiện quan điểm: Khi tên riêng trong thành phần của địa danh đã bao hàm khái niệm thành tố chung...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay - Vũ Ngọc Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0015 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 103-109 This paper is available online at VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY Vũ Ngọc Hoa Phòng Quản lí Đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tóm tắt.Hiện nay, mặc dù đã có quy định về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, và quy định về viết hoa trong văn bản hành chính nhưng vẫn còn những bất cập về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và hình thức. Lỗi viết hoa đặc biệt là lỗi viết hóa tên tổ chức, cơ quan và chức danh khá phổ biến trong văn bản hành chính hiện nay. Từ khóa: Lỗi viết hoa, viết hoa, văn bản quản lí nhà nước. 1. Mở đầu Viết hoa trong tiếng Việt nói chung và trong văn bản quản lí nhà nước nói riêng đã được một số tác giả đề cập đến. Bình Thành khi bàn về việc viết hoa tên một loại địa danh tiếng Việt chỉ địa phận hành chính đã thể hiện quan điểm: Khi tên riêng trong thành phần của địa danh đã bao hàm khái niệm thành tố chung (bao hàm cấp đơn vị hành chính) thì thành tố chung đứng trước có thể lược bỏ và không cần viết hoa. Khi các tên riêng trong địa danh không bao hàm ý nghĩa thành tố chung nghĩa là không thể nói tắt địa danh chỉ bằng tên riêng thì điều này chứng tỏ thành tố chung đã là bộ phận hữu cơ của biệt danh trong địa danh, do đó cần viết hoa. Các trường hợp như vậy thường xảy ra đối với các địa danh có phần tên riêng là tên người hoặc các đặc trưng định danh là con số, từ chỉ hướng, tên sự kiện lịch sử [1;75-80]. Vũ Thị Sao Chi khi bàn về viết hoa trong văn bản hành chính đã phân chia thành 02 loại: Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành chính và viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt. Đồng thời tác giả cũng đánh giá về quy định viết hoa trong văn bản hành chính đặc biệt là đã chỉ ra những bất cập về viết hoa nhân danh, địa danh, tên tổ chức, cơ quan trong quy định tại ở phụ lục VI Thông tư 01/2015/TT-BNV [2;140-160]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến 03 loại viết hoa trong tiếng Việt: viết hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng và viết hoa trang trọng. Trong đó, các tác giả chủ yếu bàn về viết hoa danh từ riêng trong tiếng Việt (danh từ chỉ tên người và địa danh). Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong bài viết này, chúng tôi bàn về 02 quy định về viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước và khảo sát thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 Liên hệ: Vũ Ngọc Hoa, e-mail: vungochoa75@gmail.com 103 Vũ Ngọc Hoa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về văn bản quản lí nhà nước Văn bản quản lí nhà nước là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí và điều hành xã hội; do các cơ quan nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định, nhằm truyền đạt các quy phạm pháp luật, các quyết định quản lí và các thông tin khác phục vụ hoạt động quản lí nhà nước. Văn bản quản lí nhà nước bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính (VBHC). Văn bản quy phạm pháp luật là “văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định” [6]. Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản không mang tính quy phạm pháp luật, được dùng để hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phản ánh, thông báo tình hình, trao đổi công việc và xử lí các vấn đề khác trong hoạt động quản lí. Văn bản hành chính bao gồm: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, tờ trình, công văn, công điện, biên bản, hợp đồng, các loại giấy (giấy mời, giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy nghỉ phép. . . ), các loại phiếu (phiếu chuyển, phiếu gửi. . . ), thư công. Để thực hiện chức năng thông tin, chức năng pháp lí và chức năng quản lí của văn bản quản lí nhà nước, ngôn ngữ trong văn bản quản lí nhà nước có những đặc điểm: Tính chính xác, minh bạch; tính khách quan; tính khuôn mẫu và tính nghi thức, trang trọng. Với những yêu cầu nghiêm ngặt về tính khuôn mẫu, tính chính xác, văn bản quản lí nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất về thể thức, kĩ thuật trình bày trong đó có sự thống nhất trong cách viết hoa. 2.2. Một số quy định về viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện hành Trong khi chưa có quy định về viết hoa thống nhất trên tất cả các lĩnh vực, một số cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước về văn thư, lưu trữ (Bộ Nội vụ), cơ quan có nhiệm vụ quản lí các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các Bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Văn phòng Chính phủ) đã ban hành quy định về viết hoa nhằm bảo đảm sự thống nhất trong cách viết hoa trong VBHC. 2.2.1. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ Năm 1998, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ [3]. Quy định này có phạm vi áp dụng là các văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, quy định này áp dụng đối với các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính do Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ban hành. Quy định gồm 10 điều trong đó có 02 điều thuộc quy định chung về yêu cầu viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ và 10 điều quy định cụ thể về viết hoa danh từ riêng chỉ tên người (Điều 3); viết hoa danh từ riêng chỉ địa danh (Điều 4); viết hoa các danh từ chỉ phương hướng mang ý nghĩa định danh (Điều 5); viết hoa tên riêng các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội (Điều 6); viết hoa chức danh của Đảng và Nhà nước (Điều 7); viết hoa tên các hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỉ niệm (Điều 8); viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm 104 Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay chính trị, văn hóa, nghệ thuật,. . . (Điều 9); và Điều 10 quy định về phạm vi áp dụng của Quy định. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ nói trên đã quy định chi tiết về viết hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng (tên người; tên địa lí; tên tổ chức, cơ quan; chức danh; tên các hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỷ niệm; tên các văn bản của Đảng và Nhà nước), viết hoa trang trọng (danh từ chung đứng trước tên riêng của người, địa danh đặc trưng, được tôn kính). Việc ban hành quy định về viết hoa mặc dù có tính chất tạm thời sử dụng nội bộ nhưng có vai trò rất quan trọng tạo nên sự thống nhất trong cách viết hoa không chỉ trong các văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ mà còn trong các văn bản của văn phòng các bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bởi vì Văn phòng Chính phủ có chức năng hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các cơ quan này). Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, quy định này cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi về cả hình thức và nội dung để hoàn thiện hơn. Cụ thể: - Ở Điều 1, sửa dấu phẩy ở cuối các bộ phận liệt kê các yêu cầu của việc viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ thành dấu chấm phẩy. - Ở Khoản 2 Điều 3, bổ sung quy định viết hoa danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt. - Tiêu đề của khoản 1 Điều 6 là “Tên riêng của các cơ quan Trung ương Đảng, tổ chức xã hội” nhưng trong nội dung Khoản này không có điểm nào quy định về viết hoa tên tổ chức xã hội. - Khoản 5 Điều 6 quy định về viết hoa tên các tổ chức quốc tế viết đầy đủ và viết tắt nhưng trong ví dụ xuất hiện cả những trường hợp không phải là tên tổ chức quốc tế. Ví dụ: Tổng sản lượng quốc gia - Gross National Product (GNP), Tổng sản lượng nội địa - General Domestic Product (GDP). - Điều 9 quy định về viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm chính trị văn hóa, nghệ thuật. . . nhưng không có khoản nào quy định về viết hoa tên các tác phẩm chính trị văn hóa, nghệ thuật. . . - Khoản 1, Điều 9 quy định về viết hoa tên văn kiện và số thứ tự cụ thể nhưng trong ví dụ có cả những trường hợp không phải là tên văn kiện. Ví dụ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng - Đại hội VIII của Đảng. Ngoài ra, khoản này cũng không quy định cụ thể về cách viết hoa tên văn kiện. 2.2.2. Viết hoa trong văn bản hành chính Năm 2011, Bộ Nội vụ ban hành quy định về viết hoa trong văn bản hành chính [4]. Phạm vi điều chỉnh của quy định này là văn bản hành chính của Việt Nam. Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành quy định: viết hoa vì phép đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa tên địa lí; viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa các trường hợp khác. Từ khi Thông tư 01/2011/TT-BNV có hiệu lực, Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính đã góp phần tạo sự thống nhất trong viết hoa trong văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể: - Khoản 2 Mục V không quy định cụ thể cách viết hoa tên chức vụ, học vị, danh hiệu mà chỉ đưa ví dụ. Bên cạnh đó, tên khoản này không đề cập đến viết hoa học hàm nhưng có ví dụ về viết hoa học hàm. 105 Vũ Ngọc Hoa - Tên khoản 6 Mục V Tên các loại văn bản nhưng trong nội dung Khoản này quy định Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể và những ví dụ được dẫn cho thấy khoản này chỉ đề cập đến các văn bản quản lí. Như vậy, tên khoản và nội dung của nó chưa hoàn toàn thống nhất. Từ việc nghiên cứu 02 quy định về viết hoa nói trên, có thể nhận thấy: Hiện nay, chưa có quy định về viết hoa thống nhất trong văn bản quản lí nói chung và văn bản quản lí nhà nước nói riêng. Do hai quy định nói trên không có phạm vi áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật (trừ văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành do Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ có phạm vi áp dụng là các văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ). Hai quy định về viết hoa nói trên có những điểm không thống nhất. Ví dụ, về viết hoa tên âm tiết khoản, điểm trong văn bản cụ thể, theo Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ viết hoa, không viết hoa các âm tiết “điểm”, “khoản” (Điều 9). Trong khi Phụ lục VI. Viết hoa trong VBHC quy định: viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm (Khoản 6 Mục V). Những điều này gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong quá trình soạn thảo văn bản quản lí nhà nước. 2.3. Thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay Nghiên cứu thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát 164 văn bản hành chính của một số cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành từ năm 2013 đến năm 2015. a. Đối tượng khảo sát: Lỗi viết hoa trong văn bản hành chính đối chiếu với quy định tại Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính của Thông tư 01/2011/TT-BNV. b. Cơ cấu mẫu khảo sát Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo cơ quan ban hành văn bản: Cơ quan ban hành văn bản Số lượng văn bản Cơ quan hành chính nhà nước 122 Đơn vị sự nghiệp công lập 42 Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo tên loại văn bản hành chính: Tên loại văn bản hành chính Số lượng văn bản hành chính Quyết định (cá biệt) 65 Thông báo 29 Tờ trình 7 Công văn 47 Giấy mời 5 Kế hoạch 5 Báo cáo 6 c. Kết quả khảo sát 106 Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay Văn bản hành chính không có lỗi về viết hoa: 15 văn bản (chiếm 9%); Văn bản hành chính có lỗi về viết hoa: 149 văn bản (chiếm 91%) với 773 lỗi. - Phân loại lỗi theo ý nghĩa của từ (cụm từ) có chứa âm tiết có lỗi về viết hoa: TT Loại lỗi về viết hoa trong Thí dụ Sốlượng Tỉ lệ % văn bản hành chính I. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải viết hoa theo quy định 1. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu thuộc danh từ chung chỉ người (ông, bà, giáo viên. . . ) Xét nội dung khiếu nại của ông Lê Văn Hạnh, Ủy ban nhân dân thành phố nhân thấy vụ việc khiếu nại của Ông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật. (Thông báo số 77/TB-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2013) 65 8,4 2. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu thuộc tên loại VBHC (trong trường hợp không nói đến một văn bản cụ thể) Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật đang được triển khai. (Kế hoạch số 03/KH-HĐPH ngày 14 tháng 01 năm 2015) 33 4,3 3. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thuộc danh từ chung chỉ đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh, thành phố. . . ) Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí đối với việc tính, thu lệ phí trước bạ và được áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Quyết định số 6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11 năm 2014) 70 9,0 4. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải là âm tiết đầu thuộc từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức; hoặc viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu loại hình cơ quan, tổ chức (không phải là tên tổ chức, cơ quan cụ thể) Căn cứ tình hình báo cáo hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng (. . . ) (Thông báo số 46/TB-GDĐT ngày 25 tháng 9 năm 2013) 154 19,9 5. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu sau dấu chấm phẩy (khi không xuống dòng) Căn cứ Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi (. . . ); Thực hiện Thông báo số 264/TB-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2014 về việc thông báo kêt luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích tại Hội nghị đánh giá tiến độ thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi(. . . ) (Tờ trình số 149 ngày 30 tháng 12 năm 2014) 3 0,4 6. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải viết hoa theo quy định trong những trường hợp khác Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP Ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; (Quyết định số 6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11 năm 2014) 115 14,9 II. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết phải viết hoa theo quy định 107 Vũ Ngọc Hoa 7. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thuộc danh từ chung đứng trước danh từ riêng chỉ tên nhân vật lịch sử thể hiện sự trân trọng, tôn kính Căn cứ hồ sơ và Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định NVTC số 1419/VPĐK ngày 14/9/2011 của Văn phòng đang kí đất và nhà Quận Hai bà Trưng (. . . ) (Thông báo số 1419/CCT-TBTK ngày 15 tháng 9 năm 2011) 1 0,1 8. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu thuộc tên loại văn bản hoặc chữ cái đầu của âm tiết đầu tạo thành tên riêng văn bản (trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể) Căn cứ quyết định số 943/QĐ-SYT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Sở Y tế về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế và vốn đầu tư phát triển y tế năm 2013; (Quyết định số 301/QĐ-YT ngày 12 tháng 10 năm 2013) 110 14,0 9. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thuộc danh từ riêng chỉ tên địa lí Việt Nam Chúc sơn, ngày 01 tháng 4 năm 2014 (Thông báo số 18/TB-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2014) 8 1,0 10. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu thuộc từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức (. . . ) Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành. (Quyết định số 3248/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2012) 214 27,7 - Số lượng lỗi trong văn bản phân loại theo cơ quan ban hành văn bản hành chính: Cơ quan ban hành VBHC Số lượng VBHC Số lượng VBHC có lỗi về viết hoa Trung bình lỗi/VBHC Số lượng lỗi trong 1 VBHC Nhiều lỗi nhất Ít lỗi nhất Cơ quan hành chính nhà nước 122 104 5,72 (595/104) 22 1 Đơn vị sự nghiệp công lập 42 35 5,09 (178/35) 20 1 d. Đánh giá về kết quả khảo sát Từ kết quả khảo sát từ 164 văn bản hành chính, có thể khẳng định lỗi viết hoa rất phổ biến trong văn bản hành chính của các tổ chức, cơ quan (các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập). Loại lỗi viết hoa tương đối đa dạng, trong đó có cả viết hoa đầu dòng, đầu đoạn, sau một số dấu câu, viết hoa trang trọng (danh từ chung gắn với tên người hoặc địa danh đặc trưng, được tôn kính) và viết hoa tên riêng (tên tổ chức, cơ quan; tên người; tên văn bản hành chính cụ thể); bao gồm cả lỗi không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết phải viết hoa theo quy định và lỗi viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải viết hoa theo quy định. Phổ biến nhất trong văn bản hành chính là lỗi không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu thuộc từ, cụm từ chỉ loại hình cơ 108 Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức với 214 lỗi do không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết phải viết hoa theo quy định (chiếm 27,7%). Tính phổ biến của loại lỗi về viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong tên của tổ chức, cơ quan do những nguyên nhân sau: (i) Danh từ riêng chỉ tên tổ chức, cơ quan được sử dụng với tần số cao nhất trong văn bản hành chính so với các danh từ riêng khác (tên người, tên các văn bản, tên địa lí, tên các thời đại, tên hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỉ niệm); (ii) Tên tổ chức, cơ quan thuộc thường nhiều âm tiết, nhiều bộ phận khác nhau (loại hình, chức năng, nhiệm vụ, tính chất. . . ) và việc phân tách các bộ phận này để viết hoa theo quy định nhiều khi không dễ dàng. 3. Kết luận Hiện nay, các cơ quan Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy định về viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước như Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, Viết hoa trong văn bản hành chính. . . Tuy nhiên, từ thực tế khảo sát văn bản hành chính có thể khẳng định lỗi về viết hoa trong loại văn bản này rất lớn đã ảnh hưởng đến chất lượng ban hành văn bản. Để bảo đảm sự chính xác, tính khuôn mẫu, chuẩn mực của văn bản, nhất thiết phải có quy định thống nhất về viết hoa không chỉ đối với văn bản quản lí nhà nước mà còn đối với các văn bản quản lí nói chung (bao gồm cả văn bản của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, văn bản quản lí nhà nước, văn bản của các tổ chức xã hội). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bình Thành, 2013. “Bàn thêm về vấn đề viết hoa một loại địa danh tiếng Việt chỉ địa phận hành chính”. Tạp chí Ngôn ngữ (số 9), tr.75-80. [2] Vũ Thị Sao Chi, 2016. Tiếng Việt hành chính. Nxb Khoa học Xã hội, 138-160. [3] Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 22 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. [4] Viết hoa trong văn bản hành chính Phụ lục VI Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kĨ thuật trình bày văn bản hành chính). [5] Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [6] Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. ABSTRACT Capitalization in the state management documents Vu Ngoc Hoa Training Management Department, Hanoi University of Home Affairs At the present, despite of the regulations on capitalization in the Government and the Office of Government’s documents, and the regulations on capitalization in administrative documents, the scope of impact, both of the content and the form are still always inadequate. Capitalization errors in administrative documents, particularly capitalization errors of organizational names and agency names are relatively common. Keywords: Capitalization errors, state managerment documents, administrative documents. 109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4109_vnhoa_9103_2128472.pdf
Tài liệu liên quan