Viêm ruột thừa ở người cao tuổi

Tài liệu Viêm ruột thừa ở người cao tuổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 86 VIÊM RUỘT THỪA Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hồ Hữu Đức*, Nguyễn Thanh Phong*, Trần Văn Quảng*, Phạm Thành Kha**, Nguyễn Thị cẩm Giang** TÓM TẮT Đặt vấn đề: cắt ruột thừa là phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện trên thế giới. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả phẫu thuật cắt ruột thừa ở người cao tuổi. Phương pháp: chúng tôi thực hiện một phân tích cắt ngang của bệnh nhân trải qua cắt ruột thừa tại bệnh viện Thống Nhất, từ 2014 đến 6/2916. Kết quả được phân tích dựa trên các biến số trước và trong phẫu thuật. Kết quả: 141 bệnh nhân đáp ứng được tiêu chí chọn bệnh, trong đó nữ chiếm 53,2%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 75±7,9. Phẫu thuật nôi soi cắt ruột thừa được thực hiện chiếm tỉ lệ 95%. Biến chứng chung của phẫu thuật cắt ruột thừa là 4,3%. Kết luận: Các dữ liệu cho thấy phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa cho kết quả an toàn...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm ruột thừa ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 86 VIÊM RUỘT THỪA Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hồ Hữu Đức*, Nguyễn Thanh Phong*, Trần Văn Quảng*, Phạm Thành Kha**, Nguyễn Thị cẩm Giang** TÓM TẮT Đặt vấn đề: cắt ruột thừa là phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện trên thế giới. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả phẫu thuật cắt ruột thừa ở người cao tuổi. Phương pháp: chúng tôi thực hiện một phân tích cắt ngang của bệnh nhân trải qua cắt ruột thừa tại bệnh viện Thống Nhất, từ 2014 đến 6/2916. Kết quả được phân tích dựa trên các biến số trước và trong phẫu thuật. Kết quả: 141 bệnh nhân đáp ứng được tiêu chí chọn bệnh, trong đó nữ chiếm 53,2%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 75±7,9. Phẫu thuật nôi soi cắt ruột thừa được thực hiện chiếm tỉ lệ 95%. Biến chứng chung của phẫu thuật cắt ruột thừa là 4,3%. Kết luận: Các dữ liệu cho thấy phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa cho kết quả an toàn và thuận lợi đối với những bệnh nhân cao tuổi. Từ khóa: cắt ruột thừa, người cao tuổi, phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. ABSTRACT APPENDECTOMY IN THE ELDERLY Ho Huu Duc, Nguyen Thanh Phong, Tran Van Quang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 86 - 88 Background: Appendectomy for acute appendicitis is one of the most common surgical procedures performed in the world. We aimed to assess appendectomy in the elderly in our experience. Methods: We performed a cross-sectional analysis of patients undergoing appendectomy in Thong Nhat hospital, from 2014 to 6/201. Multivariate logistic regression modeling was used to examine the association of laparoscopy with perioper- ative outcomes. Results: Patients who met the inclusion criteria totaled 141. Of these, 95% patients have underwent laparoscopic appendectomy. 141 patients met criteria for selecting patients used, 53.2% female. The average age of the research objects is. Laparoscopy appendectomy rate used được thực 95%. Complication of appendectomy surgery is 4.3%. Conclusion: The data suggest that laparoscopic appendectomy is associated with improved clinical outcomes in the elderly. Key Words: Appendectomy, Laparoscopic appendicitis, Surgery in elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Cắt ruột thừa nội soi là một phương pháp phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa cấp không biến chứng. So với phương pháp cổ điển, phẫu thuật nội soi giảm nhiễm trùng vết mổ, giảm đau sau phẫu thuật, nhanh trở về trạng thái chức năng trước khi phẫu thuật, và quan trọng là phẩm mỹ. Nhiều yếu tố, bao gồm cả sự bùng nổ về dân số, bảo hiểm sức khỏe tốt hơn, và tuổi thọ dài hơn, đã dẫn đến sự gia tăng dân số già. Nguy cơ viêm ruột thừa là 12% ở nam giới và 23,1% ở nữ. Xu hướng này làm gia tăng tỉ lệ bệnh nhân người cao tuổi phẫu thuật cắt ruột thừa. Bệnh nhân cao tuổi thường có nhiều bệnh đi kèm, * Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Thống Nhất. ** Sinh viên Y2013m khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. Hồ Hữu Đức - ĐT: 0908366367 - Email: huuducho@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 87 chức năng các cơ quan giảm sút, tình trạng dinh dưỡng kém làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật(3) Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự an toàn của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, tuy vậy cũng có nhiều nghiên cứu còn e ngại hiệu quả của phương pháp này, đặc biệt là ở những cộng đồng người cao tuổi khác nhau. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại bệnh viện Thống Nhất trong thời gian từ 2014 đến 6/2916. Mục tiêu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt ruột thửa người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành hồi cứu cắt ngang những trường hợp đã được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa từ 2014 – 6/2016 tại bệnh viện Thống Nhất. Chúng tôi chọn những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên, được nhập viện với chẩn đoán nghi ngờ viêm ruột thừa, loại những trường hợp nằm viện lâu do chẩn đoán ban đầu là bệnh lý khác nhưng sau đó bị viêm ruột thừa. Chúng tôi chỉ đánh giá kết quả sớm, tức là đến khi bệnh nhân được xuất viện sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa. Tất cả các số liệu đều được nhập bằng phần mềm Epidata và xử lý bằng Stata. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong thời gian trên, chúng tôi có 141 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Nữ chiếm tỉ lệ 53,2%. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 75±7,9. Phẫu thuật nội soi chiếm ưu thế với 95% các trường hợp. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng phẫu thuật nội soi là an toàn đối với người cao tuổi. Tuy nhiên thực tế cũng gặp một số khó khăn do những bệnh lý đi kèm và những nguy cơ chu phẫu. Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa đã trở thành phương pháp điều trị của nhiều phẫu thuật viên trong điều trị cả hai trường hợp đơn giản và phức tạp của viêm ruột thừa cấp tính. Tỷ lệ phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa giữa năm 1998 và năm 2008 tăng từ 20,6% đến 70,8%, trở thành phương pháp phổ biến để điều trị viêm ruột thừa cấp tính từ năm 2005(5). Ngoài những lợi ích lâm sàng, phương pháp nội soi cho phép thám sát ổ bụng, cũng là một công cụ chẩn đoán trong những trường hợp nghi ngờ. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân. N (%) Giới Nam 66 46,8 Nữ 75 53,3 Tuổi 75 ± 7,9 (65 – 106) Nằm viện 7,6 ± 3,8 (3 – 28) Bệnh đi kèm 1,85 ± 1,1 (0 – 6) 81 57,5 ASA 2,2 ± 0,5 (1 – 4) Thời gian mổ 54,4 ± 38 (35 – 260) Lúc đầu, thời gian phẫu thuật nôi soi cắt ruột thừa thường dài hơn so với phẫu thuật mở nhưng với sự tiến bộ về tay nghề, sự thành thạo của ê kíp phẫu thuật đã cho thấy thời gian không còn là điểm khác biệt giữa hai phương pháp(2) Trong nghiên cứu của chúng tôi có trường hợp sử dụng thuốc chống tiểu cầu để điều trị các bệnh lý tim mạch. Kể cả khi cần phẫu thuật cắt ruột thừa cấp cứu thì theo y văn cũng như kết quả của chúng tôi cho thấy không có mối liên hệ trực tiếp về lượng mất máu trong phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật cắt ruột thừa có thể thực hiện trên những bệnh nhân cắt ruột thừa(1) Bảng 2. Các bệnh lý đi kèm. N % Tăng huyết áp 61 43,3 Suy tim 5 3,5 Bệnh mạch vành 20 14,2 Bệnh van tim 4 2,8 COPD 9 6,4 TBMMN cũ 11 7,8 Bệnh gan mật 11 7,8 Bệnh đường tiêu hóa 11 7,8 Đái tháo đường 12 8,5 Đang dung thuốc chống đông 2 1,4 Mặc dù có lợi thế rõ ràng mô tả, lợi thế của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa vẫn còn là một Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Thống Nhất năm 2016 88 vấn đề của cuộc tranh luận vì quan ngại về áp xe trong ổ bụng sau phẫu thuật và chi phí điều trị. Chính vì vậy, phương pháp phẫu thuật mở vẫn còn được áp dụng. Không những thế, những trường hợp phẫu thuật nội soi khó khan do bệnh lý viêm ruột thừa, tiền căn phẫu thuật trước đó gây dính, tai biến trong lúc phẫu thuật hay tiếp cận ruột thừa khó khăn trong một số trường hợp thì phẫu thuật mở vẫn là lựa chọn an toàn cho các phẫu thuật viên. Bảng 3. Các biến chứng sau phẫu thuật. N % Biến chứng nội khoa Viêm phổi suy hô hấp 1 0,7 Suy tim, suy hô hấp 1 0,7 Biến chứng ngoại khoa Nhiễm trùng vết mổ 4 2,8 Tổng cộng 6 4,3 Mặc dù nhiễm trùng vết mổ không gây đe dọa tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian phục hồi. Việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là một lợi thế đáng kể của phẫu thuật nội soi(4). Một số phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên (RCT) được xuất bản trong những năm gần đây(5) đã chỉ ra nguy cơ gia tăng của áp xe trong ổ bụng sau khi phãu thuật nội soi. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật chưa tốt, xử lý gốc ruột thừa và bơm rửa nhiều gây viêm phúc mạc. Tuy nhiên, các phân tích gần đây nhất của RCT công bố(2) cho thấy tỷ lệ thấp nhiễm trùng trong ổ bụng và không có sự khác biệt đáng kể giữa phẫu thuật nội soi và mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm trùng trong ổ bụng rất thấp và không có trường hợp nào cầ phải phẫu thuật. Chúng tôi có tất cả 6 trường hợp (4,3%) có biến chứng sau phẫu thuật. Trong đó 4 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 1 trường hợp suy ô hấp và 1 trường hợp suy tim cấp. Trong số đó có 1 bệnh nhân tử vong do suy hô hấp nặng không hồi phục. Đa số các biến chứng đều nằm ở nhóm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở chỉ có 1 trường hợp. Lý do là những bệnh nhân nặng, nguy cơ cao chúng tôi chọn phẫu thuật mở ngay từ đầu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời gian nằm viện ngắn ở nhóm phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên với những bệnh nhân cao tuổi, thời gian nằm viện có thể dài hơn do thể trạng yếu, các bệnh lý di kèm cần điều trị và điều kiện chăm sóc tại bệnh viện cũng tốt hơn. KẾT LUẬN Với những bàn luận như trên, phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ở người cao tuổi là an toàn và có thể thực hiện được. Tuy nhiên cần chọn những bệnh nhân phù hợp với phương pháp nội soi để hạn chế những biến chứng. Theo dõi và tiếp tục điều trị những bệnh lý nội khoa đi kèm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akbar F et al. (2010), “Chaging management of suspected appendicitis in the laparoscopic era”, Ann R Coll Surg Engl, 92: 65-68. 2. Chechik O et al. (2011), “Anti-platelet therapy: no association with increased blood loss in patients undergoing open or laparoscopic appendectomy”, IMAJ: 13(6): 342 - 4. 3. Ferrarese AG et al. (2013), “Laparoscopic appendectomy I the elderly: our experience”, BMC Surgery, 13(2): S22. 4. Minutolo V et al. (2014), “Outcomes and cost analysis of laparoscopic versus open appendectomy for treatment of acute appendicitis: 4-year experience in a district hospital”, BMC Surgery, 14:14. 5. Ward NT et al. (2014) “Laparoscopic appendectomy is safer than open appendectomy in an elderly population”, JSLS, 18(3): e2014.00322. Ngày nhận bài báo: 28/09/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/10/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_ruot_thua_o_nguoi_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan