Tài liệu Viêm phổi hay viêm phế quản phổi dị ứng do nhiễm nấm ASPergillus: Báo cáo một trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 66
VIÊM PHỔI HAY VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI DỊ ỨNG DO NHIỄM NẤM
ASPERGILLUS: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hồ Lam*, Lê Thượng Vũ*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm phế quản phổi dị ứng do nhiễm nấm Aspergillus (ABPA) là một tình trạng tăng nhạy cảm
với nấm Aspergillus, thường được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân hen hay xơ nang phổi. Theo một số báo cáo, tỷ lệ
ABPA trên bệnh nhân hen thay đổi từ 1% đến 6%, đặc biệt cao khoảng 10% ở nhóm bệnh nhân hen phụ thuộc
corticoid. ABPA có thể dẫn đến xơ phổi nếu không được phát hiện kịp thời. Chẩn đoán ABPA dễ dàng bị bỏ xót
hay chậm trễ do biểu hiện lâm sàng thường khó phân biệt với những bệnh lý phổi thông thường khác. Theo chúng
tôi được biết, ABPA chưa từng được báo cáo tại Việt Nam. Chúng tôi báo cáo một trường hợp chẩn đoán ABPA
đầu tiên.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp.
Kết quả: Một bệnh nhân nam 74 tuổi nhập cấp cứu trong tình trạng ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm phổi hay viêm phế quản phổi dị ứng do nhiễm nấm ASPergillus: Báo cáo một trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 66
VIÊM PHỔI HAY VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI DỊ ỨNG DO NHIỄM NẤM
ASPERGILLUS: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hồ Lam*, Lê Thượng Vũ*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm phế quản phổi dị ứng do nhiễm nấm Aspergillus (ABPA) là một tình trạng tăng nhạy cảm
với nấm Aspergillus, thường được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân hen hay xơ nang phổi. Theo một số báo cáo, tỷ lệ
ABPA trên bệnh nhân hen thay đổi từ 1% đến 6%, đặc biệt cao khoảng 10% ở nhóm bệnh nhân hen phụ thuộc
corticoid. ABPA có thể dẫn đến xơ phổi nếu không được phát hiện kịp thời. Chẩn đoán ABPA dễ dàng bị bỏ xót
hay chậm trễ do biểu hiện lâm sàng thường khó phân biệt với những bệnh lý phổi thông thường khác. Theo chúng
tôi được biết, ABPA chưa từng được báo cáo tại Việt Nam. Chúng tôi báo cáo một trường hợp chẩn đoán ABPA
đầu tiên.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp.
Kết quả: Một bệnh nhân nam 74 tuổi nhập cấp cứu trong tình trạng mệt và khó thở. X quang phổi cho
thấy tổn thương thâm nhiễm trung tâm cạnh rốn phổi hai bên. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi và sử
dụng kháng sinh cho việc điều trị. Xét nghiệm máu cho thấy eosinophil tăng cao và nồng độ IgE tăng mạnh.
Hô hấp ký thực hiện khi trình trạng lâm sàng ổn định cho thấy đáp ứng thuốc dãn phế quản. Bệnh nhân
được chẩn đoán ABPA và tiến hành điều trị với corticoid. Lâm sàng và X quang phổi bệnh nhân sau đó cho
thấy đáp ứng hoàn toàn.
Kết luận: ABPA có thể tiến triển đến xơ phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ABPA cũng có
thể gây triệu chứng lâm sàng và tổn thương phổi khó phân biệt với viêm phổi. Việc điều trị với corticoid và kháng
nấm thích hợp là nền tảng đối với bệnh lý này.
Từ khóa: Viêm phế quản phổi dị ứng với Aspergillus, viêm phổi tăng eosinophil, Aspergillus
ABSTRACT
ALLERGIC BRONCHOPULMONARY ASPERGILLOSIS
Nguyen Ho Lam, Le Thuong Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 66 - 70
Background: Allergic Bronchopulmonary Aspergillosis (ABPA) is a hypersensitivity disorder induced by
fungus Aspergillus, most often occurring in a patient with asthma or cystic fibrosis. The rate of ABPA in all
asthma patients ranges from 1% to 6% and may reaches 10% in corticosteroid-dependent asthma patients. ABPA
can develop to pulmonary fibrosis if it is not recognized promptly. Diagnosis of ABPA is usually missed or
delayed because it is difficult to differentiate between its clinical presentation and the ones of other common
pulmonary diseases. ABPA has not been reported in Viet Nam to our best knowledge. We present the first ABPA
case report in Viet Nam.
Method: Case report
Result: A 74 year-old man patient presented at emergency department with fatigue and shortness of breath.
Chest X ray showed central opacities near lung hilar. Diagnosis of pneumonia was established and empiric
antibiotics were prescribed. The blood tests displayed eosinophilia and high level of IgE. When the patient
condition becomes stable, spirometry was done. The bronchodilator test was positive. The patient was diagnosed
with ABPA and corticoid has been prescribed accordingly. Patient’s clinical presentation and chest X ray showed
* * Bộ môn Nội - Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thượng Vũ ĐT: 0918741140 Email: l.thngv@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 67
a complete response to this treatment.
Conclusion: ABPA might progress to pulmonary fibrosis if diagnosis and treatment is not established early.
The clinical and imaging manifestation of ABPA may mimic pneumonia. Using appropriately corticoid and
antifungal agent is essential treatment.
Keywords: Allergic Bronchopulmonary Aspergillosis, eosinophilic lung disease, Aspergillus
ĐẶT VẤN ĐỀ
ABPA được mô tả lần đầu tiên bởi Hinson và
cộng sự năm 1952(5). Đây là một bệnh cảnh lâm
sàng phức tạp gây ra do tình trạng tăng đáp ứng
miễn dịch đối với nấm Aspergillus spp, hầu hết
xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân hen hay xơ nang
phổi. Nó là một phức hợp tương tác giữa hai
nhóm bệnh: bệnh phổi liên quan tình trạng tăng
eosinophil máu và nhóm bệnh lý về hô hấp liên
quan nấm Aspergillus(7,9). Tỷ lệ ABPA trên bệnh
nhân hen thay đổi từ 1-6%, đặc biệt cao khoảng
10% ở nhóm bệnh nhân hen phụ thuộc
corticoid(2). Cơ chế sinh lý bệnh liên quan sự hiện
diện kéo dài Aspergillus ở phổi đưa đến kích hoạt
lympho Th2, phóng thích Ig miễn dịch và
cytokine, đồng thời tuyển mộ các tế bào viêm(8).
Hình 1: ABPA là sự giao thoa hai nhóm bệnh phổi
liên quan tăng Eosinophil và những bệnh lý hô hấp
liên quan Aspergillus
Chẩn đoán ABPA dựa trên sự hiện diện kết
hợp tiêu chuẩn lâm sàng, vi sinh và hình ảnh
học. Tiêu chuẩn chẩn đoán ABPA đã được chỉnh
sửa vài lần từ sau tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm
nấm phế quản phổi dị ứng được trình bày bởi
các tác giả Patterson và Rosenberg(1). Nhận diện
và điều trị sớm ABPA giúp ngăn ngừa diễn tiến
đến xơ phổi. Điều trị nền tảng là sử dụng
corticoid (prednisone 0,5-1mg/kg trong 14 ngày,
giảm liều dần trong 3-6 tháng), kết hợp xem xét
sử dụng nhóm azole kháng nấm trong một số
trường hợp (thời gian điều trị 16 tuần)(6). Nhận
diện ABPA sẽ dễ dàng trong những trường hợp
lâm sàng và kết quả xét nghiệm đặc trưng. Tuy
nhiên, chẩn đoán thỉnh thoảng cũng rất phức
tạp.
ABPA được ghi nhận phân bố khắp thế giới
nhưng rất hiếm khi được báo cáo tại Việt Nam.
Chúng tôi báo cáo một trường hợp ABPA với
biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm chồng lấn
bệnh cảnh viêm phổi khiến việc nhận diện bệnh
khó khăn. Bệnh nhân được điều trị thành công
và ổn định khi theo dõi 1 năm sau đó.
PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CỨU
Báo cáo một trường hợp
CA LÂM SÀNG
Một bệnh nhân nam 74 tuổi nhập viện vì mệt
và khó thở. Bệnh khoảng hơn 10 ngày, ho khạc
đàm đục, sốt nhẹ, khò khè và khó thở. Bệnh
nhân nhập bệnh viện quận 2 điều trị khoảng 5
ngày nhưng không đỡ. Bệnh nhân còn khó thở
và mệt nhiều nên được chuyển bệnh viện Chợ
Rẫy. Tiền căn ghi nhận viêm mũi dị ứng khoảng
10 năm, tăng huyết áp 2 năm và đái tháo đường
khoảng 6 tháng trước nhập viện. Bệnh nhân xuất
hiện ho kéo dài 3-4 tháng trước nhập viện, chẩn
đoán và điều trị như một bệnh cảnh viêm phổi.
Bệnh nhân không hút thuốc lá. Gia đình ghi
nhận em ruột bị hen. Khám lâm sàng ghi nhận
bệnh tỉnh táo với mạch 106 lần/phút, huyết áp
100/60 mmHg, nhiệt độ 370C, nhịp thở 28
lần/phút, SpO2 88% với FiO2 21%. Thở co kéo cơ
hô hấp, phổi ít rale ngáy.
Xét nghiệm công thức với bạch cầu 13,82
K/mm3, trong đó eosinophil chiếm 24,8% (3,42
K/mm3). Chức năng gan, thận bình thường.
Đường huyết tăng cao với HbA1C 7,6%. X quang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 68
phổi chụp tại thời điểm nhập viện như hình 2.
Kết quả cấy đàm dương tính với Klebsiella
pneumonia (2 x 106 cfu/ml) nhạy cảm nhiều kháng
sinh. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh
trùng (Toxocara canis, Strongyloides stercoralis,
Amibe, Paragonimus westermani, Clonorsis sinesis)
và soi phân đều âm tính. Bệnh nhân được chẩn
đoán Viêm phổi cộng đồng-Hen phế quản-Viêm
mũi dị ứng-Đái tháo đường type 2-Tăng huyết
áp. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh và thuốc
dãn phế quản.
Tình trạng lâm sàng cải hiện nhưng vẫn
còn ho và khó thở nhẹ. Xét nghiệm tiếp theo
cho kết quả: Nồng độ IgE tăng cao 5110 U/ml,
kháng thể IgG Aspergillus 1000 U/ml, IgE đặc
hiệu Aspergillus dương tính nhưng test lẩy da
với Aspergillus mix âm tính. CT ngực được
chụp cho kết quả như hình 3.
Hình 2: X quang phổi chụp tại thời điểm nhập viện
Hình 3: CT ngực cửa sổ nhu mô
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 69
Bệnh nhân được nội soi phế quản cho thấy
nút đàm dai dính bít tắc phế quản phân thùy
S3-6 trái, S4 phải. Tế bào dịch rửa phế quản
với eosinophil chiếm 30%. Cấy dịch rửa phế
quản dương tính với Aspergillus spp. Sinh thiết
niêm mạc phế quản cho thấy nhiều eosinophil
xâm nhập. Bệnh nhân được đo hô hấp ký khi
trình trạng lâm sàng ổn định sau 2-3 tuần điều
trị, với kết quả: FEV1/FVC 46%, test dãn phế
quản cho thấy FVC thay đổi 16% với 330ml.
Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm phổi-ABPA-
Đái tháo đường-Tăng huyết áp. Corticoid
được sử dụng. Lâm sàng bệnh nhân hồi phục
hoàn toàn. Công thức máu sau điều trị cho
thấy eosinophil về ngưỡng bình thường
(206/mm3) và X quang phổi chụp kiểm tra sau
4 tuần điều trị như hình 4.
Hình 4: X quang phổi chụp sau xuất viện 4 tuần
BÀN LUẬN
Bệnh nhân vào viện với bệnh cảnh sốt nhẹ,
ho khạc đàm đục, bạch cầu tăng và X quang
phổi ghi nhận thâm nhiễm 2 phế trường cạnh
rốn phổi. Chẩn đoán viêm phổi là hợp lý ở
bệnh nhân này, đặc biệt với sự ủng hộ kết quả
cấy đàm Klebsiella pneumoniae với nồng độ
2.106 cfu/ml. Tuy nhiên, với tổn thương trên X
quang phổi kèm eosinophil máu tăng cao giúp
nghĩ đến chẩn đoán bệnh phổi liên quan tăng
eosinophil. Bệnh cảnh này càng được khẳng
định với bằng chứng dịch rửa phế quản với
eosinophil 30%. Bệnh phổi liên quan tăng
eosinophil có thể chia thành 3 nhóm theo
nguyên nhân: nhóm nguyên nhân không được
biết (viêm phổi tăng eosinophil cấp, viêm phổi
tăng eosinophil mãn, hội chứng tăng
eosinophil vô căn, viêm phổi tăng eosinophil
đơn thuần), nhóm có nguyên nhân (ABPA, u
hạt trung tâm phế quản, nhiễm ký sinh trùng,
phản ứng thuốc) và nhóm viêm mạch máu
tăng eosinophil (viêm mạch máu dị ứng, hội
chứng Churg-Strauss)(7). Việt Nam nằm trong
vùng dịch tễ nhiễm ký sinh trùng cho nên việc
chẩn đoán nguyên nhân này cần được chú ý ở
bệnh nhân với eosinophil máu tăng. Trong
trường hợp chúng tôi, các xét nghiệm liên
quan ký sinh trùng đều cho kết quả âm tính.
Bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng và hô hấp
ký giúp chẩn đoán Hen phế quản. Eosinophil
máu tăng cao cùng với xét nghiệm miễn dịch
dương tính giúp xác lập chẩn đoán ABPA
trong trường hợp này (theo tiêu chuẩn chẩn
đoán mới ABPA 2014)(3). Tuy nhiên, test lẩy da
với Aspergillus mix trong trường hợp này lại
cho kết quả âm tính. Nguyên nhân có thể do
trong Aspergillus mix không chứa kháng
nguyên gây phản ứng dị ứng cho bệnh nhân,
kỹ thuật này mới triển khai tại Việt Nam nên ít
nhiều chịu ảnh hưởng thao tác kỹ thuật, bệnh
nhân làm test sau khi dùng corticoid.
Việc phân biệt ranh giới giữa viêm phổi và
ABPA trong trường hợp này là không rõ ràng.
Chính biểu hiện lâm sàng này khiến việc tiếp cận
chẩn đoán ABPA trở nên phức tạp. Bệnh nhân
ABPA thường xuất hiện trên nền bệnh phổi cấu
trúc (dãn phế quản) nên rất dễ kết hợp tình trạng
cư trú của các vi khuẩn có khả năng gây bệnh
(colonisation). Báo cáo tác giả S.N. Gaur năm
2006 cho thấy sự cư trú Pseudomonas aeruginosa
trên bệnh nhân ABPA(4). Giả thuyết tác nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 70
Klebsiella pneumonia chỉ cư trú trong trường hợp
báo cáo này là chưa chắc chắn. Khi phân tích
hình ảnh CT ngực, chúng tôi không nhận thấy
bất thường dãn phế quản mà thay vào đó là
những dấu hiệu: dấu hào quang và dấu ngón tay
mang găng. ABPA trong trường hợp này có thể
ở giai đoạn sớm. Dấu hào quang thường được
giải thích bằng bệnh cảnh viêm nhiễm hay
nhiễm Aspergillus xâm lấn. Trong trường hợp
này, chúng tôi nghĩ nhiều bệnh nhân có bệnh
cảnh viêm phổi do Klebsiella pneumonia kèm theo.
Corticoid được sử dụng điều trị ABPA chủ
yếu trong trường hợp này. Nhóm azole không
cần xem xét do diễn tiến bệnh đáp ứng tốt với
điều trị. Sử dụng azole kháng nấm với mục đích
giảm tải Aspergillus trên đường thở từ đó giảm
kích thích kháng nguyên và đáp ứng viêm. Nó
chỉ được chỉ định trong trường hợp điều trị
corticoid không hiệu quả hay dùng phối hợp để
giảm liều corticoid(6,8).
KẾT LUẬN
ABPA có phân bố dịch tễ khắp nơi trên thế
giới trong đó có Việt Nam. ABPA có thể dẫn đến
xơ phổi nếu không được chẩn đoán và điều trị
kịp thời. Nó có thể gây bệnh cảnh lâm sàng và
tổn thương phổi khó phân biệt với viêm phổi.
Việc điều trị bệnh chủ yếu dựa vào corticoid và
xem xét phối hợp kháng nấm thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chowdhary A, Agarwal K, Kathuria S, Gaur SN, Randhawa
HS, Meis JF (2013). Allergic Bronchopulmonary Mycosis due
to fungi other than Aspergillus: A global Overview. Crit Rev
Microbiol.1-19.
2. D’Urzo AD, McIvor AR (2000). Case report: Allergic
bronchopulmonary aspergillosis in asthma. Can Fam
Physician. 46:882-4.
3. Dhooria S, Agarwal R (2014). Diagnosis of Allergic
Bronchopulmonary Aspergillosis: A Case Based Approach.
Future Microbiol. 9(10):1195-208.
4. Gaur SN, Khan ZU, Kumar R (2006). Youngest patient of
ABPA in Indian Subcontient - A Case Report. Indian J Allergy
Asthma Immunol. 20(1):37-40.
5. Gupta RK, Chandra A, Gautam PB (2012). Allergic
Bronchopulmonary Aspergillosis – A Clinical Review. JAPI.
60:46-51.
6. Gupta RK, Chandra A, Gautam PB (2012). Allergic
Bronchopulmonary Aspergillosis – A Clinical Review. JAPI
60:46-51.
7. Jeong YJ, Kim K-I, Seo IJ, Lee CH, Lee KN, Kim KN, et al.
(2007). Eosinophilic Lung Diseases: A Clinical, Radiologic,
and Pathologic Overview. RadioGraphics. 27:617-39.
8. Patterson K, Strek ME (2010). Allergic Bronchopulmonary
Aspergillosis Proc Am Thorac Soc. 7:237-44.
9. Shah A, Panjab C (2014). Allergic aspergillosis of the
respiratory tract. Eur Respir Rev. 23:8-29.
Ngày nhận bài báo: 27/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viem_phoi_hay_viem_phe_quan_phoi_di_ung_do_nhiem_nam_aspergi.pdf