Viêm ở người cao tuổi

Tài liệu Viêm ở người cao tuổi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 1 VIÊM Ở NGƯỜI CAO TUỔI Cao Đình Hưng*, Nguyễn Thị Mây Hồng** TÓM TẮT Quá trình lão hoá thường đi kèm với việc tăng kéo dài tình trạng viêm, gọi là viêm ở người cao tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự mất cân bằng giữa viêm và đáp ứng kháng viêm. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy viêm ở người cao tuổi là yếu tố nguy cơ cho tình trạng đa bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và giảm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân cao tuổi. Các biện pháp can thiệp làm giảm hiện tượng viêm bao gồm biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Thể dục aerobic và thể dục kháng lực cùng với chế độ ăn đầy đủ amino acid, protein, vitamin D, acid béo không no có thể làm giảm bệnh lý gây ra do viêm ở người cao tuổi do khả năng chống viêm, chống oxy hoá. Trong quá trình tập thể dục, cơ bài tiết myokine Il-6 gây kích hoạt đáp ứng kháng viêm. Aspiri...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm ở người cao tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 1 VIÊM Ở NGƯỜI CAO TUỔI Cao Đình Hưng*, Nguyễn Thị Mây Hồng** TÓM TẮT Quá trình lão hoá thường đi kèm với việc tăng kéo dài tình trạng viêm, gọi là viêm ở người cao tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự mất cân bằng giữa viêm và đáp ứng kháng viêm. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy viêm ở người cao tuổi là yếu tố nguy cơ cho tình trạng đa bệnh lý như xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đái tháo đường típ 2 và giảm chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân cao tuổi. Các biện pháp can thiệp làm giảm hiện tượng viêm bao gồm biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Thể dục aerobic và thể dục kháng lực cùng với chế độ ăn đầy đủ amino acid, protein, vitamin D, acid béo không no có thể làm giảm bệnh lý gây ra do viêm ở người cao tuổi do khả năng chống viêm, chống oxy hoá. Trong quá trình tập thể dục, cơ bài tiết myokine Il-6 gây kích hoạt đáp ứng kháng viêm. Aspirin, có tác dụng kháng viêm, được chỉ định điều trị nhồi máu cơ tim do và phòng ngừa bệnh lý tim mạch do xơ vữa. Điều trị rosuvastatin làm giảm biến cố tim mạch trên đối tượng khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, sử dụng metformin làm giảm tình trạng viêm và nguy cơ đa bệnh lý như bệnh tim mạch, ung thư, trầm cảm và frailty. Từ khóa: bệnh tim mạch, ung thư, trầm cảm ABSTRACT INFLAMMATION IN THE ELDERLY Cao Dinh Hung, Nguyen Thi May Hong A main feature of the aging process is a chronic progressive increase in the proinflammatory status, knows as inflammaging. This phenomenon can also be defined as the imbalance between inflammatory and anti- inflammatory signalling. The collective evidence suggests that inflammaging is a risk factor across multiple diseases such as atherosclerosis, cardiovascular disease, type II diabetes and causes a decline in the quality of life of patients. In order to counter this deleterious phenomenon, non-drug and drug interventions have been suggested. Both aerobic and resistance exercise — as well as dietary supplementation of amino acids or protein, vitamin D, and polyunsaturated fatty acids — have been associated with the protection against chronic inflammation related diseases, possibly because of their anti-inflammatory and antioxidative properties. Resistance exercise have been demonstrated to reduce inflammation by triggering the anti-inflamatory response via the release of myokine Il-6 from exercing muscles. Aspirin, a potent anti-inflammatory molecule, is effective in the treatment of acute myocardial infarction and in prevention of cardiovascular disease. Statin therapy with rosuvastatin reduces the incidence of major cardiovascular events in healthy individuals. Metformin could be utilized to improve the inflammatory status and reduced the risk of multiple age-related diseases, including cardiovascular diseases, cancer, depression, and frailty. Keywords: cardiovascular diseases, cancer, depression HIỆN TƯỢNG VIÊM LÀ GÌ? Viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kết – một loại mô có mặt ở mọi cơ quan trong cơ thể – bản chất của hiện tượng viêm là quá trình thực bào tại chỗ, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây viêm(10). Mọi nguyên nhân gây tổn thương và làm chết tế bào (chấn thương, nhiễm trùng) đều có *Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Khoa Nội tiết BV Thống Nhất Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Thị Mây Hồng ĐT: 0909 354 348 Email: nguyenmay08@yahoo.com Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 2 thể kích hoạt hiện tượng viêm. Các tế bào bị tổn thương sẽ phóng thích ra các hoá chất trung gian gây viêm như TNF–, IL–6, IL–1 làm tăng tính thấm thành mạch và gây đáp ứng viêm ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Tại ổ viêm, các hoá chất trung gian gây ra các rối loạn tuần hoàn và chuyển hoá, đây là cơ sở sinh lý bệnh của hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Khi các hoá chất trung gian gây viêm xâm nhập vào hệ tuần hoàn sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan khác. Chuỗi phản ứng viêm là phản ứng thích nghi của cơ thể có mục tiêu là loại bỏ nhiễm trùng, kích hoạt quá trình sửa chữa mô bị tổn thương và tái lập lại cân bằng sinh lý nội tại(5). PHẢN ỨNG VIÊM Ở NGƯỜI CAO TUỔI Lợi ích Đối với người cao tuổi, đáp ứng viêm cũng mang lại những lợi ích tương tự, giúp chống lại các tác nhân có hại như các vi sinh vật gây bệnh, hạn chế sự lan rộng của nhiễm trùng và phối hợp với hệ miễn dịch nhằm duy trì sự cân bằng nội môi bên trong cơ thể, ví dụ như hỗ trợ lympho T xác định và loại bỏ các tế bào ung thư(5). Đây là một phản ứng có lợi nếu như phản ứng viêm chấm dứt ngay sau khi đã loại bỏ được tác nhân khởi phát hiện tượng viêm. Bất lợi Khác với người trẻ, ở người cao tuổi mặc dù không có các tác nhân kích hoạt hiện tượng viêm nhưng các hoá chất trung gian gây viêm vẫn được bài tiết ra với nồng độ thấp và kéo dài. Hiện tượng này gọi là Inflammaging‐ viêm ở người cao tuổi (Hình 1). Nguồn gốc của Inflammaging là do sự mất cân bằng giữa cơ chế đáp ứng viêm và kháng viêm của cơ thể . Khi đáp ứng viêm cân bằng với kháng viêm (Hình 1) sẽ giúp hạn chế mắ c các bệnh lý liên quan đến tuổi tác và kéo dài tuổi thọ . Khi đáp ứng viêm chiếm ưu thế (Hình 1) sẽ là yếu tố thúc đẩ y quá trình lão hoá, khởi phát các bệnh lý ở người cao tuổi và gia tăng nguy cơ tử vong(7 ). Hình 1. Sự mất cân bằng giữa đáp ứng viêm và kháng viêm NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY GIA TĂNG TÌNH TRẠNG VIÊM Ở NGƯỜI CAO TUỔI Nguyên nhân gây tăng kéo dài các chất gây viêm ở người cao tuổi vẫn chưa rõ ràng, ng ười ta cho rằng hiện tượng này do đa cơ chế(5): Stresss oxy hoá: do gia tăng gốc oxy tự do và giảm khả năng chống oxy hoá của cơ thể trong quá trình tích tuổi. Cytomegavirus CMV: tỷ lệ nhiễm CMV gia tăng trong quá trình tích tuổi, đây là loại virus kích hoạt hiện tượng viêm. Tế bào lão hoá (senescent cells): vốn được chuyển dạng từ tế bào nhớ (memory cells), loại tế bào này làm tiết nhiều cytokines (IL‐6, TNF‐ ,) góp phần gia tăng hiện tượng viêm. VAI TRÒ CỦA HIỆN TƯỢNG VIÊM TRONG CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI Hiện nay, kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng viêm kéo dài đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 3 người cao tuổi như bệnh lý tim mạch, thiếu máu, ung thư, đái tháo đường típ 2, b ệnh thận mạn, trầm cảm, frailty (Hình 2) (3). Hình 2. Inflammaging và các bệnh lý ở người cao tuổi Xơ vữa động mạch Lớp tế bào nội mô động mạch là nơi tiếp xúc trực tiếp với máu và là hàng rào ngăn cản lipid thấm vào trong lòng m ạch. Nếu lớp tế bào nội mô này bị tổn thương và nồng độ LDL– cholesterol trong máu càng cao, đặc biệt là LDL– cholesterol oxy hoá, thì nguy cơ xơ vữa động mạch càng gia tăng. LDL sau khi lắ ng đọng trong lòng m ạch sẽ khởi phát quá trình viêm và thu hút các tế bào bạch cầu đơn nhân, tiểu cầu, tế bào lympho T. Bạch cầu đơn nhân sau khi di chuyển vào lớp dưới nội mô sẽ biệt hoá thành đại thực bào để “d ọn dẹ p” các LDL –c trong lòng mạch và chuyển dạng thành tế bào bọt. Chính những tế bào bọt chứa đầy lipid này là nguồn gốc của quá trình xơ vữa. Vai trò c ủa các hoá chất trung gian gây viêm trong việc hình thành mảng xơ vữa đã được chứng minh: TNF– gây rối loạn chức năng các tế bào nội mô và tăng khả năng tổng hợp các phân tử kết dính tế bào nội mô với bạch cầu đơn nhân ; TNF– và IL–6 gây tăng đông và rối loạn lipid máu ; IL–1β, IL ‐18 thu hút tế bào lympho T và lympho B đến mảng xơ vữa(3). Frailty Hội chứng dễ bị tổn thương hay suy yếu (frailty) được định nghĩa một trạng thái lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể làm gia tăng nguy cơ té ngã, tàn tật, nhập viện và tử vong, biểu hiện lâm sàng bao gồm sụt cân không chủ ý, yếu cơ lực, giảm sức bền và sức đề kháng, sự chậm chạp, hoạt động thể lực thấp(6). Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò nền tảng của hiện tượng viêm trong cơ chế bệnh sinh của frailty. IL‐6 ức chế hoạt động của insulin‐like growth factor ‐1 (IGF ‐1), vốn là hormone có vai trò quan tr ọng trong duy trì khối lượng cơ và sức cơ, khiến cho bệnh nhân có những biểu hiện mau mệt, ít vận động, sức cơ yếu, sụt cân(1). Theo Ferrucci và cộng sự, gia tăng IL‐6 theo tuổi có mối liên hệ với giảm sức cơ, trương lực cơ và giảm tốc độ đi: hai thành phần quan trọng trong hội chứng frailty(4). Nhiều Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 4 nghiên cứu trước cho thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng các chất trung gian gây viêm, ví dụ CRP và IL‐6, với việc suy giảm chức năng vận động và frailty trên người cao tuổi(3). Đái tháo đường típ 2 Các hóa chất trung gian gây viêm IL‐1α, IL‐1β, IL ‐6, và TNF‐ α t ạo điều kiện cho quá trình khởi phát bệnh lý đái tháo đường típ 2 cũng như biến chứng của đái tháo đường. TNF‐ α th ường được tìm thấy với nồng độ rất cao trong hệ cơ xương và trong máu của người đái tháo đường tip 2. TNF ‐ α c ó thể ức chế trực tiếp hoạt động của insulin và gây tình trạng đề kháng insulin gián tiếp thông qua kích hoạt phóng thích acide béo tự do ở mô mỡ . Bên cạnh đó, TNF‐ α l àm giảm hoạt tính của insulin trong quá trình tổng hợp glycogen trên tế bào cơ của người được nuôi cấy(3). Các bệnh lý khác ở người cao tuổi Viêm ở người cao tuổi được xem là yếu tố quyết định cho tốc độ lão hóa và có mối liên hệ mật thiết với bệnh Alzheimer, b ệnh Parkinson, đa xơ bì (2 ,12 ), đái tháo đường típ 2, loãng x ương, đề kháng insulin, ung thư...(3). Viêm ở người cao tuổi làm gia tăng khả năng mắ c bệnh và gia tăng tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nói cách khác, viêm ở người cao tuổi là yếu tố nguy cơ chính cho tình trạng đa bệnh lý mạn tính(3). BIỆN PHÁP CAN THIỆP Để phòng ng ừ a đa bệnh lý ở người cao tuổi và đạt được tình trạng lão hóa tích cực, chúng ta cần cân bằng cán cân giữa hiện tượng viêm và đáp ứng kháng viêm. Dinh dưỡng và luyện tập Một chế độ dinh dưỡ ng hợp lý (cung cấp đầy đủ các amino acide, vitamin D, acide béo không no) có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá kết hợp tập những bài tập aerobic hay những bài tập tăng sức đề kháng (resistance exercise) giúp phòng ng ừ a các bệnh lý liên quan đến tuổi. Người ta chứng mình rằng trong quá trình tập thể dục, cơ bắ p sẽ bài tiết IL‐6, có tác dụng kháng viêm, còn g ọi là myokine IL‐6. Khác với cytokines phóng thích trong quá trình viêm, myokines IL‐6 sẽ kích hoạt monocytes tạo ra một loạt các cytokine kháng viêm như IL‐1 ra, TNF‐R and IL‐10 xuất hiện sau đó (Hình 3)(8). Tập thể dục thường xuyên, đều đặn sẽ giúp tăng khả năng kháng viêm, cải thiện tình trạng viêm ở người cao tuổi, giảm nguy cơ đa bệnh lý. Hình 3. Đáp ứng của các cytokines với tập thể dục Dùng thuốc Một số thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu về tác dụng các thuốc kháng viêm nhằm phòng ngừ a, điều trị các bệnh lý do Inflammaging cũng đã được tiến hành. Aspirin hi ệu quả trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp và dự phòng th ứ phát bệnh lý tim mạch. Aspirin c ũng có hiệu phòng ng ừ a tiên phát nhồi máu cơ tim cấp, ít nhất trong nhóm đối tượng nguy cơ cao(3). Điều trị statin với rosuvastatin làm giảm biến cố tim mạch trên đối tượng khoẻ mạnh không có tăng lipid máu nhưng tăng CRP siêu nhạy(9). Metformin, thuốc viên điều trị đái tháo đường có tác dụng giảm viêm và giảm đề kháng insulin, có thể dùng ngăn ngừ a đồng thời làm chậm tiến triển của hội chứng suy yếu(11). Trong một nghiên cứu quan sát lớn tiến hành trên đối tượng cựu quân nhân người Mỹ bị đái tháo đường típ 2, đi ều trị metformin làm giảm nguy cơ đa bệnh lý, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư, trầm cảm và suy yếu(11). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 5 KẾT LUẬN Quá trình lão hoá th ường đi kèm với tăng kéo dài các chất gây viêm trong máu. Hiện tượng này gọi là Inflammaging‐ viêm ở người cao tuổi nguyên nhân do sự mất cân bằng giữa đáp ứng viêm và kháng viêm. Nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng đa bệnh lý do tuổi: xơ vữa động mạch, frailty, ĐTĐ type II cũng liên quan đến sự mất cân bằng này. Biện pháp không dùng thuốc (chế độ ăn và vận động thể lực đều đặn) và dùng thuốc (aspirin, statin, metformin) góp phần cải thiện tình trạng viêm và giảm nguy cơ mắ c đa bệnh lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barbieri M, Ferrucci L, Ragno E, et al (2003). Chronic inflammation and the effect of IGF ‐I on muscle strength and power in older persons. American Journal of Physiology- Endocrinology and Metabolism, 284:E481 ‐E7. 2. Boren E, et al (2004). Inflamm‐aging: autoimmunity, and the immune‐risk phenotype. MEJAr.3:401‐6. 3. Ferrucci L, Fabbri E (2018). Inflammageing: chronic inflammation in ageing, cardiovascular disease, and frailty. Nature Reviews Cardiolog, pp.1. 4. Ferrucci L, Penninx BW, Volpato S, et al (2002). Change in Muscle Strength Explains Accelerated Decline of Physical Function in Older Women With High Interleukin ‐6 Serum Levels. Journal of the American Geriatrics Society, 2002.50:1947 ‐54. 5. Fougère B, Boulanger E, Nourhashémi F, Guyonnet S, Cesari M (2016). Chronic inflammation: Accelerator of biological agin g. The Journals of Gerontology, Series A, pp.240. 6. Krabbe KS, Pedersen M, Bruunsgaard H (2004). Inflammatory mediators in the elderly. Experimental gerontology, 39:687 ‐99. 7. Minciullo PL, Catalano A, Mandraffino G, et al (2016). Inflammaging and Anti ‐Inflammaging: The Role of Cytokines in Extreme Longevity. Archivum immunologiae et therapiae experimentalis, 64:111‐26. 8. Petersen AM, Pedersen BK (1985). The anti‐inflammatory effect of exercise. J Appl Physiol (1985), 98:1154‐62. 9. Ridker PM, Danielson E, Fonseca FA , et al (2008). Rosuvastatin to prevent vascular events in men and women with elevated C ‐ reactive protein. NEJM,359:2195. 10. Trần‐Thị‐Chính. (2012). Sinh lý bệnh quá trình viêm. Sinh lý bệnh học, :209 ‐29 . Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Wang C P, Lorenzo C, Habib SL, Jo B, et al (2017). Differential effects of metformin on age related comorbidities in older men with type 2 diabetes. J Diabetes Complications, 31:679 ‐86. 12. Xia S, Zhang X, Zheng S, et al.. (2016). An update on inflamm ‐ aging: mechanisms, prevention, and treatment. J Immunol Res, doi: 10.1155/2016/8426874. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf001_7_7834_2166330.pdf
Tài liệu liên quan