Tài liệu Viêm cơ tim tối cấp suy tuần hoàn bằng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện nhi đồng 1: Báo cáo trường hợp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 99
VIÊM CƠ TIM TỐI CẤP SUY TUẦN HOÀN
BẰNG KỸ THUẬT TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG
VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC,
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Võ Thanh Vũ*, Bạch Văn Cam*, Phạm Văn Quang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Phan Thị Xuân*,
Vưu Thanh Tùng*, Thái Quang Tùng*, Tạ Minh Hòa Hiệp*, Đinh Hoàng Vũ*, Châu Ngọc Hiệp*,
Trần Hoàng Út*, Mã Tú Thanh*, Lâm Thị Thúy Hà*, Trần Thị Bích Hằng*, Nguyễn Tô Bảo Toàn*,
Phùng Quốc Anh*, Trần Thị Đăng Dung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm cơ tim tối cấp là một căn bệnh đe dọa tính mạng ở trẻ em với tỉ lệ tử vong cao từ 25% đến
75% nếu có suy tuần hoàn và/hoặc rối loạn nhịp mặc dù đã điều trị tối đa bằng có biện pháp thông thường.
Phương pháp: Báo cáo ca lâm sang.
Kết quả: Một trường hợp bé trai 15 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp có suy tuần hoàn đã được dùng thuốc trợ tim
và thở máy. Tuy nhiên, tình t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm cơ tim tối cấp suy tuần hoàn bằng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa hồi sức tích cực, bệnh viện nhi đồng 1: Báo cáo trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 99
VIÊM CƠ TIM TỐI CẤP SUY TUẦN HOÀN
BẰNG KỸ THUẬT TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG
VỚI TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC,
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Võ Thanh Vũ*, Bạch Văn Cam*, Phạm Văn Quang*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Phan Thị Xuân*,
Vưu Thanh Tùng*, Thái Quang Tùng*, Tạ Minh Hòa Hiệp*, Đinh Hoàng Vũ*, Châu Ngọc Hiệp*,
Trần Hoàng Út*, Mã Tú Thanh*, Lâm Thị Thúy Hà*, Trần Thị Bích Hằng*, Nguyễn Tô Bảo Toàn*,
Phùng Quốc Anh*, Trần Thị Đăng Dung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm cơ tim tối cấp là một căn bệnh đe dọa tính mạng ở trẻ em với tỉ lệ tử vong cao từ 25% đến
75% nếu có suy tuần hoàn và/hoặc rối loạn nhịp mặc dù đã điều trị tối đa bằng có biện pháp thông thường.
Phương pháp: Báo cáo ca lâm sang.
Kết quả: Một trường hợp bé trai 15 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp có suy tuần hoàn đã được dùng thuốc trợ tim
và thở máy. Tuy nhiên, tình trạng suy tim bệnh nhân nhanh chóng xấu hơn. Do đó, chúng tôi đã thực hiện kỹ
thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) để hỗ trợ tuần hoàn sau khi thất bại trong các
biện pháp hồi sức tiêu chuẩn. Bé trai đã hồi phục chức năng tim hoàn toàn sau 91 giờđiều trị ECMO.
Kết luận: ECMO là một phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm cơ tim tối cấp, đặc biệt là khi thất bại các
biện pháp thông thường.
Từ khóa: viêm cơ tim tối cấp, kỹ thuật trao đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO
ABSTRACT
RESCUE FOR FULMINANT MYOCARDITIS WITH SHOCK BY EXTRACORPOREAL MEMBRANE
OXYGENATION (ECMO) TO IN THE PEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT
IN CHILDREN HOSPITAL 1: A CASE REPORT
Vo Thanh Vu, Bach Van Cam, Phan Van Quang, Phung Nguyen The Nguyen, Phan Thi Xuan,
Vuu Thanh Tung, Thai Quang Tung, Ta Minh Hoa Hiep, Dinh Hoang Vu, Chau Ngoc Hiep,
Tran Hoang Ut, Ma Tu Thanh, Lam Thi Thuy Ha, Tran Thi Bich Hang, Nguyen To Bao Toan,
Phung Quoc Anh, Tran Thi Dang Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 99 - 104
Objective: Fulminant myocarditis (FM) is a life-threatening disease in children with a very high mortality
ranging from 25% to 75% with cardiac arrest and/or arrhythmia despite optimal clinical intervention.
Methods: A case report.
Results: A case of a 15-year-old boy having fulminant myocarditis with a circulatory failure was treated
inotropics and mechanical ventilation. Unfortunately, the boy’s heart failure condition was progressively worse.
Therefore, we usedextracorporeal membrane oxygenation (ECMO) to support his circulation after failing inapply
standard resuscitations. The boy’s heart function recovered completely after 91 hours of ECMO treatment.
Conclusion: ECMO is an effective rescue therapeutics for fulminant myocarditis, especially when failed in
*Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BSCK1. Võ Thanh Vũ ĐT: 0909435674 Email: vothanhvu82@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 100
conventional treatments.
Keywords: fulminant myocarditis (FM), extracorporeal membrane oxygenation (ECMO)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cơ tim tối cấp được đặc trưng bởi khởi
phát đột ngột sau khi có triệu chứng giống cúm
và tiến triển nhanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim,
suy tim sung huyết nghiêm trọng và sốc tim với
nguy cơ suy tuần hoàn nhanh chóng(1,8,19). Viêm
cơ tim tối cấp có tỉ lệ tử vong cao từ 25% đến
75% nếu không được hỗ trợ tuần hoàn ngay lập
tức(15). Trong trường hợp sốc tim suy tuần hoàn
nặngsau khiđiều trị bằng các phương pháp hồi
sức thông thường không hiệu quả có thể hỗ trợ
thêm bơm bóng động mạch chủ, hoặc thiết bị hỗ
trợ tâm thất trái nhưng các biện pháp này
thường khó tiếp cận và rất xâm lấn(2,4,5). Ngược
lại, một can thiệp dễ tiếp cận hơn, kỹ thuật trao
đổi oxy qua màng với tuần hoàn ngoài cơ thể
(ECMO), đã được chứng minh là phương pháp
cứu sống hiệu quả ở bệnh nhân viêm cơ tim tối
cấp, theo các nghiên cứu tỉ lệ sống còn rất cao
khoảng 60% - 71%(6,7,9,16,21). Trong báo cáo này,
chúng tôi trình bày một ca lâm sàng, bé trai 15
tuổi viêm cơ tim tối cấp suy tuần hoàn nặng
được cứu sống nhờ hỗ trợ bằng ECMO lần đầu
tiên tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
TRÌNH CA LÂM SÀNG
Tình trạng bệnh nhân trước ECMO
Tại bệnh viện quận
Bệnh nhân nam, 15 tuổi, nhập viện vào
ngày 22/02/2019.
Bệnh sử 6 ngày: N1-4: sốt không rõ, N5-6:
sốt, tiêu lỏng, nổi ban ở tay chân.
Cận lâm sàng có siêu âm tim chức năng co
bóp tim giảm, troponin I 300,3 ng/mL, pro-
brain natriuretic peptide (Pro BNP) 140,31
pg/mL, công thức máu có BC/Neu:
11.500/81,5%, CRP 25 mg/dl, chẩn đoán sốc
tim/viêm cơ tim được xử trí đặt nội khí quản
dùng thuốc trợ tim adrenaline 0,3 ug/kg/phút,
dobutamin 7 ug/kg/phút và chuyển lên bệnh
viện Nhi Đồng 1trong tình trạng bóp bóng qua
nội khí quản, mạch 140 l/phút, huyết áp (HA)
100/50 mmHg, SpO2 98%, chi ấm, mạch rõ.
Tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1
Lâm sàng
Bé nằm yên, môi hồng/thở máy với SpO2:
96%, chi ấm, mạch quay rõ đều 120 l/phút, HA
110/70 mmHg, cận lâm sàng có siêu âm tim bởi
bác sĩ tim mạch cơ tim tăng sáng, co bóp cơ tim
kém FS khoảng 18%, EF 36%, thất trái dãn nhẹ, X
quang ngực bóng tim to nhẹ, chỉ số tim lồng
ngực 0,6; troponin I dương tính, lactate 9,3
mmol/l, aspartate aminotransferase (ASL) 87
U/L, alanine aminotransferase (ALT) 42 U/L,
blood urea nitrogen (BUN) 7,79 μmol/L,
creatinine 111,27 mmol/L, điện tim (ECG) bình
thường. Bệnh nhân được thở máy, dùng
dobutamin 7 ug/kg/phút, adrenalin 0,3
ug/kg/phút, hội chẩn chuyển hồi sức.
Tại hồi sức tích cực chống độc (sau nhập viện 1
giờ)
Lâm sàng mạch bệnh nhân nhanh 130
lần/phút, chi mát, HA tụt 62/40 mmHg được thở
máy, an thần midazolam và fentanyl, vận mạch
dùng dobutamin 10 ug/kg/phút, adrenalin 0,6
ug/kg/phút, chỉ số IE 60, kháng sinh meronem và
vancomycin hội chẩn khoa và bệnh viện Chợ
Rẫy chuẩn bị đặt ECMO tĩnh mạch – động mạch
(VA) cho bệnh nhân.
Tình trạng bệnh nhân lúc đặt ECMO VA (sau
nhập viện 1,5 giờ)
Bệnh nhân được đặt ECMO VA với canulla
21F ở tĩnh mạch đùi trái cố định ở mức 45 cm
ngay vị trí TM chủ dưới đổ vào tim, canulla 15 F
vào động mạch đùi chung phải, và canulla 6F
vào động mạch đùi nông phải để tái tưới máu,
được bolus Heparin 100 U/kg ngay sauthời điểm
đặt ống thông. Thông số cài đặt ECMO ban đầu
2800 rpm đạt dòng máu 3,4 l/phút, dòng khí 2
l/p, Fi02 60%. Mục tiêu giữnhịp tim <120 l/phút,
HA trung bình >70 mmHg, CVP 5-12 mmHg,
nước tiểu >0,5 ml/kg/giờ, lactate máu <3 mmol/L
và Sv02 >65-70%, theo dõi tưới máu chi dưới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 101
bằng NIRS (rS02) giữ >55% hoặc giảm >20% so
với chân còn lại, Pa02 và PaC02 trong giới hạn
bình thường, dòng máu ECMO 80-100
ml/kg/phút, duy trì Pa02 sau màng >150 mmHg,
PaC02 sau màng <40 mmHg, áp lực xuyên màng
(ALXM) <40 mmHg, dùng heparin duy trì giữ
ACT 160-200 s.
Tình trạng bệnh nhân sau đặt ECMO
Diễn tiến trong ngày đầu, 12 giờ đầu (19h30-
7h30 23/02/2019)
Lâm sàng mạch bệnh nhân dao động trong
120-143 l/phút; HA trung bình dao động 65-71
mmHg; tưới máu chi dưới dao động 62-70%,
chênh lệch so chân còn lại 5-8%; tiểu khoảng 1,9
ml/kg/giờ; cận lâm sàng lactat giảm dần còn 2
mmol/L sau 2 giờ, 1,7 mmol/L sau 9 giờ đặt
ECMO; Scv02 dao động 61,7%-64,9%; Pa02 và
PaC02 trong giới hạn bình thường; CRP tăng cao
190 mg/dl - 192 mg/dl nên được làm thêm
procalcitonin; ACT ngay sau ECMO tăng cao
375s nên ngưng truyền heparin 1 giờ, sau đó
duy trì heparin ở mức thấp 5-6,5 U/kg/giờ giữ
ACT 200-210 sdo đó áp lực xuyên màng chỉ
khoảng 2-9 mmHg; về điều trị vận mạch giảm
dần dobutamin còn 6 ug/kg/phút, ngưng
adrenalin, ngưng an thần để tập cai máy.
Diễn tiến trong ngày đầu, 12 giờ sau(7h30-
19h30 23/02/2019)
Giờ thứ 20, mạch bệnh nhân nhanh 143
l/phút, HA giảm 90/50/60 mmHg, CVP 13
mmHg, lactat tăng 3,02 mmol/L, Scv02 50,2%,
tưới máu chi dưới 66%, chênh lệch so chân còn
lại 10%; trong khi đó thông số máy ECMO 2700
rpm đạt dòng máu 2,0 l/phút xử trí tăng
dobutamin lên 8 ug/kg/phút, tình trạng bệnh
nhân cải thiện hơn mạch 130 l/phút, HA
130/56/81 mmHg, lactate 2,86 mmol/L, ScvO2
74%, tưới máu chi dưới 66%, chênh lệch so chân
còn lại 6%.
Diễn tiến trong ngày thứ 2, 12 giờ đầu (19h30-
7h30 24/02/2019)
Giờ thứ 2, bệnh nhân tụt HA còn 95/52/61
mmHg được tăng dobutamin 10ug/kg/phút tình
trạng bệnh nhân ổn định lại mạch 138 l/phút,
HA 111/51/70 mmHg, lactat 2,44 mmol/L, Scv02
74%; tình trạng bệnh nhân ổn định trong 9 giờ
tiếp theo. Giờ thứ 11, mạch bệnh nhân nhanh lên
150 l/phút, HA 95/52/65 mmHg, lactat 5,92
mmol/L, Scv02 38,8%, P02 sau màng còn 78
mmHg, ALXM 10 mmHg xử trí thổi màng trong
1 phút tình P02 sau màng cải thiện 241 mmHg.
Giờ thứ 12, bệnh nhân lạnh run, procalcitonin
180 ng/ml, BC/NEU 21490/20660 mm3 đổi kháng
sinh Vancomycin sang Linezolid.
Diễn tiến trong ngày thứ 2, 12 giờ sau (7h30-
19h30 24/02/2019)
Giờ thứ 16-18, bệnh nhân mạch nhanh 154
l/phút, HA tụt 80/40/58 mmHg, lactat 7,7
mmol/L, KMĐM toan nhiều (BE -12 mmol/L) xử
trí bù toan, tăng rpm lên 2980 nhưng chỉ đạt
dòng máu 2,4 L/phút, do đó thêm adrenalin,
tăng dần liều adrenalin lên 0,6 ug/kg/phút HA
bệnh nhân đạt được 113/54/74 mmHg nhưng
mạch nhanh 160 l/phút nên quyết định đẩy thêm
đầu cannula TM 4cm vào buồng tim dưới hướng
dẫn của siêu âm.
Giờ thứ 19-21, ALXM tăng dần 25 mmHg/28
mmHg, xuất hiện đông máu rải rác mặt trước
màng ECMO, mặc dù ACT 202s/aPTT 43s/D-
Dimer 20 ug/ml, tăng liều Heparin, xét nghiệm
định lượng Anti thrombin III và yếu tố Xa.
Giờ thứ 24, bệnh nhân còn sốt lạnh run xử
trí thêm kháng sinh colistin, ALXM 40 mmHg,
ACT 220s/aPTT 49s, P02 sau màng 197 mmHg,
xử bolus và tăng liều Heparin và chuẩn bị thay
quả lọc.
Diễn tiến trong ngày thứ 3, 12 giờ đầu (19h30-
7h30 25/02/2019)
Giờ thứ 2, ALXM tăng cao, dòng ECMO
giảm nhiều, quyết định thay màng lọc ECMO,
sau thay màng lọc ECMO rpm 2900 dòng máu
đạt 2,9l/phút nên giảm adrenalin còn
0,1ug/kg/phút.
Giờ thứ 3, bệnh nhân còn sốt lạnh run, CRP
185 mg/dl, lactat 3,94 mmol/L, AST (GOT) 148
U/L, ALT (GPT) 75 U/L, bilirubin toàn phần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 102
23,68 umol/L, gián tiếp 14,48 umol/L, trực tiếp
9,2 umol/L; ure 8,56 mmol/L, creatinin 71,23
umol/L, CK 2831, aPTT >120s, troponin I âm
tính, xử trí được lọc máu bằng màng lọc oxiris. 9
giờ tiếp theo tình trạng bệnh nhân ổn định.
Diễn tiến trong ngày thứ 3, 12 giờ sau (7h30-
19h30 25/02/2019)
Giờ 13, mạch bệnh nhân 120 l/phút, HA
105/55/70 mmHg, xuất huyết củng mạc, sẩn
hồng ban cẳng chân, CVP 13 mmHg, rS02 chân
phải 81%/ chân trái 85%, đang thở máy,
dobtamin 8 ug/kg/phút, adrenalin 0,14
ug/kg/phút, heparin 8,5 UI/kg/giờ, kháng sinh
colistin, cipro, zyvox, meronem, thông số ECMO
2810 rpm đạt dòng máu 2,43 l/phút, dòng khí 1,5
l/phút; Fi02 50%, ALXM 12 mmHg, đang lọc
máu, siêu âm tim EF 48%.
Giờ 14, aPTT 51s, ACT 189s, tiểu cầu
112.000/mm3, antithrombin III 41%, tăng heparin
10U/kg/giờ.
Giờ 16, aPTT 44,9s, ACT 189s, tăng heparin
13 U/kg/giờ.
Từ 19-24 giờ, mạch 119l/phút, HA 136/85
mmHg, aPTT 52s, giảm dần dobutamin
6ug/kg/phút, adrenalin 0,03ug/kg/phút, tăng
heparin 15 U/kg/giờ.
Diễn tiến trong ngày thứ 4, 12 giờ đầu (19h30-
7h30 26/02/2019)
Tình trạng bệnh nhân ổn định ngưng
adrenalin, tiểu cầu giảm <100.000/mm3 được
truyền tiểu cầu, aPTT 56s/ACT 212s-229s.
Diễn tiến trong ngày thứ 4, 12 giờ sau (7h30-
19h30 26/02/2019)
Giờ 1-7, tình trạng bệnh nhân ổn định mạch
110l/phút, HA 150/83/103 mmHg, CVP 14
mmHg, rS02 trái 82%/phải 84%, BC/NEU 34.000
mm3/30.000 mm3, TC 127.000 mm3, procalcitonin
82,72 ng/ml, lactat 1,89 mmol/L, chức năng gan,
thận, khí máu động mạch bình thường, aPTT
45,5s/ACT 181s, siêu âm tim EF 48%, giảm dần
dobutamin rồi ngưng, hội chẩn bệnh viện Chợ
Rẫy cai và rút ECMO, sau rút ECMO động mạch
mu chân phải khó bắt mạch, xử trí siêu âm mạch
máu có huyết khối bán tắc động mạch đùi nông
dưới chỗ đặt canulla, xử trí dùng thêm levonox,
theo dõi bằng rS02 2 chi.
Giờ 9, siêu âm huyết khối tắc hoàn toàn
động mạch chậu ngoài phải lan xuống động
mạch đùi chung phải được hội chẩn bác sĩ mạch
máu chợ rẫy phẫu thuật, tái tạo mạch máu
Diễn tiến từ ngày 5 đến khi xuất viện
Ngày 6, bé được cai máy, thở NCPAP, ngày
25 bé được xuất viện.
BÀN LUẬN
Đây là một trường hợp bé trai, 15 tuổi viêm
cơ tim tối cấp/nhiễm trùng huyết suy tuần hoàn
nhanh được hỗ trợ kịp thời bởi ECMO, đây là kỹ
thuật mới lần đầu được triển khai tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 dưới sự hỗ trợ của bệnh viện Chợ
Rẫy, tình trạng tuần hoàn hồi phục sau 91 giờ
chạy ECMO, có biến chứng huyết khối động
mạch chậu chung phải cắt nối ghép mạch máu.
Trước khi chạy ECMO, mặc dù diễn tiến lâm
sàng giống viêm cơ tim tối cấp, tuy nhiên bệnh
nhân không cótriệu chứng giống cúm, xét
nghiệm bạch cầu, CRP hơi tăng và không tìm
thấy ổ nhiễm trùng nên chúng tôi chẩn đoán
phân biệt với nhiễm trùng máu tổn thương tim
đã cho kháng sinh bao vây từ đầu và làm xét
nghiệm procalcitonin vì theo các nghiên cứu
procalcitonin >2 ng/ml có giá trị chẩn đoán
nhiễm trùng huyết và có giá trị hơn CRP(10,13,17,23).
Tại khoa cấp cứu bệnh nhân có giảm sức co
bóp cơ tim (EF 36%), troponin tăng (300,3
ng/mL), bóng tim to, tình trạng vẫn ổn định với
adrenalin 0,3 ug/kg/p và dobutamin 7
ug/kg/phút, chỉ số IE 37 chưa có chỉ định ECMO,
chỉ định chạy ECMO trên viêm cơ tim cấp khi:
1. Hạ huyết áp (<60 mmHg đối với trẻ em và
40
μg/kg/phút,
2. Ngừng tim đòi hỏi phải hồi sức tim phổi
liên tục (CPR),
3. Suy tim phổi kháng diều trị nội,
4. Rối loạn nhịp tim không kiểm soát được
bao gồm nhịp nhanh thất (VT) và rung tâm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 103
thất(12,14).
Tuy nhiên theo nghiên cứu Wu và cộng sự
tiến hành nghiên cứu tiên lượng sớm bệnh nhân
viêm cơ tim cấp cần chạy ECMO thấy khoảng
50% bệnh nhân viêm cơ tim cấp có EF giảm và
troponin I >14,21 ng/ml phải chạy ECMO(22). Do
đó chúng tôi nhanh chóng chuyển bệnh nhân
vào khoa hồi sức và hội chẩn với nhóm ECMO
để chuẩn bị chạy ECMO và chỉ sau 1 giờ nhập
viện tình trạng bệnh nhân diễn tiến xấu, tụt HA
phải dùng vận mạch liều cao dobutamin 10
ug/kg/phút, adrenalin 0,6 ug/kg/phút, chỉ số IE
60 và có chỉ định ECMO vì chuẩn bị trước nên
thời gian đặt ECMO VA chỉ trong vòng nửa giờ.
Trong quá trình theo dõi bệnh nhân ECMO
có lúc bệnh nhân giảm dòng được xử trí đẩy
canulla tĩnh mạch (TM) vào buồng tim do vị trí
ban đầu ở vị trí TM chủ dưới sát nhĩ phải, theo
những nghiên cứu gần đây vị trí canulla TM
có thể dẩy lên TM chủ trên (Hình 1) nếu có siêu
âm tim qua ngã thực quản để tăng lượng máu
rút ra(20).
Hình 1. Vị trí của ống thông tĩnh mạch trong VA-
ECMO ngoại biên. Đầu của ống thông TM được đặt
trong SVC. Mũi tên màu xanh cho thấy lấy máu của
tĩnh mạch từ SVC, RA và IVC. SVC, tĩnh mạch chủ
trên ; RA, tâm nhĩ phải; IVC, tĩnh mạch chủ dưới
Chúng tôi phải thay màng ECMO sau 2 ngày
chạy ECMO do đông màng mặc dù có sử dụng
kháng đông heparin và giữ ACT ở mức cao 180-
220s, do thấy không tương xứng giữa lâm sàng
và xét nghiệm, chúng tôi làm thêm aPTT cùng
thời điểm với ACT để so sánh, thấy aPTT chỉ 43-
51s trong khi phải giữ 60-90svì vậy chúng tôi
chỉnh liều heparin dựa vào aPTT khi ACT không
tương quan với aPTT. Trong các nghiên cứu
trước cho thấy aPTT tại phòng xét nghiệm với
nồng độ heparin có mối liên quan cao hơn ACT,
và có khác biệt xử trí trong 1/3 các trường
hợp(10,18,20). Do đó, trong trường hợp ACT đã giữ
ở mức cao 180-220s nhưng lâm sàng màng
ECMO có nguy cơ đông thì nên xét nghiệm
aPTT đồng thời để chỉnh liều theo aPTT.
Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân luôn
được theo dõi bằng tưới máu mô, và chỉ số rS02
chân đặt canulla động mạch (ĐM) không bao giờ
dưới 60%, và >20% so chân còn lại, chân bệnh
nhân hồng chỉ có khó bắt mạch hơn so với chi
còn lại sau rút canulla, nên siêu âm phát hiện
huyết khối ĐM chậu chung, do đó giới hạn của
rS02 trong những trường tắc không hoàn toàn,
hoặc tắc mà có nhánh nối.
KẾT LUẬN
ECMO là phương pháp hữu hiệu với tỉ lệ
cứu sống cao 61-70% bệnh nhân viêm cơ tim tối
cấp có suy tuần hoàn nặng. Giảm EF và nồng dộ
troponin I > 14,21 ng/ml là dấu tiên lượng sớm
cần theo dõi sát bệnh nhân viêm cơ tim cấp vì có
nguy cơ đặt ECMO cao (50%). Trong những
trường hợp ECMO thiếu dòng có thể đẩy lên TM
chủ trên nếu có siêu âm tim qua ngã thực quản,
khi lâm sàng có nguy cơ đông màng mà xét
nghiệm ACT không tương xứng thì sử dụng
aPTT thế ACT trong điều chỉnh liều Heparin.
Sau rút ECMO nên siêu âm kiểm tra mạch máu
nhất là động mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amabile N, Fraisse A, Bouvenot J, Chetaille P, Ovaert C (2006).
Outcome of acute fulminant myocarditis in children. Heart,
92(9):1269–1273.
2. Asaumi Y, Yasuda S, Morii I, et al (2005). Favourable clinical
outcome in patients with cardiogenic shock due to fulminant
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 104
myocarditis supported by percutaneous extracorporeal
membrane oxygenation. Eur Heart J, 26(20):2185–2192.
3. Banfi C, Pozzi M (2016). Veno-arterial extracorporeal
membrane oxygenation: an overview of different cannulation
techniques. J Thorac Dis, 8(9):E875-E885.
4. Chen YS, Yu HY, Huang SC, et al (2005). Experience and result
of extracorporeal membrane oxygenation in treating fulminant
myocarditis with shock: what mechanical support should be
considered first?. J Heart Lung Transplant, 24(1):81–87.
5. Cheng R, Hachamovitch R, Kittleson M, et al (2014). Clinical
outcomes in fulminant myocarditis requiring extracorporeal
membrane oxygenation: a weighted meta-analysis of 170
patients. J Card Fail, 20(6):400–406.
6. Di Nardo M, MacLaren G, Marano M, Cecchetti C, Bernaschi P,
Amodeo A (2016). ECLS in Pediatric Cardiac Patients. Front
Pediatr, 4:109.
7. Diddle JW, Almodovar MC, Rajagopal SK, et al (2015).
Extracorporeal membrane oxygenation for the support of adults
with acute myocarditis. Crit Care Med, 43:1016–1025.
8. Feldman AM, McNamara D (2000). Myocarditis. N Engl J Med,
343(19):1388–1398.
9. Ghelani SJ, Spaeder MC, Pastor W, et al (2011). Demographics,
trends, and outcomes in pediatric acute myocarditis in the
United States, 2006 to 2011. Circ Cardiovasc Qual Outcomes, 5:622–
627.
10. Haas T, Spielmann N, Mauch J et al (2013), Scand J Clin Lab
Invest. EPUB, 73(1):29-33.
11. Harbarth S, Holeckova K, Froidevaux C, Pittet D, Ricou B, Grau
GE (2001). Diagnostic value of procalcitonin, interleukin-6, and
interleukin-8 in critically ill patients admitted with suspected
sepsis. Am J Respir Crit Care Med, 164(3):396-402.
12. Hsu KH, Chi NH, Yu HY, et al (2011). Extracorporeal
membranous oxygenation support for acute fulminant
myocarditis: analysis of a single center's experience. Eur J
Cardiothorac Surg, 40(3):682-8.
13. Kim DY, Lee YS, Ahn S, Chun YH, Lim KS (2011). The
usefulness of procalcitonin and C-reactive protein as early
diagnostic markers of bacteremia in cancer patients with febrile
neutropenia. Cancer Res Treat, 43(3):176-80.
14. Lee EY, Lee HL, Kim HT, et al (2014). Clinical features and
short-term outcomes of pediatric acute fulminant myocarditis in
a single center. Korean J Pediatr, 57(11):489–495.
15. Rady HI, Zekri H (2015). Prevalence of myocarditis in pediatric
intensive care unit cases presenting with other system
involvement. J Pediatr (Rio J), 91(1):93–97.
16. Rajagopal SK, Almond CS, Laussen PC, et al (2010).
Extracorporeal membrane oxygenation for the support of
infants, children, and young adults with acute myocarditis: A
review of the Extracorporeal Life Support Organization registry.
Crit Care Med; 38:382–387.
17. Secmeer G, Devrim I, Kara A, Ceyhan M, Cengiz B, Kutluk T
(2007). Role of procalcitonin and CRP in differentiating a stable
from a deteriorating clinical course in pediatric febrile
neutropenia. J Pediatr Hematol Oncol, 29(2):107-11.
18. Simko RJ, Tsung FF, Stanek EJ (1995). Activated clotting time
versus activated partial thromboplastin time for therapeutic
monitoring of heparin. Ann Pharmacother, 29(10):1015-21.
19. Simpson KE, Canter CE (2011). Acute myocarditis in children.
Expert Rev Cardiovasc Ther, 9(6):771–783.
20. Smythe MA, Koerber JM, Nowak SN, et al (2002). Correlation
between activated clotting time and activated partial
thromboplastin times. Ann Pharmacother, 36(1):7-11.
21. Teele SA, Allan CK, Laussen PC, et al (2011). Management and
outcomes in pediatric patients presenting with acute fulminant
myocarditis. J Pediatr, 158:638–643.
22. Wu HP, Lin MJ, Yang WC, Wu KH, Chen CY (2017). Predictors
of Extracorporeal Membrane Oxygenation Support for Children
with Acute Myocarditis. Biomed Res Int, doi:
10.1155/2017/2510695.
23. Yu Y, Li XX, Jiang LX, Du M, Liu ZG, Cen ZR, et al (2015).
Procalcitonin levels in patients with positive blood culture,
positive body fluid culture, sepsis, and severe sepsis: a cross-
sectional study. Infect Dis (Lond), 4:1-7.
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viem_co_tim_toi_cap_suy_tuan_hoan_bang_ky_thuat_trao_doi_oxy.pdf