Tài liệu Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ tại Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
38
VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NỮ
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Hiếu Hạnh*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản. Tỷ lệ bệnh, tác nhân
gây bệnh và các yếu tố liên quan thay đổi theo nhiều nghiên cứu.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo và yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi có tiết dịch âm đạo bất thường được
khám lâm sàng và đo độ pH, thử nghiệm Whiff, soi tươi dịch âm đạo. VAĐ được định nghĩa khi bệnh phẩm có
trên 5 bạch cầu trong một quang trường 40x.
Kết quả: Trong 188 trường hợp được nghiên cứu, tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Các biểu hiện ngứa, dịch
âm đạo thay đổi màu, đặc sệt, mùi hôi, viêm đỏ âm hộ-âm đạo và pH ≥ 4,5 và Whiff(+) thường gặp ở nhóm VAĐ
hơn nhóm không VAĐ. Tác nhân được phát hiện ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ tại Bệnh viện da liễu TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
38
VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NỮ
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP.HỒ CHÍ MINH
Lê Hiếu Hạnh*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản. Tỷ lệ bệnh, tác nhân
gây bệnh và các yếu tố liên quan thay đổi theo nhiều nghiên cứu.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo và yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả. Bệnh nhân từ 18 tuổi có tiết dịch âm đạo bất thường được
khám lâm sàng và đo độ pH, thử nghiệm Whiff, soi tươi dịch âm đạo. VAĐ được định nghĩa khi bệnh phẩm có
trên 5 bạch cầu trong một quang trường 40x.
Kết quả: Trong 188 trường hợp được nghiên cứu, tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Các biểu hiện ngứa, dịch
âm đạo thay đổi màu, đặc sệt, mùi hôi, viêm đỏ âm hộ-âm đạo và pH ≥ 4,5 và Whiff(+) thường gặp ở nhóm VAĐ
hơn nhóm không VAĐ. Tác nhân được phát hiện là vi khuẩn (33,32%), nấm Candida (29,49%), Trichomonas
(3,85%) và đa nhiễm (3,85%). Có mối liên quan giữa viêm âm đạo và bệnh đái tháo đường (OR:4,13; p=0,029),
sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày (OR:2,5; p=0,03), có nhiều bạn tình (OR:4,52; p=0,004), sử dụng bao cao
su khi quan hệ tình dục (OR:0,48; p<0,001).
Kết luận: Tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%. Biểu hiện thường gặp là ngứa, dịch âm đạo đặc sệt, hôi, thay đổi
màu, viêm đỏ âm hộ-âm đạo, Whiff(+) và pH ≥ 4,5. Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn, nấm Candida. Bệnh đái tháo
đường, sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày, có nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là
yếu tố liên quan.
Từ khóa: viêm âm đạo, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan
ABSTRACT
VAGINITIS AND RELATED FACTORS IN PATIENTS AT HO CHI MINH CITY HOSPITAL OF
DERMATO-VENEROLOGY
Le Hieu Hanh, Le Thai Van Thanh, Van The Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 38-44
Background: Vaginitis is a common gynecological disease in women of reproductive age. Prevalence,
etiology and relative factors vary depending on the researches.
Objectives: To identify the prevalence, clinical and laboratory findings and relative factors of vaginitis in
patients at Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Verenology.
Methods: Descriptive cross-sectional study. Patients from 18 years old with vaginal discharge were
examined. Vaginal discharge specimens were collected for pH measurement, Whiff’s test and wet mount.
Vaginitis was defined if the specimen had more than 5 leukocytes per x40-field.
Results: Among 188 included women, the prevalence of vaginitis was 41.49%. Vulvar itching, vaginal
malodor, color change, dense discharge, pH ≥ 4.5 and positive Whiff’s test were more common in vaginitis
group than non-vaginitis group. The identified causes of vaginitis were bacteria (33.32%), Candida
(29.49%) and Trichomonas (3.85%) and coinfection (3.85%). Relative factors were diabetes mellitus (OR:
4.13; p=0.029), long-term systemic antibiotic use (OR: 2.5; p=0.03), multiple sex partners (OR: 4.52;
p=0.004), condom use (OR: 0.48; p< 0.001).
* Bộ môn Da liễu- Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: trungvan@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
39
Conclusion: In this study, we found the prevalence of vaginitis was 41.49%. The common signs of this
disease were vaginal itching, vaginal malodor, color change, dense discharge, pH ≥ 4.5 and a positive Whiff test.
Bacterial vaginosis, genital candidiasis were main etiologies of vaginitis. Diabetes mellitus, long-term systemic
antibiotic use and multiple sex partners, condom use were relative factors.
Keywords: Vaginitis, clinical signs, laboratory signs, relative factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp
ở phụ nữ tuổi sinh sản. Theo thống kê của Hiệp
hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, khoảng 1/3 phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản có triệu chứng viêm âm
đạo ít nhất một lần trong đời(7). Bệnh viêm âm
đạo có biểu hiện lâm sàng đa dạng,làm ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt và có thể gây
nhiều biến chứng sản phụ khoanặng nề.Tác
nhân gây bệnh gồm vi nấm, vi khuẩn, virus, ký
sinh trùng và khoảng 30% bệnh nhân VAĐ
không tìm thấy được tác nhân. Các yếu tố dịch
tễ, tiền căn sản phụ khoa-bệnh lý, thói quen vệ
sinh phụ nữ và quan hệ tình dục được xác định
có ảnh hưởng đến bệnh viêm âm đạo(7). Tuy
nhiên, các đặc điểm về lâm sàng, tác nhân và các
yếu tố liên quan thay đổi theo từng nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam.
Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh là bệnh
viện chuyên khoa lớn nhất ở khu vực phía Nam,
có nhiều bệnh nhân đến khám vì viêm âm đạo.
Theo thống kê năm 2016, Bệnh viện Da Liễu
TP.Hồ Chí Minh đã có đến 3515 trường hợp
viêm âm đạo-niệu đạo(2). Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện một cách đầy đủ.
Đề tài này được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ
viêm âm đạo, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
và yếu tố liên quan của phụ nữ tiết dịch âm
đạo bất thường đến khám tại Bệnh viện Da
Liễu TP.Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đã quan hệ tình dục
có tiết dịch âm đạo bất thường đến khám phụ
khoa tại Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đã quan hệ tình
dục có tiết dịch âm đạo bất thường đến khám
tại Bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ
tháng 10/2017 đến 7/2018 và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Phụ nữ mang thai, đang trong thời gian
hành kinh hoặc ra huyết âm đạo, thụt rửa hoặc
đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi
đến khám, dùng thuốc kháng sinh toàn thân
trong 3 ngày hoặc thuốc kháng nấm toàn thân
hoặc thuốc không rõ loại trong 1 tuần trước khi
đến khám.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:
=
(1 − )
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu có ý nghĩa thống kê
: xác suất sai lầm loại I, với = 0,05
Z: trị số tới hạn của độ tin cậy 100(1 - )%. Với độ tin cậy
95%, Z = 1,96.
d: sai số cho phép, với d = 0,07
p: trị số ước đoán tỷ lệ viêm âm đạo trong mẫu. Với p =
39,6% tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương (2014)(6).
Phương pháp tiến hành
Đối tượng nghiên cứu được hỏi bệnh sử,
khám lâm sàng.
Tiền căn bệnh đái tháo đường, viêm âm đạo
trước đây: hỏi thông tin y tế của bệnh nhân.
Tiền căn dùng kháng sinh toàn thân dài
ngày: dùng liên tục 2 tuần trong 6 tháng gần nhất.
Thói quen vệ sinh, quan hệ tình dục, kế
hoạch hóa gia đình được thu thập qua phỏng vấn.
Khám lâm sàng gồm: khám bộ phận sinh
dục ngoài; đặt mỏ vịt khám trong ghi nhận hồng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
40
ban, tổn thương bề mặt.
Màu dịch âm đạo: quan sát bằng mắt thường.
Lượng dịch: đánh giá định tính bằng que
gòn to chuyên dùng khám phụ khoa. Lượng ít
khi thấm không ướt hết que gòn, lượng nhiều
khi thấm ướt hết que gòn mà vẫn còn dịch hoặc
tự chảy ra ngoài âm đạo.
Mùi: đánh giá trước và sau thử nghiệm Whiff.
Thử nghiệm Whiff: bệnh phẩm được phết
trên lame kính, nhỏ một giọt KOH 10% trực tiếp
và đánh giá sự thay đổi mùi.
pH dịch âm đạo được đo bằng giấy quỳ.
Soi tươi dưới quang trường vật kính 10x và 40x.
Phân tích số liệu
Số liệu được nhập mã hóa và xử lý bằng
phần mềm Stata IC 13.
So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm Chi bình
phương và kiểm định chính xác Fisher.
Dùng phương trình hồi quy Logistic để xét
mối liên quan.
Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê
khi p < 0,05 với độ tin cậy 95%.
Y đức
Nghiên cứu có sự đồng thuận của bệnh nhân
và được thông qua Hội đồng Y đức của Đại học
Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có 188 phụ nữ thỏa tiêu chuẩn
nhận vào và đồng ý tham gia, kết quả như sau:
Tỷ lệ viêm âm đạo
Bảng 1. Tỷ lệ các tác nhân gây viêm âm đạo trên soi tươi
Viêm âm đạo Tần số Tỷ lệ (%)
Vi khuẩn 26 33,32
Nấm Candida 23 29,49
Trichomonas vaginalis 3 3,85
Đa nhiễm (nấm và vi khuẩn) 3 3,85
Không tìm thấy tác nhân 23 29,49
Tổng cộng 78 100
Tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49% (78 trong 188 ca).
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo
Triệu chứng cơ năng như ngứa hoặc dịch âm
đạo đặc sệt, thay đổi màu sắc (trắng/xám, vàng,
vàng xanh), mùi hôi, hình ảnh viêm đỏ âm hộ-
âm đạo thường gặp ở nhóm phụ nữ bị viêm âm
đạo hơn nhóm không viêm âm đạo và sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
Bảng 2. Khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của viêm âm đạo và không viêm âm đạo
Đặc điểm Viêm âm đạo p *
Có
(n = 78)
Không
(n = 110)
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Không triệu chứng
Ngứa âm đạo
Khác
17 (21,79%)
53 (67,95%)
8 (10,26%)
57 (51,81%)
43 (39,09%)
10 (9,10%)
< 0,001
< 0,001
0,789
Tính chất dịch âm
đạo
Loãng
Đặc sệt
57 (73,08 %)
21 (26,92 %)
96 (87,27 %)
14 (12,73 %)
0,014
Màu sắc dịch âm
đạo
Trắng/xám
Vàng
Vàng xanh
Trắng trong
45 (57,69%)
22 (28,21%)
5 (6,41%)
6 (7,69%)
47 (42,73%)
13 (11,82%)
7 (6,36%)
43 (39,09%)
< 0,001
Dịch âm đạo hôi
Có
Không
36 (46,15%)
42 (53,85%)
20 (18,18%)
90 (81,82%)
< 0,001
Viêm đỏ âm hộ-âm
đạo
Có
Không
37 (47,44%)
41 (52,56%)
22 (20,00%)
88 (80,00%)
< 0,001
Đặc điểm cận lâm sàng
pH âm đạo
< 4,5
≥ 4,5
40 (51,28%)
38 (48,72%)
94 (85,45%)
16 (14,55%)
< 0,001
Thử nghiệm Whiff
Âm tính
Dương tính
53 (67,95%)
25 (32,05%)
105(95,45%)
5 (4,55%)
< 0,001
(*): Chi bình phương (2)
Sự khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nhóm
về triệu chứng khác (bỏng rát, đau bụng dưới,
tiểu gắt buốt) hoặc lượng dịch âm đạo.
Về cận lâm sàng, phụ nữ bị viêm âm đạo có
pH < 4,5 chiếm 51,28%, còn lại 48,72% pH ≥ 4,5
và kết quả thử nghiệm Whiff dương tính hay
gặp hơn so với nhóm không viêm âm đạo, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Đặc điểm các yếu tố liên quan của bệnh nhân
viêm âm đạo
Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
41
tình trạng hôn nhân, số lần sinh, tuổi quan hệ
lần đầu, tiền căn viêm âm đạo, vệ sinh âm hộ
sau quan hệ tình dục (QHTD), QHTD khi có
triệu chứng bất thường âm hộ-âm đạo, số băng
vệ sinh thay trong ngày hành kinh, thói quen
mặc quần chật không có mối liên quan với
viêm âm đạo.
Sáu yếu tố khác biệt có ý nghĩa trong phân
tích đơn biến là bệnh đái tháo đường, sử dụng
kháng sinh toàn thân dài ngày, nhiều bạn tình,
thụt rửa âm đạo, phương pháp tránh thai và sử
dụng bao cao su khi QHTD được đưa vào mô
hình phân tích đa biến bằng phương trình hồi
quy logistic để xác định mối liên quan độc lập
(Bảng 3). Kết quả cho thấy có bốn yếu tố liên
quan với viêm âm đạo là bệnh đái tháo đường,
sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày, nhiều
bạn tình và sử dụng bao cao su khi QHTD.
Bảng 3. Các yếu tố liên quan của bệnh nhân viêm âm đạo
Đặc điểm
Viêm âm đạo
OR KTC 95% p
Có(n = 78) Không(n = 110)
Bệnh đái tháo đường
Có
Không
13 (16,67%)
65 (83,33%)
4 (3,64%)
106(96,36%)
4,13
1,16 – 14,78
0,029
Sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày
Có
Không
21 (26,92%)
57 (73,08%)
14 (12,73%)
96 (87,27%)
2,50
1,09 – 6,04
0,030
Nhiều bạn tình
Không
Có
60 (76,92%)
18 (23,08%)
103(93,64%)
7 (6,36%)
4,52
1,63 – 12,56
0,004
Sử dụng bao cao su khi QHTD
Không sử dụng
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
48 (61,54%)
14 (17,95%)
16 (20,51%)
30 (27,27%)
30 (27,27%)
50 (45,46%)
0,48
0,33 – 0,72
<0,001
BÀN LUẬN
Tỷ lệ viêm âm đạo
Tỷ lệ viêm âm đạo là 41,49%, kết quả này
tương đương với các nghiên cứu của tác giả Hà
Thị Thúy An(6) và thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hà(10). Khi so sánh tỷ lệ viêm
âm đạo với các tác giả nước ngoài cũng cho thấy
sự tương đồng(13). Ngoại trừ, nghiên cứu của
Iavazzo C có tỷ lệ nhiễm cao hơn lên đến 76,4%
vì sử dụng xét nghiệm cấy và PCR(8).
Tác nhân gây viêm âm đạo được phát hiện
trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 71,51%, bao
gồm vi khuẩn (33,32%), nấm Candida (29,49%),
Trichomonas (3,85%) và đa nhiễm (3,85%). Tỷ lệ
này tương đương với nghiên cứu của các tác giả
khác(12,13). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thị
Lợi và Ngũ Quốc Vĩ cho thấy tỷ lệ phát hiện tác
nhân thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, có thể
do nghiên cứu trên chỉ tính tỷ lệ trên bệnh nhân
tiết dịch âm đạo(9).
Về từng loại tác nhân, các nghiên cứu
thường đề cập đến ba tác nhân chính là vi
khuẩn, nấm Candida và Trichomonas. Tuy
nhiên trên thực tế, trong nghiên cứu của tác giả
khác và của chúng tôi thì vi khuẩn và nấm
Candida là tác nhân chủ yếu.Còn Trichomonas có
tỷ lệ thấp hơn nhiều(6,9,12). Bên cạnh đó, chúng tôi
còn phát hiện được 3,85% đa nhiễm. Trong thực
tế vi nấm vẫn phát triển được trong môi trường
pH kiềm của cơ thể ký chủ, do đó hiện tượng
nhiễm phối hợp cần được lưu ý để tầm soát hết
các tác nhân gây viêm âm đạo trên một bệnh
nhân. Tỷ lệ tác nhân đa nhiễm trong nghiên cứu
của chúng tôi tương đương với các tác giả nước
ngoài, tuy nhiên khác biệt với kết quả nghiên
cứu tại Việt Nam. Sự khác biệt này có thể do
nghiên cứu trên các khu vực khác nhau. Ngoài
ra có thể do kỹ thuật nghiên cứu, chẳng hạn như
của tác giả Trần Thị Lợi thì không khảo sát,
trong khi đó nghiên cứu của Nhữ Thị Hoa với tỷ
lệ rất cao là 19,07%(11) có thể do sự phối hợp chẩn
đoán tác nhân trên hai tiêu bản soi tươi và
nhuộm Gram.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
42
Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ
29,49% không phát hiện được tác nhân gây bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu và y văn thì tình trạng
này có thể do xét nghiệm chưa đủ độ nhạy cao
để phát hiện tác nhân gây nhiễm hoặc có thể do
nguyên nhân không nhiễm khuẩn như viêm teo
âm đạo ở phụ nữ mãn kinh, do chấn thương hay
tiếp xúc với hóa chất như thuốc xịt nitơ lỏng ở
những đối tượng bị mụn cóc sinh dục kèm
theo(7). Do đó, cần khảo sát thêm về tác nhân
bằng các phương pháp chuyên biệt trên các đối
tượng này.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo
Có sự khác biệt tỷ lệ triệu chứng cơ năng
chung giữa hai nhóm. Tỷ lệ bệnh nhân viêm âm
đạo có triệu chứng cơ năng là 80%, cao hơn
nhiều so với 50% ở nhóm bệnh nhân không
viêm âm đạo. Có 67,95% bệnh nhân viêm âm
đạo có triệu chứng ngứa so với 39,09% ở nhóm
bệnh nhân không viêm âm đạo. Nghiên cứu của
Hà Thị Thúy An cho rằng ngứa là triệu chứng
thường gặp nhưng không ghi nhận mối liên
quan với viêm âm đạo(6). Tác giả Hainer HL
cũng cho rằng ngứa là triệu chứng hữu ích giúp
chẩn đoán, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân viêm âm
đạo có triệu chứng cơ năng thấp hơn (70%)(7).
Về triệu chứng thực thể, tỷ lệ dịch âm đạo
đặc sệt, màu sắc thay đổi bất thường, có mùi hôi
cao hơn hẳn so với nhóm không viêm âm đạo và
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.
Ở nhóm viêm âm đạo, tỷ lệ viêm đỏ âm hộ-âm
đạo gấp hai lần so với nhóm không viêm
(47,44% so với 20%), khác biệt có ý nghĩa với p <
0,001. Kết quả này phù hợp với ghi chép trong y
văn và một số nghiên cứu khác(13).
Về cận lâm sàng, có sự khác biệt về kết quả
pH dịch âm đạo và thử nghiệm Whiff. Độ pH
≥ 4,5 thường gặp ở bệnh nhân viêm âm đạo
hơn nhóm không viêm âm đạo (48,72% với
14,55%). Tỷ lệ thử nghiệm Whiff dương tính
trong nhóm viêm âm đạo chiếm 32,05% trường
hợp, trong khi đó tỷ lệ này chỉ chiếm 4,55% ở
nhóm không viêm. Hầu hết các nghiên cứu tại
Việt Nam ít ghi nhận về đặc điểm này. Trên
thế giới, nghiên cứu của tác giả Iavazzo C cũng
cho kết quả tương đồng(8).
Các triệu chứng cơ năng gây ảnh hưởng sức
khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, tuy
nhiên cần lưu ý rằng không phải bất kỳ trường
hợp có triệu chứng nào cũng là bệnh. Vì vậy, khi
có triệu chứng, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y
tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Khi
thăm khám lâm sàng, các triệu chứng thực thể
và đặc điểm cận lâm sàng trên được xem như là
dấu chỉ điểm hữu ích trong chẩn đoán viêm âm
đạo, đặc biệt ở các cơ sở y tế không có sẵn phòng
xét nghiệm.
Đặc điểm các yếu tố liên quan của bệnh nhân
viêm âm đạo
Các yếu tố bao gồm bệnh đái tháo đường,
sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày, nhiều
bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục được xác định có liên quan với bệnh
viêm âm đạo.
Theo y văn, bệnh đái tháo đường làm tăng
nguy cơ mắc viêm âm đạo và là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
viêm âm đạo do nấm dai dẳng. Đường huyết
cao là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát
triển, tăng sự kết dính của nấm và hạn chế quá
trình thực bào(7). Qua phân tích, chúng tôi nhận
thấy đái tháo đường làm tăng nguy cơ viêm âm
đạo gấp 4,13 lần so với phụ nữ không bị đái tháo
đường. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Boyko EK tại các bệnh viện ở Hoa Kỳ từ
năm 1989 đến 1991, nguy cơ mắc viêm âm đạo
do nấm ở nhóm phụ nữ bị đái tháo đường gấp
5,6 lần nhóm không bệnh và nguy cơ này cao
nhất ở lứa tuổi trẻ dưới 44(4).
Việc sử dụng kháng sinh toàn thân dài ngày
làm loạn khuẩn môi trường âm đạo và từ đó
tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi nấm đã được
ghi nhân trong nhiều nghiên cứu và y
văn(7,14).Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy bệnh nhân viêm âm đạo có tiền căn này làm
tăng nguy cơ gấp 2,5 lần nhóm không viêm âm
đạo. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của
Xu J cùng cộng sự ghi nhận nguy cơ cấy nấm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
43
dương tính trong dịch âm đạo sau sử dụng
kháng sinh cao gấp 3,3 lần so với nhóm chứng(14).
Tuy nhiên tại Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng
tôi chưa có nghiên cứu nào để so sánh.
Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không
an toàn làm tăng nguy cơ viêm âm đạo(1,7). Trong
nghiên cứu này ghi nhận phụ nữ có nhiều bạn
tình có nguy cơ viêm âm đạo gấp 4,52 lần so với
nhóm có một bạn tình. Nghiên cứu của tác giả
Bitew A, Sianou A cũng chỉ ra rằng phụ nữ có
nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ mắc viêm âm
đạo, đặc biệt viêm âm đạo do vi khuẩn hay
Trichomonas(3,13). Trong một phân tích đa trung
tâm của tác giả Fethers KA và cộng sự, nhiều
bạn tình hoặc có bạn tình mới gần đây cũng là
một yếu tố nguy cơ quan trọng của viêm âm đạo
do vi khuẩn với OR = 2(5).
Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình
dục được xem là yếu tố bảo vệ trong viêm âm
đạo do vi khuẩn hay Trichomonas(1,6). Chúng tôi
ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
tần suất sử dụng bao cao su và việc sử dụng bao
cao su là yếu tố bảo vệ của viêm âm đạo với OR
= 0,48. Như vậy, việc sử dụng bao cao su thường
xuyên làm giảm nguy cơ viêm âm đạo gần một
nửa so với nhóm thỉnh thoảng sử dụng và nhóm
thỉnh thoảng sử dụng làm giảm nguy cơ viêm
âm đạo một nửa so với nhóm không sử dụng.
Tác giả Fethers KA cũng tìm thấy mối liên quan
này với OR = 0,8(5).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
viêm âm đạo là 41,49% trên mẫu nghiên cứu là
bệnh nhân tiết dịch âm đạo bất thường. Tác
nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn và nấm
Candida. Trichomonas và đa nhiễm thì ít gặp.
Ngứa, dịch âm đạo đặc sệt, hôi, màu sắc thay
đổi, viêm đỏ âm hộ-âm đạo, thử nghiệm Whiff
dương tính và pH ≥ 4,5 là các dấu hiệu thường
gặp ở nhóm bệnh nhân viêm âm đạo so với
nhóm không viêm. Các triệu chứng trên gây khó
chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân, vì vậy cần đến ngay cơ sở
để được điều trị.
Chúng tôi phát hiện mối liên quan của bệnh
với các yếu tố như trên, do đó cần tăng cường
giáo dục về việc sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục, không tự ý sử dụng kháng sinh toàn
thân dài ngày, quan hệ tình dục an toàn với một
bạn tình và kiểm soát tốt đường huyết trên bệnh
nhân có bệnh đái tháo đường kèm theo để
phòng tránh bệnh viêm âm đạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bahram A, Hamid B (2009). Prevalence of bacterial vaginosis
and impact of genita; hygene practices in non-pregnant women
in Zanjan, Iran. Oman Medical Journal, 24(4):pp.288-293.
2. Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Báo cáo tổng
kết năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017. Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Bitew A, Abebaw Y, Bekele D, Mihret A (2017). Prevalence of
Bacterial Vaginosis and Associated Risk Factors among Women
Complaining of Genital Tract Infection. Int J Microbiology,
2017:pp.4919404.
4. Boyko EK, Lipsky BA (2005). Infection and Diabetes. Am J
Epidemiol, 161(6):pp. 557-564.
5. Fethers KA, Fairley CK, Hocking JS et al (2018). Sexual Risk
Factors and Bacterial Vaginosis: A Systematic Review and Meta-
Analysis. Clin Infect Dis, 47(11):pp.1426-1435.
6. Hà Thị Thúy An, Lê Ngọc Diệp (2014). Tỉ lệ viêm âm đạo do
Trichomonas vaginalis và các yếu tố liên quan trên phụ nữ đến
khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Dương từ 01/10/2013 đến 30/04/2014. Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Da liễu. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Hainer BL, Gibson MV (2011). Vaginitis. Am Fam Physician,
83(7):pp.807-815.
8. Iavazzo C, Vogiatzi C, Falagas ME (2008). A retrospective
analysis of isolates from patients with vaginitis in a private
Greek obstetric/gynecological hospital (2003-2006). Med Sci
Monit. 14(4):pp.228-231.
9. Ngũ Quốc Vĩ, Trần Thị Lợi (2008). Tỉ lệ viêm âm đạo và các yếu
tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện đa
khoa trung ương Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Sản
Phụ Khoa. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Thu Hà, Ngô Thị Kim Phụng (2013). Tỷ lệ viêm âm
đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăklăk năm 2013. Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Sản phụ khoa. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Nhữ Thị Hoa (2007). Tỉ lệ các tác nhân thường gây viêm âm đạo
ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2
TP.HCM, năm 2005. Tạp chí Y học, 11(2):pp.170-176.
12. Samba A (2017). Prevalence of infectious vaginitis: Analysis of
data from vaginal swabs examined in the Central laboratory of
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
44
Korle Bu Teaching hospital, Ghana. International Journal of
Advanced Research, 5(8):pp.158-163.
13. Sianou A, Galyfos G, Moragianni D, Baka S (2017). Prevalence
of vaginitis in different age groups among females in Greece.
Journal of Obstetrics and Gynaecology, 37(6):pp.790-794.
14. Xu J, Schwartz K, Bartoces M et al (2007). Effect of Antibiotics on
Vulvovaginal Candidiasis: A MetroNet Study. J Am Board Fam
Med 2008, 21:pp.261–268.
Ngày nhận bài báo: 8/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viem_am_dao_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_nu_tai_benh.pdf