Vỉa hè trong đời sống đô thị nhìn từ lý thuyết cấu trúc – hành động (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai,

Tài liệu Vỉa hè trong đời sống đô thị nhìn từ lý thuyết cấu trúc – hành động (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai,: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 34 VỈA HÈ TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ NHÌN TỪ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC – HÀNH ĐỘNG (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh) The study of pavement in urban life: A view from Structuration Theory (Case study of Nguyen Thi Minh Khai Street’s pavement, Ho Chi Minh City) ThS.NCS. Võ Thanh Tuyền(1), PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân(2) (1),(2)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Bài viết nghiên cứu thực trạng việc sử dụng không gian vỉa hè của người dân đô thị qua việc áp dụng lý thuyết cấu trúc - hành động của A. Giddens. Trong giới hạn nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, do đây là vỉa hè mang đặc trưng của vỉa hè TP.HCM và đặc biệt là vỉa hè nội ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vỉa hè trong đời sống đô thị nhìn từ lý thuyết cấu trúc – hành động (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai,, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 34 VỈA HÈ TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ NHÌN TỪ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC – HÀNH ĐỘNG (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh) The study of pavement in urban life: A view from Structuration Theory (Case study of Nguyen Thi Minh Khai Street’s pavement, Ho Chi Minh City) ThS.NCS. Võ Thanh Tuyền(1), PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân(2) (1),(2)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM Tóm tắt Bài viết nghiên cứu thực trạng việc sử dụng không gian vỉa hè của người dân đô thị qua việc áp dụng lý thuyết cấu trúc - hành động của A. Giddens. Trong giới hạn nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM, do đây là vỉa hè mang đặc trưng của vỉa hè TP.HCM và đặc biệt là vỉa hè nội thành. Bằng phương pháp thu thập và xử lý thông tin sẵn có, phỏng vấn nhanh và quan sát tham dự, bài viết phân tích tương quan giữa cấu trúc vỉa hè và hoạt động của người dân trong đời sống đô thị. Từ khóa: vỉa hè, không gian công cộng, đời sống đô thị, Lý thuyết Cấu trúc - Hành động của A. Giddens Abstract The article investigates the realities of urban pavement use by adopting Giddens' Structuration Theory. Within the scope of the study, the case put under investigation is Nguyen Thi Minh Khai Street's pavement (HCMC) as it typifies the Ho Chi Minh city sidewalks, especially metropolitan ones. By tools of collecting and processing available information, interviews and observation, the article analyses the correlation between pavement structure and people's activities in urban life. Keywords: urban pavement, public space, people's activities in urban life, Giddens' Structuration Theory 1. Đặt vấn đề Là một không gian sống được hình thành từ những trục đường ngang dọc tạo nên bộ khung xương với các khu chức năng, đô thị chỉ có sự sống khi được dệt nên từ đời sống đa dạng của con người. Có những người suốt đời sinh ra, lớn lên và mất đi tại một nơi, có người sinh ra ở một nơi, lớn lên ở một nơi và cuộc đời tạo ra cơ duyên sống ở nhiều nơi khác nhau để rồi hình thành nên sự pha trộn đời sống văn hóa trong đô thị. Trong không gian sống ấy, vỉa hè có một vai trò không hề nhỏ. Vỉa hè hình thành dọc theo những tuyến đường đô thị thường được biết đến như một không gian công cộng dành cho người đi bộ và hạ tầng kỹ thuật. Bên cạnh đó, vỉa hè còn là không gian giao tiếp của đô thị. Nơi đây diễn ra các cuộc gặp gỡ tình cờ, những cuộc mua sắm, hoạt động vui chơi và từ đó Email: vothanhtuyen@hcmussh.edu.vn VÕ THANH TUYỀN - PHAN THỊ HỒNG XUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 35 tạo nên nét văn hóa riêng cho mỗi đô thị. Vỉa hè đẹp bởi những lợi ích do không gian kiến trúc của nó mang lại, tính nhân văn hòa lẫn vào lối sinh hoạt trên vỉa hè của người dân sống tại đô thị. Nhưng vỉa hè cũng bị xấu đi bởi những hành động, thói quen mang tính lợi ích cá nhân của mỗi con người - những người muốn hưởng lợi riêng từ vỉa hè. Từ vấn đề chung về vỉa hè đô thị, dựa trên nền tảng lý thuyết cấu trúc - hành động (Structuration) của Anthony Giddens, bằng phương pháp thu thập và xử lý thông tin định tính và định lượng, tác giả đã thực hiện đề tài “Vỉa hè trong đời sống đô thị nhìn từ lý thuyết cấu trúc - hành động (Nghiên cứu trường hợp vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh)”. Đề tài nhằm trả lời cho câu hỏi: cấu trúc của vỉa hè và hoạt động sống của người dân đô thị có tương quan với nhau như thế nào? Trên nền tảng lý thuyết và vấn đề vỉa hè đô thị hiện nay, giả thuyết nghiên cứu được cho rằng, vỉa hè tồn tại trong đô thị đã có những cấu trúc định sẵn quy định hành vi của người dân. Bên cạnh đó, những hoạt động của người dân cũng làm cho không gian này trở nên đa chức năng, ngoài những chức năng do cấu trúc vỉa hè quy định sẵn. 2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 2.1. Khái niệm “vỉa hè” Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” của Bộ Xây Dựng, Vỉa hè (hè đường) là bộ phận tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Vỉa hè có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo... Bộ phận quan trọng nhất cấu thành vỉa hè là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường. (Bộ Xây dựng, 2007, tr.23) Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, vỉa hè là phần mặt bằng dành cho người đi bộ cạnh đường xe chạy của tuyến đường ô tô trong thành phố hoặc của cầu (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2005, tr. 863). Trong giới hạn nội dung tìm hiểu, tác giả không nghiên cứu vỉa hè trên cầu, chỉ nghiên cứu về các vỉa hè của đường phố trong đô thị. 2.2. Khái niệm “văn hóa vỉa hè” Các nhà quy hoạch và kiến trúc sư về đô thị thường nhắc đến vỉa hè không chỉ là không gian kỹ thuật mà còn là không gian văn hóa - kinh tế - xã hội. Từ đó có thể thấy vỉa hè còn có một khái niệm rộng hơn mà người ta thường gọi là văn hóa vỉa hè. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ luận văn thạc sĩ của Lương Thảo Ngân Hiền: vỉa hè “là không gian thiết yếu của người đi bộ, là nơi lắp đặt các thiết bị đường phố và bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật Vỉa hè còn là không gian kinh tế xã hội, bởi nó là không gian giao tiếp công cộng lớn và quan trọng của cư dân đô thị; là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, các sinh hoạt cộng đồng, là nơi mà các hoạt động kinh doanh diễn ra ở một mức độ nhất định, là nơi phản ánh đời sống đô thị, là bộ mặt của đường phố, mang nét đặc trưng của khu vực” (Lương Thảo Ngân Hiền, 2012, tr.16). Như vậy, văn hóa vỉa hè là hệ thống giá trị do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình khai thác và sử dụng không gian vỉa hè. 3. Lý thuyết nghiên cứu Vận dụng vào nghiên cứu thực trạng vỉa hè trong đời sống đô thị, chúng tôi sử dụng lý thuyết cấu trúc - hành động của A. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 36 Giddens làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Anthony Giddens được xem là nhà lý luận xã hội học hàng đầu của Anh. Với phương pháp nghiên cứu liên ngành, ông đã đưa ra được những mô hình lý thuyết quan trọng và có thể vận dụng nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực. Một trong những lý thuyết được xem như cống hiến đáng kể của ông là lý thuyết “Structuration”, được tạm dịch là lý thuyết cấu trúc - hành động. (Phạm Văn Bích, 2012, tr.105) Lý thuyết này được xem như một nỗ lực cân bằng giữa hai trường phái: Trường phái cấu trúc với đại diện là E. Durkheim thể hiện trong tác phẩm Các quy tắc của phương pháp xã hội học (Durkheim (Đinh Hồng Phúc dịch), 2012) và trường phái hành động với đại diện là M. Weber được thể hiện trong tác phẩm điển hình như Lý thuyết về tổ chức kinh tế và xã hội (Weber, 1947). Trong khi E. Durkheim cho rằng cấu trúc xã hội là nhân tố quy định và chi phối con người, M. Weber lại nhấn mạnh vai trò của con người chủ động (actor) (Phạm Văn Bích, 2012, tr.106). Từ đó, Giddens cho rằng cấu trúc và hành động tất yếu có liên quan với nhau. Theo ông, cấu trúc gồm các quy tắc (rules) và nguồn lực (resources) mà các chủ thể hành động dựa vào khi họ tạo ra và tái tạo xã hội trong hoạt động của họ (Giddens, 1984, tr.23). Các xã hội, cộng đồng hay các nhóm chỉ có “cấu trúc” chừng nào con người hành xử theo quy tắc và dễ đoán trước được. Mặt khác, có thể chỉ có “hành động” vì mỗi chúng ta, với tư cách cá nhân, sở hữu một vốn tri thức có cấu trúc xã hội (Giddens, 2006, tr.108). Với quan điểm này, có thể nhận thấy, Giddens cho rằng, cấu trúc và hành động không phải là những nhân tố độc lập, cái này áp chế và chi phối cái kia, mà luôn có sự tác động qua lại với nhau. Theo đó, "tất cả mọi hành động xã hội đều đòi hỏi phải có trước một cấu trúc. Đồng thời cấu trúc cũng đòi hỏi phải có hành động bởi vì “cấu trúc” phụ thuộc vào tính chất có quy tắc của hành vi con người" (Giddens, 1984, tr.108-109). Áp dụng lý thuyết trong bài viết này, có thể thấy rằng vỉa hè có một cấu trúc định sẵn quy định các hành vi của con người. Tuy nhiên, bản thân người dân sử dụng vỉa hè cũng đồng thời tác động và tham gia vào cấu trúc không gian ấy một cách chủ động và có mục đích riêng. Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi căn cứ các thiết chế hiện tại trong cấu trúc không gian của vỉa hè, có tác động trực tiếp đến lối sống của người dân như không gian vật lý, công tác quản lý vỉa hè (các quy định/ luật pháp, nhân lực quản lý vỉa hè) để phân tích các hoạt động của người dân trên vỉa hè đó. Không gian vật lý của vỉa hè gồm những yếu tố như kích thước không gian, lối đi (gạch lát, bó vỉa), cây xanh, bồn hoa, các công trình chức năng dọc vỉa hè (trường học, công viên, nhà ở, cửa hàng). Công tác quản lý vỉa hè có liên quan đến vấn đề nghiên cứu gồm quy định về việc sử dụng vỉa hè (điển hình như Luật giao thông đường bộ năm 2008, Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), hoạt động tuần tra lập lại trật tự vỉa hè của các nhà quản lý. Trong giới hạn bài viết, chúng tôi tập trung phân tích yếu tố cấu trúc không gian là chủ yếu, bên cạnh việc điểm qua các yếu tố thiết chế khác thuộc công tác quản lý vỉa hè. VÕ THANH TUYỀN - PHAN THỊ HỒNG XUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 37 4. Phương pháp nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp định tính và định lượng để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, cụ thể là thu thập và xử lý thông tin sẵn có, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát tham dự tại các điểm nghiên cứu. Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 9/2018. Về phương pháp điều tra bảng hỏi, tác giả sử dụng cách chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là chọn mẫu thuận tiện, tiến hành thực hiện 48 phiếu khảo sát cho người dân có mặt tại vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu đảm bảo được tính đa dạng về độ tuổi gồm 10 trẻ em (dưới 16 tuổi), 13 thanh niên (16 đến 30 tuổi), 12 trung niên (31 đến 59 tuổi), 13 người cao tuổi (trên 60 tuổi). Thống kê kết quả khảo sát cho thấy đối tượng khảo sát thuộc đa dạng ngành nghề từ trí thức đến lao động phổ thông. Do đây là tuyến đường có nhiều công trình với nhiều chức năng (vui chơi giải trí, thương mại, văn phòng, giáo dục và ở) nên dễ dàng tiếp cận được đa dạng đối tượng khảo sát trên vỉa hè. Điều tra viên hỏi trực tiếp người trả lời bảng hỏi và giải thích các phương án trả lời (do có một số phương án trả lời mang tính hàn lâm). Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS. Chúng tôi cũng thực hiện 4 cuộc phỏng vấn với người dân hoạt động trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai (2 chủ cửa hàng, 2 người bán hàng rong). Nội dung bài viết sẽ tập trung phân tích, đánh giá các chức năng chính của vỉa hè trong đời sống văn hóa. Từ đó cho thấy những thực trạng của hoạt động người dân trên vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai và được lý giải trên nền tảng lý thuyết cấu trúc - hành động của A. Giddens. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Giới thiệu vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai Vỉa hè TP.HCM cũng như bao vỉa hè khác với chức năng cho người đi bộ và hạ tầng kỹ thuật, nhưng dường như chức năng thương mại lâu đời đã ăn sâu bám rễ trên không gian nhỏ hẹp này đã lấn át nhiều hơn chức năng cơ bản của nó. Vỉa hè đã gắn liền với những công việc mưu sinh của người dân, nơi dành cho bao người đi dạo phố, cho hàng xóm ngồi buôn chuyện cùng nhau. Nhưng vỉa hè cũng đang dần xấu đi khi từ lâu, quy hoạch thiết kế của thành phố không chú trọng đến vỉa hè, cùng với sự phát triển tự phát, thói quen đi xe hai bánh và hình thức nhà phố có mặt tiền buôn bán nhỏ lẻ đã làm cho vỉa hè thành phố trở nên lộn xộn, ảnh hưởng đến mĩ quan chung của đô thị. Hiện nay, đường Nguyễn Thị Minh Khai thuộc khu vực Quận 1 và Quận 3, TP.HCM. Đường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những con đường xưa nhất TP.HCM, được Nguyễn Hữu Doãn cho mở năm 1748, có tên là đường Thiên Lý (Trần Hữu Quang, 2017, tr.41), cùng lớn dần theo thăng trầm của mảnh đất Sài Gòn này. Cấu trúc không gian vỉa hè ở đây đáp ứng được thành tố cơ bản nhất của vỉa hè là có hè đi bộ và bó vỉa xuyên suốt đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai. Tuy nhiên, chiều rộng của vỉa hè trên tuyến đường này không đồng nhất, có những đoạn vỉa hè hẹp (0.5m) điển hình như đoạn vỉa hè từ đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Mạc Đĩnh Chi, Tôn Thất Tùng đến Nguyễn Thượng Hiền; lại có những đoạn vỉa hè rộng trên 3m như đoạn vỉa hè từ đường Lương Hữu Khánh đến Cống Quỳnh (trước SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 38 bệnh viện Từ Dũ), từ đường Trương Định đến Cách Mạng Tháng Tám (trước Công viên Tao Đàn).v.v. Vỉa hè Nguyễn Thị Minh Khai mang đặc trưng của vỉa hè thành phố và đặc biệt là vỉa hè nội thành. Do không chỉ được hình thành từ lâu, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đô thị này, mà đây còn là con đường có nhiều công trình với nhiều chức năng khác nhau (vui chơi giải trí, giáo dục, thương mại). Đây cũng là đoạn đường có vỉa hè không đồng bộ về chất lượng hạ tầng và gắn liền với đa dạng hoạt động của thị dân. Do vậy, chúng tôi lựa chọn vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai để thực hiện nghiên cứu điển hình. 5.2. Về chức năng của vỉa hè Khác với vỉa hè các nước phát triển, vỉa hè tại TP.HCM và đường Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng gắn liền nhiều hơn với cuộc sống người dân, nhất là những người dân nghèo đến từ nhiều nơi, bám trụ lại thành phố để mưu sinh. Do đó, bên cạnh chức năng chính của vỉa hè là nơi dành cho đi bộ và bố trí hạ tầng kỹ thuật, vỉa hè còn có những chức năng xã hội khác. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy các chức năng khác của vỉa hè được đánh giá, cụ thể như sau: Biểu đồ 1: Số lượng ý kiến về chức năng của vỉa hè trong đời sống đô thị Có 47 ý kiến cho rằng vỉa hè là nơi mưu sinh của nhiều người dân buôn bán tại các mặt tiền, vỉa hè. 41 người đồng ý rằng vỉa hè là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử, giúp con người yêu mến, tự hào vùng đất đã sinh sống hay đi qua. Chỉ có 29 người cho rằng vỉa hè tạo nên hình ảnh đẹp cho đô thị, giúp con người tự hào và sống văn minh hơn trong môi trường ngăn nắp, trật tự. Có 44 ý kiến cho rằng vỉa hè là nơi con người thực hiện các hoạt động giao tiếp, gắn kết cộng đồng. 46 người đồng ý kiến cho rằng vỉa hè là nơi không phân biệt đẳng cấp xã hội. Nguyên nhân số ít người đồng ý rằng vỉa hè tạo nên hình ảnh cho đô thị là do vỉa hè này chỉ đẹp ở một vài tuyến đường (điển hình như: đoạn vỉa hè trước Thảo Cầm Viên, đoạn vỉa hè Phùng Khắc VÕ THANH TUYỀN - PHAN THỊ HỒNG XUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 39 Khoan đến Hai Bà Trưng (bên trái), trước công viên Tao Đàn, được lát gạch sạch đẹp, có cây xanh trang trí), một vài đoạn còn nhiều chỗ thiếu mĩ quan (điển hình như: đoạn vỉa hè đi qua Nhà văn hóa Thanh niên lát gạch con sâu bị hư hại nặng, bể vụn; đoạn vỉa hè từ Đinh Tiên Hoàng đến Mạc Đĩnh Chi, Tôn Thất Tùng đến Nguyễn Thượng Hiền có chiều rộng hẹp và bị chiếm dụng làm nơi để xe hay trưng bày hàng hóa). 5.3. Vỉa hè trong đời sống kinh tế Các nhà phố dọc vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai thường được dùng để kinh doanh buôn bán. Thực trạng cho thấy, vỉa hè giúp ích rất nhiều cho đời sống kinh tế, cho thu nhập của người dân sống dọc tuyến phố này. Theo 2 chủ cửa hàng được phỏng vấn, không gian trong nhà rất hẹp mà giá thuê mặt bằng ở đây rất cao, muốn mở rộng thêm chỗ buôn bán cũng khó khăn, chỉ có vỉa hè giúp họ có thêm chỗ đặt bàn ghế hay trưng bày hàng hóa để khách đi qua dễ nhìn thấy. Theo một chủ quán ăn, khách của bà thích ngồi ở ngoài nhà hơn, “nên việc bày bàn ghế ra vỉa hè vậy mà hút khách” (Phỏng vấn sâu, ngày 15/9/2018). Và hầu hết các cửa hàng này đều sử dụng vỉa hè để làm nơi giữ xe. Điều này cho thấy vỉa hè đã chia sẻ cùng người dân những khó khăn trong điều kiện thiếu thốn không gian. Nguyễn Thị Minh Khai cũng như nhiều tuyến đường khác trong thành phố, vỉa hè là nơi mưu sinh của nhiều ngành nghề. Qua khảo sát, vỉa hè là nơi kiếm sống của những người bán hàng rong dùng phương tiện chủ yếu là xe đẩy bán thức ăn, nước uống, thuốc lá, kẹo ngậm, khẩu trang, găng tay. Ngoài ra, còn có các ngành kinh tế vỉa hè khác như xe ôm, vé số rải rác trên vỉa hè; các vật dụng như bóp da, bao da, gối hơi du lịch cũng được bán thường xuyên ở vỉa hè giao với ngã tư Pasteur; dán hình xâm cũng được bày bên cạnh công viên Tao Đàn; người bán tăm bông thường ngồi ở vỉa hè giao với ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa; sửa xe lề đường cũng rải rác ở các ngã ba, ngã tư trên vỉa hè Nguyễn Thị Minh Khai. Thực phẩm được bán tập trung ở vỉa hè trước công viên Tao Đàn, trước Cung Văn hóa Lao Động và Thảo Cầm Viên. Qua thông tin ghi nhận từ kết quả phỏng vấn 2 người bán hàng rong, họ đều là người từ nơi khác tới, nhưng bám trụ ở đây một thời gian khá lâu (10 năm, hơn 7 năm), chính vỉa hè là nơi gắn liền với cuộc mưu sinh của họ từ khi bước chân vào TP.HCM. Những người bán hàng rong này có một đặc điểm là đã bán ở đâu thì quen ở đó, họ chỉ rời đi chỉ khi nào điều kiện buôn bán quá khó khăn. Mưu sinh trên vỉa hè là nghề của nhiều người dân không có nhiều vốn. Nhưng hiện nay, buôn bán của họ ngày một khó khăn do tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai không nằm trong danh sách cho phép buôn bán hàng rong. Những người này thường xuyên phải trốn tránh đội trật tự lòng lề đường. Hàng rong thường tập trung bán nhiều nhất trước công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên, Cung Văn Hóa Lao Động là những công trình công cộng. Rải rác trên vỉa hè, họ thường buôn bán ở các ngã tư hay nép bên các nhà phố. Một người bán hàng rong trước Cung Văn hóa Lao Động cho biết, những người đến đây vui chơi thường có nhu cầu ăn uống, nên nhiều người tập trung lại buôn bán mặc dù thường xuyên bị xử lý hành chính do lấn chiếm vỉa hè. Những người buôn bán trên vỉa hè bằng hình thức lưu động với “cửa hàng” là SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 40 đôi gánh, xe đẩy, chiếc bàn nhỏ hay thậm chí chỉ là một tấm bạt. Họ đặt tại nhiều vị trí trên vỉa hè, nhưng nhiều nhất là sát lòng lề đường để thuận tiện cho người mua. Khi giao thông ở TP.HCM phần lớn là xe máy, việc mua bán giữa người mua trên lòng đường và người bán trên vỉa hè diễn ra thuận tiện và nhanh chóng. Thống kê đến năm 2017, toàn thành phố có 7,6 triệu xe máy, mỗi tháng có gần 3.000 phương tiện đăng ký mới, trong khi dân số thành phố năm 2017 là 13 triệu người (Tá Lâm, 2017). Theo báo cáo nghiên cứu khoa học “Xây dựng trật tự đô thị TP.HCM từ cách tiếp cận văn hóa xã hội” năm 2005 của tác giả Nguyễn Thế Cường, thói quen đi xe gắn máy góp phần tạo nên những thói quen mua sắm trên vỉa hè. Khi có cầu ắt hẳn có cung. Nền kinh tế vỉa hè Sài Gòn còn tồn tại mãi là vì vậy. Người đi xe dễ dàng tiếp cận hàng rong bên đường, mua một món hàng họ cần và đi nhanh chóng. Thành phố không phải là nơi xa hoa tráng lệ mà tất cả đều giàu có. Thành phố đa dạng mọi tầng lớp và còn nhiều cuộc sống khó khăn. Một khi xã hội cần là đô thị sinh ra những chức năng để đáp ứng nhu cầu đó (Nguyễn Thế Cường, 2005). Và hàng rong gắn liền vỉa hè cũng là một dạng kinh tế đáp ứng nhu cầu của nhiều thị dân. Quy định cấu trúc vỉa hè phải rộng để đáp ứng được các hoạt động mua bán. Theo quyết định số 74/2008/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, đối với vỉa hè rộng hơn 3m, cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông tối đa 1,5m tính từ mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào. Đời sống văn hóa mỗi đô thị mỗi khác, tùy theo lịch sử và đặc điểm phát triển của nó sẽ dẫn đến những hoạt động khác nhau trên vỉa hè. Khu vực nghiên cứu từ lâu đã có truyền thống buôn bán trên vỉa hè hay dọc theo nhà phố mà không phụ thuộc vào cấu trúc vỉa hè hẹp hay rộng, bó vỉa thẳng đứng hay vát xéo. Dựa trên cơ sở lý thuyết Structuration của Giddens, có thể nhận thấy rằng, hành động con người không phụ thuộc vào cấu trúc quy định sẵn, mà họ hành động vì cho rằng hành động ấy có ý nghĩa riêng. Như vậy, thực trạng nghiên cứu cho thấy, vỉa hè nơi đây còn có chức năng dành cho hoạt động buôn bán. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý, để đảm bảo đô thị được trật tự, an toàn, văn minh, các vỉa hè hẹp dưới 3m không được sử dụng cho mục đích khác ngoài chức năng dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều đoạn vỉa hè dưới 3m vẫn bị lấn chiếm để phục vụ hoạt động buôn bán của người dân mưu sinh gắn liền vỉa hè, hành động ấy không phụ thuộc vào cấu trúc quy định mà họ hành động vì để đáp ứng cho mục đích mưu sinh hiệu quả hơn. 5.4. Vỉa hè trong đời sống nhân văn Vỉa hè là nơi con người thực hiện các hoạt động giao tiếp, nơi có thể quan sát, nghe ngóng những chuyện mới lạ trong cuộc sống Từ xa xưa hay hiện tại, vỉa hè là một dạng không gian công cộng nơi mọi người giao tiếp, gặp gỡ tình cờ hay hẹn trước. Cũng như các vỉa hè khác, vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai là nơi thường diễn ra các hoạt động giao tiếp. VÕ THANH TUYỀN - PHAN THỊ HỒNG XUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 41 Biểu đồ 2: Số ý kiến về nhận định vỉa hè là nơi gắn kết cộng đồng Qua khảo sát, có 66,7% (32/48 phiếu) trả lời rằng vỉa hè có khả năng giúp gắn kết quan hệ cộng đồng. Các hoạt động tạo nên sự giao tiếp cộng đồng rất đa dạng, bao gồm: buôn bán trên vỉa hè tạo tương tác giữa người bán và người mua, ăn uống vỉa hè tạo tương tác giữa những người khách hàng, các trò chơi trên vỉa hè được tụ họp từ những người hàng xóm, bạn bè và đôi khi thu hút cả người tình cờ đi ngang qua, đi tản bộ, ra hóng mát và bắt đầu các hoạt động giao tiếp tình cờ hay cố ý trên vỉa hè bên cạnh nhiều hoạt động khác mà chỉ có nơi công cộng như vỉa hè mới có được. 33,3% ý kiến còn lại cho rằng vỉa hè này không có khả năng tạo các mối quan hệ cộng đồng. Khi được hỏi thêm lý do, người được phỏng vấn giải thích rằng cuộc sống hiện đại, bận rộn như ngày nay, mọi người ít có thời gian để giao lưu, nói chuyện bên vỉa hè, người thành thị cũng thường đi xe máy, ít đi bộ nên các tương tác ít xảy ra, đường Nguyễn Thị Minh Khai ít hàng rong, cũng không thấy nhiều người tập trung trên vỉa hè như những đường khác. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, các mối quan hệ cộng đồng vẫn còn được thiết lập trên vỉa hè này. Bởi còn rất nhiều hoạt động kinh tế vỉa hè, còn nhiều người đi dạo trên vỉa hè, nhiều người thích hóng mát trên vỉa hè trước cửa nhà và nói chuyện với hàng xóm, vẫn còn nhiều cuộc bàn tán trò chuyện bên những quán cóc vỉa hè mà tác giả đã khảo sát thời gian qua. Để vỉa hè này nâng cao chức năng kết nối cộng đồng, cần phải có những biện pháp cải tạo lại cấu trúc và trang trí vỉa hè, để vỉa hè từ một không gian cơ học trở thành không gian nhân văn. Vỉa hè - nơi không phân biệt đẳng cấp xã hội Những người bán hàng rong mang quà quê lên phố thị cũng tìm thấy ở vỉa hè một sự gần gũi. Ngay cả khi với số vốn ít ỏi của người nghèo lên thành phố, họ vẫn có thể mưu sinh khá dễ dàng với cái vỉa hè thân thiện. Ngay cả khi trong túi không có nhiều tiền, người mua cũng có thể tậu cho mình những món hàng ưa thích. Không khí vỉa hè đôi khi cũng góp phần làm cho những gánh hàng rong có thêm vị đặc trưng. Bởi thế mới có những món ăn ngon của Sài SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019) 42 Gòn chỉ thật sự ngon khi nó còn ở trên vỉa hè, để nó có thể thưởng thức được khí trời, trong lành mát mẻ hay khan đặc trong khói bụi và tiếng còi xe inh ỏi mà từ người giàu đến nghèo đều thích thưởng thức. Vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng vậy, dù thuộc nơi trung tâm, tập trung những tầng lớp thượng lưu, nhưng vỉa hè và những hoạt động trên đó ngày đêm vẫn bình dị khiến người ta không còn phân biệt đẳng cấp. 6. Kết luận Nhìn từ lý thuyết cấu trúc - hành động của A.Giddens, từ thực trạng nghiên cứu vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Minh Khai có thể nhận thấy rằng, cấu trúc vỉa hè đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng như những vỉa hè khác đều có chức năng dành cho người đi bộ và hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, vỉa hè tồn tại trong đô thị đã có những cấu trúc được định sẵn quy định hành vi của người dân như: đi bộ trên vỉa hè, gặp gỡ, giao tiếp, hóng mát, vui chơi thư giãn.v.v. Nếu như vỉa hè chỉ có cấu trúc mà không có hoạt động của con người, thì vỉa hè sẽ không thể tồn tại và ngược lại, không có cấu trúc thì những hoạt động của con người khó thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, có những hành động không phụ thuộc vào cấu trúc, điển hình như mua bán lấn chiếm vỉa hè, nhưng con người vẫn hành động vì bản thân họ cần điều đó để mưu sinh, để đáp ứng các nhu cầu của mình. Trong bối cảnh của đất nước đang phát triển như Việt Nam, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là những người từ nông thôn di cư vào đô thị để kiếm sống, hè phố là nơi thuận tiện giúp họ mưu sinh mà không tốn nhiều chi phí, đó là những hoạt động buôn bán hàng rong. Cũng có những hành động lấn chiếm vỉa hè của các chủ cửa hàng dọc theo tuyến phố nhằm mục đích thuận lợi cho việc kinh doanh. Các hành động không phụ thuộc vào cấu trúc trên đã cho thấy, con người luôn có sự chọn lựa hành động sao cho mang lại lợi ích cao nhất cho mình. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã thỏa mãn giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra trên cơ sở lý thuyết cấu trúc - hành động của A. Giddens. Những hoạt động của người dân trên vỉa hè đã làm cho không gian này trở nên đa chức năng và trở thành không gian nhân văn dung dị, gần gũi giữa nhịp sống đô thị. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về những hoạt động của người dân trên vỉa hè mà không phụ thuộc vào cấu trúc quy định sẵn, nhưng khi xã hội có nhu cầu mà chúng ta không có giải pháp nào khác tốt hơn để đáp ứng nhu cầu đó, thì những hành động trên vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu những giải pháp cải tạo những điều được cho là tiêu cực, cần phải cân nhắc đến nhu cầu thực tế của địa bàn nghiên cứu để có những biện pháp hợp tình, hợp lý và phù hợp trong bối cảnh phát triển của địa phương. Việc cải tạo vỉa hè không phải là dễ dàng. Ở đây cần nhất là sự quan tâm đúng mức của những nhà quản lý và nhận thức đúng đắn của người dân để bảo vệ cảnh quan chung. Vỉa hè trước những khu chức năng khác nhau cần được nghiên cứu cải tạo thích hợp để phục vụ tốt hơn cho những khu chức năng đó. Nhằm tìm ra được những giải pháp tốt nhất cho vỉa hè, những nghiên cứu kế thừa cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các nhà quản lý, các chuyên gia và người dân đô thị, để vỉa hè không chỉ là lối đi an toàn cho người đi bộ mà còn là không gian công cộng hấp dẫn, gắn liền đời sống văn hóa của thị dân. VÕ THANH TUYỀN - PHAN THỊ HỒNG XUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Xây dựng. (2007). Quyết định số Số 22 /2007/QĐ-BXD về việc ban hành TCXDVN 104:2007 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”. Durkheim. E. (Đinh Hồng Phúc dịch). (2012). Các quy tắc của phương pháp xã hội học. NXB Tri thức. Giddens. A. (1984). The Constitution of Society: Outline of the Theory of Structuration. Cambridge: Polity Press. Giddens. A. (2006). Sociology (Phiên bản 5). Cambridge: Polity Press. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. (2005). Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4. NXB Từ Điển Bách Khoa. Lương Thảo Ngân Hiền. (2012). Vỉa hè thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn hóa học (Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học). Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Nguyễn Thế Cường. (2005). Xây dựng trật tự đô thị TP.HCM từ cách tiếp cận văn hóa xã hội. Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Bích. (2012). Lý thuyết Structuration của A. Giddens. Tạp chí Xã hội học số 4 (120). Tr. 105-115. Tá Lâm. (2017, ngày 16 tháng 8). TP.HCM hiện nay có bao nhiêu người, bao nhiêu xe cộ?. Báo Pháp luật online. Truy xuất từ: Trần Hữu Quang. (2012). Hạ tầng Sài Gòn buổi đầu. NXB Tổng hợp TP.HCM. Weber. M. (1947). The Theory of Social and Economic Organization. New York: Oxford University Press. Ngày nhận bài: 02/02/2019 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf49_1724_2214954.pdf
Tài liệu liên quan