Tài liệu Vị thế Nam Bộ trong quan hệ kinh tế - Thương mại Việt - Nhật - Nguyễn Tiến Lực: VỊ THẾ NAM BỘ
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT - NHẬT
Nguyễn Tiến Lực
Trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Nam Bộ Việt Nam có một vị thế rất quan
trọng. Trong thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền (cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII), phía
Nam Việt Nam, tức là Đàng Trong là khu vực có quan hệ buôn bán với Nhật Bản lớn nhất
của Việt Nam và cả Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, khi Việt Nam trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp, trong quan hệ với Nhật Bản, chủ yếu là quan hệ thương
mại, thì Nam Bộ (Cochinchine) chiếm vị trí áp đảo về số lượng và kim ngạch thương mại
với Nhật, so với Trung Bộ (An Nam) và Bắc Bộ (Tonkin); và trong thời kỳ hiện nay kể từ
sau Đổi mới, nhất là trong thời kỳ “làn sóng đầu tư” lần thứ 1, Nam Bộ là nơi Nhật Bản
quan tâm đầu tư nhiều nhất, nơi các doanh nhân Nhật Bản chọn sinh sống và hoạt động
nhiều nhất, nơi mà khách du lịch Nhật Bản lựa chọn tham quan nhiều nhất. Còn trong
thời kỳ hiện nay, kể từ năm 2001, vị thế đó ...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị thế Nam Bộ trong quan hệ kinh tế - Thương mại Việt - Nhật - Nguyễn Tiến Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỊ THẾ NAM BỘ
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT - NHẬT
Nguyễn Tiến Lực
Trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Nam Bộ Việt Nam có một vị thế rất quan
trọng. Trong thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền (cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII), phía
Nam Việt Nam, tức là Đàng Trong là khu vực có quan hệ buôn bán với Nhật Bản lớn nhất
của Việt Nam và cả Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, khi Việt Nam trở
thành thuộc địa của thực dân Pháp, trong quan hệ với Nhật Bản, chủ yếu là quan hệ thương
mại, thì Nam Bộ (Cochinchine) chiếm vị trí áp đảo về số lượng và kim ngạch thương mại
với Nhật, so với Trung Bộ (An Nam) và Bắc Bộ (Tonkin); và trong thời kỳ hiện nay kể từ
sau Đổi mới, nhất là trong thời kỳ “làn sóng đầu tư” lần thứ 1, Nam Bộ là nơi Nhật Bản
quan tâm đầu tư nhiều nhất, nơi các doanh nhân Nhật Bản chọn sinh sống và hoạt động
nhiều nhất, nơi mà khách du lịch Nhật Bản lựa chọn tham quan nhiều nhất. Còn trong
thời kỳ hiện nay, kể từ năm 2001, vị thế đó của Nam Bộ đã bắt đầu thay đổi. Trong bài viết
này, tác giả lựa chọn những thời kỳ tiêu biểu trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật
để chứng minh cho nhận định trên, đặc biệt muốn lý giải những thay đổi gần đây trong quan
hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật và đưa ra một vấn đề lớn: Liệu Nam Bộ có giữ được vị
thế như trước đây trong quan hệ kinh tế - thương mại với Nhật Bản hay không?
Trước hết, chúng ta hãy xem xét một cách cụ thể vị thế của Nam Bộ trong các thời kỳ
chủ yếu của quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật .
1. Đàng Trong là khu vực buôn bán lớn nhất của Nhật Bản “Thời Châu ấn
thuyền” (thế kỷ XVI-XVII)
Sau một thời gian dài nội chiến, cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản thống nhất dưới quyền lực
của dòng họ Tokugawa. Các Shogun chủ trương ổn định tình hình trong nước, tăng cường
giao lưu và quan hệ thương mại với nước ngoài, trong đó đặc biệt coi trọng quan hệ thương
mại với các nước Đông Nam Á. Chính sách đó do những nguyên nhân sau đây:
Một là, sau một thời gian dài nội chiến, đất nước thống nhất, xã hội thái bình, nhu cầu
Tiến sĩ, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản
hưởng thụ tăng cao thôi thúc các thương nhân tăng cường buôn bán với nước ngoài để đáp
ứng nhu cầu mới của xã hội. Mặt khác, ở Nhật đã hình thành các thành phố thương mại lớn
như Edo, Kyoto, Sakai, Osaka, Hirado... tầng lớp thương nhân giàu có và cả các daimyo
tham gia hoạt động thương mại cũng xuất hiện ngày càng nhiều, có khả năng tham gia vào
các hoạt động thương mại quốc tế.
Hai là, lúc bấy giờ Nhật Bản là nước sản suất vàng, bạc, đồng nhiều nhất Đông Á.
Theo tính toán của Iwao, đương thời, ngoại trừ Nhật Bản, toàn thế giới chỉ sản xuất được
390 đến 420 tấn bạc, nhưng có lúc, Nhật Bản sản xuất được 30%-40 % lượng bạc của toàn
thế giới. Nhờ đó, Nhật Bản có tiền và cũng là hàng để trao đổi với các nước, có thể mua bán
được khối lượng hàng lớn và quý của các nước.
Ba là, đây là thời kỳ đại hàng hải, các thuyền buôn lớn của các nước phương Tây ồ ạt
sang châu Á buôn bán. Nhờ đó mà người Nhật đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật đóng tàu,
kỹ thuật hàng hải và mua của người phương Tây các kỹ thuật phục vụ hàng hải. Điều này
cho phép thương nhân người Nhật có khả năng buôn bán lớn ở nước ngoài.
Bốn là, xưa nay, bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản vẫn là Trung Quốc nhưng giữa thời
nhà Minh, triều đình đã ban hành chính sách hải cấm (Haijin), mậu dịch giữa Nhật Bản và
Trung Quốc bị đình trệ. Người Nhật phải tìm thị trường mới để mua các sản phẩm cùng
chủng loại và chất lượng với sản phẩm Trung Quốc, nhất là tơ lụa và đồ gốm sứ. Đương
thời chỉ có thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam mới đáp ứng được điều đó. Điều
này giải thích tại sao vào thời kỳ này, Nhật tập trung buôn bán với khu vực Đông Nam Á.
Biểu 1: Số lượng Châu ấn thuyền Nhật Bản đến các cảng Đông Nam Á (đầu thế kỷ XVII)
Năm
An
Nam
Tonkin Cajiam
Thuận
Hoá
Cochinchina
Cham
Pa
Cambodia Siam Luson
1604 4 3 1 1 1 5 4 4
1605 3 2 1 5 4
1606 2 1 1 3 4 3
1607 1 1 4 4 4
1608 1 1 1 1
1609 1 1 1 6 3
1610 1 3 1 3 2
Năm
An
Nam
Tonkin Cajiam
Thuận
Hoá
Cochinchina
Cham
Pa
Cambodia Siam Luson
1611 2 3 1 2
1612 1 3 2 1
1613 1 6 1 3 1
1614 1 7 2 3 4
1615 5 1 5 5
1616 1 4 1
1617 2 5 1 1
1618 3 7 2 1 3
1619 3 1 1
1620 5 1 2
1621 1 2 1 4
1622 1 2 2
1623 2 2 2 3 1
1624 2 2 1 2
1625 1 1 2
1626 1
1627 1 1 2
1628 2 2 2 3
1629 1 1 1
1630 1
1631 1 1 1 1 2
1632 2 3 4
1633 3 2 1 1 2
1634 3 2 2
Tổn
g
cộng
14 36 1 1 69 5 43 56 53
Nguồn: Iwao Seiichi, Shuinsen boeki-shi no kenkyu, Yoshikawa Kobunkan, 1985 (Tác giả
biên tập lại)
Trước hết, xin xác định lại các địa danh trong Biểu 1: An Nam, Thuận Hoá,
Cochinchina, Champa đều là những bộ phận khác nhau của Đàng Trong, còn Cijam thì theo
nhiều nhà nghiên cứu, là do đọc chệch chữ Chiêm, tức là Chiêm Thành, cũng là một bộ
phận của Đàng Trong. Cambodia là Campuchia, Siam là Thái Lan và Luzon là Philippines.
Trong việc buôn bán với Đông Nam Á thì Nhật Bản trung tâm buôn bán tấp nập nhất
với Đàng Trong. Theo Biểu 1, từ 1604 đến 1634 có đến 273 Châu ấn thuyền của Nhật đến
buôn bán với các nước Đông Nam Á, trong đó có 116 lượt thuyền đến buôn bán với Việt
Nam, trong đó có 80 thuyền buôn bán với Đàng Trong, trong khi đó chỉ có 56 thuyền đến
Thái Lan, 53 thuyền đến Philippines và 43 lượt thuyền đến Campuchia. Như vậy, Châu ấn
thuyền Nhật Bản đến buôn bán với Việt Nam chiếm gần một nửa số lượng thuyền buôn với
toàn khu vực Đông Nam Á và lượng thuyền đến Đàng Trong chiếm hơn 70% của toàn Việt
Nam.
Vào thời kỳ này, các thương cảng của Đàng Trong mà trung tâm là Hội An đã phát huy
lợi thế của mình bằng cách gom hàng từ các nơi về bán lại cho thương nhân Nhật hoặc
khuyến khích các thương thuyền từ Đông Nam Á tới đặt thương điếm buôn bán. Nhờ vậy
khi đến Hội An, thương nhân Nhật không chỉ mua tơ lụa, một mặt hàng quan trọng mà có
thể mua được hầu như tất cả các đặc sản ở Đông Nam Á. Ví dụ, vào thời gian này, có nhiều
người Nhật sinh sống ở Campuchia nhưng họ không đặt thương điếm ở đó mà đặt các
thương điếm ở Hội An, rồi mua hàng, đem sang Campuchia bán. Trong bài nghiên cứu gần
đây, ThS. Dương Văn Huề đã suy luận rằng, có nhiều bằng chứng , ngoài Hội An, các
thương nhân Nhật Bản đã đến buôn bán ở Sài Gòn, Đồng Nai vào thời kỳ nay.
Ngoài ra, qua một số thống kê khác, Iwao Seiichi còn chỉ ra rằng, lượng tiền trung
bình mà Châu ấn thuyền mang vào buôn bán với Giao Chỉ và Tonkin là hơn 700 quan (ryo)/
thuyền, nhiều hơn gấp đôi so với lượng tiền mang vào buôn bán với các nước Đông Nam Á
khác (300 - 350 quan/thuyền).
Thời kỳ Châu ấn thuyền tuy không dài trong lịch sử Nhật Bản nhưng đó là một trong
những thời kỳ “hoàng kim” trong quan hệ kinh tế - thương mại của Nhật đối với khu vực
Đông Nam Á. Trong thời kỳ đó, Đàng Trong có vị thế quan trọng nhất. Các cảng Đàng
Trong tiếp nhận số lượng Châu ấn thuyền Nhật Bản nhiều nhất và lượng tiền buôn bán cũng
nhiều nhất. Ngoài ra, Hội An, thương cảng lớn nhất của Đàng Trong lúc bấy giờ, còn đóng
vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á.
Trong quá trình buôn bán, do yếu tố địa lý và thương mại, người Nhật lưu lại ở các
cảng lâu ngày nên đã lập nên các phố Nhật (Nihon machi), để lại dấu ấn giao lưu kinh tế và
văn hoá tốt đẹp giữa Nhật với Đông Nam Á.
2. Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Nam Bộ chiếm vị trí áp đảo về kinh tế
- thƣơng mại với Nhật Bản
Trong một thời gian dài hàng thế kỷ, do chính sách sakoku (tỏa quốc) của Nhật Bản và
chính sách đóng cửa của các triều đình phong kiến Việt Nam, quan hệ kinh tế - thương mại
của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung với Nhật Bản bị đình đốn.
Vào nửa sau thế kỷ XIX, khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược còn Nhật Bản mở
cửa, duy tân, công nghiệp hóa đất nước thì quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước được
nối lại. Như chúng ta đã biết, vào năm 1860, khi Pháp mở cảng Sài Gòn thì lúa gạo trở
thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nam Bộ; và như đã nói trên, Nhật Bản đang trong
quá trình công nghiệp hóa, thiếu lương thực nên rất cần nhập lúa gạo. Trong bài viết gần
đây, tác giả đã chỉ rõ vị thế của gạo Nam Bộ trong quan hệ thương mại Việt-Nhật vào cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hàng của Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là gạo và trong mặt
hàng gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo Nam Bộ.
Biểu 2: Xuất khẩu của toàn Đông Dương sang Nhật (Đơn vị: 1000yên)
Năm Gạo Bông sợi Khoáng vật Than đá
1917 2.332 628 2.367 1.725
1918 50.003 533 1.785 2.759
1920 14.438 131 46 4.703
1921 13.780 1.436 182 3.445
1922 12.275 922 n.a 3.522
1923 5.901 616 n.a 3.256
1924 13.469 489 322 3.293
1925 43.743 976 520 2.698
1926 19.330 152 104 3.841
1927 25.159 907 325 5.235
1928 11.563 94 469 5.212
Nguồn: “Futsuryo Indoshina to boeki jijo”. 1941, Furoku, p.16.
Qua biểu 2 cho chúng ta thấy rõ hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam sang Nhật là
gạo, sau đó là than đá, rồi đến khoáng vật mà chủ yếu là kẽm và sợi bông. Về gạo, chúng ta
khó có khả năng thống kê một cách chính xác hàng gạo của Nam Bộ sang Nhật, bởi vì việc
xuất khẩu gạo của Nam Bộ thường thông qua hai thương cảng lớn là Hồng Kông và
Singapore rồi từ đó tái xuất sang Nhật. Tuy nhiên điều có thể khẳng định được là gạo của
Nam Bộ chiếm áp đảo trong tổng số hàng gạo nhập của Nhật, vì Bắc Bộ và Trung Bộ không
có gạo xuất khẩu còn gạo Campuchia là không đáng kể.
Mặt khác, theo thống kê của Hiệp hội phát triển ngoại thương Nhật thì kim ngạch nhập
khẩu gạo Nam Bộ chiếm trung bình từ 60% đến 90% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nam Bộ
vào Nhật. Năm 1918 Nhật nhập gạo của Đông Dương với kim ngạch là 50triệu/55,4 triệu
yên, năm 1925 nhập 43,7triệu/48,7 triệu yên. Cũng cần nói thêm, vào đầu thế kỷ XX, kim
ngạch nhập khẩu gạo Sai Gòn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập ngũ cốc của
Nhật: năm 1918 tổng kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc của Nhật là 141,3 triệu yên, năm 1919:
270,4 triệu yên, năm 1925: 293 triệu yên. Ở Nhật, có một thời từ “Saigon-mai” (Gạo Sài
Gòn) trở thành một từ lưu hành phổ biến trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do không có
Hiệp ước thương mại trực tiếp, việc nhập khẩu gạo Nam Bộ vào Nhật không ổn định, tùy
thuộc vào nhu cầu của Nhật, năm nhiều năm ít.
Vào những năm 1930-1940, khi Nhật bắt đầu hướng về “phương Nam”, đưa tầm quan
trọng của Đông Nam Á lên hàng quốc sách (kokusaku). Nhật hết sức coi trọng vai trò của
Việt Nam trong quan hệ với Đông Nam Á. Trong những năm 1937-1939, Nhật quan tâm
đến việc chặn con đường viện trợ của Anh - Mỹ cho quân Tưởng qua Bắc Việt Nam. Từ
năm 1940, Nhật rất quan tâm đến mối quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam. Trong
Quyết nghị của Chính phủ Nhật ngày 3 tháng 9 năm 1940 cũng đã xác nhận: Phải nỗ lực ký
kết Hiệp định thương mại với Đông Dương, yêu cầu Đông Dương phải đáp ứng các tiện
nghi đặc biệt cho việc thành lập và kinh doanh các xí nghiệp của Nhật, phải ưu tiên xuất
khẩu cho Hoàng quốc các nguyên liệu quan trọng và cần thiết. Nguyên liệu quan trọng và
cần thiết mà Nhật Bản đề cập trước hết là gạo Nam Bộ.
Biểu 3: Xuất khẩu của Nhật sang Đông Nam Á ( đơn vị: 1000 yên).
Năm
Tổng
ngạch
Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan
1932 1.409.992 2.343 100.251 25.600 22.361 8.541
1933 1.861.046 3.680 157.488 46.271 24.051 18.124
1934 2.171.924 2.654 158.415 63.620 36.461 28.084
1935 2.499.073 4.020 143.041 51.494 48.058 40.258
1936 2.692.976 4,697 129.495 61.747 51.840 43.028
1937 3.175.418 4,623 200.050 72.340 60.348 49.351
1938 2.689.667 3.181 104.145 22.870 32.599 39.269
1939 3.576.342 1.981 137.802 22.430 24.743 26.023
Nguồn: Nanyoken Boeki Tokeihyo, T., 1943. (Tác giả có biên tập lại).
Biểu 4: Nhập khẩu của Nhật từ Đông Nam Á ( đơn vị 1000 yên)
Năm
Tổng
ngạch
Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan
1932 1.431.460 5.691 40.409 28.961 9.764 11.198
1933 1.971.220 9.640 55.710 44.544 14.185 12.256
1934 2.282.530 10.620 63.464 70.624 18.891 1.540
1935 2.472.236 15.010 78.178 78.975 23.949 5.458
1936 2.763.681 20.151 113.546 96.016 26.266 8.757
Năm
Tổng
ngạch
Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan
1937 3.783.117 27.011 153.450 134.067 45.194 13.571
1938 2.663.337 20.300 88.249 100.968 35.630 4.950
1939 2.917.640 26.651 71.741 115.839 49.117 5.405
Nguồn: Nakyoken Boeki Tokeihyo, T., 1943.(Tác giả có biên tập lại).
Nhìn vào các biểu thống kê trên, chúng ta thấy rằng vào những năm 1940, Việt Nam
nhanh chóng trở thành bạn hàng lớn nhất của Nhật ở Đông Nam Á. Theo các biểu 3 và biểu
4, năm 1940, Nhật xuất sang Việt Nam tổng kim ngạch khoảng 2,5triệu yên và nhập từ Việt
Nam 97,8 triệu yên, trong khi đó xuất sang Indonesia là 173,3 triệu yên và nhập về 125,3
triệu yên. Nhưng đến năm 1942 tình hình xuất nhập khẩu của Nhật với 2 nước này hoàn
toàn biến đổi ngược lại. Nhật xuất sang Việt Nam 143,3 triệu và nhập về 223,9 triệu yên,
trong khi chỉ xuất sang Indonesia chỉ có 15,7 triệu yên và nhập về 127,5 triệu yên. Năm
1943, tổng kim ngạch buôn bán với Việt Nam của Nhật cũng vượt lên trên Indonesia. Các
biểu thống kê thương mại cho chúng ta thấy trong thời kỳ 1940-1945 và đặc biệt là những
năm 1942, 1943, xuất nhập khẩu của Nhật với Việt Nam chiếm vị trí số 1 ở Đông Nam Á.
Trong những năm 1940, cùng với việc tăng nhanh kim ngạch thương mại giữa Nhật
Bản và Đông Dương, cơ cấu sản phẩm thương mại giữa hai nước cũng thay đổi lớn. Sau đây
chúng ta sẽ phân tích các biểu thống kê để hiểu cụ thể hơn về sự biến đổi đó.
Biểu 5: Sản phẩm nhập từ Đông Dương (Tính theo kim ngạch. Đơn vị: 1000 yên)
Năm
Tổng
ngạch
Lúa gạo
Dƣợc
phẩm
Sơn, sơn dầu Khoáng vật Tạp hoá
1942
1943
1944
1945
223 984
132 260
22 275
311
133 516
95 259
13 348
n.a
63 925
17 620
27
n.a
1 012
817
110
n.a
16 924
12 056
560
n.a
1 905
83
25
5
Nguồn: Khu vực thịnh vượng chung Nam phương.
Biểu 6: Sản phẩm chủ yếu của Nhật xuất sang Đông dương (tính theo kim ngạch. Đơn vị:
1000 yên)
Năm
Tổng
ngạch
Ngũ cốc Sợi Vải, lụa Giấy Kim loại Máy móc
1942
1943
1944
1945
144 379
97 034
21 760
1 898
5 005
4 452
1 095
n.a
25 205
12 873
4 201
n.a
70 978
43 655
5 693
1 078
6 927
2 985
2 492
319
6 410
3 191
1 049
49
6 284
9 468
3 414
112
Nguồn: Khu vực thịnh vượng chung Nam phương.
Theo biểu 5 và biểu 6, chúng ta thấy, biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi đó là sự tăng
nhanh kim ngạch nhập khẩu lương thực, chủ yếu là lúa gạo mà chủ lúa gạo Nam Bộ. Năm
1942, tổng ngạch nhập khẩu lúa gạo từ Đông Dương, chủ yếu là Nam Bộ lên tới 133,5 triệu
yên, năm 1943 là 95,2 triệu yên. Về mặt số lượng, theo tính toán của J. Gaultier thì năm
1940 là 468.000 tấn, 1941 lên tới 585.000 tấn, năm 1942 là 973.908 tấn, năm 1943 là
1.023.471 tấn, 1944 là 498.525 tấn. Nếu như những năm 1930 tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo sang
Hồng Kông là 39%, sang Singapore là 7%, sang Trung Quốc là 6%, sang Pháp là 14 % thì
những năm 1940 xuất khẩu lúa gạo cho Nhật chiếm 80% tổng ngạch xuất khẩu lúa gạo của
Đông Dương. Ngoài lúa gạo ra, Nhật còn nhập một số lượng lớn ngô của Đông Dương.
Theo những thống kê mà ta biết được, năm 1942 là 124.000 tấn, 1943 là 98.000 tấn. Và
điều khẳng định chắc chắn rằng, gạo Nam Bộ chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng và kim ngạch
trong quan hệ thương mại với Nhật Bản.
Lúc bấy giờ Đông Dương gần như là nơi duy nhất Nhật có thể tiến hành nhập khẩu các
mặt hàng chiến lược quan trọng. Đặc biệt lúa gạo Nam Bộ là mặt hàng tối quan trọng, đảm
bảo lươg thực cho quân đội trong chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản.
Điều đáng tiếc là mặc dầu Nam Bộ chiếm vị thế quan trọng trong quan hệ thương mại
Việt - Nhật trong thời kỳ này, tuy nhiên, đó là thời kỳ “thương mại phi thương mại”, quan
hệ thương mại mang tính chất cướp đoạt. Và trên thực tế, quan hệ thương mại kiểu đó đã
gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mệnh, kinh tế và xã hội cho Việt Nam.
3. Nam Bộ trong quan hệ thƣơng mại Nhật - Việt sau Đổi mới
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt sau năm 1954, khi Việt Nam bị chia cắt
thành hai miền và trong bầu không khí “chiến tranh lạnh” bao trùm khắp thế giới, quan hệ
Việt - Nhật có nhiều khó khăn. Chỉ sau khi Việt Nam thống nhất (1976), đặc biệt là sau khi
Việt Nam thực thi chính sách Đổi mới, hơn nữa sau khi “vấn đề Campuchia” được giải
quyết (1991), Nhật Bản tái viện trợ cho Việt Nam(1992) thì quan hệ kinh tế - thưong mại
Việt - Nhật được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Biểu 8: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (Đơn vị: 100 triệu yên)
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Kim ngạch 0.6 0.8 1.6 1.0 1.0 2.5 4.6 10.8 9.7
Tính đến 2007, kim ngạch đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt hơn 9 tỷ USD , đứng thứ 4
sau Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan nhưng kim ngạch thực hiện đứng vị trí thứ 1 gần 5 tỷ USD.
Biểu 9: Thương mại Nhật Bản với Việt Nam 2000 – 2007. Đơn vị 100 triệu USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Xuất
khẩu
23.0 21.8 25.0 29.8 35.5 40.7 47.0 61.2
Nhập
khẩu
25.8 25.1 24.4 29.1 35.4 43.4 52.3 61.4
Xuất
siêu
2.8 3.3 -0.6 -0.7 -0.1 2.7 5.3 0.2
Tổng 48.8 46.9 58.9 70.9 84.1 99.3 122.6
Biểu 7: Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (Đơn vị: 100 triệu yen)
Loại/Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cho vay 1,012.81 709.04 743.14 793.30 793.30 820.00 908.20 950.78
Viện trợ không hoàn
lại
46.41 80.67 83.65 52.37 56.50 49.14 44.65 30.97
Hỗ trợ kỹ thuật 60.74 74.32 79.09 67.08 55.77 57.11 56.51 52.75
ngạch
Qua các biểu 7, 8, 9 chúng ta thấy rằng, quan hệ thương mại Nhật -Việt ngày càng phát
triển nhanh chóng, cán cân xuất – nhập khẩu tương đối cân bằng .Việt Nam nhập từ Nhật
Bản máy móc, thép, hàng điện tử, Nhật Bản nhập của Việt Nam hàng thủy sản, hàng dệt
may, dầu thô. Nhật Bản là bạn hàng thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc và đứng trên Mỹ,
Singapore, Đài Loan.
Khi so sánh vị thế của hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong quan hệ kinh tế - thương
mại với Nhật Bản thì theo nghiên cứu của Seki Mitsuhiro, trong thời kỳ “làn sóng đầu tư
thứ nhất” thì phía Nam chiếm ưu thế. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi, phía Bắc dần khắc
phục những điểm bất lợi và phát huy những thế mạnh của khu vực nên nhìn toàn cục trong
một thời gian dài thì vị thế hai miền tương đối cân bằng nhau trong quan hệ kinh tế-thưong
mại với Nhật. Theo thống kê của JETRO thì đầu tư của Nhật Bản từ năm 1988 đến năm
2006, ở miền Bắc là 45%, miền Trung là 10% và miền Nam là 45%. Trong những năm gần
đây thì Nhật đầu tư hơn 70% vào miền Bắc. Theo phân tích của Ngài Tổng Lãnh sự Mizuki
Ikuo là do: thứ nhất, phần lớn những công ty Nhật đều là những công ty lớn; thứ hai, bởi vì
khu vực phía Bắc gần với Trung Quốc, nơi mà có nhiều công ty Nhật đầu tư; thứ ba ở miền
Bắc có nhiều không gian rộng lớn hơn miền Nam và cuối cùng là có nhiều thuận lợi hơn
cho những doanh nhân Nhật khi họ thuơng thuyết với chính quyền Trung ương. Cũng cần
nói thêm rằng, hạ tầng cơ sở, một lĩnh vực mà trước đây phía Bắc yếu kém hơn nhiều so với
phía Nam, thì nay được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt
Nam, dù quy mô khác nhau nhung đều đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao mà điều này
thì miền Bắc, nơi có truyền thống học hành, nơi có nhiều trường đại học hơn là một ưu thế.
Và nữa, nguồn nhân lực ở miền Bắc giá vẫn rẻ hơn, cũng là một lợi thế .
Tuy nhiên, liệu xu hướng tập trung đầu tư ra phía Bắc của Nhật Bản có phải là một xu
hướng lâu dài và bền vững hay không? Đó là vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Khu vực phía
Nam, vẫn có những ưu thế riêng trong quan hệ với đối tác Nhật Bản. Người Nhật có lịch sử
đầu tư ở khu vực Nam Bộ lâu đời hơn khu vực phía Bắc. Họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực: du
lịch, tài chính, chứng khoán, bất dịch động sảnnhững lĩnh vực mà phía Nam vấn có vị thế
cao hơn nhiều so với phía Bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Adachi Hiroaki, Senzenki Nihon to Tonan Ajia (Nhật Bản và Đông Nam Á thời tiền
chiến), Yoshikawa Kobunkan, Tokyo, 2002.
2. Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991
3. Hikita Yasuyuki: Nampo Kyoeiken (Khối thịnh vượng chung Nam phương), Taga
Shuppan, Tokyo, 1995.
4. Kimura Hiroshi - Nguyen Duy Dung - Furuta Motoo, Nihon - Betonamu Kankei wo
manabu hito no tameni (Sách dành cho những người học tập, nghiên cứu về quan hệ Nhật -
Việt), Sekai Shisosha, Kyoto, 2000.
5. Iwao Seiichi: Nihon Rekishi – 14 - Sakoku (Lịch sử Nhật Bản - Quyển 14 - Bế quốc),
Chuo Koronsha, Tokyo, 1966
6. Iwao Seiichi: Shinpan Shuinsen boeki-shi Kenkyu(Nghiên cứu về lịch sử mậu dịch Châu
ấn thuyền-Bản mới), Yoshikawa Kobunkan, Tokyo, 1985
7. Nagazumi Yoko, Shuinsen (Châu ấn thuyền), Yoshikawa Kobundo, Tokyo, 2001
8. Nguyễn Tiến Lực, Quan hệ thương mại Việt - Nhật trong những năm 1929-1939, Nghiên
cứu Lịch sử, Số 6, 2000, Hà Nội.
9. Nguyễn Tiến Lực, Các cuộc thương thuyết thương mại Nhật - Đông Dương, Nghiên cứu
Lịch sử, số 4, 2001, Hà Nội.
10. Nguyễn Tiến Lực, Tình hình xuất khẩu “gạo Sài Gòn” vào thị trường Nhật Bản- Nhìn từ
góc độ lịch sử, Đồng bằng sông Cửu Long:Thực trạng và giải pháp trở trở thành vùng
trọng điểm kinh tế 2006-2020, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 2006.
11. Nihon Boeki Shikokai, JETRO Boeki Toshi Hakusho (Sách trắng về thương mại và đầu
tư của JETRO), T., 2002.
12. Sakurai Kyohiko - Kikuchi Seiichi, Kinsei Nichi - Etsu Koryu-shi (Lịch sử giao lưu
Nhật - Việt thời Cận thế), Kashiwa Shobo, Tokyo, 2002
13. Seki Mitsuhiko, Tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Nam Bộ Việt Nam, Hitotsubashi
Daigaku, 2003
14. Trần Huy Liệu - Nguyễn Khắc Đạm - Nguyễn Lương Bích: Xã hội Việt Nam trong thời
Nhật-Pháp, NXB.Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr. 270.
15. Trịnh Tiến Thuận, Quan hệ Việt Nhật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, LA Tiến sĩ, Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2002.
16. Tư liệu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á trên
Website:mofa.go.jp
17.Tư liệu của TTX Việt Nam về quan hệ Việt - Nhật trên trang Website:vnagency.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_vi_the_nam_bo_nguyen_tien_luc_1921_2151397.pdf