Về từ ngữ thuộc trường nghĩa “người” trong thơ Xuân Diệu

Tài liệu Về từ ngữ thuộc trường nghĩa “người” trong thơ Xuân Diệu: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017 78 Về từ ngữ thuộc trường nghĩa “người” trong thơ Xuân Diệu On vocabulary from the semantic field of “human” in Xuan Dieu’s poems TS. Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Do Thi Thu Huong, Ph.D., Hanoi National University of Education 2 Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu trường từ ngữ chỉ "người" trong thơ Xuân Diệu. Khảo sát 100 thi phẩm trong các tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió, chúng tôi nhận thấy, Xuân Diệu đã huy động 4 tiểu trường nghĩa “người”. Những kết luận rút ra từ việc phân tích trường từ vựng trong thơ Xuân Diệu có thể giúp ích cho hoạt động giảng dạy Ngữ văn cũng như giảng dạy từ ngữ trong nhà trường. Từ khóa: trường nghĩa, trường nghĩa “người”, thơ Xuân Diệu. Abstract Our paper explores the semantic field of human in Xuan Dieu’s poems. Through surveying 100 poems from the collections Poems poems, Sending incense to the wind, we recognized that there were 4 minor se...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về từ ngữ thuộc trường nghĩa “người” trong thơ Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017 78 Về từ ngữ thuộc trường nghĩa “người” trong thơ Xuân Diệu On vocabulary from the semantic field of “human” in Xuan Dieu’s poems TS. Đỗ Thị Thu Hương, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Do Thi Thu Huong, Ph.D., Hanoi National University of Education 2 Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu trường từ ngữ chỉ "người" trong thơ Xuân Diệu. Khảo sát 100 thi phẩm trong các tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió, chúng tôi nhận thấy, Xuân Diệu đã huy động 4 tiểu trường nghĩa “người”. Những kết luận rút ra từ việc phân tích trường từ vựng trong thơ Xuân Diệu có thể giúp ích cho hoạt động giảng dạy Ngữ văn cũng như giảng dạy từ ngữ trong nhà trường. Từ khóa: trường nghĩa, trường nghĩa “người”, thơ Xuân Diệu. Abstract Our paper explores the semantic field of human in Xuan Dieu’s poems. Through surveying 100 poems from the collections Poems poems, Sending incense to the wind, we recognized that there were 4 minor semantic fields of human in Xuan Dieu’s poetry. The results obtained from the analysis of the semantic field in Xuan Dieu’s poems can be helpful for the teaching of Literature as well as the teaching of words in the school. Keywords: semantic field, semantic field of “human”, Xuan Dieu’s poems. 1. Mở đầu Thơ ca dù có bay bổng bao nhiêu thì cũng không thể rời xa chủ thể của nó, đó chính là con người. Con người là tâm điểm của mọi khoa học cũng như của thơ ca. Chính vì thế mà các sáng tác thơ ca nói chung và của Xuân Diệu nói riêng đều xoay quanh chủ đề về con người, đặc biệt về tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, Xuân Diệu đã vận dụng một loạt các từ ngữ thuộc trường nghĩa về con người, về thiên nhiên, về động và thực vật.v.v Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu các từ ngữ thuộc trường nghĩa "người" trong 100 thi phẩm của hai tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió (Nxb, Văn học năm 2008) của Xuân Diệu. Chúng tôi vận dụng lí thuyết về trường nghĩa mà Đỗ Hữu Châu đã giới thiệu trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [1] để phân xuất trường nghĩa "người" trong thơ Xuân Diệu thành các tiểu trường. Trên cơ sở phân tích các tiểu trường từ ngữ chỉ "người", chúng tôi mong muốn tìm ra được đặc điểm thơ Xuân Diệu trên phương diện sử dụng ngôn từ. 2. Kết quả khảo sát Khảo sát 100 bài thơ của Xuân Diệu, chúng tôi đã tìm được 121 từ ngữ thuộc vùng tâm của trường nghĩa "người". Tất cả được phân tách thành 4 tiểu trường như sau: ĐỖ THỊ THU HƯƠNG 79 Bảng 1: Thống kê các tiểu trường từ ngữ chỉ "người" trong thơ Xuân Diệu Stt Tiểu trường Số đơn vị TN Tần số XH SL từ Tỉ lệ LXH Tỉ lệ 1 Con người nói chung 27 22.31 766 38.40 2 Bộ phận cơ thể người 25 20.66 479 24.01 3 Trạng thái tâm lí của con người 23 19.01 177 8.87 4 Hoạt động của con người 46 38.02 573 26.72 Tổng 121 100% 1995 100% 2.1. Tiểu trường từ ngữ chỉ người nói chung Trong tiểu trường chỉ người nói chung, có hai nhóm từ gọi tên chính, đó là: 1) nhóm từ gọi tên theo đại từ phiếm chỉ, đại từ nhân xưng và 2) nhóm từ gọi tên theo nghề nghiệp, chức vị. Bảng 2: Thống kê tiểu trường từ ngữ chỉ con người nói chung trong thơ Xuân Diệu Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ Nhóm 1: Các từ gọi tên theo đại từ phiếm chỉ và đại từ nhân xưng 1 tôi 183 23,89 - Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm - Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều - Khách không ở, lòng em cô độc quá. Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả, 2 ta 120 15,67 3 em 99 12,92 4 người 94 12,27 5 anh 77 10,05 6 hồn 47 6,14 7 ai 42 5,48 8 kẻ 28 3,66 9 chàng trai 10 1,31 10 chúng tôi 6 0,78 11 linh hồn 6 0,78 12 thiếu nữ 6 0,78 13 chúng ta 3 0,39 14 đứa 3 0,39 Cộng 14 724 94,52 Nhóm 2: Các từ gọi tên theo nghề nghiệp và tầng lớp xã hội 1 khách 17 2,22 - Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Người giai nhân: bến đợi dưới cây già 2 thi sĩ 8 1,04 3 cung nữ 4 0,52 VỀ TỪ NGỮ THU C TRƯỜNG NGHĨA “NGƯỜI” TRONG THƠ XUÂN DI U 80 Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ 4 du khách 2 0,26 Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. - Lời kĩ nữ đã vỡ vì nước mắt, - Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu, 5 giai nhân 2 0,26 6 kĩ nữ 2 0,26 7 công chúa 1 0,13 8 cung phi 1 0,13 9 hành nhân 1 0,13 10 hoàng tử 1 0,13 11 nương tử 1 0,13 12 tiên nữ 1 0,13 13 viên (tướng trẻ) 1 0,13 Cộng 13 42 5,48 Tổng 27 766 100 Tiểu trường chỉ người nói chung có tất cả 27 đơn vị từ ngữ với 766 lần xuất hiện, được chia thành hai nhóm như đã đề cập ở trên. Trong đó, một số đại từ nhân xưng được sử dụng với tần số rất cao như: từ tôi có đến 183 lần xuất hiện với 23,89%, từ ta có 120 lần xuất hiện với 15,67%, từ em với 99 lần xuất hiện, chiếm 12,92%, và từ anh có 77 lần xuất hiện với 10,05%. Ngược lại, các từ ngữ chỉ chức vị của người trong triều đình phong kiến có số lần xuất hiện rất ít, thậm chí chỉ xuất hiện 1 lần, chẳng hạn các từ công chúa, cung phi, hoàng tử, nương tử, tiên nữ hay những từ ngữ chỉ nghề nghiệp của người thời xưa như hành nhân, kĩ nữ. Như vậy, nhóm các đại từ nhân xưng, phiếm chỉ và nhóm từ chỉ nghề nghiệp, tầng lớp xã hội có số lượng từ gần tương đương nhau nhưng tần số sử dụng của nhóm đại từ nhân xưng và phiếm chỉ chiếm đến 94,52%. Số liệu này giúp chúng tôi củng cố nhận định rằng: một trong những cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hầu hết các sáng tác của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám chính là khẳng định cái tôi cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu lại sử dụng nhiều lần đại từ nhân xưng như vậy, đặc biệt là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất tôi - số ít trong quan hệ đối lập với ta - số nhiều. Trong số 46 bài của tập Thơ thơ có tới 20 bài nhắc đến chữ tôi, tỉ lệ này ở tập Gửi hương cho gió là 18/54. Cái tôi ấy được nhà thơ khai thác và biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Có khi tôi phô diễn bức chân dung tự họa của nhà thơ: Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ Mà vạn vật là muôn đá nam châm (Cảm xúc) Có khi lại là một lời thú nhận: Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá (Vì sao) Có khi lại là sự trải lòng: Lòng tôi bốn phía mở cho trăng Khách lại mười phương cũng đãi đằng (Phơi trải) Đứng thứ hai trong nhóm đại từ nhân xưng được Xuân Diệu sử dụng nhiều là đại từ ta. Nếu đại từ tôi giúp nhà thơ khẳng định cái tôi cá nhân thì ta lại bộc lộ khát vọng hòa nhập vào cái chung rộng lớn của ĐỖ THỊ THU HƯƠNG 81 cuộc đời. Cái tôi cô đơn, bé nhỏ luôn khao khát được giao cảm, hòa hợp với cuộc đời, tận hưởng mọi vẻ đẹp của trần thế: Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn Làm dây da quấn quýt cả mình xuân Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất (Thanh niên) Ta muốn ôm Cả sự sống đang bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều (Vội vàng) Trong số 100 bài thơ thuộc hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, chúng tôi đã thống kê được có tới 36 bài xuất hiện đại từ ta, chiếm tỉ lệ 36%. Cũng biểu thị cái tôi cá nhân, trong một số trường hợp nhà thơ Xuân Diệu còn dùng từ chàng hay chàng trai. Xuân Diệu còn sử dụng cặp đại từ anh - em. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có tới 32/100 bài thơ xuất hiện cặp đại từ anh - em, hai nhân vật trữ tình giúp nhà thơ bộc lộ niềm ham sống, ham yêu đến cháy bỏng của mình. Nếu tôi và ta giúp nhà thơ thể hiện cái tôi bản ngã thì anh - em lại thể hiện mối quan hệ khăng khít, tương giao của nhà thơ với con người và cuộc đời. Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em (Tương tư chiều) Ngoài đại từ nhân xưng và đại từ phiếm chỉ, trong thơ Xuân Diệu còn xuất hiện những từ chỉ chức vị của người trong triều đình phong kiến như công chúa, cung phi, hoàng tử, nương tử, tiên nữ. Đây chủ yếu là những từ Hán Việt, mang âm hưởng hoài cổ, tiếc nuối. 2.2. Tiểu trường từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người Bảng 3: Thống kê tiểu trường từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thơ Xuân Diệu Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ Nhóm 1: Bộ phận bên ngoài cơ thể + Bộ phận thuộc đầu người 1 mắt 57 11,89 - Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn, Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều! - Kẻ uống tình yêu dập cả môi Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời, 2 đầu 21 4,38 3 mặt 19 3,96 4 môi 19 3,96 5 miệng 7 1,46 6 trán 4 0,83 7 mi 3 0,62 8 răng 3 0,62 + Bộ phận thuộc tứ chi 9 tay 64 13,36 - Gót sen vàng liễu yếu chạy về đâu? - Những ngón tay thần sẽ vuốt ve 10 chân 38 7,93 VỀ TỪ NGỮ THU C TRƯỜNG NGHĨA “NGƯỜI” TRONG THƠ XUÂN DI U 82 Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ 11 bàn (tay) 4 0,83 12 gót 4 0,83 13 ngón (tay) 3 0,62 + Bộ phận thuộc thân mình của cơ thể 14 mình 28 5,84 -Ôi Thanh Niên! Ngươi mang hết xuân thì, Hình ngực nở, nụ cười tươi, màu tóc láng. - Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! - Tôi là con chim đến từ núi lạ, Ngứa cổ hát chơi. 15 thân 14 2,92 16 ngực 10 2,08 17 cổ 7 1,46 18 vai 2 0,41 19 lưng 2 0,41 20 da 2 0,41 Cộng 20 311 65,58 Nhóm 2: Bộ phận bên trong cơ thể 1 lòng 124 25,88 - Lòng anh thôi đã cưới lòng em - Giơ tay muốn ôm cả trái đất, Ghì trước trái tim, ghì trước ngực 2 trái tim 17 3,54 3 máu 12 2,50 4 xương 11 2,29 5 phổi 1 0,21 Cộng 5 168 34,42 Tổng 25 479 100 Qua bảng thống kê ở trên, có thể thấy có 20 từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể. Trong số đó, từ tay có tần số xuất hiện cao nhất với 64 lần xuất hiện, chiếm 13,36%; từ mắt xuất hiện 57 lần, chiếm 11,89%; từ chân xuất hiện 38 lần, chiếm 7,93% và từ đầu xuất hiện 21 lần, chiếm 4,38%. Như vậy, các từ chỉ những bộ phận bên trong cơ thể thường dùng để biểu hiện tâm lí tình cảm của con người. Điển hình nhất là từ lòng xuất hiện tới 124 lần, chiếm tỉ lệ 25.88%, tiếp đó là các từ trái tim, máu, xương. Hệ thống các từ chỉ bộ phận bên trong và bên ngoài cơ thể con người đã giúp nhà thơ khắc họa rõ nét khát khao tận hưởng cuộc sống, tận hưởng tình yêu của mình. Dường như mọi giác quan trong cơ thể con người đều căng mình, rộng mở để đón nhận những rung động ở đời, để tận hưởng niềm ham sống, ham yêu của nhà thơ. 2.3. Tiểu trường từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí của con người Tiểu trường chỉ trạng thái tâm lí của con người có 23 từ với tần số xuất hiện là 117 lần, được chúng tôi thống kê trong bảng sau. ĐỖ THỊ THU HƯƠNG 83 Bảng 4: Thống kê tiểu trường từ ngữ chỉ trạng thái tâm lí của con người trong thơ Xuân Diệu Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ 1 buồn 45 38,46 - Nhị hồ để bốc niềm cô tịch, Không khóc, nhưng mà buồn hiu hiu - Chân hững hờ, và hồn khẽ ngạc nhiên - Em là người của ai ai đấy, Lưu luyến chi nhau để sớt buồn - Cô đơn quá, bởi không còn ngươi nữa! 2 sầu 23 19,66 3 hững hờ 6 5,13 4 mơ màng 5 4,27 5 sung sướng 5 4,27 6 u uất 4 3,42 7 cô đơn 3 2,56 8 ngơ ngác 3 2,56 9 run run 3 2,56 10 vương vấn 3 2,56 11 ưu phiền 3 2,56 12 ngây ngất 2 1,71 13 lưu luyến 2 1,71 14 cay cực 1 0,85 15 dùng dằng 1 0,85 16 đắn đo 1 0,85 17 khoan khoái 1 0,85 18 mắc cỡ 1 0,85 19 ngạc nhiên 1 0,85 20 ngậm ngùi 1 0,85 21 ngỡ ngàng 1 0,85 22 rầu rĩ 1 0,85 23 vồn vã 1 0,85 Tổng 23 117 100 Trong 23 từ thuộc tiểu trường chỉ trạng thái tâm lí của con người mà Xuân Diệu đã sử dụng trong hai tập thơ thì những từ chỉ trạng thái tâm lí tiêu cực xuất hiện với tần số dày đặc, chẳng hạn “buồn” xuất hiện 45 lần, chiếm 38,46%; tiếp theo là “sầu” xuất hiện 23 lần, chiếm 19,66%. Như vậy, tần số của hai từ chỉ trạng thái tiêu cực đã chiếm đến 58,12%. Việc sử dụng hai từ chỉ trạng thái tiêu cực với tần số cao như vậy đã phần nào cho chúng ta thấy các sáng tác của Xuân Diệu thường mang âm hưởng của sự đau khổ, u buồn. Đặc điểm này cũng hoàn toàn phù hợp với phong cách VỀ TỪ NGỮ THU C TRƯỜNG NGHĨA “NGƯỜI” TRONG THƠ XUÂN DI U 84 thơ Xuân Diệu khi nhà thơ Thế Lữ cho rằng: “Thơ Xuân Diệu do đấy mà buồn tịch mịch ngay trong những điều ấm nóng, reo vui. Lạnh lùng ám khắp mọi nơi” [4]. Bên cạnh những từ chỉ trạng thái tâm lí tiêu cực, trong thơ Xuân Diệu còn xuất hiện hàng loạt những từ chỉ các cung bậc, trạng thái tình cảm khác nhau của con người. Nhà thơ khi thì u uất, cô đơn, lúc lại vương vấn, ưu phiền, có lúc lại ngơ ngác, ngất ngây, ngạc nhiên, lưu luyến Hệ thống những từ ngữ nói trên giúp diễn tả trọn vẹn tấm lòng rộng mở, đa tình của nhà thơ với cuộc sống. Liên hệ với các từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể, chúng tôi nhận thấy có sự tương ứng trong cách sử dụng từ giữa hai tiểu trường, đó là các từ chỉ bộ phận cơ thể liên quan đến tâm lí tình cảm của con người. 2.4. Tiểu trường từ ngữ chỉ hoạt động của con người Chúng tôi thống kê được 46 từ chỉ hoạt động của con người với 573 lần xuất hiện. Kết quả thống kê được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 5: Thống kê tiểu trường từ ngữ chỉ hoạt động của con người trong thơ Xuân Diệu Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ 1 yêu 102 17,80 - Yêu ngẩn ngơ rồi đau xót xa, Và hãy yêu tôi, một giờ cũng đủ, - Say thơ xa lạ, mê tình bạn, Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quên. - Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; - Riết thêm em, em riết nữa gối bông - Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi. - Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực 2 nhớ 69 12,04 3 đi 66 11,51 4 nghe 45 7,85 5 cười 28 4,88 6 say 26 4,53 7 nhìn 22 3,83 8 tưởng 21 3,66 9 đứng 19 3,31 10 khóc 13 2,26 11 mở 13 2,26 12 ôm 12 2,09 13 nằm 11 1,91 14 nghĩ 11 1,91 15 ngồi 11 1,91 16 ngừng 11 1,91 17 thở 10 1,74 18 Riết 7 1,22 19 nghiêng 7 1,22 20 ước mơ 6 1,08 21 uống 5 0,87 22 giận (hờn) 5 0,87 ĐỖ THỊ THU HƯƠNG 85 Stt Từ ngữ Tần số % Ví dụ 23 Cắn 4 0,70 24 Buộc 4 0,70 25 sát 4 0,70 26 Quấn 3 0,52 27 ghì 3 0,52 28 chờ đợi 3 0,52 29 chớp 3 0,52 30 Trộn 2 0,35 31 Cưới 2 0,35 32 Vuốt ve 2 0,35 33 thâu 2 0,35 34 hôn 2 0,35 35 Tựa 2 0,35 36 đạp 2 0.35 37 Bấu 2 0.35 38 mơ (mơ ước) 1 0,17 39 khát thèm 1 0,17 40 giam giữ 1 0,17 41 xốc (áo) 1 0,17 42 cúi nhặt 1 0,17 43 bấu 1 0,17 44 rên rỉ 1 0,17 45 bá (cổ) 1 0.17 46 ngóng tìm 1 0,17 Tổng 46 573 100 Trong tiểu trường này, các từ có tần số xuất hiện cao bao gồm: yêu xuất hiện 102 lần, chiếm 17,8%; nhớ xuất hiện 69 lần, chiếm tỉ lệ 12,04%; đi xuất hiện 66 lần, chiếm 11,51%; nghe xuất hiện 45 lần, chiếm 7,85% và cười xuất hiện 28 lần, chiếm 4,88%... Từ số liệu khảo sát nói trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau: Trong số các từ chỉ hoạt động của con người, từ yêu được sử dụng nhiều nhất. (Chúng tôi đã thử thống kê những từ ngữ liên quan đến yêu thì thu được kết quả như sau: từ tình xuất hiện 42 lần (trong đó có những kết hợp mới lạ như tình non, tình già, tình vụn, tình phai, dây tình vướng víu, tình thổi gió), từ tình yêu xuất hiện 17 lần, từ ái tình có 16 lần xuất hiện, ân tình 5 lần xuất hiện). Tiếp đó là những từ chỉ kết quả của tình yêu như nhớ, khóc, giận hờn, khát thèm và những từ chỉ những cảm xúc say đắm, mãnh liệt trong tình yêu như say, riết, cắn, ghì, sát, buộc, thâu Có VỀ TỪ NGỮ THU C TRƯỜNG NGHĨA “NGƯỜI” TRONG THƠ XUÂN DI U 86 thể khẳng định, những từ chỉ trạng thái yêu của con người được sử dụng đậm đặc trong thơ Xuân Diệu. Chúng góp phần làm nổi bật quan niệm về tuổi trẻ, về tình yêu của nhà thơ. 3. Kết luận Chúng tôi đã thống kê được 121 từ thuộc vùng tâm của trường nghĩa người với 1.995 lần xuất hiện. Tất cả được phân lập thành 4 tiểu trường và các nhóm từ. Từ sự phân lập các tiểu trường và các nhóm từ, chúng tôi đã phân tích, so sánh số lượng từ và tần số sử dụng từ trong từng tiểu trường và giữa các tiểu trường với nhau nhằm có cái nhìn khái quát hơn về trường nghĩa người trong thơ Xuân Diệu. Dựa vào sự phân lập đó, chúng tôi cũng rút ra những nhận định về các chủ đề sáng tác và nội dung sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu. Có thể khẳng định, Xuân Diệu đã huy động hầu hết các từ ngữ điển hình thuộc trường nghĩa người. Tất cả đều góp phần biểu đạt niềm ham sống, ham yêu mãnh liệt của nhà thơ. Điều đó, cho thấy quan niệm của Xuân Diệu về tình yêu và cuộc sống của con người trong thời đại của ông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục. 3. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục. 4. Lê Bá Hán (chủ biên) (1998), Tinh hoa thơ Mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Văn Thạo (2015), Trường nghĩa Lửa và nước trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 6. Xuân Diệu (2008), Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Nxb Văn học. Ngày nhận bài: 29/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_7704_2215075.pdf
Tài liệu liên quan