Về tình hình sinh đẻ của các dân tộc các tỉnh miền núi phía bắc

Tài liệu Về tình hình sinh đẻ của các dân tộc các tỉnh miền núi phía bắc: Xã hội học số 4 - 1985 VỀ TÌNH HÌNH SINH ĐẺ CỦA CÁC DÂN TỘC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC KHỔNG DIỄN Viện dân tộc học ột trong những nhiệm vụ cơ bản của Dân tộc học – địa lý là Dân số học tộc người. Nó nghiên cứu sự gia tăng về mặt số lượng các dân tộc, kết hợp phân tích số lượng với chất lượng trong các hiện tượng xã hội với các quá trình xã hội. Sự gia tăng về số lượng của các dân tộc được xác định bằng các yếu tố như: di chuyển tự nhiên của dân cư và toàn bộ phức hợp những chỉ số có liên quan tới nó (hệ số hôn nhân, tỷ lệ sinh, tử, hệ số mắn đẻ, v.v.); các quá trình di chuyển nhân khẩu, các quá trình tộc người (cố kết tộc người, đồng hóa tự nhiên, v.v.). Sự biến động của dân cư trước hết được biểu hiện bằng chỉ số sinh và tử. Hiệu số của nó đóng vai trò cơ bản trong việc gia tăng dân số các dân tộc. Trong các dân tộc, tỷ lệ sinh thường gắn liền với thái độ cổ truyền đối với hôn nhân và tuổi kết hôn, với truyền thống muốn có đông con và các hạn chế khác. M ...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về tình hình sinh đẻ của các dân tộc các tỉnh miền núi phía bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 - 1985 VỀ TÌNH HÌNH SINH ĐẺ CỦA CÁC DÂN TỘC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC KHỔNG DIỄN Viện dân tộc học ột trong những nhiệm vụ cơ bản của Dân tộc học – địa lý là Dân số học tộc người. Nó nghiên cứu sự gia tăng về mặt số lượng các dân tộc, kết hợp phân tích số lượng với chất lượng trong các hiện tượng xã hội với các quá trình xã hội. Sự gia tăng về số lượng của các dân tộc được xác định bằng các yếu tố như: di chuyển tự nhiên của dân cư và toàn bộ phức hợp những chỉ số có liên quan tới nó (hệ số hôn nhân, tỷ lệ sinh, tử, hệ số mắn đẻ, v.v.); các quá trình di chuyển nhân khẩu, các quá trình tộc người (cố kết tộc người, đồng hóa tự nhiên, v.v.). Sự biến động của dân cư trước hết được biểu hiện bằng chỉ số sinh và tử. Hiệu số của nó đóng vai trò cơ bản trong việc gia tăng dân số các dân tộc. Trong các dân tộc, tỷ lệ sinh thường gắn liền với thái độ cổ truyền đối với hôn nhân và tuổi kết hôn, với truyền thống muốn có đông con và các hạn chế khác. M Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày hạn chế ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời có dẫn một vài số liệu có tính chất chung hoặc ở khu vực khác để đối chiếu so sánh. Số dân Việt Nam thời vua Tự Đức (1847-1883) khoảng hơn 7 triệu người năm 1921 khoảng trên 15 triệu. Như vậy trong vòng 1/2 thế kỷ số dân đã tăng lên gấp đôi trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị, vào khoảng năm 1931 tỷ lệ sinh của vùng trung tâm Bắc Bộ là 3,78%. Theo Gourou thì tỷ lệ này hãy còn là thấp so với thực tế(?). Sau năm 1951 do đời sống của nhân dân được nâng cao nên khả năng sinh đẻ tăng nhiêu. Chẳng hạn ở Hà Nội năm 1955 là 2,44%. Những năm sau đó tình hình sinh ở miền Bắc tiếp tục phát triển ngày một cao. Số liệu điều tra điển hình ở toàn miền Bắc trong ba năm 1957, 1959 và 1960 cho thấy như sau: Bảng 1: 1957 1959 1969 Tỷ lệ trung bình - Toàn miền Bắc + Thành thị Trong đó miền núi + Nông thôn Trong đó miền núi 4,67 5,53 - 4,65 4,11 4,49 4,54 4,58 4,49 4,24 4,61 4,26 4,18 4,62 4,62 4,6 4,8 4,4 4,5 4,3 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 50 KHỔNG DIỄN Theo các tài liệu ước tính thì năm 1959 có chừng 695.000 trẻ và năm 1960 có khoảng 742.000 trẻ ra đời. Nếu đối chiếu giữa số trẻ sinh ra với số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 45 (kể cả chưa chồng và góa chồng) thì trong hai năm này cứ 4 phụ nữ có một trẻ được sinh ra. Nói cách khác, trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cứ 4 năm sinh một lần. Như vậy bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh rói 7 lần. Rõ ràng con số đó là quá nhiều. Để đảm bảo sức khỏe cho chị em và các trẻ nhỏ, nhà nước phải có chính sách về dân số. Năm 1963, các biện pháp khuyến khích sinh đẻ có kế hoạch được áp dụng nhưng do không triệt để, việc thực hiện không đến nơi đến chốn, nhất là đối với miền núi hầu như vấn đề chưa được đặt ra, vì vậy tỷ lệ sinh đẻ vẫn rất cao. Ví dụ năm 1963 tỷ lệ sinh toàn miền Bắc là 4,11%, trong đó thành thị là 4,66%, nông thôn là 4,10% trong nông thôn miền núi là 4,22% (miền núi thấp 4,24%, vùng cao 4,08%). Qua số liệu thống kê về tình hình trẻ em sinh ra theo độ tuổi của người mẹ năm 1963, thấy rằng phụ nữ sinh đẻ tập trung vào độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi. Nhưng số người đẻ quá sớm (dưới 19 tuổi) và quá muộn (trên 50 tuổi) vẫn còn chiến một tỷ trọng đáng kể. Những năm sau đó tốc độ sinh đẻ trong nhân dân có giảm xuống đôi chút. Chẳng hạn tỷ lệ sinh năm 1965 là 3,77%, đến năm 1979 lâu 3,12%. Nếu so sánh giữa các vùng trong cả nước thì tỷ lệ sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc loại tương đối cao (3 430%), chỉ kém hai vùng là Tây Nam Bộ (3,55%) và Tây Nguyên (3,83%). Có những tỉnh, tỷ lệ sinh trong nhân dân tuy có những bước thăng trầm khác nhau, nhưng cũng đã có xu hướng giảm đi rõ rệt. Chẳng hạn ở Hà Tuyên từ 3,55% năm 1975 xuống 2,85% năm 1980. Họ phấn đấu đến năm 1985 chỉ còn 2%, tuy còn cao hơn mức phấn đấu của cả nước theo tinh thần Nghị quyết đại hội V là 0,3%. Song đó cũng là một quyết tâm lớn của cán bộ và nhân dân địa phương. Trong khi đó tỷ lệ sinh của Hoàng Liên Sơn năm 1983 vẫn còn ở con số 3,8%. Chúng ta hãy xem xét tình hình sinh ở hai khu vực: Việt Bắc và Tây Bắc, cụ thể là hai tỉnh: Lạng Sơn (Việt Bắc) và Sơn La (Tây Bắc) cho thấy, trong những năm gần đây, năm có tỷ lệ sinh cao nhất của Lạng Sơn cũng chỉ là 3,39% còn trung bình là 3,14%, thì ở Sơn La năm cao nhất là 3,50% còn trung bình và 3,39%, bằng năm cao nhất của Lạng Sơn. Ví dụ khác, so sánh giữa hai tỉnh: Quảng Ninh (Đông Bắc) và Lai Châu (Tây Bắc) từ 1979 đến 1982 sẽ thấy rằng năm có tỷ lệ sinh cao nhất của Quảng Ninh là 2,94% chưa bằng năm có tỷ lệ sinh nhất của Lai Châu. Bảng 2 Năm Quảng Ninh Lai Châu 1979 1980 1981 1982 2,75 2,94 2,67 2,29 3,81 3,21 3,11 4,06 Rõ ràng trong những năm gần đây. Ở khu vực Tây Bắc có tỷ lệ sinh rất cao, là một khu vực có tỷ lệ sinh cao nhất của cả nước. Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Về tình hình 51 Nếu so sánh giữa các dân tộc, ta thấy tỷ lệ sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: Sán dìu, Lư, Thái, Tày, Dao, Kinh, mường, v.v.1. Số liệu các cuộc điều tra dân tộc xã hội học ở các tỉnh Bắc Thái, Lạng Sơn (năm 1980, 1981), Hà Sơn Bình, Sơn La (1982) phần nào cũng phản ánh tình hình thực tế đó. Trả lời câu hỏi “Đồng chí hoặc vợ đồng chí đã đẻ tất cả mấy lần” ở các dân tộc kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường được thể hiện như sau: Bảng 3. TỶ LỆ VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HỎI (%) Số lần Kinh Tày Nùng Thái Mường 1 – 2 3 – 4 5 – 6 7 – 8 9 – 10 11 trở lên 20,0 20,0 18,5 20,4 14,5 6,5 17,0 23,9 23,6 17,8 12,7 5,0 18,2 20,2 24,9 17,4 12,6 6,7 24,3 16,4 19,9 19,7 13,5 7,0 23,8 32,0 22,0 17,4 2,5 2,2 Một trong những nguyên nhân tuy không cơ bản dẫn đến tình trạng sinh đẻ là nhiều là do nam nữ lấy vợ lấy chồng khá sớm. Chẳng hạn, so với số người được hỏi, có 10,5% ở người Kinh, 7,7% ở người Tày, 13% ở người Nùng, 4,4% ở người Thái và 8,5% ở người Mường là đã lấy vợ lấy chồng dưới tuổi 77. Trong tương lai, tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên chắc sẽ được nâng lên qua kết quả thăm dò nguyện vọng của đồng bào (bảng 4 và 5). Bảng 4. CON TRAI NÊN LẤY VỢ LÚC BAO NHIÊU TUỔI (% SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI) Tuổi Kinh Tày Nùng 17 – 18 19 – 20 21 – 22 24 – 24 25 trở lên 3,2 36,0 15,8 7,4 37,1 5,6 60,6 9,5 4,6 19,3 5,3 67,4 9,1 2,5 15,1 Bảng 5. CON GÁI NÊN LẤY CHỒNG LÚC BAO NHIêU TUỔI (%) Tuổi Kinh Tày Nùng 17 – 18 19 – 20 21 – 22 24 – 24 25 trở lên 35,9 47,1 11,6 3,4 1,5 60,0 30,2 4,3 2,9 1,6 55,3 36,0 4,0 0,9 3,4 1. Từ năm 1976 đến 1979 tỷ lệ tăng dân số ở các dân tộc như sau: Sán dìu 13,7%, Lự Thái 13%, Tày 12%, Dao 11,4%, Kinh 10,8% và Mường 7,3%. Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 52 KHỔNG DIỄN Một nguyên nhân khác là do đời sống còn khó khăn, xã hội chưa thể đảm bảo được đầy đủ cho cuộc sống của lớp người già nên người ta cũng cần có số con nhất định để làm chỗ dựa, chăm sóc lúc tuổi già. Trong khi đó do tập quán còn nặng nề, công tác vệ sinh phòng bệnh cũng như các cơ sở y tế, thuốc men chưa đầy đủ nên tình trạng chết còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Vậy là sinh nhiều, dẫn đến khó khăn nên chết nhiều và do đó, lại phải sinh nhiều. Tuy vậy chúng ta có thể hy vọng trong thời gian tới tỷ lệ sinh vong nhân dân các dân tộc miền núi các tỉnh phía Bắc sẽ có xu hướng giảm dần, qua kết quả của việc thăm dò nguyện vọng số con của mỗi gia đình (bảng 6). Bảng 6: MỖI GIA ĐÌNH NÊN CÓ MẤY CON (% SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI) Số con Kinh Tày Nùng Thái Mường 1 2 3 4 5 – 6 7 – 9 0,2 4,4 14,8 57,1 20,5 2,5 - 4,3 15,9 50,7 22,8 4,5 0,2 4,0 16,3 41,1 28,0 7,6 - 1,0 2,8 37,7 40,3 17,4 0,6 2,2 22,0 37,1 30,9 5,1 Song cần phải có sự vận động, cần có sự hỗ trợ đồng bộ của các ngành, các cấp vào vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Nếu không tăng dân số ở miền núi một cách không có kế hoạch và không có nền kinh tế tăng theo thì sẽ đẻ ra nhiều bất hợp lý khác chẳng hạn dẫn tới tình trạng phá rừng vô tội vạ, hủy hoại môi trường sống. Rừng bị tàn phá, đất bị sói mòn, không những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở vùng núi mà ngay ca miền núi cũng bị thiên nhiên trực tiếp trả thù. Ví như Lạng Sơn gần dây có tới 5-6 hồ chức nước mà nước không có. Ta lấy con số 2,8% là tỷ lệ tăng dân số trong hình hàng năm (từ 1976 đến 1980) của các tỉnh miền núi phía Bắc, cộng thêm các yếu tố tăng khác sẽ có khoảng 7 vạn nhân khẩu, là số tăng của năm 1980 so với năm 1976. Trong khi đó kinh tế không nhích được bao nhiêu. Về chăn nuôi, 5 năm này ở đây số lượng bò có tăng chút ít (trên 2.000 con) thì trâu giảm đi 2 vạn con, lợn giảm trên 6 vạn con. Về trồng trọt: năng suất cây trồng giảm, diện tích được mở rộng chút ít do phá rừng khai hoang, các thế mạnh không được phát huy, sản lượng lương thực bình quân đầu người giảm (1978 là 234kg%/người, 1980 là 228kg/người), về lúa cũng vậy (1978 là 148kg/người, 1980 là 147 kg/người). Riêng Lạng Sơn, trong vòng 20 năm (1960 - 1980) giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng chỉ bằng 23,8 % so với tốc độ tăng dân số. Hoặc ở Lai Châu, 1978 tỷ lệ sinh của toàn tỉnh là 3,66%, nghĩa là trong năm có trên một vạn trẻ ra đời, trừ đi số người chết là 2.000 người, vậy còn gần 9.000 người (chưa kể sự di chuyển dân miền xuôi lên trong khi có năng suất lao động giảm đi 20,6 tạ/ha 1977 xuống còn 20,06 tạ/ha 1978, số trường và lớp học phổ thông giảm (giảm 33 trường, 10 lớp), số giường bệnh chỉ tăng được 6 cái. Vậy làm sao đảm bảo việc nâng cao được mức sống nhân dân? Làm sao đảm bảo được sức khỏe cho đông bào, đảm bảo được học hành cho lớp trẻ nếu cứ để tình trạng này kéo dài? Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Vì vậy ngoài những biện pháp như thâm canh, tăng vụ, áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất phát triển giao thông vận tải, v.v vấn đề phải được đặt lên hàng đầu là vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Làm thế nào để mỗi vùng dân tộc và mỗi thành phần dân tộc có một mức độ dân số (cả số lượng và chất lượng) thích hợp nhất cho việc phát triển nhanh chóng cả về kinh tế, xã hội, nhanh chóng đưa đồng bào cùng với toàn thể các dân tộc trên đất nước tiến vào chủ nghĩa xã hội với một trình độ vật chất văn hóa ngang nhau. Đó là một sự cân nhắc và tính toán rất khoa học của Ủy ban kế hoạch Nhà nước, của mỗi địa phương và mỗi gia đình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_1985_khongdien_8182.pdf