Tài liệu Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ: Xã hội học số 4 (80), 2002 89
Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ
Andrei Ubogi ∗
Lối sống Mỹ từ lâu đã đ−ợc nhân bản ở khắp nơi, đã làm mê hoặc hàng triệu
ng−ời, có thể nói rằng nó đã trở thành thần t−ợng của cả hành tinh. Và khi chúng tôi
nói về nó, chúng tôi muốn nói tới chính con ng−ời hiện đại trên thế giới chứ không
chỉ muốn nói riêng những công dân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự lựa chọn có lợi
cho lối sống Mỹ đ−ợc thực hiện trong thâm tâm mỗi ng−ời. Ngày nay muốn khám
phá ra châu Mỹ thì hoàn toàn không cần phải làm cuộc viễn du nh− Côlômbô mà chỉ
cần ngó chung quanh và nhìn vào bản thân mình.
Chúng tôi thử lý giải cái thái độ đặc biệt đối với tồn tại vốn đ−ợc hình thành ở
Mỹ, cái lối sống mà ng−ời Mỹ đ−a ra cho mọi ng−ời với t− cách là một lối sống tuyệt
đỉnh và duy nhất, với t− cách là một lý t−ởng.
Trong số rất nhiều ấn t−ợng tạo nên hình ảnh của tôi về n−ớc Mỹ, tôi chỉ xin
nêu hai ấn t−ợng - chúng có tính chất rất chủ quan, rất ngẫu nhiên nh−ng ch...
7 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (80), 2002 89
Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ
Andrei Ubogi ∗
Lối sống Mỹ từ lâu đã đ−ợc nhân bản ở khắp nơi, đã làm mê hoặc hàng triệu
ng−ời, có thể nói rằng nó đã trở thành thần t−ợng của cả hành tinh. Và khi chúng tôi
nói về nó, chúng tôi muốn nói tới chính con ng−ời hiện đại trên thế giới chứ không
chỉ muốn nói riêng những công dân của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sự lựa chọn có lợi
cho lối sống Mỹ đ−ợc thực hiện trong thâm tâm mỗi ng−ời. Ngày nay muốn khám
phá ra châu Mỹ thì hoàn toàn không cần phải làm cuộc viễn du nh− Côlômbô mà chỉ
cần ngó chung quanh và nhìn vào bản thân mình.
Chúng tôi thử lý giải cái thái độ đặc biệt đối với tồn tại vốn đ−ợc hình thành ở
Mỹ, cái lối sống mà ng−ời Mỹ đ−a ra cho mọi ng−ời với t− cách là một lối sống tuyệt
đỉnh và duy nhất, với t− cách là một lý t−ởng.
Trong số rất nhiều ấn t−ợng tạo nên hình ảnh của tôi về n−ớc Mỹ, tôi chỉ xin
nêu hai ấn t−ợng - chúng có tính chất rất chủ quan, rất ngẫu nhiên nh−ng chính vì
thế mà rất quý. Có tr−ờng hợp một câu nói vô tình lại quan trọng hơn là một bài diễn
văn dài dằng dặc; có khi một cái nhìn thoáng qua lại phát hiện ra cái mà không bao
giờ có thể thấy đ−ợc khi chăm chú quan sát...
Cô con gái hàng xóm của chúng tôi, một cô bé m−ời lăm tuổi, đi sang Mỹ một
năm. Nó sống trong một gia đình ng−ời Mỹ, đi học với các bạn cùng tuổi, tức là nó đã
h−ởng cuộc sống của một n−ớc theo đạo Cơ đốc giáo văn minh nhất và giàu có nhất.
Bỗng nhiên xảy ra một tai họa: mẹ của cô bé chết ở đây, ở Nga. Các vị thử hình dung
xem chuyện gì đã xảy ra với cô bé khi ng−ời ta gọi điện cho nó và báo tin mẹ chết.
Thậm chí nó không có ai để chia sẻ nỗi đau - ngoài nữ chủ nhân của gia đình cho nó ở
nhờ. ấy thế mà ng−ời đàn bà này, một ng−ời Mỹ hiền lành và tử tế, sau khi hiểu ra
chuyện gì đã xảy ra với đứa bé tội nghiệp, liền nói: “Cô bé này, đây là việc của cô, nó
chả liên quan gì đến tôi và các con tôi cả”. Ng−ời ta không đòi hỏi ở nữ chủ nhân một
sự hy sinh hay một sự giúp đỡ - chỉ cần một ánh mắt cảm thông đầy tình ng−ời và có
thể thêm một đôi lời dịu dàng. Nh−ng cái điều đó - cái điều bằng trái tim mình - n−ớc
Mỹ cũng không thể chia sẻ đ−ợc.
Các vị sẽ bảo: trên đời này thiếu gì những kẻ hững hờ, vô tâm! Đúng thế, lẽ
tất nhiên là vậy. Song những ai từng sống ở Mỹ đều xác nhận rằng: tr−ờng hợp này
rất điển hình, nó phản ánh cái cốt lõi của thái độ ng−ời Mỹ đối với thế giới và con
∗ Nhà văn, nhà chính luận Nga
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ 90
ng−ời. Câu nói “Đấy là việc của cô” đã trở thành ph−ơng châm của lối sống Mỹ. Sự
không mong muốn chuốc lấy gánh nặng cho mình bằng tấm lòng trắc ẩn, bằng sự
đồng cảm với những ng−ời khác trong cuộc sống, sự l−ợc quy cách giao tiếp vào mấy
nụ c−ời hình thức, vào mấy lời và mấy động tác sắp sẵn - đó là cách giao tiếp “theo
kiểu Mỹ”.
Một ấn t−ợng khác khiến tôi sửng sốt gắn liền với việc phát trên vô tuyến các
ch−ơng trình mang tính chất tôn giáo của Mỹ. Ng−ời giảng đạo là một anh chàng
điển trai, có nhiều nét giống với ng−ời hùng trên tình tr−ờng nhiều hơn là giống với
một vị linh mục. Anh ta kể cho những ng−ời ngồi trong hội tr−ờng nghe về tuần chay
kéo dài bốn m−ơi ngày của Đức chúa Giê su trên quả đồi Cám dỗ. Và cái anh chàng
“câu ng−ời” đó, trong khi miêu tả những nỗi khổ của Đức chúa Cơ đốc giáo trong
hoang mạc - cái đói, cái khát, cái nóng và sự mệt mỏi - và muốn giải thích điều đó
một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn, dễ hiểu hơn cho đám giáo dân, đã bật c−ời bằng
một giọng run run vì xúc động, nh−ng máy quay lại h−ớng vào các khuôn mặt phản
ánh nỗi kinh hoàng đầy vẻ thông cảm và cho thấy những giọt n−ớc mắt chảy trên má
của những ng−ời phụ nữ da đen đứng tuổi...
Vậy thì n−ớc Mỹ là thế nào? Và những ng−ời Mỹ mà sự giao tiếp với những
ng−ời khác đ−ợc gói gọn vào câu nói “đó là chuyện của cô”, mà khái niệm về những
nỗi khổ cực của cuộc sống không v−ợt ra ngoài phạm vi chiếc máy điều hòa không khí
bị hỏng, là loại ng−ời gì?
Bằng cách không sa vào những chi tiết, tôi cố nêu lên thực chất của lối sống
Mỹ nh− tôi hiểu về nó. Tất nhiên ở đây bức tranh sinh động về hiện thực bị đơn giản
hóa, trở nên sơ l−ợc hơn, song đó là những khoản chi phí không tránh khỏi khi muốn
làm rõ thực chất, cốt lõi của vấn đề.
Thế giới Mỹ là một thế giới bằng phẳng và đ−ợc “mài nhẵn”, một thế giới của
những bề mặt và những sự đồng dạng. Ng−ời Mỹ mong muốn tồn tại giữa những mặt
phẳng lý t−ởng, sao cho ánh mắt lẫn tâm hồn không v−ớng phải một sự bất tiện nào
đó, một chỗ xây x−ớc, sứt mẻ của thế giới. Tiện nghi, sự dễ chịu, sự thoải mái, an
nhàn của cuộc sống trở thành mục đích chủ yếu; ng−ời Mỹ sẵn sàng chịu đựng và
đấu tranh với một cái gì đấy chỉ cốt để sau đó đạt đ−ợc sự tiện nghi mà không bị một
cái gì làm rắc rối, phiền hà.
Nh−ng liệu khát vọng đ−ợc sống trong một thế giới hoàn toàn tiện nghi,
không gợn một chút gì khó chịu có xứng đáng với con ng−ời hay không? Đằng sau
việc từ bỏ những thực chất để tiếp cận những bề ngoài giả trá, từ bỏ chiều sâu thực
sự của tồn tại để tiếp cận cái thế giới hời hợt, nhạt nhẽo của sự t−ơng đồng là cái gì?
Thế nào là sự kh−ớc từ những đỉnh cao và chiều sâu, kh−ớc từ những “chiều thẳng
đứng” mang tính chất bản thể luận - chuyện gì sẽ xảy ra với con ng−ời một khi nó từ
chối nhận lấy gánh nặng của sự tồn tại thấm đẫm tính bi kịch của con ng−ời?
Nhà triết học Merab Mamardashvili đã nói: “Con ng−ời là sự nỗ lực không
ngừng để trở thành con ng−ời”. Cuộc sống nếu bị mất đi gánh nặng và nỗi đau của
tồn tại thì không còn là cuộc sống của con ng−ời nữa. Tiện nghi tuyệt đối (theo cách
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Andrei Ubogi 91
hiểu hiện đại của từ đó) thậm chí không phải là cái chết - bởi lẽ cái chết dầu sao vẫn
cứ thuộc về tồn tại - mà là một cái gì khác và còn khủng khiếp hơn: sự không tồn tại.
Việc giảm nhẹ gánh nặng của sự tồn tại con ng−ời - đó không phải là việc
giảm nhẹ những điều kiện sống bên ngoài vốn giúp cho sự thể hiện và sự phát hiện
bản chất con ng−ời và do đó dẫn tới sự củng cố tồn tại của con ng−ời, mà đó là việc
giảm nhẹ nhằm t−ớc bỏ gánh nặng của tâm hồn, giảm nhẹ gánh nặng của l−ơng tâm
và trách nhiệm của bổn phận. Việc giảm nhẹ này là sự cám dỗ ghê gớm, là sự đe dọa
đối với cái nhân bản, cái làm chúng ta trở thành con ng−ời. Không phải ngẫu nhiên
ngôn ngữ dân gian Nga đôi khi coi từ “giảm nhẹ” và từ “giết chết” là ngang nhau:
“Thế là ng−ời ta đã giảm nhẹ gánh nặng cho ông lão, ng−ời ta đã lấy đi tội lỗi đè
nặng lên tâm hồn...”.
Những ng−ời sa vào sự cám dỗ của “việc giảm nhẹ” muốn đi vào cái thế giới
ảo, cái thế giới của mặt phẳng đang đắc thắng, nơi mà trên màn hình thấp thoáng
hiện ra những sự na ná, những cái bóng của con ng−ời nói những điều na ná nh− từ
ngữ và miêu tả cái na ná nh− cuộc sống. Không lấy gì đáng ngại là những sinh linh
của thế giới ảo không tồn tại trong thực tế, là thế giới ảo của họ, là cái thế giới bên
kia theo đúng nghĩa của từ đó, song trong cái thế giới ảo đó không có gánh nặng của
tồn tại, không có hiện thực đầy bi th−ơng của cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà những căn bệnh chết ng−ời đã làm khổ nhân loại
ở cuối thế kỷ XX, xét về thực chất, là những biểu hiện của một căn bệnh duy nhất:
căn bệnh kh−ớc từ gánh nặng của cuộc sống. Tỷ nh− ma túy. Thực chất cảm giác đê
mê ngây ngất do nha phiến gây ra là ở chỗ con ng−ời nằm giữa hiện thực và thế giới
h− ảo của ảo giác, th−ờng lựa chọn cái thứ hai. Con ng−ời quay mặt lại với cuộc sống,
cố tình cắt đứt những mối liên hệ với thực tại và tận h−ởng sự sa ngã không chỗ bấu
víu mà kẻ nghiện ma túy coi là sự bay bổng tự do. Do mong muốn một cuộc sống
hoàn toàn dễ dãi, con ng−ời phải trả giá về điều đó bằng sự tồn tại của chính mình
và rút cục, bị hòa tan vào sự trống rỗng.
Một tai họa khác của nhân loại là SPID. Nh−ng bệnh đó, xét về thực chất,
cũng là sự thiếu ý chí đối với tồn tại, sự không muốn đấu tranh vì cuộc sống và
không muốn mang những gánh nặng của nó, có điều cái đó đ−ợc thể hiện ở cấp độ vô
thức, cấp độ tế bào. Khả năng thiếu miễn dịch là sự tán đồng của con ng−ời đối với
cái chết, là việc nó không muốn và không có khả năng đấu tranh với “kẻ xa lạ” vì sự
tồn tại có chủ quyền của mình.
Cuộc vận động mang tính chất phổ biến và định mệnh đó của nhân loại h−ớng
tới sự không tồn tại bắt đầu từ đâu? Cội nguồn của cái mà ngày nay chúng ta gọi là
“lối sống Mỹ” là ở chỗ nào?
Tôi nghĩ rằng loại thái độ nh− vậy đối với tồn tại bắt đầu đ−ợc hình thành
cách đây năm trăm năm.
Hàng nghìn dân di c− rời bỏ mảnh đất của cha ông, v−ợt qua Đại Tây D−ơng
để đi tìm Tân thế giới - tất nhiên không phải đi tìm thế giới mà là đi tìm vàng.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ 92
Chuyến du hành viễn d−ơng của Côlômbô năm 1492 đã mở đầu cho cuộc thí nghiệm
mang tính chất toàn thế giới, cho cuộc chọn giống vĩ đại - tức là cho việc lựa chọn
những kẻ sùng bái con bê vàng.
Nh−ng khi con ng−ời rời bỏ quê h−ơng bản quán không phải để cứu vớt sinh
mạng, không phải vì tự do của mình và của con cháu mình, khi con ng−ời đang tâm
bỏ lại những ngôi mộ tổ tiên chỉ cốt để làm giàu ở một nơi nào đó cách xa tổ quốc
mình thì nó là một sự lựa chọn đặc biệt, mang tính chất siêu hình.
Sự ra đời của chúng ta, cái chết đang còn ở phía tr−ớc của chúng ta và cuộc
sống nằm giữa chúng là những sự kiện có ý nghĩa vĩ đại. Địa điểm và thời gian ra đời
của chúng ta không phải chỉ là sự ngẫu nhiên mà - tôi tin ở điều này - là kết quả của
sự lựa chọn mang tính chất tiền tồn tại của linh hồn chúng ta. Ngay tr−ớc khi chúng
ta xuất hiện trên cõi đời này, chúng ta đã lựa chọn: chúng ta sẽ đầu thai ở đâu, tại
điểm nào của thế giới, vào thời đại nào, trong ngôn ngữ nào, trong dân tộc nào, trong
diện mạo con ng−ời nh− thế nào? Chúng ta sẽ vun trồng cái hạt giống của tồn tại mà
Th−ợng đế trao cho chúng ta ở đâu? Và chúng ta sẽ chết ở đâu để rồi sau đó lại phục
sinh cho một kiếp mới sung s−ớng, không còn đau buồn nữa, theo chân lý của
Th−ợng đế?
Hơn nữa, hành động lựa chọn Tổ quốc không phải là một sự kiện diễn ra
trong chốc lát rồi chìm nghỉm trong khu rừng rậm của quá khứ và mất đi tính thời
sự sau bao năm tháng trôi qua, mà đó là một sự nỗ lực liên tục, hăng say, đầy nghị
lực của cá nhân, là hành động sáng tạo vĩnh hằng của cả cuộc đời. Tôi là một con
ng−ời chỉ vì tôi mong muốn trở thành con ng−ời cũng nh− Tổ quốc đ−ợc trao cho tôi
chừng nào mà tâm hồn tôi h−ớng tới Ng−ời và khao khát có đ−ợc Ng−ời.
Tôi sẽ là ai nếu nh− tôi kh−ớc từ nhiệm vụ bồi d−ỡng sự tồn tại của cá nhân
tôi trong cái điểm của thế giới và trong cái khoảng cách của lịch sử vốn đ−ợc lựa chọn
bởi cái thực chất tiền - tồn tại và tiền - thời gian của tôi? Bởi lẽ tôi sẽ hủy hoại, không
hơn không kém, cái trật tự vĩnh hằng của sự vật, tôi sẽ kh−ớc từ lời nguyền, sẽ làm
một hành động phản bội - và tr−ớc hết là phản bội đối với chính bản thân mình. Sự
sinh tr−ởng tại tổ quốc và trong nhân dân của các bậc cha ông không đơn thuần là
một sự ngẫu nhiên mà là một nhiệm vụ chúng ta phải hòan thành.
Bởi vậy, quá trình lâu dài của sự hình thành, củng cố và phồn thịnh của n−ớc
Mỹ, xét về mặt bản thể luận của nó, là lịch sử của sự phản bội vĩ đại nhất.
Tôi nhìn tr−ớc thấy một sự phản đối nghiêm túc. Với văn học Mỹ thì sao? Làm
thế nào mà một dân tộc từng thực hiện sự phản bội siêu hình, lại có thể làm ra một
hiện t−ợng văn hóa có sức mạnh nh− vậy?
Nh−ng xin hãy chú ý một điều: đa số các nhà văn Mỹ vĩ đại, xét theo quan
điểm của họ và theo mục đích sáng tác của họ, là những ng−ời chống lại ng−ời Mỹ.
Họ đã sống, sáng tác và suy nghĩ d−ờng nh− để chống lại n−ớc Mỹ, chống lại dòng ý
thức đại chúng Mỹ, chống lại “niềm −ớc mơ vĩ đại của Mỹ”. Không có một nền văn
minh vĩ đại nào mà những ng−ời sáng tạo ra nó lại mâu thuẫn một cách căng thẳng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Andrei Ubogi 93
và cơ bản với nhân dân mà từ đó họ xuất thân. Có lẽ chính sự đối lập của ng−ời nghệ
sỹ với môi tr−ờng dân tộc, với khát vọng và lý t−ởng của nó đã tọa nên những tác
phẩm có sức mạnh nh− vậy. Chính cơn gió thổi ng−ợc dòng chảy của con sông đã làm
dâng lên con sóng cao và dựng đứng đến thế!
Hanri Toro đã than khóc về điều gì trong bài thuyết giáo nồng nhiệt của mình
vang vọng khắp thế giới từ bờ hồ Uônđen? Về việc đồng bào và những ng−ời đ−ơng
thời với ông ta đang sống một cuộc sống méo mó, không đúng - và do đó, ông ta kêu
gọi mọi ng−ời hãy quay về với thiên nhiên, hãy cảm nhận lại sự hài hòa của thế giới.
Tại sao nhà văn Mỹ Hêminuây nổi tiếng lại chuồn khỏi đất n−ớc mình, lại
sống trong n−ớc mình ít đến thế, và những trang viết hay nhất, hào hứng nhất ông
không dành cho n−ớc Mỹ mà dành cho Paris, Tây Ban Nha, Cuba?
Hãy mở cuốn tiểu thuyết “Không trở về nhà” của Tômát Vunphơ, hãy giở
ch−ơng cuối cùng “Biểu tr−ng của lòng tin”. Xin trích dẫn ra đây: “Tôi nghĩ rằng
chúng ta có chung một kẻ thù: thói ích kỷ và ng−ời bạn đ−ờng của nó là tính tham
lam (...). Tôi nghĩ rằng chính nó đã đánh cắp đất đai của chúng ta, đã nô dịch hóa
nhân dân chúng ta, đã làm ô uế những cội nguồn tinh khiết của cuộc sống chúng ta...
Hãy ngó nhìn xung quanh và hãy nhìn xem nó đã gây nên những chuyện gì?”. Tômát
Vunphơ đã viết những dòng này khi tràn đầy hy vọng và nỗi đau, ông cầu xin n−ớc
Mỹ đừng tin cậy và đừng hàng phục kẻ thù - song hình nh− những niềm hy vọng của
nhà văn không đ−ợc đáp ứng.
Nh−ng ng−ời phát biểu có uy tín và có trọng l−ợng hơn tất cả - nhân danh
những ng−ời Mỹ và đồng thời cũng chống lại họ - là Uyliam Phôncơne vĩ đại. Toàn bộ
con đ−ờng của ông là con đ−ờng của một ng−ời miền Nam chính gốc, một chủ trại,
một con ng−ời có tâm hồn, có trái tim và ký ức. Ông lên tiếng chống lại việc n−ớc Mỹ
đang tr−ợt xuống vực thẳm của nghề kinh doanh nhẫn tâm, của sự trống rỗng và
tiện nghi. Và sáng tác của Phôncơne lẫn chính cuộc đời của vị ẩn sỹ này từ thị trấn
ốtxpho mang tính chất bài Mỹ và bác bỏ nhiều cái mà n−ớc Mỹ tự hào và sùng bái.
Mác Tuen đã viết: “Chỉ có một chuyên gia có trình độ nghiệp vụ đầy đủ để
thấu hiểu tâm hồn và cuộc sống của nhân dân và để tái hiện nó một cách t−ơng ứng -
đó là nhà tiểu thuyết dân tộc”. Và Uliam Phôncơne, nhà tiểu thuyết lớn nhất trong
số những nhà tiểu thuyết Mỹ, trong bài “Về cuộc sống riêng t−” (với phụ đề có sức
biểu cảm “Ước mơ Mỹ: chuyện gì đã xảy ra với nó?”) đã viết những lời sau đây về
n−ớc Mỹ:
“... Gốc rễ của chính căn bệnh ăn rất sâu. Nó v−ơn dài về phía cái thời điểm của
lịch sử chúng ta, khi chúng ta đã quyết định rằng những chân lý đạo đức cũ... đã lỗi
thời và cần phải quẳng đi... Chúng ta không phế bỏ chân lý: thậm chí chúng ta không
có khả năng làm điều đó. Chẳng qua là chân lý đã bỏ chúng ta, nó quay l−ng lại phía
chúng ta... Bầu trời n−ớc Mỹ vốn tr−ớc đây từng là v−ơng quốc vô biên của tự do, bầu
không khí n−ớc Mỹ vốn tr−ớc đây thấm đ−ợm hơi thở sinh động của sự độc lập, bây giờ
đã biến thành bầu không khí phong bế khổng lồ - đè bẹp cả cái nọ lẫn cái kia, làm cho
con ng−ời mất hết cá tính và tiếp đó, t−ớc đi của nó nơi ẩn náu cuối cùng là cuộc sống
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Về tính chất siêu hình của lối sống Mỹ 94
riêng t− mà thiếu cái đó thì con ng−ời không thể tồn tại nh− một cá nhân”.
Chợt nhớ tới một trong những nhân vật của Phôncơne - đó là Phơlem Xnâuxơ,
một ng−ời Mỹ đến tận x−ơng tủy, một kẻ đã đè bẹp cả một vùng Giécphécxơn và rút
cục đã bị giết chết bởi ng−ời em trai của mình là Mincơ - chính cái gã Phơlem Xnâuxơ
mà suốt ngày “nhai sự trống rỗng”.
Đấy, khát vọng h−ớng tới sự trống rỗng có triển vọng sáng lạn nh− thế đấy!
Cần phải làm cho ta thấy rõ rằng: thực chất sâu xa mang tính chất bản thể luận của
lối sống Mỹ là kh−ớc từ “những chiều thẳng đứng siêu hình”, là cởi bỏ gánh nặng của
cuộc sống và do đó mở rộng sự không tồn tại.
Con ng−ời, một khi sa vào bả cám dỗ của việc “giảm nhẹ”, đang thực hiện sự
tự sát trong tiện nghi. Quá trình này có thể rất dai dẳng, kéo dài hàng chục năm,
song thực chất của nó không hề thay đổi. “Giảm nhẹ” có nghĩa là giết chết, t−ớc bỏ
cái gánh nặng của tồn tại ở nơi con ng−ời mà nó sinh ra trên cõi đời này để mang vác
- có nghĩa là t−ớc đoạt của con ng−ời tính nhân bản của nó, là cắt đứt mối liên hệ của
nó với tồn tại.
Liều thuốc độc ngọt ngào của sự trống rỗng, hỡi ôi, lại hấp dẫn (khiến ng−ời
ta quỵ ngã dễ dàng hơn là vùng dậy), đến nỗi hầu nh− không thể đứng vững để
chống lại những cám dỗ đó.
L−ợc quy thực chất vào những cái bề ngoài, thay thế cuộc sống sâu sắc và
căng thẳng bằng cái giống nh− nó một cách phẳng phiu tẻ nhạt, biến thế giới thành
hội Cácnavan của những hình thức sắc sỡ - điều đó rất hấp dẫn, điều đó thật dễ dàng
và thú vị, và điều đó không đòi hỏi sự đau đớn, sự bi th−ơng và chiến công. Nếu có sự
cáo chung của thế giới sẽ tới thì nó có vẻ không giống nh− tác giả “Ngày tận thế” đã
miêu tả. Căn cứ vào cái mà đa số nhân loại h−ớng tới thì chúng ta không cần đến
những vụ nổ hạt nhân, những thảm họa sinh thái... Ngày tận thế “theo kiểu Mỹ”
diễn ra một cách êm thấm và rất tiện nghi: thậm chí không ai nhận thấy rằng sự tận
cùng của thế giới đã tới. Chẳng qua con ng−ời sẽ kh−ớc từ cái bổn phận nặng nhọc và
khó chịu là làm ng−ời. Sự trống rỗng của thế giới ảo sau khi quyến rũ, đã đẩy chúng
ta ra khỏi tồn tại. Dán mắt vào màn hình của máy tính, con ng−ời sẽ nhai đi nhai lại
sự trống rỗng cho tới khi nào nó, cái sự trống rỗng ấy, sẽ lấn át tất cả những gì mà
con ng−ời đang sống...
Xin trở lại cái điểm mà từ đó tôi đã bắt đầu. Vấn đề lối sống Mỹ - đó không phải
là vấn đề bên ngoài, không phải là vấn đề chính trị hay văn hóa mà là vấn đề nội tại
sâu thẳm của mỗi một ng−ời. Những nguy cơ mà chúng tôi đề cập tới đang đe dọa
chúng ta không phải từ bên ngoài và đang chín muồi ở bên trong tâm hồn chúng ta.
Tất nhiên, tai họa và tội lỗi của một đất n−ớc to lớn có cái tên là “Hoa Kỳ” là ở
chỗ nó tiến xa hơn tất cả trên con đ−ờng tai hại dẫn tới vực thẳm sâu hun hút đó. Tất
nhiên, chính kiểu sống Mỹ vốn đ−ợc nhân bản ra khắp hành tinh và đến với chúng ta
trong hàng triệu đồ vật và hình ảnh, đã cung cấp thức ăn cho những quan sát và
những kết luận đau buồn. Nh−ng tuy vậy, vấn đề lối sống Mỹ vẫn là vấn đề bên
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Andrei Ubogi 95
trong của tâm hồn, và việc bắt đầu giải quyết nó “từ bên ngoài”, bằng những sự phản
đối nào đó, bằng những tuyên bố, những lời công kích... đều là vô nghĩa.
Mỗi một ng−ời chúng ta là “một ng−ời Mỹ” khi ta sa vào sự cám dỗ của cái h−
vô. Điều đó thậm chí thể hiện ra trong những cái vặt vãnh, nhỏ nhặt. Khi chúng ta tìm
kiếm không phải cuộc sống, không phải niềm vui mà là thú vui thân xác hay sự tiện
nghi thì bao giờ chúng ta cũng suy yếu dần dần và sẽ bị hòa tan vào sự trống rỗng.
Song không thể đấu tranh với sự trống rỗng phi tồn tại hiểu theo nghĩa đen
của từ đó. Bất kỳ một sự tiếp xúc nào với nó cũng tiếp thêm sức mạnh cho sự trống
rỗng - d−ờng nh− truyền năng l−ợng của tồn tại vào những mạch máu phi tồn tại.
Hệt nh− đổ n−ớc vào cát: n−ớc nhanh chóng cạn kiệt nh−ng không bao giờ làm thỏa
mãn đ−ợc chốn hoang mạc vô đáy và tham lam. Không thể đấu tranh một cách thẳng
thừng với lối sống Mỹ. Không một dũng sỹ nào có thể dùng ngọn giáo đâm vào sự
trống rỗng, không thể lấy g−ơm chặt đầu con xà tinh ảo bằng máy tính. Cái con quái
vật “Mỹ” này là một quái vật siêu hình nên nó bất khả chiến bại theo nghĩa thông
th−ờng, mặc dầu hiểm họa do nó gây ra có lẽ là một trong số những mối hiểm họa lớn
nhất đối với chúng ta.
Chỉ có một cách cứu nguy là gia tăng lòng yêu th−ơng, là củng cố mô hiện
thực nằm sâu trong chân lý tồn tại. Sự trống rỗng không bị phá hủy, nh−ng nó đ−ợc
lấp đầy bằng Th−ợng đế, bằng cuộc sống, bằng tình yêu.
Chính tình yêu, chính lòng nhân ái và ánh sáng của nó là sự cứu vớt n−ớc Mỹ,
là sự cứu vớt chúng ta và toàn nhân loại.
Ng−ời dịch: Lê Sơn
Nguồn: Theo Nash sovremennik, số 3/2001
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2002_andrei_9458.pdf