Tài liệu Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên Đại học Sư phạm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0025
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 14-22
This paper is available online at
VỀ THỰC TRẠNG KĨ NĂNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trương Thị Bích
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống
kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ
năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định
hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung.
Từ khóa: Kĩ năng dạy học, nghề dạy học, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học, kĩ năng
đặt và sử dụng câu hỏi, kĩ năng thuyết trình.
1. Mở đầu
“Năng lực của mỗi cá nhân được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt
động (Năng lực biết); Kĩ năng tiến hành ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên Đại học Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0025
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 14-22
This paper is available online at
VỀ THỰC TRẠNG KĨ NĂNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trương Thị Bích
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập đến các vấn đề khái niệm kĩ năng và kĩ năng dạy học, hệ thống
kĩ năng dạy học, kĩ năng dạy học của giảng viên đại học sư phạm và thực trạng một số kĩ
năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm. Các vấn đề này là cơ sở cho định
hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng dạy học cho giảng viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội nói riêng và giảng viên các trường/khoa sư phạm nói chung.
Từ khóa: Kĩ năng dạy học, nghề dạy học, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học, kĩ năng
đặt và sử dụng câu hỏi, kĩ năng thuyết trình.
1. Mở đầu
“Năng lực của mỗi cá nhân được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt
động (Năng lực biết); Kĩ năng tiến hành hoạt động (Năng lực làm); và Những điều kiện tâm lí để tổ
chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và có định hướng rõ ràng (Năng
lực biểu cảm)” [1]. Theo cách hiểu này thì Kĩ năng dạy học là một trong ba yếu tố cấu thành nên
năng lực dạy học của người giáo viên. Trong môi trường đại học sư phạm, hệ thống kĩ năng dạy
học của người giảng viên đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, một mặt bản thân giảng viên cần có kĩ năng
để “chuyển” tri thức một cách có hiệu quả nhất đến với người học. Mặt khác, người học - những
giáo viên tương lai cũng rất cần được trang bị các kĩ năng dạy học cho phát triển nghề nghiệp sau
này và việc được lĩnh hội tri thức từ các giảng viên giàu kinh nghiệm là một “kênh” để người học
tiếp nhận, học hỏi hoàn thiện kĩ năng sư phạm bên cạnh sự hoàn thiện về tri thức chuyên môn và
thái độ tích cực với nghề dạy học. Theo đó, đã có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu vấn đề
này cả trong nước và ngoài nước.
Những năm gần đây, nhiều học giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này ở bậc
đại học. Tác giả Robert Marzano, Debra j.Pickering, Jane E. Pollock [2] trong cuốn Các phương
pháp dạy học hiệu quả (Classroom instruction that works) đã giới thiệu các phương pháp dạy học
hiệu quả được rút ra từ nhiều công trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với mục
đích phát huy cao độ khả năng học tập của người học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng
viên đứng lớp. SD. Brookfield [3], B.G. Erickson và D.W. Strommer [4], F.Marton, D. Hounsell
và N. Entwistle [5], P. Ramsden [6] đã mang đến cho người đọc thông điệp để trở thành một giáo
Ngày nhận bài: 10/12/2016. Ngày nhận đăng: 12/2/2017.
Tác giả liên lạc: Trương Thị Bích, địa chỉ e-mail: bichnxbgd@gmail.com
14
Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm
viên giỏi, trước hết phải hiểu được những trải nghiệm trong học tập của sinh viên. Các tác giả cho
rằng giảng viên đại học có thể phát triển khả năng dạy học nếu họ áp dụng các kết quả từ nghiên
cứu vào việc học tập của sinh viên. Cuốn Những thủ thuật trong dạy học - Các chiến lược nghiên
cứu và lí thuyết về dạy học dành cho giảng viên đại học và cao đẳng [7] đã cung cấp cho giảng
viên những kĩ năng đơn giản nhưng có thể giúp sinh viên tham gia vào bài học để họ có thể học và
thực hành.
Ở Việt Nam, tác giả Kiều Thế Hưng trong Kĩ năng dạy học trong những lời giải cho bài
toán nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hiện nay [8] đã cho rằng là một trường đào tạo nghề
dạy học, ngoài các hoạt động chuyên môn, việc nghiên cứu để cho ra đời các công trình khoa học
về kĩ năng dạy học là đặc biệt quan trọng. Trong trường sư phạm, sinh viên phải được học cách
học, học cách dạy, học cách giáo dục, học cách ứng xử,. . . nghĩa là học được các thao tác, các kĩ
năng,. . . để đủ tự tin đứng trên bục giảng khi tốt nghiệp ra trường. Tác giả Phan Trọng Ngọ, trong
Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường [9]; Đặng Thành Hưng, trong Dạy học hiện
đại - Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật [10] đã trình bày những quan niệm lí thuyết, những phương
pháp và kĩ thuật dạy học phong phú và quý giá trong khoa học giáo dục và thực tiễn nhà trường.
Trên cơ sở nền tảng lí luận trên, và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn của đề tài khoa học công nghệ
cấp Trường (Mã số: SPHN 16-05-VNCSP), bài viết tập trung phân tích thực trạng một số kĩ năng
dạy học trên lớp của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như kĩ năng đặt và sử dụng câu
hỏi, kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học và kĩ năng dạy học thuyết trình.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề về kĩ năng dạy học
* Khái niệm
Kĩ năng: Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997 thì Kĩ năng là khả năng vận dụng
những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế (Tr. 501).
Mỗi kĩ năng chỉ có ý nghĩa khi gắn nó với việc thực hiện một nội dung hoạt động cụ thể
nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. “Kĩ năng là kết quả của sự tập hợp những kiến thức đã có và những
thói quen, kinh nghiệm trong cùng một lĩnh vực hoạt động sống của cá nhân” hay “Kĩ năng là hệ
thống các thao tác, những cách thức hành động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động
dựa trên những tri thức nhất định” [1]. Kĩ năng được hình thành trong quá trình sống, quá trình
hoạt động của con người và vì vậy nó phải xuất phát từ kiến thức, kĩ xảo đã có. Kĩ năng có các đặc
điểm sau: tính chính xác, tốc độ thực hiện hoạt động, khả năng độc lập thực hiện công việc và tính
linh hoạt.
Kĩ năng dạy học: Kĩ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hoặc một hệ
thống thao tác phức hợp của một hành động giảng dạy dựa trên tri thức chuyên môn và nghiệp vụ
cần thiết vào các tình huống dạy học xác định. Kĩ năng dạy học chỉ có thể hình thành bằng cách
luyện tập, tạo ra năng lực thực hiện các hành động sư phạm không chỉ trong những điều kiện quen
thuộc mà còn cả trong những điều kiện thay đổi. Kĩ năng dạy học cơ bản là những dạng chuyên
biệt của năng lực thực hiện của cá nhân trong việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học hoặc năng lực
tiến hành hoạt động dạy học. Người giáo viên cần phải được đặt trong một điều kiện, môi trường
thuận lợi để có cơ hội hình thành và rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho công việc của họ.
Kĩ năng dạy học trên lớp là hệ thống các thao tác kĩ thuật dạy học và giao tiếp của giáo viên
được thực hiện một cách có kết quả trong suốt quá trình đứng lớp với những điều kiện cụ thể, trong
15
Trương Thị Bích
các tiết học cụ thể dựa trên tri thức chuyên môn và nghiệp vụ nhất định.
* Những kĩ năng cơ bản của nghề dạy học
Có 3 nhóm kĩ năng dạy học cơ bản: Nhóm kĩ năng chuẩn bị bài giảng, Nhóm kĩ năng thực
hiện bài giảng và Nhóm kĩ năng kiểm tra, đánh giá.
2.2. Thực trạng một số kĩ năng của giảng viên trong quá trình dạy học trên lớp
Theo nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu thực trạng một số kĩ năng thuộc
nhóm kĩ năng thực hiện bài dạy trên lớp. Cụ thể là: Kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học của giảng
viên; Kĩ năng thuyết trình; Kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là 117 sinh viên
thuộc các khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Khoa Toán - Tin, Khoa Sinh, Khoa Lịch sử,
Khoa Địa lí, Khoa Hóa học, Khoa Ngữ văn.
16
Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm
2.2.1. Thực trạng kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học của giảng viên
Bảng 1. Đánh giá của sinh viên về thực trạng kĩ năng tìm hiểu
đối tượng người học của giảng viên
Các mức độ (%)
Stt Nội dung ĐTB ĐLC
Rất ít
giảng
viên
Một
phần
nhỏ
giảng
viên
Phần
lớn
giảng
viên
Tất cả
giảng
viên
1
Biết hầu hết tên sinh viên trong
quá trình dạy học 1,93 0,85 36,7 36,7 23,3 3,3
2
Nắm được học lực, trình độ nhận
thức của mỗi sinh viên
2,0 0,85 33,3 30 36,7 0
3 Hiểu tính cách sinh viên 1,56 0,66 53,3 36,7 10 0
4 Hiểu hoàn cảnh sinh viên 1,23 0,49 80 16,7 3,3 0
Trung bình 1,69 0,8 50,7 29,9 18,2 1,04
Bảng 1 thể hiện kết quả đánh giá của sinh viên đối với kĩ năng tìm hiểu đối tượng người
học trong quá trình dạy học trên lớp của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả
khảo sát cho thấy sinh viên nhận định số giảng viên nhớ được tên người học, hiểu được tính cách,
năng lực cũng như hoàn cảnh người học chưa nhiều. Có tới 50,7% sinh viên cho rằng rất ít giảng
viên có được khả năng này. Trong đó có tới 80% sinh viên đánh giá hầu hết giảng viên chưa hiểu
được hoàn cảnh của sinh viên. Tuy nhiên, con số 36,7% đánh giá phần lớn giảng viên nắm được
học lực, trình độ nhận thức của mỗi sinh viên là tương đối khả quan. Giải thích điều này, khi được
phỏng vấn, cả giảng viên và sinh viên đều cho rằng: Thầy cô là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy
và qua thời gian tiếp xúc, qua việc thực hiện các bài tập, qua các bài kiểm tra thường xuyên và
định kì, giảng viên có nhiều cơ hội để nắm được khả năng của sinh viên. Còn với đặc thù của môi
trường đại học, sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Các em lại có khả năng
tự chủ cao nên giảng viên không có nhiều cơ hội và cũng không cần thiết phải hiểu hết hoàn cảnh
của sinh viên. Tỉ lệ sinh viên cho rằng tất cả giảng viên đều có khả năng hiểu đối tượng người học
rất khiêm tốn (1,04%). Trong đó có 3 nội dung không có sinh viên nào cho rằng tất cả giảng viên
đều hiểu rõ đối tượng người học. Khi phỏng vấn giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tất
cả giảng viên đều khẳng định rằng rất cần thiết phải hiểu được đối tượng người học là sinh viên
nhưng không thể làm được. Lí do vì thầy cô quá bận, môn học lại ít thời gian, có khi chỉ 1 - 2 tín
chỉ. Một số khác cho rằng sinh viên đã là người học trưởng thành, không nhất thiết phải hiểu rõ để
cầm tay chỉ việc trong quá trình dạy học như học sinh phổ thông. Tuy nhiên, lí luận dạy học hiện
đại và tâm lí học dạy học đã khẳng định rằng nếu người dạy và người học thiếu sự thấu hiểu và
đồng cảm thì sẽ khó tạo ra sự tương tác dân chủ trong dạy và học. Hiệu quả tiết học vì thế sẽ giảm
đi đáng kể.
2.2.2. Thực trạng kĩ năng và hiệu quả đặt, sử dụng câu hỏi của giảng viên
* Thực trạng kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi của giảng viên
Bảng 2 phản ánh kết quả đánh giá của sinh viên về thực trạng sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi
17
Trương Thị Bích
trong dạy học trên lớp của giảng viên. Kết quả sinh viên đánh giá thực trạng giảng viên ở các mức
độ “hiếm khi” và “thỉnh thoảng” chú trọng đến kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học chiếm tỉ
lệ khá cao, bình quân chiếm 45,7% và 37,7%. Số sinh viên đánh giá giảng viên thường xuyên sử
dụng các loại câu hỏi trong giờ dạy trên lớp chiếm tỉ lệ rất thấp (3,5%) và tỉ lệ đánh giá giảng viên
không bao giờ sử dụng câu hỏi là 13%. Riêng nội dung 7 (Hướng dẫn sinh viên cách đặt các loại
câu hỏi để tranh luận với thầy cô, bạn bè) có tỉ lệ 0%. Điều đó nói lên rằng giảng viên đại học sư
phạm chưa tạo ra nhiều sự tương tác với người học trong giờ dạy trên lớp.
Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về thực trạng kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi trên lớp
của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Các mức độ (%)
Stt Nội dung ĐTB ĐLC
Không
bao
giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
1
Xây dựng câu hỏi nhằm kiểm tra,
đánh giá mức độ tiếp thu các kiến
thức đã học của sinh viên
2,35 0,65 8,5 48,7 41 1,7
2
Xây dựng các câu hỏi phù hợp với
nội dung bài học của sinh viên 2,41 0,74 10,3 42,7 41,9 5,1
3
Sử dụng các câu hỏi đa dạng,
phong phú để đánh giá trình độ
nhận thức của mỗi sinh viên
2,43 0,77 12 38,5 43,6 6,0
4
Đặt thêm các câu hỏi gợi mở thu
được nhiều thông tin phản hồi từ
phía sinh viên
2,34 0,73 11,1 47,9 36,8 4,3
5
Sử dụng các câu hỏi để đánh giá
hiệu quả các khâu của quá trình
lên lớp (Vào bài, giảng bài mới,
củng cố)
2,26 0,79 15,4 49,6 28,2 6,8
6
Dành khoảng thời gian nhất định
cho sinh viên có thể suy nghĩ về
câu trả lời
2,22 0,71 16,2 46,2 36,8 0,9
7
Hướng dẫn sinh viên cách đặt các
loại câu hỏi để tranh luận, tranh
biện với thầy cô và bạn bè
2,17 0,70 18 47 35 0
Trung bình 2,31 0,7 13,0 45,7 37,6 3,5
* Hiệu quả kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi của giảng viên
Kết quả Bảng 3 cho thấy trong cách nhìn của sinh viên, hiệu quả các câu hỏi giảng viên
đưa ra đạt mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (77,2%); tỉ lệ đánh giá hiệu quả đạt mức cao chiếm
8,5%; mức thấp chiếm 14,3%. Kết quả chỉ ra rằng giảng viên cần đầu tư hơn về chất lượng câu hỏi
đưa ra trong quá trình dạy học trên lớp. Phỏng vấn sinh viên, các em cho rằng giảng viên đưa ra
câu hỏi rất ít trong tiết dạy. Và có những câu hỏi khó, sinh viên chưa kịp trả lời giảng viên đã trả
lời hộ. Lớp học diễn ra một chiều, ít có sự tương tác giữa người dạy và người học. Có những câu
hỏi, giảng viên hỏi chỉ để chuyển ý.
18
Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm
Bảng 3. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi
của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Stt Nội dung ĐTB ĐLC Mức độ hiệu quả
Cao TB Thấp
1
Các câu hỏi kích thích
hứng thú của sinh viên
1,98 0,47 10,8 77,4 11,8
2 Thu hút sinh viên tập
trung chú ý vào bài học
2,12 0,49 19,4 74,2 6,5
3 Giúp sinh viên nắm vững
các nội dung bài học
1,89 0,45 5,4 78,5 16,1
4
Rèn cho sinh viên khả
năng tư duy độc lập
1,96 0,34 4,3 88,2 7,5
5
Rèn khả năng phân tích,
tổng hợp vấn đề cho sinh
viên
1,82 0,45 3,2 76,3 20,4
6
Phát triển tư duy phê
phán, sáng tạo qua trả lời
và nhận xét câu trả lời của
người khác
1,90 0,49 7,5 75,3 17,2
7
Đánh giá được sự tiến bộ
của sinh viên
1,90 0,53 9,7 71,0 19,4
Trung bình 1,93 0,46 8,6 77,2 14,1
2.2.3. Thực trạng kĩ năng và hiệu quả kĩ năng thuyết trình của giảng viên
* Thực trạng kĩ năng thuyết trình của giảng viên
Kết quả khảo sát ở Bảng 4 cho thấy thực trạng kĩ năng thuyết trình của giảng viên Đại học
Sư phạm Hà Nội tương đối tốt. Nội dung Đảm bảo quy trình của bài thuyết trình và Cấu trúc bài
thuyết trình khoa học, lôgic được sinh viên đánh giá tương đối cao (56,7% sinh viên cho rằng
giảng viên thường xuyên sử dụng và sử dụng hiệu quả phương pháp thuyết trình); nội dung Truyền
tải được kiến thức trọng tâm của bài học chiếm tỉ lệ 50%. Tỉ lệ bình quân giảng viên thường xuyên
sử dụng các kĩ năng góp phần làm tăng hiệu quả của phương pháp thuyết trình chiếm 37,3%. Tỉ lệ
này là chưa cao nhưng cũng không thấp quá. Sinh viên đặc biệt đánh giá thầy cô của mình có kĩ
năng nói giỏi, có điểm nhấn, cách diễn đạt súc tích, dễ hiểu (Nội dung 1, 2 chiếm tỉ lệ 40% giảng
viên sử dụng thường xuyên). Bên cạnh đấy, vẫn còn một số sinh viên đánh giá giảng viên chưa
bao giờ sử dụng các kĩ năng tích cực này trong phương pháp thuyết trình (3,3%). Nhìn chung, kết
quả này nói lên rằng giảng viên cần đầu tư nhiều hơn vào phương pháp thuyết trình, đặc biệt là nội
dung Kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác (chiếm 20%) hay Sử dụng kết
hợp các phương tiện dạy học trong thuyết trình (16,7%), Phong cách trình bày đa dạng, linh hoạt
(13,3%).
19
Trương Thị Bích
Bảng 4. Đánh giá của sinh viên về thực trạng kĩ năng thuyết trình
của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Các mức độ (%)
Stt Biểu hiện ĐTB ĐLC Không
bao giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
1
Chú ý đến giọng nói, có
điểm nhấn, rõ ràng
3,33 0,59 0 6,7 53,3 40
2 Sử dụng cách diễn đạt súc
tích, dễ hiểu
3,40 0,49 0 0 60 40
3
Sử dụng các phương tiện
phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt)
3,20 0,83 3,3 16,7 36,7 43,3
4
Phong cách trình bày đa
dạng, linh hoạt
2,89 0,59 0 23,3 63,3 13,3
5 Đảm bảo quy trình của bài
thuyết trình
3,50 0,62 0 6,7 36,7 56,7
6 Cấu trúc bài thuyết trình
khoa học, lôgic
3,46 0,67 0 10 33,3 56,7
7
Truyền tải được kiến thức
trọng tâm của bài học 3,43 0,61 0 6,7 43,3 50
8
Kết hợp với các phương
tiện trực quan 3,10 0,83 3,3 20 40 36,7
9
Sử dụng kết hợp với các
phương tiện dạy học
2,96 0,60 0 20 63,3 16,7
10
Kết hợp phương pháp
thuyết trình với các
phương pháp khác
2,93 0,72 3,3 20 56,7 20
Trung bình 3,22 0,70 0,99 13 48,6 37,3
* Hiệu quả kĩ năng thuyết trình của giảng viên
Hiệu quả kĩ năng thuyết trình của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội được sinh viên đánh
giá qua Bảng 5. Kết quả trong Bảng cho thấy, hiệu quả kĩ năng thuyết trình của giảng viên được
sinh viên đánh giá với mức "trung bình" chiếm tỉ lệ cao nhất (66,5%); tỉ lệ đánh giá hiệu quả ở mức
độ "cao" chiếm 20,2%, mức độ "thấp" chiếm 13,3%. Với kết quả này, giảng viên cần tập trung đầu
tư thêm vào một số thủ thuật dạy học để đưa dạy học thuyết trình trong môi trường sư phạm thực
sự hiệu quả. Khi được hỏi “Nhận xét về cách dạy với phương pháp thuyết trình” của giảng viên,
hầu hết sinh viên trả lời : Giảng viên nói quá nhanh, quá nhiều, sinh viên khó nắm được trọng tâm
bài giảng, khó ghi bài”. Nhiều em mạnh dạn đề xuất, trong môi trường đại học sư phạm, giảng
viên nên hướng dẫn sinh viên tự làm việc là chính. Giảng viên nên tạo điều kiện để sinh viên tự
nghiên cứu và lên thuyết trình.
20
Về thực trạng kĩ năng dạy học trên lớp của giảng viên đại học sư phạm
Bảng 5. Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của kĩ năng thuyết trình
của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Stt Nội dung ĐTB ĐLC Mức độ hiệu quả
Thấp TB Cao
1
Thu hút sinh viên tập
trung chú ý vào bài giảng
2,11 0,67 17,1 53,8 29,1
2
Khơi gợi hứng thú cho
sinh viên về các nội dung
bài học
2,21 0,52 5,1 68,4 26,5
3 Tạo không khí lớp học sôi
nổi, vui vẻ
2,05 0,54 12,0 70,1 17,9
4
Giúp sinh viên lĩnh hội
kiến thức một cách có hệ
thống
1,99 0,46 11,1 78,6 10,3
5 Rèn kĩ năng lắng nghe
tích cực cho sinh viên
1,84 0,62 28,2 59,0 12,8
6
Giúp sinh viên ghi nhớ
khắc sâu thêm kiến thức
trên lớp học
2,18 0,52 6,0 69,2 24,8
Trung bình 2,06 0,55 13,3 66,5 20,2
3. Kết luận
Nhìn chung, kết quả khảo sát ở đối tượng sinh viên về kĩ năng dạy học trên lớp của giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phần nào cho thấy với các mức độ khảo sát xung quanh kĩ
năng dạy học (kĩ năng tìm hiểu đối tượng người học, kĩ năng đặt và sử dụng câu hỏi, kĩ năng thuyết
trình), giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã và đang thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ
dạy học của mình trong môi trường sư phạm. Tuy nhiên, có thể do nội dung kiến thức nhiều, thời
gian được sử dụng để truyền đạt lượng kiến thức ấy có hạn, hơn nữa với quan niệm sinh viên đã có
tính tự giác, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tự học nên các kĩ năng dạy học trên
chưa được một bộ phận giảng viên đầu tư chuẩn bị công phu để đạt chất lượng, hiệu quả dạy học
tốt nhất. Thực trạng này chính là cơ sở để đề xuất định hướng xây dựng các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học cho giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Bá Hoành, 2006. Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu và lí luận thực tiễn. Nxb Đại
học Sư phạm.
[2] Robert Marzano, Debra j. Pickering, Jane E. Pollock, 2012. Các phương pháp dạy học hiệu
quả (Classroom instruction that works), dịch giả Nguyễn Hồng Vân, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] SD. Brookfield, 1995. Giảng viên dạy giỏi, San Francisco: Jossey - Bass.
[4] B.G. Erickson và D.W. Strommer, 1993. Dụng cụ giảng dạy. San Francisco: Jossey - Bass.
[5] F. Marton, D. Hounsell và N. Entwistle, 1997. Kinh nghiệm dạy học: Việc giảng dạy và học
tập tại trường đại học (xuất bản lần thứ hai). Nxb Hàn lâm Sctottish.
21
Trương Thị Bích
[6] P. Ramsden, 1992. Học để dạy học ở trường đại học. London: Routledge.
[7] Wilbet J. McKeachie, 1999. Những thủ thuật trong dạy học - Các chiến lược nghiên cứu
và lí thuyết về dạy học dành cho giảng viên đại học và cao đẳng. Hougton Miflin, ISBN
0395903459, Copyrigh 1999, 379 pp. Dự án Việt - Bỉ: "Đào tạo giáo viên các trường sư
phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam".
[8] Kiều Thế Hưng, 2011. Kĩ năng dạy học trong những lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên hiện nay. Hội thảo "Thực trạng đào tạo giáo viên phổ thông ở Việt Nam".
[9] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học
Sư phạm.
[10] Đặng Thành Hưng, 2002. Dạy học hiện đại - Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
ABSTRACT
Teaching skill Issues in classroom for lecturers of university of education
Truong Thi Bich
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
This article refers to issues including: The concept of skills and teaching skills; system of
teaching skills; teaching skills of education university’s lecturers; reality of classroom teaching
skills of education university lecturers. These issues are the basis for development of measures to
improve teaching skills for lecturers of Hanoi National University of Education in particular and
lecturers of education universities/ faculties in general.
Keywords: Teaching skills, teaching profession; learning-searching skills; questioning skills
and using question skills; presentation skills.
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4720_ttbich_2696_2130318.pdf