Tài liệu Về một phương pháp tính toán thiết kế máy lái tên lửa tầm gần: Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 206
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
MÁY LÁI TÊN LỬA TẦM GẦN
Lê Quang Sỹ*, Phạm Thiện Hân, Lê Trung Hiếu, Đỗ Mạnh Tùng,
Lê Quang Thương, Đỗ Tiến Cần, Trần Mạnh Tuân
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp tính toán thiết kế theo mẫu máy lái tên
lửa có điều khiển tầm gần kiểu tên lửa chống tăng B72. Trên cơ sở khai thác khảo
sát mẫu thực máy lái, tài liệu hướng dẫn sử dụng, thiết lập tài liệu thiết kế sơ bộ;
tiến hành một số thực nghiệm và xây dựng mô hình động lực học, thực hiện tính
toán, khảo sát, từ đó xác định các vùng tham số kết cấu và động lực học để đạt được
chỉ tiêu độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển nhỏ nhất và một số chỉ tiêu khác của
máy lái tên lửa B72. Sử dụng kết quả khảo sát trên đây để kiểm nghiệm chính xác
hóa thông số của bộ tài liệu thiết kế, định hướng chế thử và thử nghiệm.
Từ khóa: Máy lái tên lửa điều khiển một kênh, Tên lửa B72, Độ ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về một phương pháp tính toán thiết kế máy lái tên lửa tầm gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 206
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
MÁY LÁI TÊN LỬA TẦM GẦN
Lê Quang Sỹ*, Phạm Thiện Hân, Lê Trung Hiếu, Đỗ Mạnh Tùng,
Lê Quang Thương, Đỗ Tiến Cần, Trần Mạnh Tuân
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp tính toán thiết kế theo mẫu máy lái tên
lửa có điều khiển tầm gần kiểu tên lửa chống tăng B72. Trên cơ sở khai thác khảo
sát mẫu thực máy lái, tài liệu hướng dẫn sử dụng, thiết lập tài liệu thiết kế sơ bộ;
tiến hành một số thực nghiệm và xây dựng mô hình động lực học, thực hiện tính
toán, khảo sát, từ đó xác định các vùng tham số kết cấu và động lực học để đạt được
chỉ tiêu độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển nhỏ nhất và một số chỉ tiêu khác của
máy lái tên lửa B72. Sử dụng kết quả khảo sát trên đây để kiểm nghiệm chính xác
hóa thông số của bộ tài liệu thiết kế, định hướng chế thử và thử nghiệm.
Từ khóa: Máy lái tên lửa điều khiển một kênh, Tên lửa B72, Độ trễ.
1. MỞ ĐẦU
Máy lái tên lửa chống tăng B72 là bộ truyền động chấp hành tín hiệu điều khiển
dạng xung điện áp từ đài điều khiển mặt đất, qua mạch điều khiển của khối thiết bị
điều khiển trên quả đạn đưa đến thành quy luật lật loa phụt động cơ hành trình để
lái tên lửa theo lệnh điều khiển [1], [2], [3], [7]. Máy lái là sản phẩm cơ khí chính
xác, cũng như các bộ phận cấu thành quan trọng khác của tên lửa, nó được tính
toán thiết kế, chế tạo, thử nghiệm theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Mặt khác,
máy lái làm việc trong môi trường nhiệt độ cao vì vậy nó được chế tạo từ những
vật liệu đặc chủng với công nghệ chế tạo đặc thù có độ chính xác cao để đảm bảo
tính năng làm việc yêu cầu. Việc thiết kế theo mẫu ngoài việc nghiên cứu, tìm hiểu
kết cấu, vật liệu, công nghệ chế tạo của mẫu cần thực hiện tính toán, khảo sát động
lực học (ĐLH), xác định miền thay đổi hợp lý các thông số kết cấu, điều khiển, khí
động lực, động học, ĐLH,... để đạt được chỉ tiêu độ trễ chấp hành tín hiệu điều
khiển nhỏ nhất và một số chỉ tiêu khác của máy lái tên lửa B72. Sử dụng kết quả
khảo sát trên đây so sánh, kiểm nghiệm các thông số của mẫu để chính xác hóa bộ
tài liệu thiết kế, định hướng chế thử và thử nghiệm.
Trong phạm vi bài báo, nhóm tác giả xây dựng mô hình toán và khảo sát ĐLH
máy lái tên lửa B72, trên cơ sở đó khảo sát ảnh hưởng và luận giải xác định miền
thay đổi hợp lý của các thông số kết cấu động học, ĐLH (ví dụ: đường kính con
trượt trên trục van điều khiển dv, đường kính piston dp, độ cứng lò xo đĩa Cv, điện
áp xung điều khiển U,) đến độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển máy lái và
đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật khác của máy lái. Nguyên lý kết cấu, hoạt động máy
lái tên lửa B72 đã được trình bày tại [2], [3], [7].
2. MÔ HÌNH TOÁN VÀ ĐỘNG LỰC HỌC MÁY LÁI TÊN LỬA B72
2.1. Phương pháp xây dựng mô hình toán động lực học máy lái tên lửa B72
Mô hình toán ĐLH máy lái tên lửa B72 được xây dựng cho một chu kỳ làm
việc của máy lái kể từ thời điểm quy luật tín hiệu điều khiển đảo cực (U1 =Udk0
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 207
và U2=0 Udk) cho đến khi các đặc trưng ĐLH trong máy lái đạt giá trị ổn lập
được chia thành 5 giai đoạn liên tục [2], [3], [6]. Các giai đoạn được mô tả bởi
một hệ phương trình vi phân liên tục riêng biệt cùng các biểu thức xác định các
tham số trong hệ trình vi phân đó, chúng được gọi là mô hình toán ĐLH máy lái.
2.1.1. Các giả thiết cơ bản
- Coi trục van điều khiển là chất điểm có khối lượng mv, quy luật chuyển động
của nó là quy luật chuyển động xv = xv(t) của tâm khối trục van Ov trùng với tâm
hình học của trục van điều khiển, vị trí ban đầu Ov trùng với gốc OI của hệ tọa độ
van điều khiển, các thành phần lực tác dụng lên trục van điều khiển quy đổi tác
dụng lên Ov. Tương tự, coi piston là chất điểm có khối lượng mp, quy luật chuyển
động xp = xp(t) của tâm khối Op trùng với tâm hình học của piston, vị trí ban đầu
Op trùng với gốc OII của hệ tọa độ xilanh, các thành phần lực tác dụng lên piston
quy đổi tác dụng lên Op.
- Khi chịu tác dụng lực, ngoài lò xo đĩa biến dạng trong vùng đàn hồi tạo ra lực
phản hồi dương tác dụng lên trục van điều khiển, các chi tiết còn lại của máy lái là
cứng tuyệt đối, không có sự biến dạng, dãn nở do áp suất pi, nhiệt độ Ti chất khí
công tác trong các khoang (i = 1,2 là chỉ số các khoang công tác máy lái).
- Máy lái (bao gồm trục van điều khiển và piston) chuyển động với vận tốc tên
lửa trong giai đoạn tên lửa bay hành trình với vận tốc chuyển động tịnh tiến vtl
không đổi và vận tốc chuyển động quay tl xung quanh trục dọc tên lửa ổn định,
hai chuyển động với vtl và tl của tên lửa chỉ gây ra lực ly tâm đối với trục van
điều khiển và piston.
- Giả thiết nhiên liệu rắn (NLR) trong động cơ cháy ổn định, định diện, cung
cấp sản phẩm khí cháy liên tục cho máy lái hoạt động trong quá trình chấp hành tín
hiệu điều khiển với áp suất pn = const và nhiệt độ Tn = const ở cửa vào máy lái. Khí
cháy NLR vào máy lái không có hạt làm kẹt hoặc tăng ma sát chuyển động của
trục van điều khiển và piston.
- Không có sự trao đổi nhiệt giữa chất khí công tác với thành vỏ máy lái trong
một chu kỳ làm việc máy lái.
- Không có tổn thất từ thông trong rơ-le điện-từ của bộ chuyển đổi tín hiệu
điện – cơ.
- Trục van và piston đứng yên khi chúng chuyển động hết hành trình xv = lv,
xp = lp.
2.1.2. Xây dựng hệ các phương trình cho mô hình toán ĐLH máy lái tên lửa B72
Với các giả thiết cơ bản nêu trên [2], tách máy lái thành 3 phần tử chuyển
động: trục van điều khiển, piston và loa phụt, tuy nhiên, các tham số động học và
ĐLH của loa phụt được quy đổi, dời chuyển và biểu diễn thông qua các tham số
trên trục dọc piston. Đặt lực như mô tả trên hình 1, xây dựng phương trình
chuyển động của trục van điều khiển và piston cùng với việc xác định các thành
phần lực tác dụng lên chúng, ta xây dựng được hệ phương trình vi phân mô tả
quá trình ĐLH xảy ra trong một hành trình công tác của máy lái như trình bày ở
phần sau.
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 208
Hình 1. Mô hình cơ – ĐLH máy lái tên lửa B72.
a) Cấp khuếch đại công suất thứ nhất; b) cấp khuếch đại công suất thứ hai
1- Piston; 2- Xilanh (vỏ máy lái); 8- Áo van; 11- Trục van điều khiển; 13- Tay
quay; 14- Loa phụt; 15- Trục quay loa phụt; K1, K2- Khoang công tác xilanh 1,2.
2.2. Mô hình toán động lực học máy lái tên lửa B72
2.2.1. Phương trình chuyển động cơ bản của máy lái
- Phương trình vi phân chuyển động của trục van điều khiển:
v v dt2 dt1 mskv msnv kdv btv
dt2 dt1 mskv msnv kdv btv
v v
dt2 dt1 mskv msnv kdv btv
m .x F F F F F F ,
khi : F F F F F F 0;
x 0; x 0,
khi : F F F F F F 0.
(1)
- Phương trình vi phân chuyển động của piston:
0
p p p 1 2 mskp msnp2
p 1 2 mskp msnp
p p
p 1 2 mskp msnp
J
m x S p p F F ,
r
khi : S p p F F 0 ;
x 0 ; x 0 ;
khi : S p p F F 0 ;
(2)
Trong hai phương trình trên: Fdt1 - lực hút điện-từ tác dụng lên trục van điều
khiển từ phía cuộn hút điều khiển 2; Fdt2 - lực hút điện-từ tác dụng lên trục van điều
khiển từ phía cuộn hút điều khiển 7; mv - khối lượng trục van điều khiển; v vx ,x , x
- tương ứng là quy luật chuyển động, vận tốc, gia tốc của trục van điều khiển; Fkdv -
phản lực của dòng khí chảy qua các cửa van tác dụng lên trục van; Fmskv-lực ma sát
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 209
khô cản chuyển động trục van; Fmsnv - lực ma sát nhớt cản chuyển động trục van;
Fbtv - lực bổ trợ của lò xo đĩa tác dụng lên trục van; mp- khối lượng piston; pF - áp
lực của khí trong các khoang 1, 2 của xi lanh tác dụng lên piston; p1, p2 – tương
ứng là quy luật thay đổi áp suất khí cháy NLR trong các khoang công tác 1, 2; 0J -
mô men quán tính hình học của loa phụt đối với trục đối xứng của loa phụt tại vị trí
δ=0 ; Sp- tiết diện piston; dp- đường kính piston.
2.2.2. Các phương trình xác định các tham số cho phương trình chuyển động cơ
bản của máy lái B72
- Phương trình vi phân thay đổi lực hút điện-từ tác dụng lên trục van điều khiển:
dt2 v v n0
dt22 2 2
ml ct ml ct
d F 4.R. l x x U
. F
dt . .d . . .d
.
2
(3)
dt1 v n0
dt12 2
ml ct
d F 4.R. x x
. F
dt . .d .
(4)
- Phương trình thay đổi áp suất và nhiệt độ trong các khoang công tác:
p1 1 k
p0 p p p0 p
1 a
2 n n 1 1 1
n 1k n k 1
a
a1 1 1
1k 1
dxdp k.p K.k.R
. .
dt x x dt S .(x x )
1 p 1 p
f .p .T . . f .p .T . .
p pR .T R .T
. ,
1 p
f .p .T . .
pR .T
(5)
p2 2 k
p0 p p p p0 p p
2 a
3 n n 4 2 2
n 2k n k 2
a
a2 2 2
2k 2
dxdp k.p K.k.R
. .
dt x l x dt S .(x l x )
1 p 1 p
f .p .T . . f .p .T . .
p pR .T R .T
. ,
1 p
f .p .T . .
pR .T
(6)
2
p1 1 1 1 k 1
p0 p 1 1 p p0 p
2 a a
2 n 1 1 a1 1
n 1 1k n k 1 k 1
dxdT T T dp K.R .T
. . .
dt x x dt p dt p .S .(x x )
1 p 1 p 1 p
. f .p . . f .p . . f .p . . ,
p p pR .T R .T R .T
(7)
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 210
2
p2 2 2 2 k 2
p0 p p 2 2 p p0 p p
2 a a
3 n 4 2 a2 2
n 2 2k n k 2 k 2
dxdT T T dp K.R .T
. . .
dt x l x dt p dt p .S .(x l x )
1 p 1 p 1 p
. f .p . . f .p . . f .p . . ,
p p pR .T R .T R .T
(8)
trong đó: R- điện trở thuần của cuộn hút điều khiển; ω- số vòng dây của cuộn hút
điều khiển; ml - hệ số từ thẩm của vật liệu đầu cảm từ; dct- đường kính đầu cảm từ;
xn0- khe hở giữa đầu cảm từ và cữ chặn trong cuộn hút; lv- hành trình tối đa của
trục van điều khiển; T1, T2– tương ứng là quy luật thay đổi nhiệt độ khí cháy NLR
trong các khoang công tác 1, 2; pn, Tn– tương ứng là áp suất và nhiệt độ của nguồn
khí cháy NLR ở cửa vào máy lái; f1=f1(xv), f2=f2(xv), f3=f3(xv), f4=f4(xv) – tương
ứng là các hàm số biểu diễn quy luật thay đổi tiết diện hiệu dụng kênh nén và xả
khí nhiên liệu vào, ra các khoang công tác 1, 2; fa1, fa2- tương ứng là tiết diện hiệu
dụng khe hở rò từ các khoang công tác 1, 2 ra khí quyển; i - hàm lưu
lượng;
2.k
K
k 1
- hệ số với k- hệ số đoạn nhiệt khí cháy NLR; Rk- hằng số khí
cháy NLR.
2.2.3. Các hàm số liên hệ giữa các biến số, các biểu thức xác định các tham số
trong hệ phương trình cơ bản
Trong các phương trình vi phân (1) – (8) có các biểu thức, hàm số xác định các
lực tác dụng lên trục van điều khiển, piston và các tham số khác, đã được xác định
trong [2], [3], đó là: lực ma sát nhớt tác dụng lên trục van và piston; lực ma sát khô
tác dụng lên trục van và piston; phản lực dòng khí công tác chảy qua các cửa van
tác dụng lên trục van; lực bổ trợ của lò xo đĩa tác dụng lên trục van; phản lực tác
dụng của tai loa phụt lên piston; quy luật thay đổi tiết diện hiệu dụng kênh nén và
xả khí; các hàm lưu lượng.
Như vậy, ta đã xây dựng được mô hình toán ĐLH máy lái tên lửa B72 gồm 8
phương trình vi phân khép kín (1) - (8) và các biểu thức ràng buộc, với 8 biến số là
ẩn số độc lập tương ứng gồm (quy luật chuyển động xv(t) của trục van điều khiển
trên trục OIxv ; quy luật chuyển động xp(t) của piston trên trục OIIxp ; quy luật thay
đổi lực hút điện-từ của 2 cuộn hút điều khiển Fdt1(t), Fdt2(t); quy luật thay đổi áp
suất trong các khoang công tác 1, 2 của xilanh p1(t), p2(t); quy luật thay đổi nhiệt
độ trong các khoang công tác 1, 2 của xilanh T1(t), T2(t)).
2.3. Khảo sát ĐLH máy lái B72
Các thông số, số liệu đầu vào cho mô hình toán ĐLH máy lái B72 được xác
định từ tài liệu hướng dẫn sử dụng (điện áp xung tín hiệu điều khiển: U=90V, áp
suất và nhiệt độ nguồn khí động lực - khí cháy NLR cấp cho máy lái: pn=1,5 MPa,
Tn=2400 K); qua đo đạc mẫu thực, thực nghiệm và tính toán của nhóm đề tài
(thông số kết cấu, độ cứng lò xo đĩa, ma sát khô cản chuyển động trong cụm cơ cấu
piston-tay quay-loa phụt, mô men quán tính đối với tâm quay của cụm trục loa
phụt,); các thông số, hệ số về khí cháy NLR và một số thông số khác tham khảo
từ các tài liệu khác [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7].
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 211
Giải hệ phương trình vi (1) - (8) và các biểu thức dẫn xuất bằng phương pháp
Rungekutta bậc 4, lập trình trong môi trường MatLab, chúng ta nhận được các kết
quả mô tả quá trình ĐLH máy lái, sự biến thiên của một số tham số quan trọng
được biểu diễn trên các đồ thị điển hình sau (hình 2, hình 3):
a)
b)
Hình 2. Quy luật chuyển động của trục van và piston, các lực điện-từ các cuộn dây
và áp suất trong các khoang 1, 2 của máy lái tên lửa B72: a) Sử dụng khí nén có
nhiệt độ 300K, b) Sử dụng khí cháy NLR có nhiệt độ 2400K.
a)
b)
Hình 3. Quy luật thay đổi mô men tải đầu ra máy lái tên lửa B72: a) Sử dụng khí
nén có nhiệt độ 300K, b) Sử dụng khí cháy NLR có nhiệt độ 2400K.
Từ đồ thị thấy rằng, độ trễ chấp hành tín hiệu máy lái TL B72 sử dụng khí nén
có nhiệt độ 300K (khi thử nghiệm) và khi sử dụng khí cháy NLR có nhiệt độ
2400K [7] tương ứng là Tn=300K = 14,03ms, Tn=2400K = 12,7ms. Mô men tải đầu ra
cuối chu kỳ làm việc đạt giá trị ổn lập Mlp= 1,2Nm, các giá trị lực điện, nhiệt độ và
áp suất trong các khoang công tác cũng đạt giá trị ổn lập.
3. XÁC ĐỊNH CÁC VÙNG THAM SỐ KẾT CẤU VÀ
ĐỘNG LỰC HỌC MÁY LÁI TÊN LỬA B72
Trên cơ sở kết quả khảo sát ĐLH máy lái B72, nhóm tác giả tiến hành phân tích,
xác định đặc tính ảnh hưởng đến độ trễ và miền thay đổi hợp lý của các thông số
thiết kế về kết cấu và ĐLH đảm bảo chỉ tiêu độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển
của máy lái với mômen tải đầu ra cho trước bảo đảm hoạt động bình thường của
máy lái.
Các đồ thị quan hệ ảnh hưởng của từng thông số kết cấu và ĐLH cần nghiên
cứu đến chỉ tiêu chất lượng độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển máy lái B72
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 212
dưới đây được xây dựng trên cơ sở các phần mềm tích phân số mô hình toán ĐLH
máy lái tên lửa B72, được lập trình trong môi trường MatLab. Kết quả khảo sát thể
hiện trên các đồ thị quan hệ độ trễ với các thông số khảo sát (hình 4).
a)
b)
c)
d)
e)
f)
Hình 4. Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của các tham số kết cấu, ĐLH đến độ trễ chấp
hành tín hiệu máy lái tên lửa B72.
a) Đường kính trục van điều khiển với đường kính piston khác nhau (dv, dp i);
b) Đường kính piston với một số đường kính trục van; c) khe hở bộ đôi v với một
số đường kính con trượt khác nhau (v, dv i); d) Khe hở bộ đôi p với một số
đường kính piston khác nhau (p, dp i); e) Điện áp xung tín hiệu điều khiển với số
vòng dây cuộn hút khác nhau (U, i); f) Độ cứng lò xo đĩa với
điện áp điều khiển khác nhau (Cv, Ui).
Từ kết quả khảo sát một số thông số cơ bản, ta rút ra một số nhận xét:
- Khi giá trị đường kính con trượt trên trục van dv tăng, độ trễ máy lái giảm và
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Tên lửa, 09 - 2016 213
với đường kính piston dp lớn thì độ trễ giảm nhanh khi dv tăng, tuy nhiên đối với
đường kính piston dp=7mm thì mức độ giảm độ trễ không nhiều khi tăng dv (hình
4.a). Tương tự, với cùng đường kính con trượt dv, khi tăng đường kính piston dp thì
độ trễ giảm, nhưng đến mức độ nào đó thì ngược lại, rõ nhất khi dv nhỏ (hình
4.b). Đối với mẫu máy lái tên lửa B72 có dv=2,52mm, dp=7mm là nằm trong vùng
phù hợp đảm bảo mô men tải đầu ra và độ trễ ở mức =14,03ms.
- Khảo sát ảnh hưởng của dung sai đường kính con trượt trên trục van và dung
sai đường kính piston thông qua khe hở giữa con trượt với lỗ áo van v và piston
với xi lanh p (hình 4.c, d) cho thấy: với cùng giá trị đường kính con trượt dv, khe
hở v nhỏ thì độ trễ nhỏ, khe hở v lớn thì độ trễ lớn. Tương tự, với cùng đường
kính piston dp, khe hở p nhỏ thì độ trễ nhỏ và có cực trị vùng p <16m, tức là
các bộ đôi trục van - áo van, piston - xi lanh nếu được chế tạo chính xác với khe hở
bộ đôi nhỏ thì độ trễ giảm. Giá trị các khe hở v=10m, p =16m của máy lái
tên lửa B72 đảm bảo mô men tải đầu ra và độ trễ cần thiết =14,03ms là cơ sở lựa
chọn độ chính xác gia công, dung sai lắp ráp các bộ đôi cần thiết.
- Khi tăng điện áp U xung tín hiệu điều khiển thì độ trễ chấp hành tín hiệu của
máy lái cũng sẽ giảm. Xuất hiện đường biên LU bên trái đồ thị trên hình 4.e thể
hiện với điện áp U thấp – máy lái không làm việc.
- Khẳng định vai trò tăng tác động nhanh của lò xo đĩa: khi tăng độ cứng Cv lò xo
đĩa thì độ trễ sẽ giảm nhanh và đạt cực trị đối với từng giá trị U. Tuy nhiên với các
giá trị độ cứng lò xo bắt đầu có dấu hiệu phá vỡ ổn định làm việc của máy lái – xuất
hiện đường giới hạn LCV, nhất là đối với điện áp xung tín hiệu điều khiển thấp.
4. KẾT LUẬN
Từ các kết quả giải bài toán phân tích ĐLH máy lái B72, nghiên cứu trên đã
chứng minh bản chất vật lý và đánh giá định lượng ảnh hưởng của các thông số
thiết kế kết cấu và ĐLH đến chỉ tiêu chất lượng độ trễ máy lái; xác định các miền
thay đổi hợp lý của các thông số thiết kế bảo đảm chỉ tiêu chất lượng độ trễ nằm
trong giới hạn cho phép; đưa ra các phương án lựa chọn các miền thay đổi các
thông số thiết kế theo hướng có thể giảm công suất tín hiệu điều khiển và công suất
nguồn động lực khí cháy NLR, kích thước và trọng lượng tổng thể máy lái so với
phương án thiết kế danh định của máy lái nguyên mẫu B72. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng: giá trị các thông số thiết kế danh định của máy lái nguyên mẫu
B72 không nằm ngoài các miền thay đổi hợp lý của các thông số mà các kết quả
nghiên cứu đã xác định, điều này chứng tỏ tính đúng đắn mô hình tính toán thiết kế
ĐLH đã xây dựng và có thể áp dụng cho thiết kế máy lái tên lửa kiểu B72, làm cơ
sở kiểm nghiệm, xác định các tham số thiết kế theo mẫu máy lái tên lửa B72.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Xuân Vĩnh, “Khảo sát máy lái của tên lửa B72”,Tạp chí Nghiên cứu. Viện
Kỹ thuật quân sự (1984).
[2]. Lê Quang Sỹ, Luận án tiến sỹ kỹ thuật. “Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số
kết cấu và động lực học đến độ trễ chấp hành tín hiệu điều khiển máy lái tên
lửa điều khiển một kênh”, Viện KHCNQS (2012).
Cơ học & Điều khiển thiết bị bay
L. Q. Sỹ, P. T. Hân, ..., “Về một phương pháp tên lửa tầm gần.” 214
[3]. Lê Quang Sỹ, Trịnh Hồng Anh, Hồ Xuân Vĩnh, Đỗ Mạnh Tùng. “Đặc điểm
nguyên lý kết cấu, nguyên lý hoạt động và xây dựng mô hình toán động lực
học tổng quát máy lái điện khí tên lửa điều khiển một kênh”, Tạp chí Nghiên
cứu Khoa học và Công nghệ quân sự (số đặc biệt, 08-2010).
[4]. Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hòa (1996), “Kỹ thuật
đo lường các đại lượng vật lý”, Tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (1998), “Thiết kế chi tiết máy”, Nxb
Giáo dục, Hà nội.
[6]. Phạm Văn Khảo (1990), “Truyền động tự động khí nén”, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật.
[7]. Министерство обороны СССР (1966), “Управляемый снаряд 9М14М
(9М14) –Технитеское описание”, Военное издательство Министерства
обороны СССР.
ABSTRACT
THE METHOD OF DESIGNING A CACULATION FOR STEERING UNIT OF
NEARBY GUIDED MISSILE
The method of calculation designed in form steering unit of nearby guided
missile B72 is presented in this paper. It based on the survey of steering
unit’s real samples, manual instruction to establish preliminary design
documents, to conduct some of and to develop dynamics models, calculation,
survey and then specify the parameters of structure and dynamics in order to
achieve the minimum latency of control signal execution. The survey result
is the basis to check the accuracy of the design document’s parameters and
orientate manufacture and experiment steering unit of missile B72.
Keywords: Steering unit of a one channel-guided missile, Missile B72, Time delay.
Nhận bài ngày 16 tháng 07 năm 2016
Hoàn thiện ngày 04 tháng 08 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 09 năm 2016
Địa chỉ: Viện Tên lửa/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.
*Email: lequangsy@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_2664_2150245.pdf