Tài liệu Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính: Công nghệ thông tin
N. M. Thường, , P. X. Công, “Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính.” 78
VỀ MỘT MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN QUÁN TÍNH
Nguyễn Minh Thường*, Vũ Hoàng Anh, Dương Mạnh Cường, Phạm Xuân Công
Tóm tắt: Các mô hình toán học cũng như các thuật toán trên khoang đã có nhiều
nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn. Bài báo này trình bày về một thuật toán
cho máy tính trên khoang của tên lửa hành trình có hệ dẫn đường quán tính.
Từ khóa: Máy tính trên khoang; Hệ thống dẫn đường quán tính; Khối đo lường quán tính.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong các phương pháp dẫn đường là dẫn đường quán tính. Hệ thống dẫn
đường quán tính (INS) có ưu điểm nổi bật khi so sánh với các hệ thống dẫn đường
khác là khả năng dẫn đường tự lập và độ chính xác cao trong những khoảng thời
gian ngắn.
Tuy nhiên, hệ thống INS dùng các con quay vi cơ hoặc các con quay cơ điện để
đo các thành phần tốc độ góc. Các con quay loại này luôn có độ chệch không (có
tín hiệ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ thông tin
N. M. Thường, , P. X. Công, “Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính.” 78
VỀ MỘT MÔ HÌNH TÍCH HỢP HỆ THỐNG
ĐIỀU KHIỂN QUÁN TÍNH
Nguyễn Minh Thường*, Vũ Hoàng Anh, Dương Mạnh Cường, Phạm Xuân Công
Tóm tắt: Các mô hình toán học cũng như các thuật toán trên khoang đã có nhiều
nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn. Bài báo này trình bày về một thuật toán
cho máy tính trên khoang của tên lửa hành trình có hệ dẫn đường quán tính.
Từ khóa: Máy tính trên khoang; Hệ thống dẫn đường quán tính; Khối đo lường quán tính.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong các phương pháp dẫn đường là dẫn đường quán tính. Hệ thống dẫn
đường quán tính (INS) có ưu điểm nổi bật khi so sánh với các hệ thống dẫn đường
khác là khả năng dẫn đường tự lập và độ chính xác cao trong những khoảng thời
gian ngắn.
Tuy nhiên, hệ thống INS dùng các con quay vi cơ hoặc các con quay cơ điện để
đo các thành phần tốc độ góc. Các con quay loại này luôn có độ chệch không (có
tín hiệu khi không có tốc độ quay) và độ chệch này tỉ lệ thuận theo thời gian (tính
trôi không). Chính vì thế trong những ứng dụng có khoảng thời gian hoạt động dài
thì hệ thống INS phải có thông tin hiệu chỉnh từ các hệ thống hỗ trợ khác như: hệ
thống dẫn đường vô tuyến (Loran, Omega và Tacan), hệ thống dẫn đường vệ tinh
(GPS, GLONASS và Transit), JTIDS, DME
Bài báo này chúng tôi giới thiệu về một mô hình toán học tích hợp hệ thống INS
với các hệ thống hỗ trợ khác. Các thuật toán trình bày cho hệ thống INS có hiệu
chỉnh bởi tín hiệu GPS, tín hiệu đo cao vô tuyến. Cơ sở toán học cho mô hình tích
hợp này là lý thuyết về các bộ lọc Kalman. Độ chính xác của hệ thống tích hợp phụ
thuộc vào từng mô hình toán học mô tả các tác nhân gây ra sai số của hệ thống.
2. NGUYÊN LÝ DẪN ĐƯỜNG QUÁN TÍNH
Dẫn đường quán tính dựa trên cơ sở tính toán vị trí, vận tốc và hướng của một
vật thể chuyển động bằng cách sử dụng các thông số đo đạc được từ các cảm biến
như cảm biến gia tốc và cảm biến vận tốc góc.
Mô hình toán học mô tả chuyển động của một vật thể là một hệ phương trình vi
phân bậc nhất mô tả sự thay đổi của hệ thống theo thời gian. Một cách tổng quát
chúng ta có thể biểu diễn theo phương trình sau:
a
a a
a
b
r
x v
(1)
Trong đó, , ,
T
x r v là véc tơ trạng thái, r là véc tơ vị trí, v là véc tơ vận tốc
và là véc tơ quay. Tất cả đều là các hàm theo thời gian của các biến trạng thái
dẫn đường, dấu “.” thể hiện đạo hàm theo thời gian và “a”, “b” thể hiện hệ tọa độ
véc tơ trạng thái véc tơ được thiết lập.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 79
Trong hệ tọa độ cố định tâm trái đất (ECEF), véc tơ vị trí r được thể hiện bởi
kinh độ , vĩ độ và độ cao ellipsoit h : , ,
T
r h . Véc tơ vận tốc v được mô
tả trong hệ tọa độ địa lý địa phương (ENU) với ba thành phần , ,
T
e n uv v v v .
Các thành phần này được xác định như sau:
1
0 0
1
0 0 (2)
cos
0 0 1
n
e
u
M h v
r v
N h
h v
Với
2
3 2 1 22 2 2 2
1
,
1 sin 1 sin
a e a
M N
e e
là các bán kính cong của trái
đất tại vĩ độ .
Ma trận chuyển đổi tọa độ từ hệ tọa độ ECEF sang hệ tọa độ ENU có dạng:
sin cos 0
sin cos sin sin cos (3)
cos cos cos sin sin
enu
ecefC
Do đó các thành phần vận tốc quay , ,
Tenu
ie e n uu u u u của trái đất trong hệ tọa
độ ENU được xác định bởi:
(4)enu enuie ecef ieu C
Tức là, 0, cos , sine n uu u u . Với 0,0,
T
ie là véc tơ tốc
độ quay tuyệt đối của hệ tọa độ ECEF, là tốc độ quay tuyệt đối của trái đất.
Với mô hình trái đất có hình dạng ellipsoit Craovki, khi đó ta có véc tơ vận tốc
góc quay tuyệt đối của hệ tọa độ ENU có dạng:
, cos , sin (5)e n u
Cuối cùng chúng ta xác định phương trình vận tốc chuyển động của vật thể
trong hệ tọa độ ENU:
2
2 2
tan 2 sin 2 cos
tan 2 sin (6)
2 cos
e n u e u
n u e e
n e u e
e n n
u n e
e u u
dv v v v v
v v n g
dt M h N h
dv v v v
v n g
dt M h N h
dv v v
v n g
dt M h N h
Trong đó, , ,enu e n un n n n là véc tơ gia tốc cảm nhận (chỉ số gia tốc kế),
, ,enu e n ug g g g là véc tơ gia tốc trọng trường trong hệ tọa độ ENU.
Công nghệ thông tin
N. M. Thường, , P. X. Công, “Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính.” 80
3. THUẬT TOÁN DẪN ĐƯỜNG QUÁN TÍNH CÓ HIỆU CHỈNH
Dẫn đường quán tính INS có nhược điểm là sai số tích lũy theo thời gian, chính
vì điều này hệ thống INS thường được kết hợp với các hệ thống khác. Sự kết hợp
GPS và INS là một kết hợp lý tưởng vì hai hệ thống này có khả năng bù trừ cho
nhau hiệu quả. Có hai cách tiếp cận cơ bản để giải quyết bài toán kết hợp giữa GPS
và INS: theo sơ đồ bù trừ mở (Hình 1) và theo sơ đồ bù trừ kín (Hình 2).
INS
GPS Kalman
-
+
+
-
INS
GPS
Kalman
-
+
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc bù trừ mở Hình 2. Sơ đồ cấu trúc bù trừ kín.
Tuy nhiên, sai số của hệ thống INS là sai số tích lũy theo thời gian, và do đó khi
thời gian tăng lên nó trở thành phi tuyến, dẫn đến chất lượng bộ lọc kém đi. Vì vậy
đối với sơ đồ bù trừ mở chỉ được ứng dụng trong dẫn đường thời gian ngắn.
Đối với sơ đồ bù trừ kín, đầu ra của bộ lọc được sử dụng để hiệu chỉnh sai số
của hệ thống INS, các thuật toán dẫn đường được nghiên cứu xây dựng chung cho
cả hệ thống INS và hệ thống GPS với mô hình sai số chung để xác định các tham
số dẫn đường. Vì vậy sơ đồ bù trừ kín thường được áp dụng. Nền tảng cho hệ
thống tích hợp này là các bộ lọc Kalman.
Trong các thiết bị dẫn đường thường có nhiễu tần số cao, với biên độ cũng như
mật độ phổ có thể thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy rất khó có thể tìm ra chính
xác mật độ nhiễu nếu như không có những hiểu biết về mô hình và đặc điểm của
nhiễu. Do đó, trong bài báo này chúng tôi giới thiệu phương pháp lọc Kalman thích
nghi, phương pháp tự động điều chỉnh phương sai (ma trận sai số) của các phép đo
đầu vào. Các quy trình chi tiết thiết kế bộ lọc được giới thiệu bởi [2].
Xét hệ động lực học (dạng rời rạc) như sau:
1, 1
(7)
,
k k
k k k
x f x k
z h x k v
Chúng ta ký hiệu ins gpsx x x là hiệu sai số của hai hệ thống INS và GPS,
cũng là trạng thái cần ước lượng qua bộ lọc Kalman. Qua bộ lọc, trạng thái cuối
cùng được tính toán dựa trên sự kết hợp giữa trạng thái dự đoán và kết quả đo từ
thực tế. Nếu trạng thái ước lượng ký hiệu là x
thì dự đoán của trạng thái ước
lượng được xác định bởi:
1 1 (8)k k kx x
Trong đó kx
là ước lượng tiên nghiệm của kx và 1kx
là giá trị hậu nghiệm của
ước lượng trước. Ma trận dự đoán trạng thái, 1k , được tính toán từ xấp xỉ bậc
nhất từ phương trình (7), được xác định như sau:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 81
1
, 1
(9)
gps
k
x x
f x k
x
Phép đo thực tế, ký hiệu là kz , tùy theo từng ứng dụng cụ thể xây dựng bộ lọc
Kalman với số trạng thái phù hợp, kz có thể là các phép đo từ gia tốc kế, các phép
đo từ cảm biến vận tốc góc hoặc cả hai, các giá trị đo này có thể lấy từ đầu ra của
khối IMU.
Chúng ta ký hiệu phần dư của phép đo là kr , và được tính toán theo phương
trình sau:
(10)k k gps k k kr h x z H x
Trong đó kH là ma trận độ nhạy đo lường được xấp xỉ bởi:
,
(11)
gps
k
x x
h x k
H
x
Sử dụng công thức (10), và các công thức tính toán ma trận hiệp phương sai tiên
nghiệm trong [2], ta có:
1 1 1 1 (12)
T
k k k k kP P Q
Trong đó 1kQ là ma trận hiệp phương sai nhiễu mô hình, 1kP
là ma trận hiệp
phương sai hậu nghiệm.
Ước lượng cho ma trận hiệp phương sai nhiễu đo lường được xác định bởi [10]:
1
1
(13)
k
T T
k i i i i i
i k N
R rr H P H
N
Với N là số lượng mẫu.
Tuy nhiên kR có thể được ước lượng tốt hơn bởi công thức:
1
1
, (14)
T
gps gpsk
i i i i i i i i i i
k
Ti k N
i i i
h x z H x h x z H x
R
N H P H
4. TÍCH HỢP DẪN ĐƯỜNG QUÁN TÍNH VỚI ĐO CAO VÔ TUYẾN
Một trong các mô hình dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh là mô hình hiệu
chỉnh kênh chiều cao bằng đo cao vô tuyến. Để thực hiện được thuật toán hiệu
chỉnh kênh chiều cao cần phải biết mô hình sai số của bộ đo cao vô tuyến. Sai số
của bộ đo cao vô tuyến mang đặc trưng nhiễu ngẫu nhiên do nhiều nguyên nhân
như : sai số do độ dịch trung bình CMH t , sai số thăng giáng FH t , sai số
động DH t , và sai số dụng cụ đo aH t . Vì vậy xấp xỉ gần đúng bậc nhất tín
hiệu đầu ra của bộ đo cao vô tuyến có dạng :
0 (15)vtH t H t H t
Trong đó 0H t là chiều cao cần đo, và vtH t là sai số được xác định bởi:
+ + + (16)vt CM F D aH t H t H t H t H t
Công nghệ thông tin
N. M. Thường, , P. X. Công, “Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính.” 82
Hàm mật độ của độ dịch trung bình CMH t có dạng [1]:
2= exp (17)
CMH CM CM
f t
Trong đó, CM là độ lệch chuẩn, CM là kỳ vọng của độ dịch trung bình, các
hằng số này được xác định bằng thực nghiệm.
Thành phần sai số thăng giáng FH t , đặc trưng của sai số này là nhiễu có
phân bố chuẩn với độ lệch chuẩn
FH
, và mật độ phổ
FH
N , với hàm độ có dạng:
= 2 (18)
F FH H
f t N t
Các thành phần DH t , aH t thường được cho trong tài liệu kỹ thuật của
thiết bị đo cao vô tuyến.
Sơ đồ hiệu chỉnh chiều cao bằng đo cao vô tuyến dạng mở được cho bởi sơ đồ
sau (Hình 3):
ĐCQT
ĐCVT KF
-
+
+
-
H(t)
Bộ
tiền
xử lý
Hins(t)
Hvt(t)
r(t)
Hình 3. Sơ đồ hiệu chỉnh INS bằng đo cao vô tuyến.
Theo sơ đồ Hình 3, chiều cao được xác định đồng thời bằng đo cao quán tính
(ĐCQT) và đo cao vô tuyến (ĐCVT). Khối tiền xử lý tính toán chiều cao trong hệ
tọa độ đồng nhất, đầu vào bộ lọc Kalman thích nghi là hiệu sai số hai bộ đo cao :
(19)ins vtr t H t H t
Đầu ra của bộ lọc KF đánh giá sai số kết hợp từ sai số của hệ thống điều khiển
quán tính với đặc trưng sai số của bộ đo cao vô tuyến, phương trình trạng thái của
bộ lọc được xác định bởi:
H
2 /
(20)
ins z
z ins z
z z z
CM CM CM
t W
W g R H a g
a a U a
g g U g
H H U H
Phương trình toán học mô tả sơ đồ Hình 3 được xác định như sau:
(21)
x t F t x t G t u t
r t H t x t v t
Trong đó,
+) , , , ,
T
ins z z CMx t H V a g H - véc tơ trạng thái của bộ lọc;
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 04 - 2019 83
+) , ,
T
z CMu t U a t g t H - véc tơ nhiễu trắng với kỳ vọng
0m u t , phương sai D u t Q t .
+) v t - véc tơ nhiễu đo lường với kỳ vọng 0m v t .
+) F t - ma trận xác định từ phương trình trạng thái (4.6) có dạng:
0 1 0 0 0
2 / 0 1 1 0
(22)0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
g R
F t
g
+) G t - ma trận nhiễu đầu vào:
0 0 0
0 0 0
(23)1 0 0
0 1 0
0 0 1
G t
+) 1, 0, 0, 0, 1H t - ma trận đo lường.
5. KẾT LUẬN
Tùy theo những ứng dụng thực tiễn, dẫn đường quán tính được mô tả và mô
hình hóa bằng thuật toán số được cài đặt trên máy tính trên khoang và được thể
hiện bằng kỹ thuật để giải quyết vấn đề được đặt ra. Kết hợp giữa dẫn đường quán
tính với các hệ thống dẫn đường khác là hướng nghiên cứu trong những ứng dụng
ngày nay.
Cùng với nó là các mô hình toán học, cũng như các thuật toán giải thuật số được
nhiều nhà nghiên cứu và phát triển hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Chúc, Nguyễn Phú Thắng, Lê Tuấn Anh, Ngô Trọng Mại, Thuật
toán dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh ứng dụng trong thiết bị vi cơ điện tử
dùng cho hệ thống điều khiển thiết bị bay, Tuyển tập các báo cáo khoa học,
Hội nghị khoa học ngành Vũ khí tại Trung tâm KHKT & CNQS, 2007.
[2]. Jay A. Farrell, and Matthew Barth, The Global Positioning System & Inertial
Navigation, McGraw-Hill, 1998.
[3]. Mohinder S. Grewal, Angus P. Andrews, Kalman Filtering Theory and
Practice, Prentice Hall, 1993.
[4]. Robert Grover Brown, Patrick Y.C. Hwang, Introduction to Random Signals
and Applied Kalman Filter, John Wiley & Sons, 1997.
[5]. Robert M. Rogers, Applied Mathematics in Integrated Navigation Systems,
AIAA, 2000.
Công nghệ thông tin
N. M. Thường, , P. X. Công, “Về một mô hình tích hợp hệ thống điều khiển quán tính.” 84
[6]. Oleg Salychev, Inertial Systems in Navigation and Geophysics, Bauman
MSTU Press, Moscow, 1998.
[7]. Mohinder S. Grewal, Lawrence R. Weill, and Angus P. Andrews, Global
Positioning systems, Inertial Navigation and Integration, Wiley Interscience,
2001.
[8]. Wei, W., Y. Zong, R. Rong, 2006, Quadratic extended Kalman filter approach
for GPS/INS integration, Aerospace Science and Technology, 10: 709-7.
[9]. Vikas Kumar N, 2004, Integration of Inertial Navigation System and Global
Positioning System Using Kalman Filtering, M.Tech. Dissertation, Indian
Institute Of Technology, Bombay, July 2004.
[10]. Watson, J.R.A., 2005, High-Sensitivity GPS L1 Signal Analysis for Indoor
Channel Modelling, MS.c., Thesis, published as Report No. 20215,
Department of Geomatics Engineering, The University of Calgary.
[11]. Peter S. Maybeck, Stochastic Models, Estimation, and Control Volume 2,
Navtech Book and Software Store, 1994.
ABSTRACT
AN ONBOARD ALGORITHM FOR INERTIAL NAVIGATION
CONTROL SYSTEMS
Mathematical models as well as onboard algorithms have many
researches and applications in practice. This paper presents an algorithm
for onboard computers of cruise missiles with inertial navigation systems.
Keywords: Onboard Computer; Inertial navigation system; Inertial measurement unit.
Nhận bài ngày 20 tháng 12 năm 2018
Hoàn thiện ngày 18 tháng 3 năm 2019
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019
Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/Viện KH-CNQS.
* Email: thuong2209@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_thuong_8715_2150149.pdf