Về kinh tế trung quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam

Tài liệu Về kinh tế trung quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam: Về kinh tế trung quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam Phạm sĩ thành (*) Nhờ vào việc áp dụng các biện pháp tài chính có hiệu quả và chính sách tiền tệ mở rộng, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc đ−a nền kinh tế thoát khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008. Với Trung Quốc, khủng hoảng tài chính vừa là nguy cơ nh−ng đồng thời cũng là cơ hội để quốc gia này thực hiện các chuyển đổi quan trọng nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, năm 2010 đ−ợc coi là một năm bản lề. Trên cơ sở phân tích về kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010, bài viết đ−a ra một số nhận định về các xu thế lớn của kinh tế Trung Quốc trong thập niên tới và tìm hiểu một số liên hệ tới Việt Nam. 1. Những thay đổi về động lực tăng tr−ởng của kinh tế Trung Quốc (2010 – 2020) - Tăng tr−ởng dựa vào đầu t− và tiêu dùng trong n−ớc mạnh hơn Tổng kết về tăng tr−ởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2008, hầu hết các nghiên cứu của các...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về kinh tế trung quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về kinh tế trung quốc trong thập niên tới và một số vấn đề đối với Việt Nam Phạm sĩ thành (*) Nhờ vào việc áp dụng các biện pháp tài chính có hiệu quả và chính sách tiền tệ mở rộng, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc đ−a nền kinh tế thoát khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008. Với Trung Quốc, khủng hoảng tài chính vừa là nguy cơ nh−ng đồng thời cũng là cơ hội để quốc gia này thực hiện các chuyển đổi quan trọng nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Vì vậy, năm 2010 đ−ợc coi là một năm bản lề. Trên cơ sở phân tích về kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2010, bài viết đ−a ra một số nhận định về các xu thế lớn của kinh tế Trung Quốc trong thập niên tới và tìm hiểu một số liên hệ tới Việt Nam. 1. Những thay đổi về động lực tăng tr−ởng của kinh tế Trung Quốc (2010 – 2020) - Tăng tr−ởng dựa vào đầu t− và tiêu dùng trong n−ớc mạnh hơn Tổng kết về tăng tr−ởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1978 – 2008, hầu hết các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài Trung Quốc đều đi đến kết luận rằng tăng tr−ởng của quốc gia 1,3 tỷ dân trong giai đoạn này chủ yếu đ−ợc hình thành bởi hai động lực quan trọng là xuất khẩu và không ngừng mở rộng quy mô đầu t− trong n−ớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1980 – 2000, xuất khẩu tăng tr−ởng 10% sẽ góp phần giúp kinh tế Trung Quốc tăng tr−ởng 1%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế và sự tăng tr−ởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra những thay đổi nhất định về động lực tăng tr−ởng. Khủng hoảng thu hẹp thị tr−ờng bên ngoài,(*)làm giảm mức đóng góp của xuất khẩu ròng (net export)(**). Thu nhập bình quân theo đầu ng−ời của Trung Quốc đã đạt 3800 USD, phát đi một tín hiệu tích cực về sự trỗi dậy của tiêu dùng trong n−ớc. Vì thế, có thể cho rằng, đối với Trung Quốc, t−ơng quan về tỉ lệ đóng góp cho tăng tr−ởng kinh tế của một số chỉ số kinh tế vĩ mô nh− xuất khẩu – đầu t− – tiêu dùng sẽ xuất hiện những thay đổi trong thập niên tới dù quá trình này không diễn ra một cách nhanh chóng. (*) TS. Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. (**) Xuất khẩu ròng: mức chênh lệch giá trị giữa tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu và tổng giá trị sản phẩm nhập khẩu. Xuất khẩu ròng có thể là “xuất siêu” nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu và có thể là “nhập siêu” nếu ng−ợc lại. Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2010 24 Về xuất khẩu. Dựa vào các số liệu thống kê, có thể nhận thấy một cách rõ nét rằng, đóng góp của xuất khẩu cho tăng tr−ởng kinh tế kể không còn ấn t−ợng nh− thập niên 1990. Mặc dù, xét về quy mô, xuất khẩu của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỉ XXI đã đạt đ−ợc mức tăng ngoạn mục (biểu đồ 1a), nh−ng tỉ lệ tăng tr−ởng xuất khẩu lại không ổn định (biểu đồ 1b). Điều này cộng thêm những bất lợi từ giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao – tác động mạnh đến ngành gia công – chế tạo của Trung Quốc – nên đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng tr−ởng kinh tế của Trung Quốc trong 10 năm đầu của thế kỉ XXI đã giảm so với thập niên 1990 (biểu đồ 2). Kể từ năm 2003, đóng góp của xuất khẩu ròng cho tăng tr−ởng kinh tế Trung Quốc ch−a đến 5%. Năm 2009, lần đầu tiên sau nhiều năm, đóng góp này mang giá trị âm (-4,8%), cụ thể mức đóng góp của xuất khẩu cho tăng tr−ởng kinh tế là -10,4% và của nhập khẩu là 4,3%. Trong khi đó, đóng góp của đầu t− cho tăng tr−ởng kinh tế năm 2009 là 18,3% và của tiêu dùng là 9,7% (xem thêm: 8). Xét trong trung hạn (2010 – 2015), với đà tăng tr−ởng của kinh tế Trung Quốc và nhu cầu chuyển dịch – nâng cấp kết cấu ngành (), tốc độ tăng tr−ởng của xuất khẩu khó có thể v−ợt qua đ−ợc nhập khẩu (xem thêm: 8). Dấu hiệu mới nhất cho phép dự đoán rằng đóng góp của xuất khẩu cho tăng tr−ởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm là sự điều chỉnh về mặt chính sách đối với các doanh nghiệp vốn FDI. Trong văn bản mới nhất về “Mục lục chỉ định ngành đầu t− đối với doanh nghiệp n−ớc ngoài” (bản năm 2010)(∗), sau khi đã lấy ý kiến của (∗) “Mục lục” đ−ợc ban hành và sửa đổi vào các năm: 1995, 1997, 2001, 2004, 2007, 2010. Về kinh tế Trung Quốc 25 các tỉnh thành trong cả n−ớc và bắt đầu thực hiện từ 1/12/2010, Trung Quốc đã tiến hành hai sự điều chỉnh nổi bật: • Không tiếp tục thực hiện chính sách “h−ớng ra xuất khẩu” đơn thuần nh− tr−ớc. • Khuyến khích doanh nghiệp n−ớc ngoài đầu t− vào các ngành: Chế tạo – chế biến hàng hóa chất l−ợng cao (); Ngành kĩ thuật cao và kĩ thuật mới (); Các ngành dịch vụ hiện đại () nh− tài chính – tiền tệ, bảo hiểm; Các ngành năng l−ợng mới và ngành tiết kiệm năng l−ợng, bảo vệ môi tr−ờng (); Các doanh nghiệp vốn FDI luôn chiếm tỉ trọng lớn cả trong xuất khẩu th−ơng mại thông th−ờng và th−ơng mại gia công – chế biến của Trung Quốc (biểu đồ 3), nên khi thành phần kinh tế này không còn đ−ợc khuyến khích “h−ớng ra xuất khẩu”, tất yếu sẽ ảnh h−ởng đến mức xuất khẩu của quốc gia đông dân này. Mặc dù đóng góp của xuất khẩu đối với tăng tr−ởng kinh tế có thể suy giảm, nh−ng Trung Quốc sẽ vẫn duy trì đ−ợc đà tăng tr−ởng mạnh về xuất khẩu trên thế giới nhờ dựa vào lợi thế cạnh tranh. Bởi những bằng chứng từ quá khứ và hiện tại đều cho thấy, các lần suy thoái kinh tế thế giới th−ờng là thời điểm Trung Quốc tăng đ−ợc thị phần hàng xuất khẩu của mình. Trong quá khứ, khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 và khủng hoảng dotcom năm 2001 đều chứng kiến sự tăng lên về thị phần của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Năm 1998, tăng tr−ởng xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức 7,1%, năm 2001 thậm chí tỉ lệ này còn đạt 9,6% là điều khiến thế giới phải kinh ngạc (theo: 5). ở hiện tại, 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Trung Quốc đã có sự hồi phục mạnh mẽ với tỉ lệ tăng tr−ởng v−ợt qua mức tăng tr−ởng nhập khẩu của toàn thế giới (không tính nhập khẩu của Trung Quốc), bất chấp điều kiện th−ơng mại của Trung Quốc 6 tháng đầu năm nay đã xấu đi do tác động của sự tăng giá các nguyên liệu đầu vào. Dự báo cho thấy, Trung Quốc sẽ duy trì đ−ợc đà tăng tr−ởng xuất khẩu lớn hơn tỉ lệ tăng tr−ởng nhập khẩu của toàn thế giới (không tính nhập khẩu của Trung Quốc) (xem thêm: 3). Về đầu t−. Kể từ những năm 1990, doanh nghiệp luôn đóng vai trò là thành phần chủ chốt trong hoạt động đầu t− vào nền kinh tế Trung Quốc với mức đầu t− đỉnh cao là khoảng 35% GDP (năm 1993), trong khi đó tỉ trọng đầu t− của chính phủ và c− dân trong GDP giữ một vai trò khiêm tốn hơn nhiều. Bất kể là đầu t− vào tài sản cố định (TSCĐ) hay đầu t− nói chung, thì tỉ lệ tăng tr−ởng đầu t− của chính phủ Trung Quốc mới chỉ tăng lên kể từ năm 2008 (tức năm xảy ra khủng hoảng tài chính Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2010 26 tiền tệ) và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2009, sau khi đã duy trì đà đi xuống kể từ năm 2005. Nguyên nhân của xu thế này là do các gói tài chính và các ch−ơng trình chi tiêu của chính phủ Trung Quốc trị giá 4000 tỉ NDT đ−ợc đ−a ra nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Điều này khiến tỉ lệ tăng tr−ởng về đầu t− tài sản cố định của chính phủ tăng vọt và chính phủ trở thành chủ thể giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo ra động lực mới cho tăng tr−ởng về đầu t−. Trong các khoản đầu t− do chính phủ chỉ đạo, một phần đ−ợc lấy từ ngân sách quốc gia, một phần lấy từ các khoản chi vay tín dụng của ngân hàng th−ơng mại và ngân hàng mang tính chính sách. Trong thời gian ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới, khoản đầu t− này chiếm khoảng 1/3 tổng mức đầu t−. Đi kèm với các khoản đầu t− này, chi tiêu của chính phủ Trung Quốc cũng đã mở rộng nhằm hỗ trợ cho tiêu dùng chung. Về tiêu dùng. Biểu đồ 2 cho thấy xu thế tăng tr−ởng của đóng góp từ tiêu dùng trong n−ớc đối với tăng tr−ởng. Trong thời gian 10 năm tới, mức đóng góp này theo chúng tôi sẽ tiếp tục tăng bởi các nguyên do sau: - Tăng tr−ởng kinh tế, tăng tỉ giá thực và những yêu cầu về tăng l−ơng của công nhân làm tăng thu nhập khả dụng của ng−ời dân. Điều này ở một ý nghĩa nhất định sẽ khuyến khích tiêu dùng. - Thay đổi về mặt quan niệm của giới trẻ khi họ tiêu dùng nhiều hơn cho hiện tại vì cảm thấy t−ơng lai đ−ợc bảo đảm hơn khi nhìn thấy triển vọng tăng tr−ởng kinh tế cao của Trung Quốc còn kéo dài ít nhất 15 năm nữa. - Chính phủ tranh thủ sử dụng khoản chi 4000 tỉ NDT cho các mục tiêu an sinh xã hội, đặc biệt là việc Trung Quốc bắt đầu khởi động xây dựng mạng l−ới bảo hiểm xã hội ở nông thôn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ng−ời dân trong việc phòng tránh rủi ro, từ đó tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc kích thích tiêu dùng, giảm bớt khuynh h−ớng tiết kiệm của c− dân. Dựa vào phân tích này, dự tính tiêu dùng sẽ có tỉ lệ tăng tr−ởng và duy trì đ−ợc tỉ trọng lớn hơn đầu t− trong GDP (theo: 3). Sau khi xét đến vai trò của từng yếu tố nêu trên đối với tăng tr−ởng trong t−ơng lai, có thể nhận định, cùng với sự “giảm nhiệt” về xuất khẩu và quy mô kinh tế đã tăng mạnh trong suốt 30 năm qua, tỉ lệ tăng tr−ởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn tới (2010 – 2020) sẽ ở một mức thấp hơn hơn so với tr−ớc đó (bảng 1). Nhận định, tỉ lệ tăng tr−ởng tiềm năng của Trung Quốc trong giai đoạn này sẽ ở mức 7% (xem thêm: 8). 2. Một số suy ngẫm về kinh tế Việt Nam Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 mở ra một cơ hội lớn cho Trung Quốc trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Hàng loạt ch−ơng trình an sinh xã hội ở Về kinh tế Trung Quốc 27 thành thị và nông thôn đã nhận đ−ợc sự đầu t− lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng đ−ợc cải thiện. Quá trình tái cấu trúc tạo ra những tác động mạnh mẽ lên năng lực sản xuất và cạnh tranh của hàng hóa “Made in China” cũng nh− mức tiêu dùng trong n−ớc. Điều này, ở một mức độ nhất định, gợi mở cho chúng ta những suy ngẫm về sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong t−ơng lai gần. Về th−ơng mại. Việt Nam hiện vẫn chủ yếu xuất khẩu các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mức độ nội địa hóa trong mỗi sản phẩm ngành công nghiệp chế tạo đã đ−ợc cải thiện nh−ng công nghiệp chế tạo của Việt Nam đa phần vẫn duy trì ở mức khiêm tốn là “lắp ráp”. Trong bối cảnh Trung Quốc điều chỉnh kết cấu ngành theo h−ớng sản xuất các hàng hóa chất l−ợng cao, hàm l−ợng khoa học công nghệ nhiều và giảm dần sản xuất hàng hóa sử dụng nhiều lao động (phổ thông, đơn giản) điều này hàm ý rằng trong quan hệ th−ơng mại với Trung Quốc, chúng ta có thể sẽ xuất khẩu nhiều hơn nữa nguyên vật liệu, năng l−ợng, hàng hóa sử dụng nhiều lao động (giày dép, dệt may), dẫu rằng trong thực tế hiện nay, các hàng hóa này của Trung Quốc đang tràn ngập thị tr−ờng Việt Nam, và nhập khẩu các hàng hóa sử dụng nhiều kĩ thuật – công nghệ. Nhập siêu th−ơng mại Việt – Trung sẽ vẫn là một thực tế tồn tại lâu dài. Về vai trò của doanh nghiệp vốn FDI – căn bệnh Hà Lan (∗). Cũng (∗) "Căn bệnh Hà Lan" là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi n−ớc này tìm ra mỏ khí gas lớn. Từ đó về sau, thuật ngữ này đ−ợc sử dụng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện những nguồn tài nguyên thiên giống với tr−ờng hợp Trung Quốc, các doanh nghiệp vốn FDI có mức đóng góp lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa (gồm cả doanh nghiệp nhà n−ớc và doanh nghiệp t− nhân) cho xuất khẩu. Năm 2001, xuất khẩu của khối doanh nghiệp vốn FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 24,4%, con số này lần l−ợt tăng lên 34,5% (năm 2005), 42,3% (năm 2009) và 46,2% (7 tháng đầu năm 2010) (10, tr.1). Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, các doanh nghiệp vốn FDI Việt Nam chủ yếu hoạt động trong các ngành chế biến (thủy sản, giày dép, dệt may), lắp ráp và bất động sản. Hơn nữa, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này còn có dấu hiệu chững lại trong năm 2010. James Riedels - chuyên gia kinh tế Dự án USAID/STAR – Việt Nam cho rằng: dấu hiệu chững lại trong đầu t− vào công nghiệp chế tác đã đ−ợc nhìn thấy từ vài năm tr−ớc đó (2006 – 2007). Có thể sự chuyển ra khỏi công nghiệp chế tác của vốn FDI không hoàn toàn do nhu cầu thị tr−ờng, mà còn do những tác động của chính sách phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam – các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu đ−ợc −u tiên thu hút vốn FDI hơn các ngành h−ớng ra xuất khẩu (11, tr.14). Ngoài ra, trong thời gian mấy năm qua, nhập khẩu vốn (capital) của Việt Nam d−ới dạng các dòng đầu t− gián tiếp cũng đang tăng mạnh. Điều này có thể tiềm ẩn những nguy hiểm bởi nguồn vốn mang tính ngắn hạn này chủ yếu mang tính đầu cơ và khó có thể trông chờ vào việc chúng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa kĩ thuật (Technology Spillover Effect) cho nền kinh tế. Trong khi đó, trong 15 ngành thu hút nhiều FDI nhất của Trung Quốc năm 2009, có 9767 nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong n−ớc của một quốc gia. Thông tin Khoa học xã hội, số 10.2010 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo – chế biến, với tổng vốn đầu t− 46,77 tỉ USD (trên tổng số 55,58 tỉ USD của nhóm ngành công nghiệp) (Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, 2009). Sự khác biệt này khiến mục đích thu hút chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp vốn FDI của Việt Nam kém hiệu quả hơn so với Trung Quốc, từ đó hạn chế rất nhiều việc nâng cấp ngành trong n−ớc và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành đó. Nếu thực tế thu hút FDI này duy trì quá lâu, về cơ bản kinh tế Việt Nam sẽ mắc “căn bệnh Hà Lan” – nghĩa là ngành công nghiệp chế tạo, “x−ơng sống” của nền kinh tế, không đ−ợc phát triển đúng mức. Về đóng góp của các yếu tố vào tăng tr−ởng kinh tế. Từ trong khủng hoảng, Trung Quốc đã nắm bắt một cơ hội để tiến hành chuyển đổi ph−ơng thức tăng tr−ởng. Sự chuyển đổi này khác với việc nâng cao chất l−ợng tăng tr−ởng (tăng tr−ởng sạnh hơn, bền vững hơn) bởi nó thể hiện sự đóng góp ở các mức độ khác nhau của các hoạt động tiết kiệm (tích lũy) và tiêu dùng (gồm cả tiêu dùng trong n−ớc và tiêu dùng của thị tr−ờng n−ớc ngoài – xuất khẩu). Nh− đã phân tích ở trên, ph−ơng h−ớng tăng tr−ởng của Trung Quốc trong thập niên tới sẽ chú trọng hơn đến vai trò của tiêu dùng nội địa (nâng cao nhu cầu nội địa), giảm dần sự lệ thuộc của tăng tr−ởng kinh tế vào xuất khẩu. Các nền kinh tế Đông á theo đuổi chiến l−ợc h−ớng ra xuất khẩu cũng sớm nhận ra những hạn chế của chiến l−ợc này nếu đ−ợc thực hiện quá lâu. Đó là: (1) Thặng d− cán cân th−ơng mại dẫn đến những áp lực tăng giá đồng bản tệ; (2) Va chạm th−ơng mại với các quốc gia nhập siêu; (3) Các ngành không tham gia xuất khẩu th−ờng bị xem nhẹ v.v... Trung Quốc hiện đang vấp phải áp lực buộc tăng giá đồng NDT mạnh mẽ từ cả Mỹ (n−ớc có thâm hụt cán cân th−ơng mại lớn nhất với Trung Quốc), châu Âu và IMF là một trong những hệ quả có thể tiên liệu tr−ớc của chiến l−ợc phát triển kinh tế này. Đối với Việt Nam, mặc dù theo đuổi chiến l−ợc h−ớng ra xuất khẩu nh−ng có một nghịch lý là Việt Nam th−ờng xuyên rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân th−ơng mại. Mặc dù ch−a phải đối mặt với áp lực tăng giá đồng bản tệ (vì thực tế chúng ta bị thâm hụt cán cân th−ơng mại, và đồng VND trên thực tế đang đ−ợc định giá cao hơn khoảng 15% so với đồng USD) (dẫn theo: 12), nh−ng việc không đánh giá và quan tâm đúng mức thị tr−ờng trong n−ớc, trong khi thực hiện chiến l−ợc h−ớng ra xuất khẩu quá lâu khiến tăng tr−ởng kinh tế của Việt Nam về lâu dài sẽ chịu nhiều cú shock hơn từ bên ngoài. Mặt khác, do thâm hụt cán cân th−ơng mại và cán cân vãng lai quá Về kinh tế Trung Quốc 29 cao khiến cầu trong n−ớc của Việt Nam bị giảm sút (13, tr.5). Nếu không khai thác đ−ợc hết năng lực sản xuất thì thâm hụt kép còn bào mòn nhu cầu nội địa và hạn chế sản xuất cũng nh− thu nhập trong n−ớc. Cần một chính sách công nghiệp hợp lý hơn. Nguyên nhân của tình trạng thâm hụt cán cân th−ơng mại không phải là bài toán tỉ giá. Mặc dù, ở thời điểm hiện tại, đồng VND đang đ−ợc định giá cao hơn 15% so với đồng USD, nh−ng đó không phải là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhập siêu triền miên của Việt Nam. “Căn bệnh Hà Lan” nh− chúng tôi đề cập ở trên mới là nguyên nhân chính yếu của tình trạng này. Vì thế, giảm nhập siêu bằng cách phá giá đồng VND không phải là giải pháp lâu dài. Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài n−ớc cũng đã chỉ ra vấn đề của kinh tế Việt Nam là kết cấu sản xuất bất hợp lý – trong đó nổi cộm nhất là năng lực sản xuất yếu kém của ngành công nghiệp chế tạo bản địa. Chính tình trạng xuất khẩu nguyên nhiên liệu, sản phẩm sơ chế, nhập khẩu sản phẩm tinh chế, hàng hóa có hàm l−ợng khoa học công nghệ cao khiến thâm hụt cán cân th−ơng mại của Việt Nam ngày một dày thêm. Để giải quyết dứt điểm tình trạng thâm hụt cán cân th−ơng mại, tạo điều kiện tốt cho cầu và tiêu dùng trong n−ớc tăng mạnh, thì trong 10 năm tới, Việt Nam cần cấu trúc lại các ngành sản xuất công nghiệp của mình theo h−ớng giảm dần các ngành sản xuất sử dung nhiều lao động và năng l−ợng thô. Bài bình luận trên tờ Time (Mỹ) về căng thẳng trong quan hệ th−ơng mại Mỹ - Trung đã chỉ ra rằng, không phải là hàng hóa giá rẻ Trung Quốc mà ng−ợc lại, chính hàng hóa Trung Quốc ở các phân khúc trung bình và cao cấp mới là mối đe dọa thực sự đối với nền kinh tế Mỹ (xem thêm: 9). TàI LIệU THAM KHảO 1. Jianwu He, Louis Kuijs. “Rebalancing China’s Economy – Modeling a Policy Package”, World Bank China Research Paper, No. 7, September, 2007. 2. Louis Kuijs. Investment and Saving in China. World Bank Research Working Paper, No.1, May, 2005. 3. Louis Kuijs. China through 2020 – a macroeconomic scenario. World Bank Research Working Paper, No. 9, June, 2010. 4. Ngân hàng Thế giới. Tái định dạng địa kinh tế. H.: Văn hóa - Thông tin, 2008. 5. Ngân hàng Thế giới. Báo cáo theo quý về kinh tế Trung Quốc, 11/2008. 6. Ngân hàng Thế giới. Báo cáo theo quý về kinh tế Trung Quốc, 6/2009. 7. Ngân hàng Thế giới (a): Báo cáo theo quý về kinh tế Trung Quốc, 3/2010. 8. Ngân hàng Thế giới (b): Báo cáo theo quý về kinh tế Trung Quốc, 6/2010. 9. Ôn Gia Bảo lần đầu tiên lên trang bìa Time (tiếng Trung) www.bbc.co.uk/chinese/ 10. Biểu đồ xuất khẩu khối doanh nghiệp FDI. Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 215, 8/9/2010. 11. Đổi dòng nguồn vốn FDI. Báo Đầu t−, số 103, 27/8/2010. 12. vneconomy.vn/20100930055023389 P0C6/ty-gia-diem-yeu-cua-nen-kinh- te-viet-nam.htm 13. 3 điểm yếu và 4 định h−ớng – Chiến l−ợc kinh tế đối ngoại. Thời báo kinh tế Việt Nam, số 208, 31/8/2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_kinh_te_trung_quoc_trong_thap_nien_toi_va_mot_so_van_de_doi_voi_viet_nam_8825_2175124.pdf
Tài liệu liên quan