Tài liệu Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều từ câu 499 đến câu 524 trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) - Từ góc nhìn văn hóa - Trần thị Thu Hiền: 58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu tính văn hóa trong tác phẩm văn
học là rất cần thiết. Bởi, tính văn hóa của tác phẩm
văn học là một thuộc tính không thể tách rời của tác
phẩm văn chương, là một yếu tố quan trọng làm nên
giá trị trường tồn của tác phẩm. Tính văn hóa của tác
phẩm văn học thể hiện trước hết qua cách nhìn nghệ
thuật về con người và cuộc đời, qua quan niệm ứng
xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn
mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, nó còn được thể hiện ở cách thức xây dựng
nhân vật, cốt truyện, cách sử dụng ngôn từ, thi pháp,
cấu trúc, Do đó, việc giảng dạy tác phẩm văn học
nói chung và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói riêng
không chỉ dừng lại ở cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của
hình tượng nghệ thuật nhân vật mà còn hiểu được
ThS. TRẦN THỊ THU HIỀN1
1 Học viện Khoa học Quân sự ✉ qkieutuan@gmail.com
Ngày nhận: 29/12/2016; Ngày hoàn thiện: 20/01/2017; ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều từ câu 499 đến câu 524 trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) - Từ góc nhìn văn hóa - Trần thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
1. MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu tính văn hóa trong tác phẩm văn
học là rất cần thiết. Bởi, tính văn hóa của tác phẩm
văn học là một thuộc tính không thể tách rời của tác
phẩm văn chương, là một yếu tố quan trọng làm nên
giá trị trường tồn của tác phẩm. Tính văn hóa của tác
phẩm văn học thể hiện trước hết qua cách nhìn nghệ
thuật về con người và cuộc đời, qua quan niệm ứng
xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn
mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, nó còn được thể hiện ở cách thức xây dựng
nhân vật, cốt truyện, cách sử dụng ngôn từ, thi pháp,
cấu trúc, Do đó, việc giảng dạy tác phẩm văn học
nói chung và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói riêng
không chỉ dừng lại ở cách cảm thụ cái hay, cái đẹp của
hình tượng nghệ thuật nhân vật mà còn hiểu được
ThS. TRẦN THỊ THU HIỀN1
1 Học viện Khoa học Quân sự ✉ qkieutuan@gmail.com
Ngày nhận: 29/12/2016; Ngày hoàn thiện: 20/01/2017; Ngày duyệt đăng: 26/01/2017
Phản biện khoa học: PGS.TS. CẦM TÚ TÀI
VẺ ĐẸP CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU TỪ
CÂU 499 ĐẾN CÂU 524 TRONG “TRUYỆN KIỀU”
(NGUYỄN DU) - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
TÓM TẮT
Miêu tả chân dung nhân vật là một trong những bút pháp nghệ thuật chủ yếu của thể loại truyện
Nôm. “Truyện Kiều” là một truyện Nôm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Trong “Truyện
Kiều” có nhiều chân dung nhân vật, được chia thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện và
thậm chí cả nhân vật trung gian (Hoạn Thư). Có thể nói, “Truyện Kiều” đi theo khuynh hướng nghệ
thuật chính thống nên ở đây xuất hiện bút pháp phác họa và ngôn ngữ ít nhiều có tính chất ước
lệ, công thức, có sử dụng điển tích, điển cố, khi miêu tả chân dung nhân vật. Nhưng ở một số
phương diện, Nguyễn Du đã vượt lên trên khuôn mẫu cổ điển để tạo nên những chân dung nhân
vật sinh động, đa dạng. Trong đó, nhân vật Thúy Kiều là một minh chứng tiêu biểu. Khi khắc họa
chân dung Thúy Kiều, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã thể hiện khuynh hướng tâm lí hóa ngoại
hình và hơn thế nữa là khuynh hướng thân phận hóa phẩm cách nhân vật. Trong khuôn khổ bài
viết này, chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều từ góc nhìn văn hóa (cụ thể là
văn hóa ứng xử giữa Thúy Kiều và Kim Trọng) trong đoạn thơ từ câu 499 đến câu 524 của “Truyện
Kiều” – Nguyễn Du.
Từ khóa: góc nhìn, nhân vật, Truyện Kiều, văn hóa, vẻ đẹp.
nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong đó.
Có như vậy, tác phẩm văn học nói chung và nhân vật
xuất hiện trong tác phẩm ấy nói riêng mới hiện lên
với vẻ đẹp toàn diện của nó.
2. NỘI DUNG
2.1. Quan niệm về tính văn hóa trong tác phẩm văn học
Thuật ngữ “văn hóa” (culture) được hiểu theo nhiều
nghĩa. Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng,
phong tục, lối sống, lao động, Và ngay cả với cách
hiểu rộng này, trên thế giới cũng có hàng trăm định
nghĩa khác nhau về văn hóa. Có thể đưa ra một cách
hiểu chung nhất về văn hóa như sau: Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội.
Còn tính văn hóa của tác phẩm văn học lại có tính chất
đặc thù, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát
lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn hiện lên qua vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật, qua cách ứng xử và tiếp nhận, xử lí
những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của một dân
tộc hay một cộng đồng người nhất định. Nó không
chỉ là quan niệm của tác giả về con người mà còn
bao gồm cả chuẩn mực ứng xử của một cộng đồng,
một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ giá trị văn hóa
này sẽ góp phần làm rõ thêm đóng góp của mỗi tác
phẩm văn chương vào tổng thể giá trị tinh thần của
một dân tộc. Hơn nữa, bản thân tác phẩm văn học là
sản phẩm tinh thần của một thời đại lịch sử cụ thể,
thể hiện cách cảm thụ thế giới để từ đó đưa đến các
chuẩn mực sống của một cộng đồng, một dân tộc.
Xét ở góc độ này, tác phẩm văn học đã trở thành thế
giới khác (so với thế giới chúng ta đang sống) – thế
giới của lí tưởng, thế giới của CHÂN – THIỆN – MĨ, từ
đó tạo ra niềm tin hướng thiện cho con người. Tác
phẩm văn học mang tính văn hóa cao sẽ trở thành tài
sản chung của cả dân tộc.
Như vậy, có thể coi Nguyễn Du là một trong những
đại diện văn hóa đầu tiên của Việt Nam được giới
thiệu với thế giới. Và cũng qua tác phẩm của ông, thế
giới biết đến và hiểu rõ hơn bộ mặt tinh thần của dân
tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử thời trung
đại. Trong đó, tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã làm
rạng danh dân tộc, điểm tô cho diện mạo văn hóa của
đất nước Việt Nam.
2.2. Tính văn hóa thể hiện trong tác phẩm “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du
Khi đến với tác phẩm “Truyện Kiều”, độc giả dễ dàng
nhận thấy có hai biểu hiện của tính văn hóa được thể
hiện rõ nét đó là văn hóa tâm linh và văn hóa ứng
xử. Nếu lấy nhân vật Thúy Kiều làm trung tâm thì tùy
theo từng chặng đường khác nhau trong cuộc đời cô
Kiều mà khi thì nét văn hóa tâm linh chiếm ưu thế, khi
thì nét văn hóa ứng xử bao trùm.
Trước hết, hãy nói về nét văn hóa tâm linh. Nói như
nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn thì: “Văn hóa tâm linh
là tổng thể phức hợp các niềm tin tín ngưỡng, niềm
tin tôn giáo; là sự xác nhận niềm tin của con người
vào một thế giới thứ hai tốt đẹp hơn, như là thế giới
của ước mơ, lí tưởng; thế giới mà con người cần phải
vươn tới” (Lê Nguyên Cẩn, 2015, tr. 23).
Chắc chắn trong thời kì đầu dựng nước và giữ nước,
dân tộc Việt Nam cũng có một nền văn hóa riêng,
nhưng trong quá trình phát triển lịch sử của mình,
việc tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là
điều không thể tránh khỏi. Đó là văn hóa Phật giáo
(Ấn Độ), tư tưởng Nho giáo, các yếu tố của tư tưởng
Lão Trang cũng đi vào Việt Nam. Người Việt Nam đã
hòa trộn cả ba thành tố Nho – Phật – Lão tạo thành
một hệ thống phục vụ cho đời sống tư tưởng và tâm
linh của người Việt. Ở “Truyện Kiều”, ta nhận thấy có
sự hòa trộn đó: Bên cạnh các Nho gia như Vương Ông,
Vương Quan và sau này là Kim Trọng còn có các đại
diện của Phật giáo như sư Vãi Giác Duyên, Tam Hợp
Đạo Cô, v.v...
Ngoài ra, độc giả còn có thể nhận thấy, trong “Truyện
Kiều” còn tồn tại quan niệm về mô hình ba thế giới:
Trời – thể hiện thế giới của cái thiện, được quan niệm
là “vị trọng tài” đánh giá và kết án cái ác trong xã
hội như dân gian vẫn thường nói (Trời có mắt), như
là thế giới của cái đẹp, ước mơ, là cõi vĩnh hằng (Về
trời, Chầu trời); Con người – thế giới của hành vi đạo
lí thông thường, của các quan hệ cụ thể trong xã hội;
Ma quỷ – thế giới của cái xấu, cái ác, của cái chưa hoàn
thiện. Con người thường bị lôi cuốn vào thế giới thứ
ba này nên Nguyễn Du đã khái quát thành một dạng
thành ngữ đặc sắc: “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường/Chỉ
tìm những chốn đoạn trường mà đi” vừa mang tính
răn đe, vừa mang tính thuyết phục giúp con người tìm
về cõi thiện. Mô hình ba thế giới này có điểm khác so
với mô hình văn hóa về thế giới của Trung Hoa (Thiên
– Địa – Nhân), tức là con người bị ràng buộc, bị quy
định bởi yếu tố Thiên và Địa. Còn các nhân vật trong
“Truyện Kiều” đều được đặt trong mối quan hệ giữa
hiện thực và tâm linh (Trời). Mọi hành động của các
nhân vật đều xuất phát từ mối quan hệ giữa hai thế
giới, hoặc nghiêng về hiện thực, hoặc nghiêng về tâm
linh và từ đó, bản chất nhân vật có dịp được bộc lộ rõ
hơn bao giờ hết. Nhân vật Thúy Kiều là ví dụ tiêu biểu
cho điều đó. Trước khi khoác áo tu hành hai lần do
hoàn cảnh, Kiều luôn mang trong mình niềm tin tuyệt
đối vào cái thiện, tuân thủ nghiêm ngặt những quy
định ràng buộc của lễ nghi Nho giáo. Điều này là cơ sở
cho Kiều ứng xử ở chốn “mây trôi bèo nổi”, ở đó Kiều
luôn nghĩ đến người khác (kể cả người đó là Tú Bà)
Khẳng định như vậy để thấy rằng, mặc dù Nguyễn Du
vay mượn đề tài, cốt truyện, nhân vật từ một tác phẩm
của nền văn học Trung Quốc nhưng bằng tài năng,
tâm huyết, vốn văn hóa và vốn sống phong phú, ông
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
đã làm hiện lên bức tranh đời sống tinh thần dân tộc,
xác định lại bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam một thời.
Thứ hai, là văn hóa ứng xử trong “Truyện Kiều”. Ở đây
là văn hóa ứng xử giữa con người với con người, tức là
giữa các mối quan hệ xã hội. Nguyễn Du đã kết thúc
“Truyện Kiều” bằng một cặp lục bát: “Thiện căn ở tại
lòng ta/Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Đây phải
chăng là đáp số cho bài toán về “Chữ tài chữ mệnh
khéo là ghét nhau” mà ông đã đặt ra ở đầu tác phẩm.
Lấy gốc Thiện (Thiện căn) trong mỗi con người,
Nguyễn Du đã xác lập bản chất con người theo quan
niệm “Nhân chi sơ, tính bản thiện” để xây dựng tâm
đức, để củng cố và hoàn thiện cái Tâm, nói rộng ra là
hoàn thiện thế giới nội tâm con người để tạo ra cách
ứng xử có văn hóa nhằm hướng tới một cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Văn hóa ứng xử ấy trước hết thể hiện ở truyền thống
tôn thờ cha mẹ, ý thức sâu sắc về nghĩa vụ làm con.
Điều đó đã trở thành đặc điểm quan trọng trong tâm
thức người dân Việt Nam, dù cho ở khía cạnh này
hay khía cạnh khác nó có chịu ảnh hưởng văn hóa
từ bên ngoài (mà cụ thể là Nho giáo của Trung Hoa).
Nhưng trong quá trình tiếp thu, người Việt đã thay
đổi nó cho phù hợp với đời sống văn hóa của mình.
Đó là: “làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Chính
sự suy nghĩ này đã dẫn đến hành động quan trọng
trong cuộc đời của Kiều là bán mình chuộc cha. Ở
đây, không phải là cha mẹ bán con mà là con cái tự
nguyện bán mình chuộc cha. Đây được xem là sự hi
sinh rất lớn đồng thời cũng là sự đảm nhiệm của Kiều
với tư cách là người chị cả trong gia đình. Để cứu cha,
cứu em, cứu gia đình trong cơn hoạn nạn, Kiều đã có
một ứng xử thẩm mĩ đầy ấn tượng góp vào đạo lí dân
tộc Việt Nam và cách ứng xử này cũng chẳng thua
kém gì các đấng mày râu. Thứ hai, là quan hệ ứng xử
theo kiểu “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có
nhau”. Người ta đối xử với nhau bằng tình thương và
trách nhiệm, trong đó yếu tố trách nhiệm là cơ bản.
Từ đó dẫn đến sức mạnh cố kết bền vững trong cộng
đồng làng xã của người Việt Nam. Thứ ba, là ở cách
đối xử giữa từng con người với nhau – xoay quanh
cuộc đời nhân vật chính (đó có thể là mối quan hệ
giữa Thúy Kiều và Thúy Vân, Thúy Kiều với Kim Trọng,
Thúy Kiều với Tú Bà, Thúy Kiều với Thúc Sinh, Thúy
Kiều với Hoạn Thư, Thúy Kiều với Từ Hải,).
2.3. Vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử giữa Thúy Kiều và
Kim Trọng trong đoạn trích (từ câu 499 đến câu 524)
Sóng tình dường đã xiêu xiêu,
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
Thưa rằng: “Đừng lấy làm chơi,
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao!
Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên bộc trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Phải điều ăn xổi ở thì,
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!
Ngẫm duyên kì ngộ xưa nay,
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi – Trương.
Mây mưa đánh đổ đá vàng,
Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã đành một bên.
Mái tây để lạnh hương nguyền,
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt lại đền bồi có khi!”
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
(Theo bản của Nguyễn Thạch Giang, Truyện
Kiều, NXB Hà Nội, 1999, tr. 57 - 60)
Thúy Kiều là con gái đầu của gia đình Vương Viên
ngoại. Vào ngày tết Thanh minh, cả ba chị em Thúy
Kiều (Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan) đi chơi xuân.
Trên đường trở về, Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên –
một người con gái đẹp nhưng có số phận hẩm hiu,
Thúy Kiều đã rỏ nước mắt khóc thương cho người
nằm dưới mộ. Điều đó chứng tỏ, Thúy Kiều là một cô
gái đa sầu, đa cảm. Sau đó, họ tình cờ gặp Kim Trọng
– bạn học của Vương Quan: “Hài văn lần bước dặm
xanh/ Một vùng như thể cây quỳnh cành giao”. Nhác
thấy Thúy Kiều, Kim Trọng đã cảm mến: “Người quốc
sắc, kẻ thiên tài/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
Sau buổi gặp gỡ đó, Kiều vừa thương thầm nhớ trộm
chàng Kim, vừa mang trong mình một dự cảm không
lành: “Người đâu gặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có
duyên gì hay không?”. Vì lưu luyến, nhớ thương người
trong mộng nên Kim Trọng đã tìm nhà trọ học gần
nhà Vương Viên ngoại. Cùng với thời gian, tình cảm
ấy tiến triển đến mức hai người cùng thề nguyền, ước
hẹn với nhau:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
Đoạn thơ trích dẫn nói về cách ứng xử của Thúy Kiều
đối với Kim Trọng trong đêm tình tự. Đọc kĩ đoạn thơ,
độc giả sẽ thấy thêm một khía cạnh nữa ở cô Kiều rất
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
đáng nể trọng. Đó là, cho dù rất yêu quý Kim Trọng,
nhưng Kiều luôn luôn ý thức được “đạo tòng phu”
của người phụ nữ xưa. Điều này, có thể xuất phát
từ việc cả hai đều là con nhà gia giáo nên tình cảm
Kim-Kiều vừa sâu sắc, vừa mặn mà song không hề lả
lơi, ong bướm. Hoặc cũng có thể vì cách ứng xử khéo
léo của Thúy Kiều đối với Kim Trọng mà cả hai vẫn
giữ được sự tôn trọng, dù sau này họ có gặp lại nhau
trong những cảnh huống rất khác biệt.
Trong đêm khuya tình tự, sau khi Kiều chơi đàn cho
Kim Trọng nghe, chàng Kim đã ngắm nhìn nàng say
đắm. Chuyện gì đến ắt cũng là điều dễ hiểu. Song,
khi Kiều cảm nhận được sự quá giới hạn của người
yêu: “Sóng tình dường đã xiêu xiêu/Xem trong âu
yếm có chiều lả lơi”, nàng đã hết sức nhẹ nhàng, tế
nhị trong lời lẽ giãi bày tâm sự. Nàng cho rằng, đó là
“trò chơi” không lấy gì làm quan trọng, chẳng đáng
quan tâm, vả lại chúng mình còn bao điều muốn nói
mà chưa nói được. Hơn nữa, hai người dẫu sao cũng
đã hẹn ước trăm năm ghi tạc, chuyện đó đợi đến khi
hai người thành vợ chồng diễn ra cũng chưa muộn.
Như vậy, chữ “tòng phu” xuất hiện trong câu thơ:
“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu” được hiểu là
theo chồng. Đây là một trong ba điều mà người phụ
nữ phải tuân theo của Nho giáo: “Phụ nhân hữu tam
tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá
tòng phụ, kí giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người đàn
bà có cái nghĩa phải theo ba điều mà không có cái lẽ
(đạo) làm theo ý mình, cho nên khi chưa lấy chồng
thì phải theo cha, khi đã lấy chồng thì theo chồng,
và khi chồng chết thì theo con). Ở đây, nói “đạo tòng
phu” tức là nói đạo làm vợ. Vì luôn ý thức được điều
này, nên Kiều luôn lấy các tấm gương của các “bậc
bố kinh” để giữ gìn bản thân, không sống buông thả,
giữ được cái trinh tiết của một đời người. Còn làm
theo thói tà dâm của trai gái “Ra tuồng trên bộc trong
dâu” thì kể làm gì! Chính vì điều này, cho nên sau này
khi “phẩm tiên đã bén tay phàm” Mã Giám Sinh thì
Kiều có phần ân hận: “Nhị đào thà bẻ cho người tình
chung”. Qua đó, ta có thể thấy “Đạo tòng phu” mang
dấu ấn của văn hóa Nho giáo. Tuy nhiên, đến “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, nó đã được Việt hóa và là cơ cở,
nền tảng để đảm bảo gạt bỏ mọi mối nghi ngờ, gắn
kết tình cảm vợ chồng sâu đậm.
Để tăng thêm sức thuyết phục cho lời nói của mình,
Kiều đã đưa ra câu chuyện về mối tình của Trương
Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh: “Ngẫm duyên kì ngộ
xưa nay/ Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi – Trương”. Câu thơ
có sử dụng điển tích “Thôi – Trương”. Theo Hội chân
kí, vào năm Trinh Nguyên nhà Đường, có Trương Sinh
người tuấn tú, hòa nhã đến chơi chùa Phổ Cứu, gặp
lúc Thôi phu nhân và con gái là Thôi Oanh Oanh cùng
đến xin trọ ít ngày để đi Trường An. Đôi trai tài, gái
sắc đã gặp nhau và đi lại ân ái với nhau ở mái tây chùa
Phổ Cứu. Ít lâu sau, Trương Sinh đi Trường An dự thi,
rồi ở lại kinh và quyết tuyệt tình với Thôi Oanh Oanh,
lấy cớ là tài đức mình kém; trong khi Oanh Oanh vẫn
mong nhớ chàng, ý tình rất thắm thiết. Sở dĩ, mối tình
đẹp như mơ, được người đời ngưỡng mộ ấy ấy bị tan
vỡ cũng chỉ bởi vì:
Mây mưa đánh đổ đá vàng,
Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
Trong khi chắp cánh liền cành,
Mà lòng rẻ rúng đã đành một bên.
để rồi đến nỗi:
Mái tây để lạnh hương nguyền,
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
Với lời lẽ ngọt ngào, Thúy Kiều nói tiếp với Kim Trọng:
Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
Thúy Kiều đã kể toàn bộ câu chuyện xảy ra với Thôi
Oanh Oanh và lấy đó làm bài học cho bản thân mình.
Đồng thời, nàng cũng hi vọng, Kim Trọng cũng hiểu
thêm cho nỗi lòng của Kiều. Trong đoạn thơ, Thúy
Kiều không ở vào cái hoàn cảnh của Thôi Oanh Oanh,
chuyện phụ bạc, ruồng rẫy và hổ thẹn chưa xảy ra,
chuyện “giữ giàng” (giữ gìn, phòng bị cẩn thận) đang
còn ở hiện tại nên cái việc “gieo thoi” (ném con thoi,
chỉ việc người con gái biết giữ mình để bảo toàn tiết
hạnh) cũng ở thời “tương lai”. Thật là ổn thỏa. Câu thơ
thật là ý nhị. Bút pháp của nhà thơ Nguyễn Du thật là
tuyệt diệu! Thúy Kiều mượn ngay lời của Oanh Oanh
để kết luận về Thôi Oanh Oanh, mà khỏi phải nói về
mình nữa, vì cái gương đã rõ lắm rồi, đã đủ hùng hồn
để vạch cho hai người cái đường sáng sủa nên theo,
không cần phải nói: “Thiếp sẽ hết sức cự tuyệt” mà
thực ra là cự tuyệt một cách chắc chắn và khôn khéo
– cái khôn khéo của một con người “Thông minh vốn
sẵn tính trời”.
Một lần nữa, ta hãy đọc lại toàn bộ đoạn thơ thì thấy
trong suốt ngần ấy câu, Thúy Kiều không hề trực tiếp
cự tuyệt Kim Trọng mà chỉ dẫn điển tích cũ để cho
Kim Trọng hiểu cái “đạo” phải theo là của chung cho
tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng Thúy Kiều.
Không chống cự, mà trái lại, Kiều còn vuốt ve và hứa
hẹn với Kim Trọng những điều thật là dễ thương:
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
- Vẻ chi một đóa yêu đào,
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
- Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt lại đền bồi có khi!”
Thật là một lời hứa hẹn chan chứa tình âu yếm, dịu
dàng, đầy rẫy sự vuốt ve an ủi, nhưng thực là vẫn
“đoan chính” mà cũng vẫn “dễ nghe” như chính
chàng Kim phải công nhận:
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
Như vậy, có thể thấy, Thúy Kiều không chỉ được miêu
tả là người con gái có nhan sắc rực rỡ: “Một hai nghiêng
nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành họa
hai” mà nhan sắc ấy cũng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp
trong tâm hồn, phẩm cách của nàng. Đoạn thơ trên đã
phần nào cho người đọc thấy sự thánh thiện, vẻ đẹp
tinh khiết, phẩm cách trong sáng, cách ứng xử khéo
léo, thông minh của Kiều đối với người yêu để vừa
bảo toàn được tiết hạnh của người con gái vừa không
làm tổn hại lòng tự trọng của người đàn ông.
3. KẾT LUẬN
Đã có rất nhiều cách tìm hiểu khác nhau về vẻ đẹp của
nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du. Bài viết của chúng tôi chỉ là một gợi ý nhỏ trong
việc tiếp cận vẻ đẹp ấy để góp phần làm hoàn thiện
thêm thế giới tâm hồn nhân vật Thúy Kiều. Thực ra,
cách tiếp cận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều từ góc
nhìn văn hóa không phải là quá mới lạ, tuy nhiên cái
mới ở đây là chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu vào phân
tích, tìm hiểu vẻ đẹp của nhân vật ở một đoạn thơ
tiêu biểu cho việc giữ gìn tiết hạnh của người phụ
nữ theo quan niệm xưa. Có ở trong hoàn cảnh của
nhân vật Thúy Kiều, người đọc mới thấy hết được sự
khéo léo, tài tình của Kiều trong việc sử dụng ngôn
từ, viện dẫn các điển tích, điển cố văn học, để làm
“vừa lòng” người yêu đồng thời không làm tổn hại
đến nhân phẩm của mình. Đó phải chăng cũng là cái
“tài” của đại thi hào Nguyễn Du?./.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Nguyên Cẩn (2015), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc
nhìn văn hóa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Sơn, Vũ
Thanh (1999), Nguyễn Du – về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Công Đường (2011), Truyện Kiều kể lại, NXB
Văn học, Hà Nội.
4. Nguyễn Thạch Giang (1999), Truyện Kiều, NXB Hà Nội.
5. Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
6. Đặng Thanh Lê (1999), Truyện Kiều và thể loại truyện
Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Thiệu, Đào Duy Đạt (Biên dịch) (1996),
Từ điển điển cố Trung Hoa, NXB Văn hóa – Thông tin.
THUY KIEU’S BEAUTY IN THE TALE
OF KIEU FROM LINE 499 TO LINE 524:
AN ANALYSIS FROM THE CULTURAL
PERSPECTIVE
TRAN THI THU HIEN
Abstract: Description of character portrait
is one of the major artistic style of the genre
Nom. “Truyen Kieu” is a Nom typical story in
Vietnamese medieval literature. In “Truyen
Kieu” there are many portraits of characters,
divided into protagonists, villains and even
intermediary characters (Hoan Thu). It can
be said, “Truyen Kieu”has a tendency to
followorthodox art trends so here appears
sketch style and the language is more or less
conventional, formulated with the use of
classic and historical references, etc. when
depicting characterportrait. But in some
respects, Nguyen Du surpasses most classic
molds to create vivid and variouscharacter
portraitsamong which the character of Kieu
is a typicaltestament. As portraying Thuy
Kieu, Nguyen Du showeda tendency todepict
mentality through appearance and even more
than that he inclined. In the scale of this article,
we are only going to figure out the beauty of
the character Kieu - only from the cultural
perspective (in the verse from line 499 to line
524) of “Truyen Kieu”.
Keywords: perspective, character, Truyen Kieu,
cultural, beauty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57_2157_2137242.pdf