Tài liệu Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa) thời Lê - Trịnh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0070
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 112-116
This paper is available online at
VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI MỘT SỐ VÙNG ĐẤT
THUỘC CHÂU VỊ XUYÊN, BẢO LẠC (TUYÊN QUANG)
VÀ THỦY VĨ (HƯNG HÓA) THỜI LÊ - TRỊNH
Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu về quá trình đấu tranh và kết quả của cuộc đấu tranh ngoại
giao giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ
(Hưng Hóa), trong đó vùng đất Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, Tuyên Quang) của chính
quyền Lê - Trịnh. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này được ghi nhận như một trong những
thành tựu ngoại giao tiêu biểu của chính quyền Lê - Trịnh trong mối quan hệ với Trung
Quốc.
Từ khóa: Tụ Long, đấu tranh ngoại giao, Lê - Trịnh.
1. Mở đầu
Thời Lê - Trịnh, do những biến động trong mối quan hệ với Trung Quốc, đấu tranh ngoại
giao để giành lại một số vùng đất bị chiếm thuộc châu Vị Xuyên, B...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa) thời Lê - Trịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0070
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 112-116
This paper is available online at
VỀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI MỘT SỐ VÙNG ĐẤT
THUỘC CHÂU VỊ XUYÊN, BẢO LẠC (TUYÊN QUANG)
VÀ THỦY VĨ (HƯNG HÓA) THỜI LÊ - TRỊNH
Nguyễn Thị Thu Thủy
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu về quá trình đấu tranh và kết quả của cuộc đấu tranh ngoại
giao giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ
(Hưng Hóa), trong đó vùng đất Tụ Long (thuộc châu Vị Xuyên, Tuyên Quang) của chính
quyền Lê - Trịnh. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này được ghi nhận như một trong những
thành tựu ngoại giao tiêu biểu của chính quyền Lê - Trịnh trong mối quan hệ với Trung
Quốc.
Từ khóa: Tụ Long, đấu tranh ngoại giao, Lê - Trịnh.
1. Mở đầu
Thời Lê - Trịnh, do những biến động trong mối quan hệ với Trung Quốc, đấu tranh ngoại
giao để giành lại một số vùng đất bị chiếm thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy
Vĩ (Hưng Hóa) là một trong những thành tựu ngoại giao tiêu biểu. Nhiều công trình nghiên cứu đã
chú ý tìm hiểu cuộc đấu tranh giành lại vùng đất Tụ Long (châu Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang) [7,
8, 10, 11]. Bài viết này giới thiệu về các vùng đất ở biên giới phía Bắc đã bị mất và cuộc đấu tranh
giành lại các vùng đất đó. Kết quả của cuộc đấu tranh giành đất thời Lê - Trịnh để lại bài học kinh
nghiệm cho việc bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về vùng châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang) và Thủy Vĩ
(Hưng Hóa)
Châu Bảo Lạc thuộc trấn Tuyên Quang, có 3 xã Hữu Vinh, Yên Minh và Bách Đích, núi
non chằng chịt, rừng nhiều, sản vật có bông gạo, sáp vàng, số ruộng phẳng đến 3 ngàn mẫu, nhân
dân giàu có, thóc gạo, sản xúc nhiều [4; 388].
Châu Vị Xuyên, tức châu Bình Nguyên xưa, thuộc trấn Tuyên Quang, có 8 tổng 51 xã, duy
Tụ Long là to hơn cả, có 24 ấp, tập tục gọi là làng. Địa thế xã này phía Đông giáp xã Phấn Vũ
thuộc bản tổng, phía Tây giáp phủ Khai Hóa, Trung Quốc, phía Nam giáp châu Thủy Vĩ thuộc
Ngày nhận bài: 1/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: thuynt@hnue.edu.vn
112
Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang)...
Hưng Hóa, phía Đông giáp động Ngưu Dương, Trung Quốc [4; 395]. Địa hình Tụ Long trải rộng
trên một vùng đồi thấp tốt, thuận lợi cho việc trồng trọt. Đất Tụ Long có nhiều sản vật quý, riêng
gỗ có gỗ thông. Người Trung Quốc thích đến đây để mua thứ gỗ thông này. Đặc biệt Tụ Long còn
là nơi có nhiều mỏ quý, nhất là mỏ đồng, sau là mỏ bạc. Thời Lê - Trịnh có mỏ đồng ở Bàn Gia,
mỏ bạc ở Đà Gia thuộc Tụ Long đã được tiến hành khai thác.
Châu Thủy Vĩ thuộc trấn Hưng Hóa, đường đi 18 ngày, có đồn Ngòi Bô. Trong châu có 8
động, trong đó đáng chú ý có động Yên Sơn sản xuất thảo quả, động Trình Lạn sản xuất đồng đỏ,
các động Cam Đường và Hương Sơn có mỏ kim sa, đem nấu rồi lọc thành vàng. Động Âu Hà có
sở tuần Nguyên Đường, thuế buôn muối thu được rất nhiều [4; 364].
Như vậy, có thể thấy, các châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ đều là những địa phương có
nhiều khoáng sản, sản vật có giá trị kinh tế. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các
quan lại nhà Thanh đều mong muốn có được những vùng đất này.
2.2. Cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc
(Tuyên Quang) và Thủy Vĩ (Hưng Hóa)
Năm 1688, lợi dụng việc cầu cứu giúp đỡ của chúa Bầu Vũ Công Tuấn, Thổ ti phủ Khai
Hóa đã nhân đấy xâm chiếm đất đai thuộc xứ Tuyên Quang và Hưng Hóa. Chính Hòa năm thứ
9 (1688), tháng 5, mùa hạ, Thổ ti Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm đất biên giới ở ba châu thuộc
Tuyên Quang và Hưng Hóa.
Hai châu Vị Xuyên, Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang và châu Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa giáp
liền với địa giới phủ Khai Hóa nhà Thanh. Lúc ấy, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam, muốn nhờ
Vân Nam giúp sức. Nhân đấy thổ ti Khai Hóa bèn ăn hiếp dân, chiếm lấy đất ba châu, đặt tuần ti ở
các động ven biên giới, sách nhiễu thu thuế người buôn bán ” [9; 749].
Việc xâm chiếm đất của Thổ ti phủ Khai Hóa cũng được ghi chép trong Đại Việt sử kí tục
biên: “(Bấy giờ) Thổ quan ở phủ Khai Hóa, Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm các động thuộc ba
châu Vị Thủy , Bảo Lạc, Thủy Vĩ, đặt tuần ti, đòi thu thuế buôn” [3; 31].
Sau khi bị chiếm đất, triều đình Lê - Trịnh đã cử Lê Huyến - trấn thủ Hải Dương đi trấn thủ
Tuyên Hưng. Sau khi nhậm chức, Lê Huyến đã hiệu dụ dân các động trở về với nước ta như cũ.
Mặt khác, Lê Huyến cùng Đốc đồng Đặng Đức Nhuận và Trần Thọ đưa thư sang Vân Nam biện
luận rõ về việc Thổ ti Khai Hóa chiếm đất thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ, nhưng
thổ ti Vân Nam không chịu giao trả lại. Vì vậy, từ đây trở đi đất ở biên giới ba châu nhiều chỗ bị
mất về nhà Thanh [9; 749].
Năm 1690, phái đoàn đi sứ do Chánh sứ Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Đức dẫn đầu
được triều đình cử sang tâu bày về việc một số động thuộc ba châu Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ
bị Thổ ti Khai Hóa và Mông Tự chiếm nhưng nhà Thanh lờ đi, không trả lời việc này. Khâm định
Việt sử thông giám cương mục ghi lại sự việc này như sau: “Chính Hòa năm thứ 11 (1690), tháng
4,... sai sứ thần sang nhà Thanh.
Chánh sứ Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quý Đức, Phó sứ Nguyễn Tiến Sách, Trần Thọ sang
nhà Thanh nộp lễ tuế cống. Nhân tiện tâu: 1. Dư đảng họ Mạc lẫn lút ở Vân Nam, họp bè đảng
cướp bọc đất biên giới thuộc Tuyên Quang, Hưng Hóa và Cao Bằng; 2. Thổ ti ở Khai Hóa và Mông
Tự xâm chiếm những thôn động ở các châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thụy Vĩ và Quỳnh Nhai, xin tra
xét rõ ràng cho” [9; 752]. Tuy nhiên, “triều đình nhà Thanh ỉm việc này đi, không trả lời” [9; 752].
Thất bại trong những lần đấu tranh đòi đất ở trên không làm chùn bước chính quyền nhà
nước Lê - Trịnh. Chính quyền nhà nước Lê - Trịnh tiếp tục đấu tranh ngoại giao đòi đất trong
113
Nguyễn Thị Thu Thủy
những năm tiếp theo.
Năm 1698, triều đình Đại Việt tiếp tục cử sứ đoàn do Nguyễn Đăng Đạo dẫn đầu đem quốc
thư sang xin nhà Thanh trả lại đất ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc châu Vị Xuyên,
Tuyên Quang đã bị Thổ quan Vân Nam xâm chiếm. Khi nhận được quốc thư, vua Thanh đã sai
quan đại thần đi khám xét. Sau khi khám xét, Tổng đốc Vân Quý là Vương Kế Văn dâng sớ nói:
“3 động ấy là đất cũ của thổ mục Nùng Vạn Chung, khoảng năm Thuận Trị (1644 - 1661), niên
hiệu Thế Tổ nhà Thanh, ở Mông Tự vẫn thu lương của ba động ấy; năm Khang Hy thứ 5 (1666)
đổi thuộc phủ Khai Hóa, trong sổ lấy tên là Đông An Lý, từ bấy đến nay, trải 30 năm đã có định
ngạch” [9; 752]. Ngay lúc ấy, Tuần phủ Vân Nam Thạch Văn Thạnh cũng vào yết kiến vua nhà
Thanh, dâng địa đồ nói: “3 động ấy từ đời nhà Minh đã thuộc về đất Trung Quốc, không phải đất
của An Nam” [9; 752]. Sau khi nghe lời tâu của quan đại thần, vua nhà Thanh bèn cho vời Nguyễn
Đăng Đạo và bề tôi nội các, phủ, viện cùng nhau biện luận. Tuy nhiên, việc chưa bàn xong thì vua
Thanh nghe lời tấu của bộ, sai làm tờ tư sang Đại Việt, từ chối việc ấy [3; 46]. Sau khi Nguyễn
Đăng Đạo cùng phái đoàn về nước, triều đình Lê - Trịnh đã nhiều lần làm văn thư gửi sang biện
luận đòi trả lại đất 3 động, nhưng viên Tuần phủ tỉnh Quảng Tây không đề đạt lên cho, thành ra
phải bỏ việc bàn cãi đòi lại đất 3 động [9; 752].
Năm 1724, Tổng đốc Vân Nam là Cao Kỳ Trác có ý chiếm mỏ đồng ở Thôn Ca và mỏ đồng
thôn Bàn Gia, xã Tụ Long bèn đưa công văn tra cứu công khai nói rằng, các vùng đất ấy là đất của
Trung Quốc, bị thổ quan Đại Việt xâm chiếm: “nói là những nơi ấy bị thổ quan xâm chiếm... làng
Ma Tu xã Tụ Long là trại Mã Đô Giát, làng Tà Lộ là trại Bố Đô, làng Phù Khuông là trại A Không,
làng Phù Ni là trại Bạch Nê, làng Nhĩ Hô là trại Ngưu Hô Hắc và bảo ba con khe là sông Đỗ Chú”
[4; 396]. Về sau, quan lại khác ở tỉnh Vân Nam cũng đua nhau đến khai thác ở mỏ đồng thuộc đất
Tụ Long: “Bố chính Vân Nam sai lính đến thẳng Tụ Ca khai mỏ lấy đồng, Tổng trấn Khai Hóa
cũng đến Hà Can đặt cửa ải ở núi Mã Yên lập mốc gỗ ở trên khe Tham Thổ” [4; 398].
Với ý định chiếm hẳn vùng đất giàu tài nguyên ở Tụ Long, đến năm 1725, Tổng đốc Vân
Nam là Cao Kỳ Trác đã tâu với vua Thanh là cương giới của An Nam có chỗ bị xâm chiếm, xin thi
hành việc tra xét. Trước sự việc đó, chúa Trịnh Cương đã gửi thư sang biện giải và cử Hồ Phi Tích
và Vũ Công Tề giữ nhiệm vụ hội đồng với viên quan phái ủy của nhà Thanh là Phan Doãn Mẫn
đến tận nơi để khám xét. “Lệnh cho bọn Bồi tụng Hồ Phi Tích, Vũ Công Tể đi sang hội đồng với
ủy quan nhà Thanh để điều tra khám xét địa giới Tuyên (Quang) Hưng (Hóa). Trước đó, hai châu
Vị Xuyên và Thủy Vĩ bị Tổng trấn Vân Nam nhà Thanh xâm chiếm, chúa sai gửi thư cho Tổng đốc
(Lưỡng) Quảng là Khổng Dục Tuân nhờ chuyển đạt cho vua Thanh. Vua Thanh đã có lệnh chỉ sai
quan liệu lí. Chúa bèn sai bọn Phi Tích đi hội khám” [3; 93-94].
Nhưng hai bên vẫn giằng co nhau không giải quyết được. Đến tháng 8, năm 1726, có tờ dụ
của vua Thanh đưa sang, chúa Trịnh Cương bèn sai Vũ Đình Ân đi hội đồng lập giới mốc ở dưới
núi xưởng Chì với lý lẽ: “Nếu như các quan lại của Thanh triều mang đất của thượng quốc sang
cho nhà Lê mà nhà Lê nhận lấy thì có được không?”. Vua Ung Chính đuối lý nên chấp nhận trả lại
80 dặm trong số 120 dặm chiếm ở hai châu Vị Xuyên và Thuỷ Vĩ, “còn 40 dặm là chỗ có xưởng
đồng, vẫn bị chìm đắm vào phủ Khai Hóa” [9; 457].
Như vậy, vùng đất 120 dặm bị nhà Thanh xâm chiếm ở 3 châu Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thủy
Vĩ đã được nhà Thanh trả lại 80 dặm sau 8 năm đấu tranh ngoại giao bền bỉ. Còn lại vùng đất 40
dặm có xưởng đồng của ta bị quan phủ Khai Hoá nhà Thanh chiếm chính là đất Tụ Long , một xã
thuộc châu Vị Xuyên, xứ Tuyên Quang, giáp giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc ngày nay) là vẫn bị
nhà Thanh chiếm.
Năm 1726, chúa Trịnh Cương lệnh cho Hồ Phi Tích và Vũ Công Tể đến Tụ Long cùng với
114
Về cuộc đấu tranh giành lại một số vùng đất thuộc châu Vị Xuyên, Bảo Lạc (Tuyên Quang)...
Phan Doãn Mẫn, Tri phủ Quảng Nam (thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khám xét địa giới. Cuộc
tranh biện giữa hai bên diễn ra gay gắt. Nhà Thanh cố tình biện bác để giành lấy vùng đất Tụ Long.
Viên quan tỉnh Vân Nam của nhà Thanh sai người lập bia mốc giới ở núi xưởng Chì thuộc
Tụ Long và đắp lũy, lập đồn ải. Chúa Trịnh kiên quyết phản kháng hành động đó. Bằng biện pháp
ngoại giao, gửi thư tranh biện cuối cùng, vào “năm Bảo Thái thứ 9 (1728), nhà Thanh trả lại xưởng
đồng Tụ Long” [3; 103].
Tuy nhiên, với tư thế của “thiên triều”, nhà Thanh không thừa nhận đã chiếm 40 dặm đất
Tụ Long mà coi việc trả lại này là việc gia ơn, ban thưởng cho sự trung thành của triều đình Lê -
Trịnh: “Vương đã biết tận lễ, thì Trẫm có thể gia ân. Huống 40 dặm đất này, nếu thuộc Vân Nam
là đất nội địa, tại An Nam là đất ngoại phiên của Trẫm, không có gì đáng phân biệt; nay đem đất
này giao cho viên Quốc vương giữ đời đời” [2].
Rồi vua Thanh “sai bọn đại thần đến nước ngươi, tuyên dụ ý Trẫm. Trẫm nghĩ đã ban ơn
huệ cho phiên vương, cũng đáng nhìn xuống sự thuận tiện của dân, Nếu dân chúng cư trú trong
đất này, tình nguyện dời vào nội địa, lệnh cho Tổng đốc Ngạc Nhĩ Thái ước lượng liệu lý, cùng dụ
cho viên Quốc vương hay biết” [2].
Ngay sau khi đất Tụ Long được trả về cho nước ta, triều đình Lê - Trịnh đã: “sai Tả Thị lang
bộ Binh là Nguyễn Huy Nhuận, Tế tửu Nguyễn Công Thái đi hội đàm với ủy ban nhà Thanh để
nhận đất làm mốc giới. Việc cương giới bắt đầu được ổn định” [3; 104]. Trong quá trình làm mốc
giới, trước hành động gian lận của Thổ ti phủ Khai Hóa, quan lại triều đình Lê - Trịnh cũng tỏ ra
rất kiên quyết: “Thổ ti phủ Khai Hóa muốn ăn chặn lấy các sách ở Bảo Sơn, nên chỉ láo chỗ khác
là sông Đổ Chú. [Nguyễn] Công Thái biết là gian trá, liền xông pha lăn lộn những nơi lam chướng
hiểm trở, đi trải qua các xưởng bạc, xưởng đồng, nhận ra đúng chỗ sông Đổ Chú, bèn dựng bia ở
nơi giáp giới. Từ đấy việc cương giới hai bên mới được ấn định” [5; 161]. Từ đây, “giới mốc châu
Vị Xuyên, trấn Tuyên Quang, nước An Nam, lấy sông Đổ Chú làm căn cứ” [9; 810].
Hai bên cũng đã cho lập bia xác lập chủ quyền lãnh thổ của hai nước: “Nay chỗ lập giới
mốc ở sông Đổ Chú, về phía đông sông này là đất Tụ Long nước ta, bên bờ sông có bia đá , có nhà
lợp bằng tranh để che mưa nắng, cỏ mọc um tùm; về phía tây sông này là đất phủ Khai Hóa, có lập
bia đá ở trên núi đất, có nhà lợp bằng ngói để che mưa nắng và có đặt đồn canh giữ. Về việc này,
nước ta được lấy lại đất 17 thôn là Nhĩ Hồ, Mạnh Đanh, Phù Ni, Phù Ly, Phú Chu, Trị Giang, Phù
Không, Ma Hô, Bố Ma, Hô Khâm, Mã Khao, Tà Lộ, Yên Mã, Mã Thọ, Tụ Ca, Thông Sự và Mã
Đề” [4; 403].
Sau khi được trả về cho chính quyền Lê - Trịnh, vùng đất Tụ Long thuộc về lãnh thổ Đại
Việt trong suốt thời Lê Trung Hưng cho đến hết giai đoạn độc lập của triều Nguyễn.
3. Kết luận
Như vậy, trải qua một quá trình đấu tranh bền bỉ, bằng các hoạt động ngoại giao mềm dẻo,
khéo léo, kiên quyết, cuối cùng, nhà Lê - Trịnh đã đòi lại 120 dặm đất thuộc ba châu Vị Xuyên,
Thủy Vĩ, Bảo Lạc, trong đó có vùng đất quan trọng là mỏ đồng Tụ Long. Thành công trong cuộc
đấu tranh đòi đất bị mất dưới thời Lê - Trịnh để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngày nay.
(*) Nghiên cứu này là kết quả của đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Chính sách biên
giới phía Bắc Việt Nam của triều Nguyễn và bài học đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Việt Nam hiện nay”, mã số: B2016-SPH-01.
115
Nguyễn Thị Thu Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Xuân Bảng, Tuyên Quang tỉnh phú (bản dịch), tài liệu đánh máy do Nguyễn Quang Ân
cung cấp.
[2] Đại Thanh nhất thống chí, Quyển 65.
[3] Đại Việt sử kí tục biên (1676 - 1789) (Bản dịch). 2012. Nxb Hồng Bàng - Trung tâm Văn hóa
Ngôn ngữ Đông Tây.
[4] Lê Quý Đôn, 2012. Kiến văn tiểu lục (Bản dịch), quyển 2. Nxb Trẻ - Nxb Hồng Bàng.
[5] Ngô Cao Lãng, 1975. Lịch triều tạp kỷ (Bản dịch), Tập 2. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[6] Tạ Ngọc Liễn, 1995. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI. Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[7] Trịnh Nhu, 1995. Về cuộc đấu tranh giành lại vùng đất Tụ Long (Tuyên Quang) thời Lê –
Trịnh. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4.
[8] Vũ Dương Ninh (chủ biên), 2010. Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
[9] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Bản dịch). Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội (Bản điện tử).
[10] Hồ Bạch Thảo, Nguyễn Bá Dũng, 2012. Sông Đỗ Chú: Biên giới lịch sử qua tư liệu Việt -
Hoa. Tạp chí Xưa và nay, số 399.
[11] Trần Thị Vinh, 2010. Ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chính quyền Lê - Trịnh dưới thời
Trịnh Cương. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Chúa Trịnh Cương, cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
ABSTRACT
About the struggle to win back some areas belonging to Vi Xuyen chau,
Bao Lac chau (Tuyen Quang) and Thuy Vi chau (Hung Hoa) in Le - Trinh Dynasty
Nguyen Thi Thu Thuy
Faculty of History, Hanoi National University of Education
This writing introduces the struggle process and the result of the diplomatic struggle
to regain some areas belonging to Vi Xuyen chau, Bao Lac chau (Tuyen Quang) and Thuy
Vi chau (Hung Hoa), in which Tu Long Area (in Vi Xuyen District, Tuyen Quang) of Le -
Trinh Government. The victory of this struggle is recognized as one of the typical diplomatic
achievements of Le - Trinh Government in relations with China.
Keywords: Tu Long, Diplomatic struggle, Le - Trinh.
116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4872_ntthuy_8168_2127473.pdf