Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp

Tài liệu Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp: KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 30 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Mộng Đua, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Bích Hưng Tóm tắt Bài viết xin trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ khóa: Văn hóa ứng xử, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào và sự sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đối với mỗi cá nhân con người nói chung và đặc biệt là văn hóa ứn...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 30 VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Mộng Đua, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Bích Hưng Tóm tắt Bài viết xin trình bày thực trạng, nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành công tác xã hội trường Đại học Đồng Tháp. Từ đó, giới thiệu một số giải pháp về phía bản thân, gia đình và nhà trường giúp sinh viên nâng cao văn hóa ứng xử. Tác giả hy vọng thông qua bài viết có thể giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội. Từ khóa: Văn hóa ứng xử, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Trong cuộc sống, người sống với người bằng tình cảm, bằng lời nói ngọt ngào và sự sẻ chia nhiều điều trong cuộc sống. Cách bạn nói, cách bạn thể hiện chính là văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử là vấn đề luôn được xã hội quan tâm đối với mỗi cá nhân con người nói chung và đặc biệt là văn hóa ứng xử của sinh viên nói riêng. Văn hóa ứng xử của sinh viên đang là vấn đề nổi bật được bàn nhiều trong các phương tiện truyền thông đại chúng, trong các diễn đàn và trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất trong văn hóa ứng xử xủa sinh viên hiện nay là ứng xử với bạn bè và thầy cô giáo vẫn chưa được xem xét một cách đầy đủ và cụ thể. Để sinh viên nhìn nhận đúng văn hóa ứng xử của mình và có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Với tư cách là sinh viên đang học ngành CTXH (Công tác xã hội) tại trường Đại học Đồng Tháp, tôi thấy được tầm quan trọng trong ứng xử của sinh viên là tiêu chuẩn để rèn luyện, đánh giá đạo đức, nhân cách của con người và là nhân tố tạo điều kiện cho việc học tập, giao lưu và lĩnh hội tri thức. Xuất phát từ đây nên tôi chọn vấn đề bàn luận là “Văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp” làm bài báo nghiên cứu. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm Khái niệm văn hóa Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [5]. Có thể cho rằng: văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Khái niệm ứng xử Ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử thể hiện ở chỗ con người chủ động trong phản ánh có lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng – tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. Khái niệm văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán). Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hóa. Nó bao gồm: Hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. [7] TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 31 Có thể cho rằng: Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng trong việc ứng xử và giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Cách ứng xử của sinh viên với sinh viên trong ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người phải luôn ứng phó với biết bao tình huống, có lúc xử lý dễ dàng, có lúc thì phức tạp. Xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao. Và trong đó, một vấn đề đặc biệt quan tâm hiện nay là văn hóa ứng xử của sinh viên trên giảng đường Đại học. Văn hóa ứng xử của sinh viên ngày càng có nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới. Văn hóa ứng xử là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục đạo đức của mỗi sinh viên. Nó thể hiện tầm nhìn, trình độ nhận thức, trình độ hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức, nếp sống, suy nghĩ, hành vi của mỗi sinh viên. Người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau khi giao tiếp, nói năng phải cân nhắc lựa chọn, tránh kiểu hành xử khiếm nhã làm mất lòng người khác. Ông cha ta luôn dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Với một nền văn hóa hội nhập như hiện nay, văn hóa giao tiếp, chuẩn mực xã hội cũng dần mai một và biến đổi theo cơ chế mới của thời kỳ đất nước hội nhập. Liệu rằng, văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp có biến đổi hay không? Trong 20 phiếu khảo sát sinh viên ngành CTXH với câu hỏi: “Cách giao tiếp giữa sinh viên trong ngành CTXH hiện nay như thế nào?” đã thu được kết quả 60% cho rằng lịch sự; 30% không lịch sự; 10% bình thường và không có trường hợp cho ý kiến khác. Bảng 1. Cách giao tiếp giữa sinh viên trong ngành CTXH hiện nay như thế nào? Cách giao tiếp Số phiếu Tỷ lệ Lịch sự 12/20 60% Không lịch sự 6/20 30% Bình thường 2/20 10% Ý kiến khác 0/20 0% Khi được hỏi: “Nếu đến trễ trong buổi họp nhóm thì thái độ của bạn sẽ như thế nào?” phần lớn nhận được câu trả lời khá tích cực từ các bạn sinh viên. Biểu đồ 1. Nếu đến trễ trong buổi họp nhóm thì thái độ của bạn sẽ như thế nào? Qua khảo sát cho thấy 60% các bạn sinh viên thẳng thắn xin lỗi khi biết mình đã sai vì đến trễ, nhưng bên cạnh đó có đến 30% nêu lí do cho hoàn cảnh và một số vấn đề khác thay vì nhận lỗi và 10% cười cho qua xem như không có chuyện gì. Từ những vấn đề này có thể xảy ra mâu thuẫn giữa các bạn sinh viên. Nhưng khi được hỏi “Theo bạn, khi xảy ra mâu thuẫn, sinh viên sẽ giải quyết như thế nào?” kết quả đến 60% là cãi nhau, 20% im lặng và 20% giải quyết mâu thuẫn ngay lập tức. Từ đó cho ta thấy, văn hóa ứng xử rất quan trọng, các bạn sinh viên phải cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi hành động ứng xử để tránh dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. 2.2.2. Cách ứng xử của sinh viên với giảng viên trong ngành CTXH trường Đại học Đồng Tháp KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 32 Đánh giá một cách khách quan, cho đến nay đa số sinh viên vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên, các giá trị, chuẩn mực như “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và phát huy. Sinh viên luôn thể hiện thái độ kính trọng, ứng xử có văn hóa, có chuẩn mực khi giao tiếp trực tiếp với giáo viên. Nhưng liệu rằng khi giao tiếp gián tiếp thì thái độ của sinh viên có còn giữ được như vậy không? Khi không có mặt giảng viên, một ít sinh viên thường có những từ ngữ nhắc đến giảng viên như là ông A, bà B,.. và nhiều cách xưng hô kém tôn trọng khác. Khi được hỏi: “Bạn có cách xưng hô như thế nào khi không có mặt giảng viên?”, thu được kết quả khá tốt với câu trả lời là “Thầy A, cô B” chiếm 90%, trường hợp gọi “ông Thầy A, bà cô B” chiếm 10% và không có trường hợp gọi bằng “Ổng, Bã hoặc gọi bằng phương án khác”. Bảng 3. Bạn có cách xưng hô như thế nào khi không có mặt giảng viên?” Cách gọi thầy cô Số phiếu Tỷ lệ Thầy A/ Cô B 18/20 90% Bà Cô A/ Ông Thầy B 2/20 10% Ổng/ Bã 0/20 0% Khác 0/20 0/20 Vai trò của giảng viên ngày càng trở nên quan trọng. Họ vừa là người truyền đạt tri thức dạy dỗ ta thành người có ích cho xã hội vừa dạy ta cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội. Phần lớn sinh viên hiện nay thấy được tầm quan trọng ấy nên rất yêu quý kính trọng thầy cô, và phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay không ít sinh viên quan niệm rằng giảng viên chỉ đơn thuần là “người làm thuê” chỉ có nhiệm vụ giảng dạy, còn sinh viên đi học chỉ với mục đích lấy bằng cấp chứ không quan trọng tương lai thế nào. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng một số sinh viên tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên trong quá trình giao tiếp. Chúng ta dễ dàng bắt gặp một số hành động thiếu văn hóa của một số bạn sinh viên đối với giảng viên như: Đầu giờ, khi giảng viên vào lớp có không ít sinh viên miễn cưỡng đứng lên chào. Dường như sinh viên xem việc chào hỏi không còn quan trọng vì nghĩ thầy cô không quan tâm đến việc này, và cứ thế mà vô tư làm theo suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, khi giảng viên đang giảng bài, sinh viên nói chuyện riêng một cách vô tư, chơi game và vào mạng xã hội một cách tự nhiên mà không để ý đến lời giảng của giảng viên. Khi gặp giảng viên, đa phần sinh viên ngành chào rất kính trọng nhưng vẫn còn một số sinh viên không xem trọng việc chào hỏi. Đặc biệt cách chào hiện nay của một số sinh viên khi chào giảng viên là họ vừa đi vừa chào và thậm chí là họ chạy ù ù qua và chào “Thầy ạ!”, “Cô ạ!” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn rồi cười hố hố phản cảm làm cho giảng viên hiểu nhầm không biết là sinh viên đang chào mình hay chào ai? Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ trong số sinh viên. Vậy, sinh viên ngành CTXH có thái độ như thế nào khi được hỏi: “Ngoài giờ lên lớp khi gặp giảng viên, thái độ của bạn như thế nào?” kết quả cho thấy 70% sinh viên chào hỏi kính trọng, nhưng bên cạnh đó có tới 30% sinh viên chào cho có, không có thái độ làm ngơ và ý kiến khác. Bảng 4. Ngoài giờ lên lớp khi gặp giảng viên, thái độ của bạn như thế nào? Thái độ đối với giảng viên Số phiếu Tỉ lệ Chào hỏi kính trọng 14/20 70% Chào cho có 6/20 30% Làm ngơ 0/20 0% Ý kiến khác 0/20 0% 3. Nguyên nhân 3.1. Do ý thức của sinh viên Ngày nay, bên cạnh những ưu điểm của sinh viên như năng động, linh hoạt, sáng tạo, thích ứng nhanh,thì bên cạnh đó đang còn một số bạn sinh viên thiếu kỹ năng được xem là cực kỳ quan trọng, đó là ứng xử có văn hóa. Bên cạnh đó việc nhận thức xã hội chưa đầy đủ, chưa đúng đắn, cộng thêm sự thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống, thiếu ý thức trong lời nói nên một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập, rèn luyện; thái độ, hành vi trong giao TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH Trang 33 tiếp chưa chuẩn mực. Khi hỏi “Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Chính ý thức của sinh viên dẫn đến sự thiếu văn hóa trong cách ứng xử?” hay không?” đa phần câu trả lời là “đồng ý” chiếm 90%, còn lại 10% không đồng ý với ý kiến trên. Biểu đồ 2. Bạn có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Chính ý thức của sinh viên dẫn đến sự thiếu văn hóa trong cách ứng xử?” 3.2. Do ảnh hưởng từ gia đình Gia đình cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc giáo dục, bồi dưỡng ứng xử có văn hóa cho sinh viên. Do đó, các bậc phụ huynh phải hết sức chú trọng trong giao tiếp ứng xử với nhau, với con cái, với họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp Ứng xử của cha mẹ, ông bà là ứng xử mà các em sớm tiếp nhận nhất trong cuộc đời và trực tiếp nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất. Cha mẹ ứng xử với nhau thiếu văn hóa thì làm sao con có thể ứng xử có văn hóa được. Ngày một ngày hai, ứng xử của gia đình đã thành nếp ứng xử của các em. Do đó, hơn bao giờ hết, gia đình phải là nơi thể hiện sự ứng xử có văn hóa để sinh viên dễ dàng tiếp nhận nó. Khổng Tử cũng từng nói: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”. Vì vậy, muốn con làm trọn bổn phận con thì trước hết, cha mẹ phải làm tròn bổn phận của cha mẹ. Khi hỏi: “Văn hóa ứng xử trong gia đình ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH, bạn có đồng ý với quan điểm trên hay không?” câu trả lời chiếm 100% đồng ý với quan điểm trên và không có trường hợp nào không đồng ý. 3.3. Do ảnh hưởng từ bạn bè Ngoài gia đình, bạn bè là người chúng ta gắn bó và sẻ chia những điều vui buồn trong cuộc sống. Là người luôn đồng hành với chúng ta, là người để gửi gắm tâm sự, cùng nhau cố gắng trong học tập, cùng vui chơi và là người giúp ta vượt qua những khó khăn và đưa ra những lời khuyên chân thành giúp ta vượt qua những khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta phải biết lựa chọn bạn để cùng gắn bó với nhau có như vậy chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi và sẽ hoàn thiện được bản thân mình. Khi hỏi “Theo bạn, bạn bè có ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên ngành CTXH?” kết quả cho thấy 90% sinh viên đồng ý với quan niệm trên và 10% không đồng ý. Từ có quả trên cho thấy, bạn bè rất quan trọng và tác động rất lớn đến bản thân. Nếu chọn sai bạn bè sẽ là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử của sinh viên. 4. Giải pháp 4.1. Đối với bản thân Bản thân mỗi sinh viên phải nâng cao ý thức rèn luyện, thay đổi cách ứng xử chưa phù hợp, xây dựng văn hóa ứng xử theo những chuẩn mực tốt đẹp cho mình. Sinh viên phải tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu. Sinh viên sẽ thực hiện tốt văn hóa ứng xử đối với giảng viên nếu họ có tri thức, thực sự yêu thích khoa học, yêu quý và trân trọng những bài giảng hay; họ tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và lối sống; phải có thái độ đúng mực, lời nói và hành vi lễ phép thể hiện sự kính trọng với giảng viên; phải nhận thức được rằng, văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố giúp con người thành công. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cũng phải biết góp ý, phê bình, lên án với những thái độ, lời nói, hành vi lệch chuẩn của các sinh khác, để môi trường giáo dục và đào tạo ngày càng lành mạnh hơn. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Trang 34 4.2. Đối với gia đình Phụ huynh phải là tấm gương, là điểm tựa vững chắc cho sinh viên noi theo. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm chăm sóc, động viên con em trong quá trình học tập và rèn luyện. Phải hình thành cho các em thói quen ứng xử từ nhỏ, bên cạnh việc dạy bảo cần phải có tính định hướng cho con mình biết thế nào là đúng, thế nào là sai từ đó sẽ trở thành thói quen, trở thành nếp sống có văn hóa trong ứng xử. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục sinh viên. Không phó mặc con em mình cho nhà trường. 4.3. Đối với nhà trường Trước hết là các giảng viên đứng lớp phải mẫu mực trong đạo đức, lối sống, là một tấm gương sáng về văn hóa ứng xử để học sinh, sinh viên noi theo. Đồng thời cán bộ, giảng viên nhà trường phải phê phán và có biện pháp xử lý những sinh viên chưa tôn trọng mình và đồng nghiệp. Cách phê phán, xử lý phải thật sự nghiêm túc nhưng không quá gay gắt và nặng nề mà phải thật khéo léo, nhân văn để sinh viên nhận ra được cái sai, cái chưa đẹp, cái chưa chuẩn mực trong thái độ cũng như lời nói hành vi của mình đối với thầy cô giáo. Từ đó, có sự tự điều chỉnh và có hướng khắc phục và họ sẽ tôn trọng giáo viên hơn. Tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề, các cuộc thi có liên quan đến chủ đề văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên. Cần phải tôn trọng ý kiến của sinh viên, lắng nghe ý kiến đồng thời có biện pháp khéo léo để sinh viên ý thức được những thái độ, hành vi, ứng xử sai lệch và điều chỉnh cho phù hợp. 5. Kết luận Văn hóa ứng xử có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện, học tập và ứng xử một cách có văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Người có văn hóa ứng xử là người luôn khéo léo trong ứng xử, luôn biết cách thay đổi hoàn thiện bản thân, nhận được sự yêu mến của mọi người và người có ý chí phấn đấu cho tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Bừng (1997), Tâm lý học ứng xử, nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Phạm Vũ Dũng (1996), Văn hóa giao tiếp, nxb Văn hóa thông tin. 3. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, nxb Giáo dục. 4. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, nxb Giáo dục. 5. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam, nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa. 7. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/van-hoa-ung-xu-cua-sinh-vien-dai-hoc-bach-khoa- ha-noi-hien-nay-95220.html 8. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-van-hoa-ung-xu-cua-sinh- vien-truong-dai-hoc-hong-duc-1143802.html 9. x-c-a-sinh-vien-v-i-gi-ng-vien-trong-gi-ng-du-ng-d-i-h-c-hi-n-nay 10. 11. 39884/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_9995_2200858.pdf
Tài liệu liên quan