Văn hóa nông nghiệp qua các hình ảnh được sử dụng trong tục ngữ Khmer Nam Bộ

Tài liệu Văn hóa nông nghiệp qua các hình ảnh được sử dụng trong tục ngữ Khmer Nam Bộ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 106 VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP QUA CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TỤC NGỮ KHMER NAM BỘ Agricultural culture through the images used in Southern Khmer proverbs ThS. Lê Thị Diễm Phúc Trường Đại học Trà Vinh Tóm tắt Hình ảnh trong tục ngữ Khmer Nam Bộ luôn có giá trị biểu đạt, thường gắn bó với cuộc sống, văn hóa và tâm tư tình cảm của đồng bào Khmer. Đó là những hình ảnh về hiện tượng tự nhiên, hình ảnh các loài cây trong sản xuất nông nghiệp, hình ảnh con vật trong sản xuất nông nghiệp và hình ảnh nông cụ. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ thống kê tần số xuất hiện của các hình ảnh và giải mã ý nghĩa của một số hình ảnh có tần số xuất hiện cao để phần nào hiểu được giá trị của những hình ảnh ấy khi sử dụng tục ngữ, đồng thời qua đó hiểu hơn về...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa nông nghiệp qua các hình ảnh được sử dụng trong tục ngữ Khmer Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 106 VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP QUA CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TỤC NGỮ KHMER NAM BỘ Agricultural culture through the images used in Southern Khmer proverbs ThS. Lê Thị Diễm Phúc Trường Đại học Trà Vinh Tóm tắt Hình ảnh trong tục ngữ Khmer Nam Bộ luôn có giá trị biểu đạt, thường gắn bó với cuộc sống, văn hóa và tâm tư tình cảm của đồng bào Khmer. Đó là những hình ảnh về hiện tượng tự nhiên, hình ảnh các loài cây trong sản xuất nông nghiệp, hình ảnh con vật trong sản xuất nông nghiệp và hình ảnh nông cụ. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ thống kê tần số xuất hiện của các hình ảnh và giải mã ý nghĩa của một số hình ảnh có tần số xuất hiện cao để phần nào hiểu được giá trị của những hình ảnh ấy khi sử dụng tục ngữ, đồng thời qua đó hiểu hơn về đời sống cũng như văn hóa người Khmer Nam Bộ. Từ khóa: Tục ngữ; Tục ngữ Khmer Nam Bộ; Văn hóa; Văn hóa nông nghiệp; Văn hóa nông nghiệp qua tục ngữ. Abstract Images in Southern Khmer proverbs have expressive values and it is associated with life, culture, emotional sentiment of Khmer people in the South. These are images of natural phenomena, images of plant species in agriculture, animal images in agricultural production and images of farm tools. In this article, the author will report the frequency of images and decipher the meaning of some images with high frequencies to partly understand the value of those images when using proverbs, and at the same time better understand the life and culture of the Khmer people in the South. Keywords: Proverbs; Southern Khmer proverbs; Culture; Agricultural culture; Agricultural culture through proverbs. 1. Đặt vấn đề Tục ngữ là những đúc kết từ thực tế, là những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình quan sát, trải nghiệm, suy ngẫm và là kết quả của những suy lí. Bởi tục ngữ mang tính cộng đồng, nên người ta thường sử dụng những hình ảnh gần gũi dễ hiểu – đó là những hình ảnh gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất. Người Khmer sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nên các hình ảnh trong sản xuất nông nghiệp chính là chất liệu thường được sử dụng trong tục ngữ. Những hình ảnh ấy với tính chất biểu trưng đã góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật của tục ngữ, qua đó thể hiện nét văn hóa nông nghiệp đặc trưng của người Khmer. 2. Nội dung 2.1. Giới thuyết về tính biểu trưng Chất liệu chủ yếu của tục ngữ là hình ảnh được lấy từ đời sống sinh hoạt, lao Email: diemphuc@tvu.edu.vn LÊ THỊ DIỄM PHÚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 107 động hằng ngày của con người. Mỗi hình ảnh không dừng lại ở việc khái quát hiện thực mà còn mang ý nghĩ tiềm ẩn sâu xa có tính chất trừu tượng. Điều đó thể hiện tính biểu trưng của các hình ảnh được sử dụng trong tục ngữ. Nói đến tính biểu trưng, đến nay có nhiều tác giả đã giới thuyết khái niệm này theo quan điểm riêng của mình. Trong đó, theo Đỗ Hữu Châu quan niệm “Biểu trưng là cơ chế tất yếu mà ngữ cố định, mà từ vựng phải sử dụng để ghi nhận diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn. Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế...phổ biến khái quát.” [1, tr.83]. Đối với Bùi Khắc Việt thì “Biểu trưng là kí hiệu mà quan hệ với quy chiếu là có nguyên do” [10]. Trần Ngọc Thêm cho rằng “Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa”[6]. Trong bài viết này, người viết nhận diện tính biểu trưng dựa theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu. Như vậy chúng ta có thể thấy, biểu trưng là lấy cái A để diễn đạt cái B, những đặc điểm của cái A được hiện ra bởi hình ảnh, màu sắc, âm thanh sẽ gợi lên sự liên tưởng đến cái B. Tính biểu trưng là một trong những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ mà tục ngữ là sự thể hiện tiêu biểu nhất. Mỗi dân tộc có một quan niệm khác nhau khi chọn các hình ảnh biểu trưng. Vì thế, hình ảnh, sự vật được sử dụng trong tục ngữ của dân tộc nào sẽ phản ánh chân thực đời sống, tư duy, văn hóa của dân tộc ấy. Hình ảnh mang màu sắc dân tộc vì nó đi từ cuộc sống hàng ngày vào ngôn ngữ. Qua cách cách dùng hình ảnh biểu trưng, ta cũng thấy khả năng liên tưởng phong phú đa chiều cũng như đặc điểm về tư duy, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc. 2.2. Hình ảnh các hiện tượng tự nhiên trong tục ngữ Khmer Nam Bộ Qua khảo sát những tài liệu: “Thành ngữ và tục ngữ Khmer” [5]; “Tục ngữ, thành ngữ, ca dao và câu đố Khmer” [7]; “Thành ngữ, tục ngữ và câu đố Khmer – Việt, tập 1” [8] với số lượng 1372 câu tục ngữ, chúng tôi thấy rằng: những hình ảnh hiện tượng tự nhiên được sử dụng chủ yếu trong tục ngữ Khmer là hình ảnh gắn với hoạt động nông nghiệp như nước, mây, sao, trăng, mưa, gió với tần số được thống kê theo bảng sau: Bảng 1: Bảng thống kê hình ảnh các hiện tượng tự nhiên trong tục ngữ Khmer Nam Bộ Stt Hiện tượng Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) Stt Hiện tượng Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 1 Nước 58 62,4 7 Bão 2 2,2 2 Gió 11 11,8 8 Sao 2 2,2 3 Mưa 4 4,3 9 Mây 1 1,1 4 Nắng 8 8,6 10 Sét 1 1,1 5 Mặt trời 3 3,2 11 Chớp 1 1,1 6 Mặt trăng 2 2,2 TỔNG 93 100% SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 108 Qua khảo sát, chúng ta thấy nhiều hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp được sử dụng trong tục ngữ Khmer Nam Bộ, mỗi hình ảnh đều có một giá trị biểu đạt riêng về ý nghĩa. Thực tế, hoạt động nông nghiệp luôn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên: nước, gió, mưa, nắng, mặt trăng, mặt trời điều đó được thể hiện qua các câu tục ngữ liên quan đến kinh nghiệm sản xuất như: ភ្លៀងស្រែររូវ ភដៅ ចំការល្អ (Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn); ភ ើកភកាៅ ងទានរ់រូវខ្យល្់ (Giương buồm cho kịp gió);រែភោចភ ើរភ្លៀងធ្លល ក់ (Kiến bay trời mưa).v.v. Cho đến hiện nay, những kinh nghiệm vẫn còn giá trị trong đối với người dân trong đời sống cũng như trong lao động. Để tạ ơn những vị thần tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, mưa, gió đã mang đến cho mình vụ mùa bội thu, hằng năm người Khmer thường tổ chức các lễ hội như Chôl Chnăm Thmây (tổ chức khi vụ mùa đã được thu hoạch xong, ngoài ý nghĩa đón một năm mới, tuổi mới, lễ hội này còn là dịp để bà con nghỉ ngơi sau một vụ mùa bận rộn và tạ ơn đến các vị thần đã cho thời tiết thuận hòa cây cối tốt tươi); Lễ cầu an (ngoài ý nghĩa cầu bình an đến cho mọi người và phum sóc thì trong lễ này người ta còn cầu cho mưa thuận gió hòa để người nông dân có thể bắt đầu một vụ mùa mới bội thu), Ok Om Bok (còn được gọi là lễ cúng trăng nhằm tạ ơn thần Mặt Trăng và cầu ấm no, hạnh phúc, bình an đến cho mọi người).v.v. Các hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ Khmer không chỉ được dùng với nghĩa đen, dùng để biểu thị kinh nghiệm dự đoán thời tiết, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà còn phản ánh những kinh nghiệm trong quan hệ ứng xử, nhận thức về cuộc đời: ភ្លៀងស្រែររូវ ភដៅ ចំការល្អ (Mưa tốt lúa, nắng tốt vườn); ភ្វើស្រែទាន់ោនភ្លៀង (Làm ruộng cho kịp mưa); ភ ើកភកាោ ងទាន់ររូវខ្យល្់ (Giương buồm cho kịp gió), Theo bảng thống kê, “nước” xuất hiện nhiều nhất trong các hình ảnh về tự nhiên vì nước không chỉ là nhu cầu sinh tồn mà còn là đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer. Vai trò này cũng đã được khẳng định khi hình ảnh “nước” xuất hiện với tần số cao nhất trong các hình ảnh tự nhiên trong tục ngữ Khmer Nam Bộ. Theo khảo sát của chúng tôi hình ảnh “nước” xuất hiện 58 lần chiếm 62.4%. “Nước” phản ánh kinh nghiệm ứng xử và đời sống tín ngưỡng,của đồng bào Khmer Nam Bộ: ទឹកថ្លល ល្អិរភ ើល្អករបិរ រល្ក ភោកភ ោះ (Nước trong khe, nếu đục do sóng vỗ); ទឹកជូន ុណ្យភែោច (Nước dâng phước vua);ទឹក ូរមិនស្ែល្ រ់ ររោះរុទធមិនស្ែល្ខ្ឹង (Nước chảy không bao giờ mệt, Phật Tổ không bao giờ giận).v.v. Trong đời sống của người Khmer cụ thể là việc canh tác nông nghiệp yếu tố nước yếu tố rất quan trọng. Vì thế người Khmer có câu: ភ្វើស្រែនឹងទឹក ភ្វើែឹកនឹងោយ (Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm);ខ្ទមឹភមើល្ ទឹកឪឡឹកភមើល្ទង (hành xem nước, dưa hấu xem dây). Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì tập quán canh tác ngày xưa của người Khmer là trên những giồng đất cao ven sông, trên địa hình đó, người nông dân Khmer chủ yếu trồng lúa và hoa màu. Việc trồng lúa của họ thường tiến hành vào mùa mưa để nhờ vào nước trời. Dù là trồng lúa hay trồng hoa màu thì nước vẫn là yếu tố cần được chú ý nhất. Hầu hết hoa màu phải trồng trên đất khô thoáng chứ không ngập nước như lúa nên cần có chế độ nước cho phù hợp với từng loại cây trồng, để cây không bị thiếu nước quá mà cũng không để cây bị LÊ THỊ DIỄM PHÚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 109 ngập nước trong thời gian dài. “Nước” trong quan niệm của người Khmer không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật mà còn gắn với đời sống tâm linh. Người Khmer tin rằng ភរ ចទឹករំភ ោះភរ ោះ (Xối nước là giải nạn). Vì thế có thể nói rằng, nước gắn liền với cả cuộc đời của người Khmer, là hình ảnh vừa hiền hòa, gần gũi lại vừa có quyền năng rất lớn có thể mang lại an lành, hạnh phúc cho họ. Người Khmer Nam Bộ có một loại nước gọi là nước thơm (Tưk Op), nước này luôn xuất hiện trong nhiều nghi thức quan trọng. Từ khi sinh ra, đến khi trưởng thành, cưới hỏi hay khi đau ốm người Khmer đều thực hiện nghi thức vẩy nước thơm. Nghi thức này tùy vào từng dịp mà có những người khác nhau thực hiện, đó có thể là vị sư, vị Achard hoặc người lớn tuổi trong gia đình.v.v. Khi một ai đó có điều không may hoặc muốn cầu bình an, cầu may mắn người ta cũng đến chùa hoặc thỉnh các vị sư về nhà làm lễ xối nước (Srôch Tưk). Mỗi dịp Chôl Chnăm Thmây người Khmer cũng tổ chức nghi thức tắm Phật ở chùa (Sroong Tưk Prăh) và tắm cho cha mẹ, người lớn tuổi ở nhà – những người có ơn với mình mà người Khmer gọi là Phật sống (Sroong Tưk Prăh Rôs). Điều này vừa thể hiện lòng biết ơn vừa là lời cầu chúc sức khỏe bình an đến cho ông bà cha mẹ trong năm mới. 2.3. Hình ảnh các loài cây trong sản xuất nông nghiệp 2.3.1. Những loài cây gắn với nông nghiệp của người Khmer Nam Bộ Để việc canh tác nông nghiệp đạt được năng suất cao người nông dân phải chú ý đến nhiều công đoạn. Và ở mỗi công đoạn như vậy, họ đều rút ra được những kinh nghiệm như: làm đất, làm cỏ: ំឪឡឹកររវុភចោះជិករភតោ ំខ្ទឹមររូវភចោះែកភមៅ (Trồng dưa phải biết đào giồng, trồng hành phải biết nhổ cỏ); xem địa thế: ំជីររងខ្លី ំស្ែៃរងស្វង (Trồng rau giồng ngắn, trồng cải giồng dài); làm mạ, chọn giống: ភ្វើស្រែររូវ ភកើររំរីរូជល្អលា ភរ ោះ (Làm lúa trúng mùa do giống tốt gieo ra); ចូររករូជល្អ លា ភរ ោះទុករ (Nên tìm giống tốt, gieo sạ lưu lại);ែំណា ល្អភ យែី (Mạ tốt do đất),... Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Chính vì thế, việc canh tác cần chú ý đến thời tiết. Qua quá trình canh tác, người nông dân nhận ra rằng mỗi loại cây thích ứng với mỗi kiểu thời tiết khác nhau “ភ្លៀងល្អស្រែ ភដោ ល្អចំការ” (Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn). Hơn nưa, mỗi loại cây cũng cần có cách chăm sóc khác nhau “ ំខ្ទឹមភមើល្ទឹក ំឪល្ឹកភមើល្ទង” (Trồng hành xem nước, trồng dưa hấu xem dây); “ចង់ែុីស្លលផ្កា ររូវរការគល្់” (Muốn ăn hoa quả phải chăm sóc gốc). Sau một quá trình làm việc vất vả, với những hi vọng sẽ được vụ mùa bội thu – vốn là mong ước của người nông dân, cũng là đến lúc họ trông chờ kết quả. Từ đó, xuất hiện những câu tục ngữ về dự đoán năng suất cây trồng. Có những dự đoán về một mùa gặt hái thành công, có cả những dự đoán sẽ mất mùa: ភមើមស្ ករង (Củ nhiều, nứt giồng); ភងើ ែាកឱន ក់រ ់ (Ngẩng lép, cúi chắc hạt). Dù được mùa hay thất mùa người Khmer vẫn không phung phí dẫu là một hạt trấu “កិនរែូវកុំភោល្អង្កា ម ទុកភែើមបី ជាន់ឥែឋភ្វើលទោះ” (Xay lúa đừng bỏ trấu, để trấu trộn gạch làm nhà). Qua những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng trọt, ta thấy hình ảnh các loài cây trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện rất nhiều. Đó là lúa, hành, bí, SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 110 bầu, dưa hấu, mạ Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc được khoác thêm chiếc áo mới với để truyền tải những thông điệp, ý nghĩa có giá trị nhân văn sâu sắc. Ở đây ta thấy chức năng thực hành – sinh hoạt của tục ngữ được phát huy mạnh mẽ. Mỗi loài cây gắn với những kinh nghiệm ứng dụng cụ thể trong sản xuất nông nghiệp, mà nhờ ứng dụng những kinh nghiệm quý báu ấy, người nông dân xưa đã gặt hái được rất nhiều mùa màng bội thu. 2.3.2. Nét nghĩa biểu trưng qua hình ảnh các loài cây Hình ảnh các loài cây còn xuất hiện trong tục ngữ Khmer với nét nghĩa biểu trưng mà người Khmer dùng để răn dạy cho con cháu những điều hay lẽ phải. Chẳng hạn như để nói về quan niệm sống ở đời thì có câu: ររូវយកភែើមស្ររងជា ចា ់រោណ្ វាភោ ក់រោនមិនរល្ំ រុកខជារិែូចោ៉ា ងលចឹកែុរកំ ខ្យល្់្ំ ក់ចំគង់រភល្ើង (Nên lấy cỏ tranh làm phép giữ thân, gió thổi giật cũng không ngả; không như loài cây gõ, cà chất, gió mạnh giật ngay tróc gốc). Cũng có hình ảnh được sử dụng với nhiều nét nghĩa khác nhau. Như cây tre có lúc được sử dụng với ý nghĩa chỉ hình ảnh của thế hệ đi trước “ទំរំងែនងឫែសី” (Măng mọc nối tiếp tre), lại có lúc cây tre được dùng để chỉ tính tình khác nhau của anh em trong một nhà “ឫែសីមួយភែើមគង់ភលសងថ្លន ំង ង អូនររឡងំគង់ភលសងចិរោ” (Tre một cây cũng khác lóng, anh em một nhà cũng khác ý). Ở đây ta lại thấy cùng để diễn đạt một ý nghĩa biểu trưng nhưng khi so sánh tục ngữ Việt với tục ngữ Khmer thì ta thấy mỗi dân tộc lại có cách sử dụng hình ảnh khác nhau. Trong khi để nói về mối quan hệ giữa người với người, tục ngữ Khmer có câu: ររឡចវារភៅ ភមៃ វារមក (Dây bầu bò đi, dây bí bò lại) trong khi đó tục ngữ Việt có câu “Bánh ít đi, bánh quy lại”. Hay để nói về hình ảnh của anh em cùng chung một nhà, người Khmer dùng hình ảnh cây dừa “ែូងមួយផ្កល យគង់ោនរក់ោន នាឡិ” (Dừa một quày cũng có tốt có xấu) trong khi đó tục ngữ Việt lại có câu “Một bàn tay năm ngón, có ngón ngắn ngón dài”. Hay cùng nói về tính tham lam, không chịu thỏa mãn của con người thì tục ngữ Khmer có câu: ោន វ យណាយរកូច ោនរូចណាយ្ំ ោនរកមុំ ណាយោែ់ (Được xoài chê chanh, được bé chê to, được cô gái chê đàn bà), cũng với ý nghĩa tương đương tục ngữ Việt lại có câu: Được voi đòi tiên. Như vậy, một loại cây có thể sử dụng với nhiều hàm ý. Nhưng cũng có lúc cùng một hàm ý người Khmer lại sử dụng hình ảnh nhiều loài cây khác nhau. Điều này cho ta thấy sự liên tưởng phong phú và tính linh hoạt trong tư duy của người Khmer. Và trong nhiều trường hợp người Khmer vẫn sử dụng các hình ảnh nông nghiệp như một tín hiệu gẫn gũi với mình để thể hiện hàm ý muốn gửi gắm. Hình ảnh các loài cây trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện nhiều trong tục ngữ Khmer Nam Bộ, qua khảo sát 1372 câu tục ngữ chúng tôi thống kê cụ thể như sau: LÊ THỊ DIỄM PHÚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 111 Bảng 2: Bảng thống kê hình ảnh các loại cây trong sản xuất nông nghiệp qua tục ngữ Khmer Nam Bộ Stt Loại Số lượng (Lần) Tỉ lệ (%) Stt Loại Số lượng (Lần) Tỉ lệ (%) 1 Lúa 41 32.5 14 Bí 2 1.6 2 Hoa 15 11,9 15 Chanh 2 1.6 3 Cỏ 11 8.7 16 Bắp 1 0.8 4 Tre 9 7.2 17 Cải 1 0.8 5 Chuối 8 6.3 18 Gừng 1 0.8 6 Bầu 7 5.6 29 Bông súng 1 0.8 7 Dừa 7 5.6 20 Trầu 1 0.8 8 Mía 3 2.3 21 Bèo 1 0.8 9 Rau 3 2.3 22 Ớt 1 0.8 10 Dưa hấu 2 1.6 23 Cải 1 0.8 11 Hành 2 1.6 24 Me 1 0.8 12 Thốt nốt 2 1.6 25 Mồng tơi 1 0.8 13 Xoài 2 1.6 TỔNG 126 100% Qua thống kê ở bảng trên, ta thấy hình ảnh cây lúa được sử dụng nhiều lần nhất trong các loại cây được sử dụng trong tục ngữ Khmer (chiếm 32.5%). Lúa là cây trồng, là nguồn lương thực chính nuôi sống người dân ở các nước nông nghiệp nói chung và Việt Nam, trong đó có người Khmer nói riêng. Cây lúa có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống con người. Hình ảnh cây lúa xuất hiện nhiều trong tục ngữ Khmer cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh cây lúa thường xuất hiện trong những câu phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất “ភ្លៀងល្អស្រែ ភដោ ល្អចំការ” (Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn). Ngoài việc sử dụng hình ảnh cây lúa, những hình ảnh chỉ các giai đoạn của lúa và sản phẩm từ lúa như: mạ, gốc rạ, rơm, trấu, gạo, cơm,... cũng được sử dụng rất nhiều, theo số liệu chúng tôi thống kê được là 35 lần. Nếu như lúa được sử dụng chủ yếu trong những câu nói về kinh nghiệm trồng trọt thì những hình ảnh chỉ các giai đoạn của lúa và sản phẩm từ lúa được sử dụng để làm hình ảnh biểu trưng. Biểu trưng cho việc làm không đúng như câu: កុំយកោយោរ ់ ោរ់រស្រ (Đừng lấy cơm trét miệng dê, dùng để khuyên ngăn việc vu khống, gieo vạ cho người khác. Hình ảnh cơm nguội được dùng trong câu: ភ ើោយររជារ់ភោយស្រែមល ភដោ (Nếu cơm nguội cần có canh nóng) biểu trưng cho điều kiện SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 112 hạn chế; Bên cạnh cây lúa, hình ảnh cây hoa màu, cây ăn trái cũng được sử dụng rất nhiều. Đó là các loại cây mà chúng tôi đã thống kê được ở trên như: bầu, bí, hành, chuối, mía, đậu, dưa hấu,... Việc trồng hoa màu, cây ăn trái cũng được xem là một nghề chính bên cạnh nghề trồng lúa của người Khmer xưa. Điều này được lí giải vì sao hình ảnh các loài cây ấy đi vào tâm thức của người Khmer và được họ sử dụng như chất liệu phổ biến trong tục ngữ. Bởi vì mỗi loài cây có đặc điểm riêng, nhìn vào những đặc điểm ấy người ta hình dung đến những đặc điểm của con người. Như hình ảnh cây chuối trong câu: ភចក ល ់ភរ ោះស្លល (Cây chuối chết vì trái) mang ý nghĩa chỉ sự hi sinh của người mẹ dành cả cuộc đời để nuôi con lớn khôn; hình ảnh cây mía trong câu: “ជារិអំភៅភទាោះភៅកនុងយនោរ មិនល្ោះ ង់ែភាររែស្លអម យ” biểu trưng cho sự kiên cường, dũng cảm như cây mía dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn giữ chất ngọt trong mình; hay hình ảnh bí đao và bí đỏ trong câu: “ររឡច់វារ ភៅ ភទើ ភពៃ វារមក” (Bí đao bò qua bí đỏ bò lại) chỉ sự chia sẻ giữa con người với nhau trong một cộng đồng để giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp. Từ hình ảnh cây lúa, hoa màu và cây ăn trái trong tục ngữ Khmer Nam Bộ, chúng ta liên tưởng đến bữa ăn của cư dân nông nghiệp. Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên. Do đó trong khi cư dân gốc văn hóa du mục thiên về ăn thịt thì cơ cấu bữa ăn của người Việt, người Khmer lại bộc lộ rất rõ dấu ấn văn hóa nông nghiệp đó là cơm – rau – cá. Qua tục ngữ Khmer Nam Bộ, chúng ta cũng thấy được điều này. Vì cơm là thức ăn chính trong bữa ăn hằng ngày nên hình ảnh cơm được xuất hiện rất nhiều lần qua tục ngữ (20 lần): ររឡ ់ររឡិនោយ ិណ្ឌ ជាោយោររ (Ngược xuôi cơm phước thành cơm khất thực); ែុីោយភោកឆ្ន ំង (Ăn cơm đập nồi); ោយកកក៏ោយ ភមោ៉ា យក៏រែ ី (Cơm nguội cũng là cơm, đàn bà góa cũng là đàn bà); ភ្វើស្រែនឹងទកឹ ភ្វើ ែឹកនឹងោយ (Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm).v.v. Cũng như các cư dân nông nghiệp khác, người Khmer xem rau là món cần thiết cho các bữa ăn vì thế họ quan niệm rằng: ចង់ឆ្ា ញ់ភោយរកអនលក ់ ចង់រែណុ្ក ភោយភនឿយរីភកៅង (Muốn ngon phải kiếm rau, muốn giàu sang phải cực từ nhỏ). Cũng tương tự như thế tục ngữ Việt có câu: Đói ăn rau, đau uống thuốc. Chúng ta thấy rằng, quan niệm về ngon và no trong tâm thức của cư dân nông nghiệp gắn với rau, với cơm – sản phẩm từ nông nghiệp, trong khi đó thì cư dân du mục lại thích thịt, bơ, sữa. Đây cũng chính là điểm rất đặc trưng trong văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nét văn hóa nông nghiệp của người Khmer Nam Bộ. Bên cạnh hình ảnh hoa màu và lúa như đã nêu trên thì trong tục ngữ Khmer ta còn bắt gặp hình ảnh “cỏ” và nó chính là mối lo ngại rất lớn đối với người làm nông nghiệp mà cụ thể là người trồng lúa. Qua khảo sát, chúng tôi thấy hình ảnh cỏ chiếm 7.7% trong tục ngữ Khmer, nó không chỉ phản ánh những kinh nghiệm lao động mà còn được sử dụng để biểu đạt nhiều ý nghĩa khác. Hình ảnh cỏ được dùng để chỉ sự vô tận “កុំភែើររា ់ភមៅ” (Đừng đi đếm cỏ). Ngoài ra, cỏ còn được dùng để nói về những người có thân phận thấp bé trong xã hội sẽ bị liên lụy khi có sự xung đột giữa những người ở vị trí lớn hơn “ែំរីជល្់រន ភខ្ទចភមៅ” (Voi đụng nhau nát cỏ). LÊ THỊ DIỄM PHÚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 113 2.4. Hình ảnh con vật trong sản xuất nông nghiệp Người Khmer xưa đã biết thuần dưỡng những loài vật hoang dã trở thành vật nuôi. Hình ảnh các con vật gắn liền với đời sống người Khmer Nam Bộ vừa cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào vừa cung cấp sức kéo, sức cày để người nông dân bớt nặng nhọc. Gắn bó với các con vật hằng ngày trong cuộc sống, nên trong quá trình sáng tác tục ngữ, người Khmer đã đưa hình ảnh các con vật ấy vào một cách rất tự nhiên, sinh động và mang nhiều ý nghĩa. Qua khảo sát 1372 câu tục ngữ chúng tôi thống kê được số lượng hình ảnh các con vật trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện trong tục ngữ với tần số như sau: Bảng 3: Bảng thống kê hình ảnh các con vật trong sản xuất nông nghiệp qua tục ngữ Khmer Nam Bộ Stt Loại Số lượng (Lần) Tỉ lệ (%) Stt Loại Số lượng (Lần) Tỉ lệ (%) 1 Cá 23 12.0 18 Sâu 3 1.6 2 Gà 19 9.9 19 Heo 3 1.6 3 Bò 15 7.8 20 Cò 2 1.0 4 Chó 14 7.2 21 Nhái 2 1.0 5 Kiến 11 5.7 22 Thỏ 2 1.0 6 Ếch 10 5.2 23 Cóc 2 1.0 7 Cá sấu 10 5.2 24 Ngỗng 2 1.0 8 Rắn 10 5.2 25 Vạc 2 1.0 9 Quạ 8 4.2 26 Ngựa 2 1.0 10 Vịt 7 3.6 27 Giun 2 1.0 11 Mèo 6 3.1 28 Dê 1 0.5 12 Trâu 5 2.6 29 Cút 1 0.5 13 Ong 5 2.6 30 Mối 1 0.5 14 Bướm 3 1.6 31 Lươn 1 0.5 15 Cua 3 1.6 32 Tôm 1 0.5 16 Khỉ 3 1.6 33 Tằm 1 0.5 17 Chim 3 1.6 Tổng 192 100% SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 114 Qua bảng trên ta thấy, hình ảnh con cá được xuất hiện nhiều nhất với tỉ lệ 12%. Nam Bộ là vùng sông nước, nơi ngày xưa được mệnh danh là “tôm cá đầy đồng”. Cá thường là nguồn thực phẩm cần thiết cho đời sống con người. Cũng như người Việt, người Hoa cùng sinh sống trên vùng đất phương Nam, người Khmer dùng cá chế biến thức ăn trong hầu hết các bữa ăn hàng ngày. Từ cá, người Khmer cũng đã làm nên một đặc sản rất nổi tiếng mà ngày nay ai cũng biết là “mắm bồ hóc”. Hình ảnh các loài cá cũng được đi vào tục ngữ Khmer với nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Người Khmer mượn hình ảnh “cá lòng tong” để thể hiện sự hi sinh, tình yêu thương, chăm sóc của người mẹ đối với con, như câu: ោោយចិញ្ចឹមកូន ែូចចង្កវ រ ភែញ កូន ចិញ្ចឹមោៅ យវញិ ែូចររោះស្រ ភរកាយ (Mẹ nuôi con như cá lòng tong rượt, con nuôi mẹ như Phật quay về sau). Nhưng mặt khác, hình ảnh cá còn biểu trưng cho những người cha, người mẹ thiếu trách nhiệm, không thương yêu con cái “កុំែូចររភឆ្ោ ែុីកូនឯង” (Đừng như cá Chđô tự ăn con mình). Cá cũng là biểu trưng cho tính khoe khoang, nhiều chuyện “កំភាល ញង្ក ់ភរ ោះោរ់” (Cá sặc chết vì cái miệng).v.v. Cũng là một loài động vật mang lại nguồn thực phẩm dồi dào, con gà xuất hiện trong tục ngữ Khmer Nam Bộ chiếm đến 9.9%. Hình ảnh con gà với đặc điểm, tập tính đặc trưng được người Khmer sử dụng trong tục ngữ với nhiều ý nghĩa biểu trưng. Hình ảnh con gà có lúc chỉ sự hấp tấp vội vàng: រោែ់រោល្ែូចោន់រករង (Rối như gà mắc đẻ), lúc lại được mượn để liên tưởng vẻ đẹp bên ngoài của con người: ោន់ល្អភរ ោះភរាមរូ ភឆ្មល្អភររោះស្រង (Gà đẹp nhờ lông, ngoại hình đẹp nhờ trang điểm), lúc lại chỉ sự mong manh dễ vỡ: រងោន់ជល្់នឹងថ្ៅ (Trứng gà chọi với đá). Nếu như người Việt thường dùng trâu để làm sức kéo, bởi họ sống ở những vùng trũng thường có nước ngập - là điều kiện thuận lợi để trâu sinh sống, thì người Khmer lại nhờ vào sức kéo của bò, vì họ sống trên những giống đất cao – là nơi có đất cát pha và khô cạn rất thích hợp để nuôi bò. Và nếu như người Việt xem “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, thì người Khmer lại xem bò như tài sản lớn của gia đình phải được giữ gìn cẩn thận: ភរោរ់ភទើ ខ្ំភ្វើរ ង ែល្់ភរល្រ ឡងភទើ ខ្ំភៅភរៀន (Mất bò mới lo làm chuồng, đến ngày thi cử mới ào ào học thi);ចង់ោនជួញអងារ ចង់រកល្ក់ភរ (Muốn giàu thì buôn gạo, muốn nghèo thì bán bò). Cùng nói đến triết lí đừng làm chuyện ngược đời, vô ích, tục ngữ Việt có câu: Cái cày đi trước con trâu, trong khi đó tục ngữ Khmer có câu: កុំ ក់រភទោះមុនភរ (Đừng để xe trước bò). Con bò trong tục ngữ Khmer Nam Bộ làm ta liên tưởng đến con người và các mối quan hệ của con người. Như câu: ភរែំភៅខ្នង ស្កអកភ ើរ រំនងរំលាយកនទួយ (Bò ghẻ lưng, quạ bay ngang cụp đuôi);ភរមួយភរកាល្ ភ ល្ស្ររន ឯង (Bò cùng một đàn hay kiếm chuyện nhau); ខ្ឹងភរវាយរភទោះ (Giận bò đánh xe). Hình ảnh con bò trong tục ngữ thể hiện nét đặc trưng trong nông nghiệp của người Khmer là dùng bò để làm sức kéo. Nó không chỉ như một vật nuôi trong gia đình mà còn như một người bạn đồng hành của con người trong lao động và trong cuộc sống. Bò còn đại diện cho sức mạnh và là niềm tự hào của người nông dân. Vì thế mà hằng năm, cứ đến khoảng tháng 10 thì người Khmer thường tổ chức LÊ THỊ DIỄM PHÚC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 115 lễ hội đua bò ở Bảy núi, An Giang, lễ hội thu hút rất nhiều người đến tham dự và trở thành nét đặc sắc trong văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Ngoài ra, hình ảnh những con vật khác cũng được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa của tục ngữ. Hình ảnh con ếch trong tục ngữ dùng để chỉ sự chủ quan, thiếu hiểu biết lại huênh hoang, hống hách, như câu: កស្ងា ភៅកនុងអណ្ោូ ងទឹក ៅ នភមឃរូចនឹក ៉ាុនរគ ឆ្ន ំង (Con ếch trong giếng nước, tưởng trời cao chỉ bằng nắp vung, kẻ không có trí thức cứ cho là mình giỏi). Hay để nói về sự vong ơn bội nghĩa, sự giả dối người Khmer thường dùng hình ảnh cá sấu như câu: ្លីភ្លើែូចរកភរើវភងវង ឹង (Lẳng lơ như sấu quên bưng); កុំោនចិរោភ្លើ រឹងរកភរើភោយចមលង (Đừng có dại tin cho cá sấu đi quá giang).v.v. 2.5. Hình ảnh nông cụ Hình ảnh nông cụ qua khảo sát 1.372 câu tục ngữ được chúng tôi thống kê như sau: Bảng 4: Bảng thống kê hình ảnh các loại nông cụ xuất hiện trong tục ngữ Khmer Nam Bộ Stt Loại Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) Stt Loại Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 1 Dao 6 12 11 Thớt 2 4.0 2 Búa 6 12 12 Sào 1 2.0 3 Nia 6 12 13 Dầm 1 2.0 4 Nồi 5 10 14 Cuốc 1 2.0 5 Xe bò 4 8.0 15 Xà – niêng 1 2.0 6 Cà om 3 6.0 16 Cần sé 1 2.0 7 Rìu 3 6.0 17 Cối xay 1 2.0 8 Táo 2 4.0 18 Mẻ kho 1 2.0 9 Bẫy 2 4.0 19 Đao 1 2.0 10 Đòn gánh 2 4.0 20 Ná 1 2.0 Tổng 50 100% Qua bảng thống kê, ta thấy các hình ảnh nông cụ xuất hiện trong tục ngữ Khmer Nam Bộ khá đa dạng. Mỗi hình ảnh mang ý nghĩa biểu đạt riêng với cách tri nhận độc đáo của người dân Khmer, có thể kể đến như hình ảnh “rìu”: ែឹងែ ់ថ្ទ ់ភ ើមួយ (Mười cây rìu chêm chỉ một miếng gỗ); ែឹងរភង្កគ ោះភរ ោះរីែង (Rìu lung lay tại cán); ែឹងភ្ាើយ ភរ ោះែងកូន្គង ភរ ោះភមោ (Rìu ngang tại cán, con hư tại mẹ); Bên cạnh đó, đa số các hình ảnh nông cụ được dùng để giúp ta liên tưởng so sánh với các sự vật khác trong đời sống: វមុរៗស្មនភៅកនងភរ ម វជិាា ភចោះររមភៅកនុកបនួ (Đao bén bén thật ở trong vỏ, kiến thức có thật ở trong sách); Ngoài ra SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 116 còn có một số hình ảnh nông cụ khác mà chỉ có cư dân nông nghiệp mới sử dùng đến đó là hình ảnh xe bò: ខ្ឹងភរវាយរភទោះ (Giận bò đánh xe), đòn gánh:រែងស្រក ភោយល្ៅមនឹង ៅ (Nối đòn gánh cho vừa vai), nia: ែំរី ល ់យកចភងអរោំង (Voi chết lấy nia che), táo đựng lúa: រែឡញ់កូន មួយភៅ រែឡញ់ភៅមួយថ្លល ំង (Thương con một táo, thương cháu một giạ), bồ lúa: ោន់រងភល្ើ ជរងកុរែូវ (Gà đẻ trên bồ lúa).v.v. 3. Kết luận Mỗi dân tộc với nét đặc trưng văn hóa khác nhau thì lại có cách sử dụng hình ảnh biểu trưng khác nhau. Điều đó phần nào giúp ta hiểu được tính biểu trưng của hình ảnh trong tục ngữ được chi phối mạnh mẽ từ nếp sống, nếp nghĩ và tập quán sinh hoạt, lao động của dân tộc. Thật vậy, qua bài viết chúng ta thấy có những câu tục ngữ cùng phản ánh một nội dung với tục ngữ Việt, người Khmer lại chọn hình ảnh biểu trưng với cách thức diễn đạt rất riêng. Việc thống kê và chọn lọc phân tích các hình ảnh liên quan đến nông nghiệp trong tục ngữ cho ta cái nhìn rõ nét hơn về nền văn hóa nông nghiệp của người Khmer Nam Bộ. Từ đời sống thường nhật những hình ảnh hiện tượng tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, nông cụ được đưa vào tục ngữ Khmer Nam Bộ với vai trò truyền tải nhiều ý nghĩa nhằm dạy cho con cháu đời sau bài học cuộc sống. Mỗi hình ảnh mang một ý nghĩa biểu trưng riêng, cũng có khi cùng một ý nghĩa biểu trưng người Khmer lại chọn nhiều hình ảnh khác nhau để thể hiện. Từ những điều trên chúng ta có thể khẳng định tục ngữ Khmer Nam Bộ mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp và người Khmer đã thể hiện nét văn hóa nông nghiệp ấy qua tục ngữ dân tộc mình bằng những chất liệu đặc trưng riêng không hòa lẫn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – Ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2002), Văn học dân gian Sóc Trăng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2005), Văn học dân gian Bạc Liêu, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Chu Xuân Diên (chủ biên) (2012), Văn học dân gian Sóc Trăng, NXB Văn hóa - Thông tin. 5. Sơn Phước Hoan (2012), Thành ngữ và tục ngữ Khmer, NXB Giáo dục, 1998. 6. Trần Ngọc Thêm (2006). Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tp. HCM. 7. Trần Thanh Pôn (2006), Tục ngữ, thành ngữ ca dao và câu đố tiếng Khmer, NXB Văn hóa Dân tộc. 8. Kim Sơn - Lâm Qui - Ngọc Thạch - Trần The (2010), Thành ngữ, tục ngữ và câu đố Khmer – Việt, tập 1, NXB Giáo dục. 9. Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (1987), Người Khmer tỉnh Cửu Long, NXB Sở Văn hóa – Thông tin Cửu Long. 10. Trường trung cấp Pali Sóc Trăng (2011), Văn học dân gian Khmer Nam Bộ - Giáo trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Pali tại chỗ, Sóc Trăng. 11. Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 1/1978, tr.1-6. Ngày nhận bài: 12/11/2018 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73_9449_2214978.pdf
Tài liệu liên quan