Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa

Tài liệu Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0017JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 154-162 This paper is available online at VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Trịnh Ngọc Toàn1, Nguyễn Thị Hoàng Yến2 1Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng 2Học viện Quản lý Giáo dục Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, gồm: Xây dựng triết lí giáo dục; Xây dựng hình ảnh người Hiệu trưởng trở thành một biểu tượng văn hóa của nhà trường; Xây dựng những giá trị chung; Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường. Từ khóa: Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, giá trị văn hóa truyền thống, toàn cầu hóa về văn hóa. 1. Mở đầu Văn hoá tổ chức được khởi nguồn từ Mỹ từ thập niên 1960 - 1970, trên cơ sở được hình thành từ các tổ chức kinh tế....

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0017JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 154-162 This paper is available online at VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Trịnh Ngọc Toàn1, Nguyễn Thị Hoàng Yến2 1Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng 2Học viện Quản lý Giáo dục Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, gồm: Xây dựng triết lí giáo dục; Xây dựng hình ảnh người Hiệu trưởng trở thành một biểu tượng văn hóa của nhà trường; Xây dựng những giá trị chung; Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường. Từ khóa: Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, giá trị văn hóa truyền thống, toàn cầu hóa về văn hóa. 1. Mở đầu Văn hoá tổ chức được khởi nguồn từ Mỹ từ thập niên 1960 - 1970, trên cơ sở được hình thành từ các tổ chức kinh tế. Sau đó, được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Khái niệm văn hoá tổ chức ngày càng trở nên phổ biến, trong đó, Mỹ, Nhật là những quốc gia được coi là có văn hoá tổ chức tiêu biểu bởi tính hiệu quả mà văn hoá tổ chức của họ mang lại cho hoạt động tổ chức [9; 15]. Việt nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Thậm chí có những tổ chức đã mạnh dạn mời các Công ti tư vấn chuyên nghiệp nước ngoài vào xây dựng văn hoá tổ chức cho mình. Điều đó chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt nam nhưng các tổ chức Việt nam đã ý thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá tổ chức của các nhà nghiên cứu đã viết và cho xuất bản nhiều sách, giáo trình, tài liệu tham khảo như các tác giả: Dương Thị Liễu, Dương Quốc Thắng, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng, Trần Thị Tuyết Mai, Trần Thị Thanh Thuỷ... Tuy nhiên, phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu nhiều cho việc xây dựng văn hoá cho các tổ chức kinh tế, trong khi việc xây dựng văn hoá tổ chức cho các tổ chức giáo dục lại vô cùng quan trọng, bởi hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội [9; 16]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa nhà trường chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi sự giao thoa, tiếp biến giữa các nền văn hóa đa dạng. Đồng thời, sự hấp thụ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa dân tộc cũng hình hành nên hệ giá trị văn hóa phổ quát chung của nhân loại Ngày nhận bài: 5/10/2016. Ngày nhận đăng: 5/1/2016. Liên hệ: Trịnh Ngọc Toàn, e-mail: trinhtoanhp@gmail.com. 154 Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa [8; 108]. Vì vậy, mỗi cơ sở giáo dục khi xây dựng văn hóa nhà trường cần xác định cho mình một hệ thống giá trị văn hóa đặc thù trên cơ sở giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời, tiếp thu, gạn lọc tinh hoa của nhân loại; nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới trong sự hợp tác hòa bình và nhân văn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm cơ bản * Văn hóa: Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp, nó là một khái niệm có ngoại diên rất rộng. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về thuật ngữ văn hóa. Theo hình thức biểu hiện, văn hóa được phân loại thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, hay nói cách khác là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Ví như trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, văn hóa vật thể mà ta nhìn thấy là: cồng, chiêng, nhà sàn, con người, núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ẩn sau cái vật thể hữu hình đó là cái vô hình (văn hóa phi vật thể) như: âm hưởng, phong cách, quy tắc chơi nhạc mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên, là cái hồn của thời gian, không gian và giá trị lịch sử. Như vậy, khái niệm văn hóa rất rộng, trong đó có giá trị vật chất và giá trị tinh thần làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lí, tâm hồn và hành động của con người. Từ đó, chúng tôi cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử” [2; 10]. * Văn hóa tổ chức và văn hóa nhà trường: Văn hóa tổ chức có thể được định nghĩa như một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ [5; 63]. Có nhiều loại tổ chức khác nhau, như tổ chức kinh tế, tổ chức y tế, tổ chức giáo dục. . . trong đó, nhà trường là một dạng tổ chức, do vậy, có thể hiểu văn hóa nhà trường (VHNT) là một dạng của văn hóa tổ chức. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khái niệm VHNT như sau: VHNT là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. * Giá trị văn hóa truyền thống và toàn cầu hóa về văn hóa: Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Đó là sự kết tinh của những gì tốt đẹp nhất qua các thời kì lịch sự để tạo nên bản sắc dân tộc. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm giá trị truyền thống [4; 32]. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận và bảo tồn, giữ gìn từ đời này sang đời khác. Nó trở thành nguyên lí đạo đức lớn để con người dựa vào mà phân định đúng, sai để định hướng cho các hoạt động xã hội vì sự tiến bộ của dân tộc. Dựa vào tiêu chí xác định giá trị văn hóa, có thể khẳng định các GTVHTT cơ bản của dân tộc ta bao gồm [4; 32]: - Chủ nghĩa yêu nước; - Lòng thương yêu, nhân ái vị tha; - Tình đoàn kết gắn bó cộng đồng; - Cần cù sáng tạo trong lao động; 155 Trịnh Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hoàng Yến - Lòng dũng cảm, bất khuất; - Đức tính khiêm tốn, giản dị, thuỷ chung, lạc quan v.v.. Quá trình toàn cầu hóa làm thay đổi cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội và đồng thời làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống hiện tại. Theo Wikipedia: Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá [3; 1]. Với tính đặc thù và tính độc lập tương đối của mình, quá trình toàn cầu hoá văn hoá diễn ra gần song song với toàn cầu hoá nói chung. Vì vậy, có thể hiểu “Toàn cầu hoá văn hoá là quá trình văn hoá các dân tộc, thông qua giao lưu, dung hợp, xâm nhập và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân tộc mình và trong sự bình phán và chọn lọc của loài người mà đạt được sự hoà đồng văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộc mình thành các nguồn hưởng thụ chung, sở hữu chung của loài người. Tuy nhiên, điều cần chú ý là toàn cầu hoá văn hoá là một quá trình bao gồm sự xung đột, giao lưu, dung hợp giữa các nền văn hoá dân tộc, đồng thời bản thân nó cũng là một kết quả, tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc có thể được loài người cùng hưởng cùng sở hữu. Nhưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa là sự mất đi của các nền văn hoá dân tộc để hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất, liên thông, phổ quát” [1; 329]. Trong bối cảnh hiện nay, vì sự phát triển chung của nhân loại và của dân tộc mình, các quốc gia phải chủ động trong giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho sự hiểu biết và học hỏi lẫn nhau, góp phần tạo nên hệ giá trị văn hóa chung mang tính phổ quát. Cho đến nay, chưa có một tổ chức nào đưa ra đánh giá và công nhận hệ giá trị văn hóa phổ quát chung của nhân loại. Tuy nhiên, những giá trị mang tính phổ quát cao mà hầu như mọi nhà nghiên cứu ở mọi quốc gia đều phải công nhận, đó là: trung thực, lương thiện, khoan dung, khiêm tốn, yêu thương, giản dị, hợp tác, tôn trọng, hòa bình, hạnh phúc, giản dị, tự do, đoàn kết...[9; 7]. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, hệ giá trị văn hóa phổ quát của nhân loại cũng sẽ được hình thành như một quy luật tất yếu dù là “bất thành văn“. Đó là sự tích hợp bởi truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc tạo thành giá trị văn hóa chung và được tái hiện trong cách hành xử riêng của mỗi dân tộc nhưng được thế giới chấp nhận và tôn trọng. Đó chính là thước đo mới về giá trị văn hóa chuẩn mực trong cuộc sống nhân loại ngày nay. 2.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cấu trúc văn hóa tổ chức nói chung cũng như VHNT, song trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến cách tiếp cận các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của Edgar H.Schein bao gồm: (1) Cấu trúc hữu hình; (2) Hệ thống giá trị được tuyên bố; (3) Những quan niệm chung [10; 40]. * Cấu trúc hữu hình: Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm nhận thấy khi tiếp xúc với một nhà trường như: kiến trúc bài trí, logo, khẩu hiệu, trang thiết bị giảng dạy, trang phục, hành vi giao tiếp, ứng xử của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. . . Cấu trúc hữu hình có thể dễ dàng nhận thấy ngay khi tiếp xúc bởi tính trực quan của nó, được biểu hiện ra bên ngoài. Yếu tố văn hóa này có đặc điểm là dễ tác động đến sự cảm nhận của con người, nhất là trong những tiếp xúc ban đầu. 156 Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa * Hệ thống giá trị được tuyên bố: Các nội quy, quy định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược, mục tiêu. . . của nhà trường. Hệ thống giá trị được tuyên bố có chức năng hướng dẫn hành vi, mô tả về các quy phạm của một nhà trường, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường. * Những quan niệm chung: niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức mặc nhiên được công nhận trong nhà trường.Những quan niệm chung là yếu tố văn hóa không thể nhìn thấy được. Để hình thành được các quan niệm chung thì một cộng đồng văn hóa phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài. Chính vì vậy, khi đã hình thành quan niệm chung sẽ rất khó bị thay đổi. Các giá trị văn hóa đó đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân sống trong một tổ chức, họ mặc nhiên thừa nhận, chia sẻ và hành động theo quan niệm chung đó và sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại giá trị của tổ chức mình. Shein cho rằng, bản chất của văn hóa một tổ chức là nằm ở những quan niệm chung của chúng. Nếu như nhận biết văn hóa ở lớp văn hóa thứ nhất (cấu trúc hữu hình) và lớp văn hóa thứ hai (hệ thống giá trị được tuyên bố), chúng ta mới tiếp cận nó ở bề nổi, tức là suy đoán các thành viên của tổ chức đó “nói gì” trong một tình huống nào đó. Chỉ khi nào nắm được lớp văn hóa thứ ba (những quan niệm chung) thì chúng ta mới có khả năng dự báo họ sẽ “làm gì” khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn [6; 234]. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa nhà trường 2.3.1. Văn hóa dân tộc Sự phản chiếu văn hóa dân tộc lên văn hóa nhà trường là một điều tất yếu. Bản chất mỗi tổ chức nói chung cũng như mỗi nhà trường là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa nhà trường cũng phụ thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hóa dân tộc. Tập hợp các cá nhân đó trong một nhà trường sẽ mang theo những nhân cách đó làm nên một phần “nhân cách” của nhà trường [7; 15]. Những đặc trưng văn hóa dân tộc cũng có tính hai mặtlà tích cực và tiêu cực tác động tới việc vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc để định hình những giá trị cốt lõi của một nhà trường. Ví dụ về một số đặc trưng văn hóa dân tộc ảnh hưởng tới hình thành và phát triển nhà trường như: - Tâm lí học để làm quan: dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học. Hiếu học trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp. Nhưng với tâm lí học để làm quan từ thời phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề tới cơ chế sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay. Hiện tượng “sính” bằng cấp làm ảnh hưởng đến mục tiêu thực của việc phát triển nghề nghiệp. Có những công việc chỉ cần kỹ năng lành nghề với trình độ trung cấp hay cao đẳng nhưng các đơn vị sử dụng lao động vẫn tuyển các ứng viên trình độ Đại học hoặc cao hơn, mặc dù sau khi tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại. Do đó, tâm lí học để làm quan đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực. - Ảnh hưởng của lối sống trọng tình: lối sống trọng tình nên quan hệ đồng nghiệp ở Việt Nam gần gũi hơn các nước phương Tây. Người lao động ở Việt Nam đối xử có tình nghĩa, các mâu thuân được giải quyết êm thấm theo tinh thần “dĩ hòa vi quý”, đúng sai không rõ ràng. Tuy nhiên, điều này tạo nên thói quen giải quyết dựa vào mối quan hệ cá nhân, không tách bạch giữa đời sống riêng tư với công việc, thiếu tính minh bạch và chuyên nghiệp trong một nhà trường. - Ảnh hưởng của lối sống trọng tĩnh: Lối sống trọng tĩnh ảnh hưởng đến cách thức làm việc của cá nhân cũng như một tổ chức. Người lao động thích làm việc có tính ổn định cao và thậm chí rất ngại sự thay đổi. Điều này làm cho cá nhân và tổ chức trở nên trì trệ, thích làm việc theo lối cũ, không sẵn sàng tiếp thu mọi sự đổi mới để phát triển. Ngoài ra, những đặc trưng của văn hóa dân tộc như: lối sống linh hoạt, tư tưởng gia trưởng, tính địa phương cục bộ, sùng bái thế lực tự nhiên, tính tôn trọng thứ bậc trong xã hội và thủ tiêu vai trò cá nhân. . . tất cả các đặc trưng văn hóa này của người Việt làm ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa nhà trường. 157 Trịnh Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hoàng Yến 2.3.2. Quá trình toàn cầu hóa Quá trình toàn cầu hóa sẽ làm cho phong phú nền văn hóa dân tộc cũng như văn hóa nhà trường trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu có chọn lọc văn hóa tinh hoa nhân loại. Sự hấp thụ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hóa dân tộc khiến cho những tinh hoa văn hóa từ các vùng miền khác nhau kết tụ thành những yếu tố cấu thành nền văn hóa chung của nhân loại, góp phần xây dựng một hệ giá trị văn hóa phổ quát chung của thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố cấu thành nên văn hóa nhà trường làm thay đổi văn hóa nhà trường ngày nay, trong đó, những yếu tố được coi là cơ bản đó chính là yếu tố con người (gồm người dạy và người học) và hệ giá trị văn hóa chung của nhà trường. Về người dạy: Người Thầy trong xã hội hiện đại ngày nay không còn là “người biết tất cả” như trước nữa mà người Thầy là người chỉ dẫn cho người học, dẫn dắt người học tiếp cận tới các nguồn tri thức để cùng khám phá tri thức. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì nguồn tri thức từ khai thác internet là vô tận và rất bình đẳng (mọi người đều có quyền tiếp cận) nhưng người Thầy phải biết định hướng cho người học cách khai thác và lựa chọn thông tin đó một cách hiệu quả cho việc học tập và hữu ích cho việc phát triển nhân cách học trò. Về người học: Người học của hệ thống giáo dục thế kỉ 21 không chỉ là học sinh, sinh viên như quan niệm truyền thống nữa mà người học được hiểu là bất kì ai trong nhà trường với mục tiêu biến nhà trường trở thành một tổ chức “biết học hỏi”. Tất cả Thầy và trò đều cần học hỏi không ngừng nghỉ bởi kiến thức là vô tận và dễ trở nên lỗi thời trong kỉ nguyên thông tin này. Với tư cách là học trò trong nhà trường thì người học ngày nay cũng không còn chỉ học từ nhà giáo mà học thông qua thực hành, qua trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường để chiếm lĩnh tri thức. Về hệ giá trị văn hóa chung: chúng ta phải khẳng định rằng, việc giao lưu văn hóa đã thúc đẩy hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu và hội nhập kinh tế toàn cầu kéo theo con người xích lại gần nhau trên cơ sở tuân theo những tiêu chuẩn chung được quy định làm nền tảng cấu thành nên hệ giá trị văn hóa chung. Vì vậy, các nhà trường trong thời kì kinh tế toàn cầu hiện nay khi tham gia giao lưu quốc tế, bên cạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì cũng không thể níu giữ những giá trị cũ không còn phù hợp với chuẩn mực chung nữa. Hay nói cách khác, văn hóa nhà trường buộc phải thay đổi cho phù hợp với hệ giá trị văn hóa chung của nhân loại. Tuy nhiên, quá trình thay đổi văn hóa nhà trường sẽ có sự mâu thuẫn, xung đột về giá trị giữa cái cũ và cái mới. Vấn đề là chúng ta phải sáng suốt để xác định giữ cái gì, loại bỏ cái gì và tiếp nhận cái gì. Cũng cần tránh cực đoan theo khuynh hướng “sính ngoại” để du nhập mọi thứ không phù hợp từ bên ngoài vào. Thực tế cũng đã cho thấy, trong quá trình toàn cầu hóa, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trưởng đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục và nhà trường nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần bị biến dạng, và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, tha hóa. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn là xa lạ [9; 16]. Quá trình toàn cầu hóa về văn hóa là một quá trình tự nhiên trong sự phát triển của xã hội loài người nói chung cũng như mọi tổ chức kinh tế, văn hóa, giáo dục. . . của mọi quốc gia. Vì vậy, nó kéo theo văn hóa nhà trường thay đổi là tất yếu. Sự thay đổi ấy cũng cần phải hài hòa giữa cái riêng và cái chung. Như vậy, thay đổi văn hóa nhà trường bao hàm cả kế thừa, loại bỏ và đổi mới để phát triển bền vững. 158 Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa 2.3.3. Văn hóa lãnh đạo Người lãnh đạo nhà trường là người quyết định lựa chọn các giá trị, triết lí giáo dục cho tổ chức mìnhtrên cơ sở đồng thuận với tập thể nhà trường. Vì vậy, văn hóa lãnh đạo sẽ là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa nhà trường. Khi bắt đầu xây dựng cho nhà trường một hệ giá trị của văn hóa, lãnh đạo nhà trường có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường và các điều kiện hoạt động. Sự lựa chọn đó phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cốt cách văn hóa, cá tính và những triết lí, tầm nhìn riêng của người lãnh đạo. Qua quá trình xây dựng và lãnh đạo nhà trường, hệ tư tưởng, tính cách và những niềm tin, hoài bão lớn lao của nhà lãnh đạo sẽ định hình trong triết lí nghề nghiệp và nó được phản chiếu lên VHNT. Khi một hệ giá trị phản ánh nền văn hóa đã được định hình trong nhà trường do nhà lãnh đạo quyết định nên thì chính người lãnh đạo lại cũng là người có trách nhiệm dẫn dắt các thành viên trong nhà trường tham gia xây dựng. Và trong quá trình phát triển văn hóa nhà trường ấy, việc làm gương tuân thủ các giá trị chung của VHNT của lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng. Người lãnh đạo sẽ trở thành một biểu tượng nhân cách văn hóa tiên phong trong việc thực hành các giá trị văn hóa nhà trường để mọi thành viên tin tưởng đi theo con đường đã được lựa chọn đó. 2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa 2.4.1. Xây dựng triết lí giáo dục Triết lí giáo dục của nhà trường là một trong những yếu tố cấu thành nên VHNT thuộc hệ thống giá trị được tuyên bố. Triết lí giáo dục của nhà trường bao gồm những giá trị cốt lõi có tính pháp lí và đạo lí tạo nên phong thái đặc thù của nhà trường. Nó là kim chỉ nam để dẫn đạo toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường. Triết lí giáo dục của nhà trường là cơ sở để lãnh đạo đưa ra các chiến lược phát triển. Đồng thời, nó phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường. Như vậy, xây dựng triết lí giáo dục chính là việc nhà trường xác định cho mình một hệ thống giá trị cốt lõi mang bản sắc riêng.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hệ thống giá trị ấy phải được lựa chọn bởi sự kết hợp hài hòa giữa triết lí giáo dục của tổ chức với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và những giá trị văn hóa phổ quát mang tính toàn cầu. Và những giá trị đó phải thể hiện được giá trị nhân văn vì mục tiêu hướng tới con người; phù hợp với điều kiện bên trong và hài hòa với môi trường bên ngoài trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế để đảm bảo tính liên kết và linh hoạt. Chỉ khi đó, hệ thống giá trị ấy mới có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của nhà trường trong thời kì hội nhập. 2.4.2. Xây dựng hình ảnh người Hiệu trưởng trở thành một biểu tượng văn hóa của nhà trường VHNTlà một vấn đề trong quản trị chiến lược nên trách nhiệm thuộc về người Hiệu trưởng. Bên cạnh việc quyết định và xây dựng nên hệ thống giá trị văn hóa nhà trường, Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra, chứng minh tính hiệu quả của văn hóa nhà trường để làm động lực gắn kết mọi thành viên trong nhà trường cùng thực hiện và noi theo. Để xây dựng hình ảnh người Hiệu trưởng nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, cần phải hướng tới những giá trị, phẩm chất sau: - Yêu nghề và có khát vọng lớn trong hoạt động giáo dục: Không những đối với người Hiệu trưởng mà bất kì lãnh đạo một tổ chức hoạt động nghề nghiệp nào cũng cần phải yêu cái nghiệp mình theo đuổi và khao khát cống hiến hết mình với nó thì mới có thể thành công trong sự nghiệp. Hiệu trưởng một nhà trường là người xác định sự nghiệp của mình là hoạt động và phát triển giáo 159 Trịnh Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hoàng Yến dục. Việc tập trung thời gian, công sức, trí tuệ vào hoạt động giáo dục, phát triển nhà trường trở thành niềm đam mê của họ và họ cảm thấy được thỏa mãn và hạnh phúc lớn lao khi được cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó là động lực lớn để người Hiệu trưởng hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình. - Có tầm nhìn chiến lược: Vai trò của người Hiệu trưởng có một kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho nhà trường. Người lãnh đạo sáng suốt sẽ tìm ra con đường dẫn dắt mọi thành viên nhà trường đi đến thành công. - Hiện đại và có khả năng thích ứng với môi trường: Trong điều kiện cạnh tranh của thời kì hội nhập quốc tế, người Hiệu trưởng cần phải xây dựng hệ thống quản lí theo phương thức hiện đại trên cơ sở quy trình hóa và tiêu chuẩn hóa để có thể kiểm soát được quá trình và chất lượng đầu ra; Hiệu trưởng phải là người có khả năng nhạy bén, phản ứng nhanh và thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong phạm vi quốc gia và quốc tế. - Có năng lực quan hệ công chúng: Người Hiệu trưởng ngày nay phải thiết lập mối quan hệ với cộng đồng thông qua truyền thông và các mối quan hệ xã hội từ đối tượng người học, các đối tác, cơ quan quản lí, mọi cộng đồng xã hội liên quan. - Có tính quyết đoán, độc lập: Người Hiệu trưởng cũng như lãnh đạo các tổ chức không thể lệ thuộc, trông chờ vào sự hướng dẫn của người khác để do dự, thụ động; mà chỉ có thể tham khảo mọi ý kiến, tư vấn để đưa ra quyết định một cách tự tin. Phải có bản lĩnh lãnh đạo thì người Hiệu trưởng mới đưa ra được các quyết định chiến lược, các phương án hoạt động, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để lãnh đạo tổ chức đi đến thành công. 2.4.3. Xây dựng những giá trị chung Đây là khâu quan trọng nhất, nó đòi hỏi phải có quá trình để hệ giá trị VHNTđược thấm nhuần trong mỗi thành viên nhà trường. Các giá trị văn hóa đó ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và trở thành định hướng chung cho mọi thành viên hành động theo. Những giá trị chung thuộc lớp văn hóa thứ ba nhưng có thể hiểu nó chính là sự cụ thể hóa của việc thực hành lớp văn hóa thứ hai, nhất là việc thực hành triết lí giáo dục của nhà trường; đồng thời, thực hiện các mục tiêu, chiến lược đơn vị theo triết lí đó. Những giá trị tuyên bố này được coi như nguyên tắc hướng dẫn hành động của mọi thành viên và trở thành những cam kết của nhà trường với cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội. Khi những giá trị tuyên bố ăn sâu bén rễ trong tiềm thức các thành viên, nó trở thành những giá trị chung và là nền tảng vững chắc cho VHNT. 2.4.4. Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường Khi đã xác định văn hóa nhà trường của đơn vị mình theo phong cách nào thì việc đầu tư cơ sở vật chất nhà trường phải theo kiểu đó. Từ logo, trang thiết bị, kiến trúc, bài trí, sắp xếp. . . đều thể hiện theo những giá trị chủ đạo triết lí giáo dục của nhà trường. Cơ sở vật chất thuộc lớp văn hóa thứ nhất (cấu trúc hữu hình), nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên VHNT. Mọi chế độ đãi ngộ, trang thiết bị làm việc, khẩu hiệu, trang phục,. . . sẽ giúp mọi người dễ cảm nhận được bởi tính hữu hình của nó. Sự cảm nhận của mọi người khi đến thăm nhà trường chính là ở đây, nó là sự thể hiện cụ thể của các giá trị VHNT mà có thể nhìn thấy, chạm vào và cảm nhận. Hơn nữa, đối với mỗi nhân viên, thầy cô giáo trong trường và học sinh, phụ huynh, khách đến trường đều phải tuân theo và nó có tác dụng mạnh như một “sự cam kết không lời”. Việc đầu tư cơ sở vật chất cũng phải phù hợp “kiểu văn hóa” của nhà trường để tạo điều kiện cho mọi thành viên thực hiện hành vi văn hóa của nhà trường. Ví dụ như khi nhà trường quy định phương thức làm việc cho một phòng ban theo tinh thần giá trị “chia sẻ - hợp tác” trong nhân 160 Văn hóa nhà trường trong bối cảnh toàn cầu hóa viên thì kiến trúc của phòng làm việc đó cũng phải thiết kế sao cho phù hợp việc giao dịch giữa các nhân viên trong phòng với nhau trong quá trình làm việc như: các bàn làm việc giữa các nhân viên không quá xa và ngồi hướng vào nhau, vách ngăn bàn làm việc phải thấp để tiện trao đổi, lắp đặt mạng nội bộ giao dịch. . . Còn nếu không thì những giá trị văn hóa sẽ bị phá vỡ khi thực hành các giá trị trên thực tế. Tăng cường đầu tư cho văn hóa nhà trường là việc rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của văn hóa để đầu tư theo đúng bản chất của nó. Tránh quan niệm coi VHNT như là “đồ trang sức” để phô trương, chú trọng hình thức thì sẽ là lãng phí, thậm chí phản tác dụng. Cấu trúc hữu hình cũng là một dạng minh chứng về văn hóa để mọi thành viên trong nhà trường đối chiếu với các giá trị của tổ chức. Qua đó, họ tự hào và tin tưởng vào một nền văn hóa tích cực của nhà trường và cùng cống hiến cho sự phát triển chung của nhà trường. 3. Kết luận VHNTđóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một nhà trường. Nó phát huy được nguồn lực nội sinh, đồng thời, dung nạp nguồn lực ngoại sinh để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay, VHNT không những ảnh hưởng bởi văn hóa dân tộc cũng như văn hóa người lãnh đạo cùng tập thể nhà trường, mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, trong trong quá trình xây dựng VHNT, mỗi cơ sở giáo dục cần ý thức việc giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tinh hoa có tính phổ quát toàn cầu; từ đó,sáng tạo nên cho mình một nền văn hóa riêng đặc thù để tồn tại và phát triển trong sự đa dạng văn hóa của thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C.Mác-Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, t4. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [2] Dương Thị Liễu, 2008. Bài giảng văn hóa kinh doanh. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [3] Hoàng Chí Bảo, 2009. Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Tạp chí cộng sản, Số 7 (175). [4] Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2013. CNNVGiáo dục giá trị văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thông VN. MS: B2012-37-07 NV. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. [5] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010. Đại cương Khoa học quản lí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Viết Lộc, 2009. Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr.230-238. [7] Phan Ngọc, 2001. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb Văn học, Hà Nội. [8] Phan Thanh Long, 2015. Giáo dục đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 60(8C), 2015, tr.108-113. [9] Trịnh Ngọc Toàn, 2012. Văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Bản tin Tâm lí giáo dục học ứng dụng - Sở Thông tin truyền thông Hải Phòng, Số 02, tr.15-17. 161 Trịnh Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Hoàng Yến [10] Trịnh Ngọc Toàn, 2015. Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 60(8C), 2015, tr.37-44. ABSTRACT School culture in the globalization background Trinh Ngoc Toan1, Nguyen Thi Hoang Yen2 1Hai Phong Professional College 2National Institute of Education Management Upon the analysis of factors constituting the school culture and factors affecting the school culture’s formation and development, this Article proposes the building contents of school culture in the globalization background, including: (1) forming the educational philosophy; (2) forming the image of Principal into a cultural symbol of the school; (3) forming general values; (4) investing in material facilities in compliance with the model of school culture. Keywords: Culture, organizational culture, school culture, traditional cultural values, cultural globalization. 162

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4665_tntoan_5116_2130315.pdf
Tài liệu liên quan