Tài liệu Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội: Xã hội học số 4 (84), 2003 29
Văn hóa gia đình
Trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội
Đặng Cảnh Khanh
Sẽ không có truyền thống của dân tộc nếu không có truyền thống của dân tộc
trong thiết chế của gia đình. Thông qua các chức năng giáo dục, xã hội hóa con ng−ời,
gia đình Việt Nam đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ, bảo toàn các
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Chính vì vậy sẽ là cần thiết nếu chúng ta bắt
đầu tìm hiểu về văn hóa gia đình từ việc tìm hiểu nghiên cứu làm rõ những vấn đề
của văn hóa truyền thống của dân tộc, tìm hiểu về văn hóa gia đình từ việc phân tích
các chiều cạnh của cơ cấu xã hội.
Về ph−ơng diện này, chúng ta cần phải làm rõ sự tồn tại của gia đình không
chỉ nh− là một thiết chế xã hội đặc biệt mà còn phải xác định đ−ợc vị trí của gia đình
trong cấu trúc cơ bản của xã hội. Nói một cách khác, chúng ta cần phải tiếp cận cơ
cấu xã hội theo những lát cắt mà trong đó hy vọng các quan hệ gia đình có thể nhìn
một cách ...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 (84), 2003 29
Văn hóa gia đình
Trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội
Đặng Cảnh Khanh
Sẽ không có truyền thống của dân tộc nếu không có truyền thống của dân tộc
trong thiết chế của gia đình. Thông qua các chức năng giáo dục, xã hội hóa con ng−ời,
gia đình Việt Nam đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc gìn giữ, bảo toàn các
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Chính vì vậy sẽ là cần thiết nếu chúng ta bắt
đầu tìm hiểu về văn hóa gia đình từ việc tìm hiểu nghiên cứu làm rõ những vấn đề
của văn hóa truyền thống của dân tộc, tìm hiểu về văn hóa gia đình từ việc phân tích
các chiều cạnh của cơ cấu xã hội.
Về ph−ơng diện này, chúng ta cần phải làm rõ sự tồn tại của gia đình không
chỉ nh− là một thiết chế xã hội đặc biệt mà còn phải xác định đ−ợc vị trí của gia đình
trong cấu trúc cơ bản của xã hội. Nói một cách khác, chúng ta cần phải tiếp cận cơ
cấu xã hội theo những lát cắt mà trong đó hy vọng các quan hệ gia đình có thể nhìn
một cách trực diện và trên cơ sở đó làm rõ hơn các mối quan hệ xã hội xoay quanh nó,
đặc biệt là các chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa gia đình.
ở đây, chúng tôi tập trung vào việc phân tích hai chiều cơ cấu. Thứ nhất,
chiều cơ cấu - chức năng của gia đình trong xã hội, tức là phân tích sự vận hành
của một cơ cấu có 3 cực: gia đình - cá nhân - cộng đồng xã hội. Thứ 2 chiều lịch đại
của cơ cấu gia đình trong xã hội, tức là phân tích gia đình trong sự vận hành khách
quan của lịch sử từ quá khứ tới t−ơng lai: Chúng tôi hi vọng với cách phân tích nh−
vậy có thể gắn kết những vấn đề khá rộng lớn của các mặt gia đình, giá trị, văn hóa,
truyền thống, hiện đại vào một bộ khung nhận thức có vẻ giản l−ợc hơn, ngõ hầu
tránh đ−ợc một sự dàn trải và tản mạn vốn có của một chủ đề nghiên cứu khó - chủ
đề gia đình.
1. Về chiều cơ cấu - chức năng: gia đình - cá nhân - cộng đồng xã hội
Cho đến nay, nếu gạt bỏ những hạn chế của lịch sử sang một bên, chúng ta
vẫn có thể khẳng định, thật hiếm những nhà nghiên cứu nào lại có thể sánh đ−ợc với
Khổng Tử về mức độ quan tâm, phân tích và giáo huấn sâu sắc đến nh− vậy trong
các vấn đề gia đình. Đã 20 thế kỷ trôi qua rồi mà những t− t−ởng của Khổng Tử, từ
cách đặt vấn đề về vị trí vai trò của gia đình, phân tích cơ cấu và chức năng của gia
đình, mối quan hệ bên trong và bên ngoài vẫn cứ nh− còn mới mẻ và gợi mở. Nếu có
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội 30
coi Khổng Tử nh− là một trong những nhà xã hội học gia đình đầu tiên và vĩ đại nhất
thì cũng không ngoa chút nào.
Đóng góp lớn nhất, mang tính ph−ơng pháp luận trong việc tiếp cận vấn đề
gia đình của Khổng Tử chính là việc ông đã xác định rất rõ vị trí của gia đình trong
toàn bộ cấu trúc xã hội. Đặt gia đình vào trung tâm của mối quan hệ cơ cấu của ba
cực: cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, ngoài việc xác định rõ đ−ợc tầm
quan trọng mang tính chức năng của gia đình đối với sự tồn tại, ổn định và phát
triển xã hội, Khổng Tử còn chỉ ra đ−ợc một đặc tr−ng khác của gia đình - đặc tr−ng
của sự chuyển tiếp. Nhờ phân tích tính chuyển tiếp này của gia đình mà chúng ta có
thể thấy rõ việc thông qua cái tổ chức xã hội đầu tiên là gia đình, các cá nhân đã
b−ớc vào xã hội và khẳng định vị trí của mình tại đó nh− thế nào.
Rõ ràng là con ng−ời chỉ trở thành con ng−ời xã hội thực sự khi b−ớc qua
ng−ỡng cửa gia đình. Trong cái xã hội nhỏ bé và ấm cúng của cuộc sống gia đình, con
ng−ời đ−ợc nuôi d−ỡng, chở che và chuẩn bị những hành trang cần thiết để b−ớc vào
những buồn vui cay đắng của cuộc đời, thực hiện cái điều mà ng−ời ta vẫn th−ờng gọi
là xã hội hóa cá nhân. Gia đình cũng là nơi ẩn náu bình ổn cho mỗi cá nhân tr−ớc
những xáo trộn và bão giông ngoài xã hội. Trong tr−ờng hợp này, gia đình sẽ là nơi
l−u giữ lại những gì mà xã hội đã làm thay đổi và đến l−ợt mình tùy theo những đòi
hỏi của thực tiễn và thời đại mà nó sẽ đổi thay theo hoặc sẽ tiếp tục đối diện một
cách thách thức với xã hội. Có lẽ vì vậy mà so với xã hội, gia đình vừa là cách tân vừa
là thủ cựu, vừa sẵn sàng đi tiên phong trong sự đổi mới, lại vừa cố kết những gì là
khuôn mẫu bảo thủ.
Mặt khác với tính cách là một xã hội thu nhỏ, gia đình cũng còn là nơi phản
ánh lại tất cả những gì ngoài xã hội. Nó vừa chọn lọc vừa đào thải những sự kiện và
quá trình xã hội theo lăng kính văn hóa riêng. Khi đó cá nhân củng cố nhận thức, hệ
chuẩn mực và giá trị của mình d−ới sự tác động của cả hai chiều, chiều xã hội cộng
đồng và chiều gia đình. Cái con ng−ời xã hội và con ng−ời gia đình cùng tồn tại song
hành vừa thống nhất, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, lại vừa mâu thuẫn nhau trong mỗi
cá nhân làm nên bản chất và nhân cách của cá nhân đó.
Xác định vị trí và vai trò quan trọng của gia đình trong cấu trúc chung của xã
hội nh− vậy, khổng giáo mà xã hội Việt Nam truyền thống đã chịu ảnh h−ởng nhiều,
trong khi chú ý tới việc củng cố các mối quan hệ gia đình đã coi đây là một việc làm
không chỉ vì hạnh phúc gia đình mà còn vì chính xã hội. Chúng ta hãy xem Mạnh Tử
giải thích về gia đình nh− sau: “Nhân hữu hằng ngôn giai viết: Thiên hạ quốc gia,
thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân”, có nghĩa là
ng−ời ta th−ờng vẫn nói rằng thiên hạ là quốc gia, theo đó mà chúng ta cần phải hiểu
rằng gốc của thiên hạ chính là quốc gia, gốc của quốc gia chính là gia đình, gốc của
gia đình chính là ở bản thân mỗi cá nhân. Cách giải thích của Mạnh Tử thật ngắn
gọn nh−ng cũng thật đầy đủ về một cấu trúc cơ bản của xã hội xoay quanh mối quan
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đặng Cảnh Khanh 31
hệ cơ cấu chức năng cá nhân - gia đình - xã hội, trong đó nền tảng cơ bản là gia đình.
Chính cụ Phan Bội Châu cũng đã phân tích và giải nghĩa khá rõ ràng câu:
“Tề gia, trị quốc bình thiên hạ” nổi tiếng trong kinh điển Nho giáo là “tề, trị chỉ là
một nhẽ, gia quốc chung nhau một gốc, nhà tức là cái n−ớc nhỏ, n−ớc tức là cái nhà
to”. Bởi vậy ông cho rằng nếu n−ớc có luật pháp, phép tắc thì nhà cũng có gia phong
và gia phong về đạo lý cũng ràng buộc con ng−ời chặt chẽ chẳng kém gì phép n−ớc.
Chính sự nhận thức chung của xã hội về vị trí của mối quan hệ cá nhân - gia
đình - cộng đồng nh− vậy mà trong xã hội Việt Nam truyền thống không có sự tồn
tại của con ng−ời thuần túy cá nhân. Con ng−ời sống, lao động, sinh hoạt trong sự
ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình và với cộng đồng xã hội. Con
ng−ời không thể tìm đ−ợc chỗ đứng của mình trong xã hội đó nếu nó không thực thi
đ−ợc những chuẩn mực t−ơng xứng với địa vị và vai trò mà gia đình và xã hội quy
định. Các cá nhân tự soi mình trên mặt g−ơng gia đình và cộng đồng, và chỉ khi đó
nó mới nhìn thấy hình ảnh đích thực của mình. Bởi vậy mà trong suốt cuộc đời các
cá nhân luôn phải gánh trên vai trách nhiệm với gia đình và nghĩa vụ với tổ quốc.
ý thức trách nhiệm đó thấm vào từng nếp suy nghĩ, tình cảm, trở thành niềm vui,
nỗi buồn, định h−ớng mọi hành vi của con ng−ời cho đến tận những ngày cuối cùng
của cuộc đời.
Luật pháp x−a đã rất chú trọng tới việc xử lý những vấn đề về gia đình, quy
định rất chặt chẽ những nguyên tắc trong mối quan hệ giữa cha con, chồng vợ, anh
em trong gia đình. Con ng−ời dù ở c−ơng vị nào cũng phải lấy những mối quan hệ gia
đình làm trọng. Con cái phải biết vâng lời và có hiếu với cha mẹ, vợ chồng phải hòa
thuận và chung thủy, anh phải nh−ờng nhịn em, em phải kính trọng anh. Tôn ti trật
tự trong gia đình phải đảm bảo để vừa làm nền tảng cho hạnh phúc lâu dài của các
thế hệ trong tộc họ, vừa củng cố sự ổn định của cộng đồng xã hội.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, những vấn đề gia đình mặc dù đ−ợc
nhìn nhận thoáng đãng hơn ở Trung Hoa nh−ng không vì thế mà sự tôn trọng các
mối quan hệ gia đình đã có sự lỏng lẻo hơn, vị trí của gia đình trong cộng đồng xã hội
bị xem th−ờng hơn. Cùng xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của Nho giáo nh−ng
gia đình Việt Nam tôn trọng những mối quan hệ tình cảm, coi tình cảm là cơ sở nền
tảng cho những vấn đề về nghĩa vụ và trách nhiệm. Quan hệ vợ chồng ng−ời Việt
trong gia đình truyền thống trên thực tế đã có phần bình đẳng hơn ng−ời Trung Hoa
nho giáo.
Luật Hồng Đức có thể trên một số mặt đã chịu ảnh h−ởng của luật pháp
Trung Hoa nh−ng trên thực tế lại có rất nhiều điều trái với giáo lý Nho giáo, đặc biệt
là ở lĩnh vực hôn nhân và gia đình. H−ớng vào việc củng cố vị trí và vai trò của gia
đình trong xã hội, pháp luật x−a cũng đã tăng c−ờng những điều khoản giúp cho gia
đình gần gũi gắn bó. Điều 307 còn ghi rõ: nếu ng−ời chồng cách xa vợ 5 tháng mà
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội 32
không đi lại thăm hỏi thì có thể bị mất vợ. Học giả Đào Duy Anh đã viết: “Nếu ng−ời
đàn ông bị tội l−u đầy thì pháp luật bắt cả vợ chính, vợ hầu phải đi theo để khỏi chia
lìa gia đình. Cha mẹ, con cháu ng−ời bị tội thì đ−ợc tùy ý. Sở dĩ pháp luật thi hành
những đặc ân ấy là cốt để gia đình khỏi bị điêu tàn”1. Tăng c−ờng trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với gia đình, luật pháp Việt Nam truyền thống cũng buộc mỗi thành
viên trong gia đình phải chịu trách nhiệm về hành vi của những thành viên khác và
ng−ợc lại. Toàn bộ gia đình sẽ phải chia sẻ trách nhiệm với những hậu quả sai trái do
bất kỳ một thành viên nào trong gia đình gây ra. “Tru di tam tộc”, thậm chí “tru di
cửu tộc” là những hình phạt ghê gớm nhất đối với số phận của một gia đình, một tộc
họ khi mà một thành viên trong gia đình đã gây nên đại họa.
Để góp phần củng cố vị trí của gia đình trong xã hội, luật pháp x−a cũng rất
chú ý khi xem xét những vấn đề cụ thể có liên quan đến gia đình. Chẳng hạn nh−,
trong nhiều tr−ờng hợp, nếu ng−ời bị án tử hình lại có cha mẹ già ngoài 70 tuổi, hoặc
cha mẹ tàn phế mà không có con khác nữa, tr−ờng hợp đó ng−ời có án sẽ đ−ợc miễn
tội để nuôi cha mẹ. Trong tr−ờng hợp tất cả anh em trong nhà đều bị án tử hình thì
một ng−ời đ−ợc miễn tội để nuôi cha mẹ hoặc để l−u truyền gia tộc.
Ng−ợc lại, cộng đồng xã hội cũng có rất nhiều hình thức để ghi nhận và biểu
d−ơng những đóng góp của các gia đình cho xã hội. Nếu gia đình có một thành viên
có công với cộng đồng và tổ quốc, thì không chỉ có thành viên đó đ−ợc khen mà cả gia
đình họ cũng đ−ợc vinh dự lây. Một ng−ời đỗ đạt cũng là cho cả gia đình đ−ợc vẻ
vang với những nghi lễ tôn trọng của cộng đồng, bảng vàng, bia đá, bái tổ vinh quy.
Nếu xã hội và cộng đồng quan tâm tới việc củng cố vị trí và vai trò của gia
đình thì ng−ợc lại gia đình cũng có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng và
rộng hơn nữa là Tổ quốc. Việc các gia đình phải có nghĩa vụ đóng góp vào sự ổn định
và phát triển chung của cộng đồng và Tổ quốc bao giờ cũng là một chuẩn mực đạo
đức quan trọng. Vì quyền lợi chung của cộng đồng nhiều gia đình đã không tiếc của
cải vật chất, thậm chí cả máu x−ơng. Trong những cuộc chiến tranh chống ngoại
xâm, nhiều gia đình đã động viên con cháu tham gia chiến trận thậm chí hi sinh cả
gia đình, tộc họ, cộng đồng làng xã cho Tổ quốc.
Cái quan hệ cơ cấu - chức năng giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội
chặt chẽ nh− vậy có gốc gác từ những quan niệm sâu sắc từ trong truyền thống. Bởi
lẽ, n−ớc cũng là một gia đình, là một cái nhà lớn. Quan niệm Nho giáo ở bất kỳ thời
đại nào cũng là nh− vậy. Sở dĩ ng−ời ta coi n−ớc là một gia đình lớn không phải vì
cấu trúc của nó, cách xếp đặt những quan hệ tôn ti trật tự của nó hoàn toàn giống
nh− mô hình của một gia đình mà còn vì thực chất nó còn đ−ợc coi là một sự kết nối
đông đảo những con ng−ời cùng một dòng giống, máu mủ. Cái quan niệm truyền đời
về một quốc gia có chung một nguồn gốc máu mủ, chung một tổ tiên, cha Lạc Long
1 Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử c−ơng. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - 1992, trang 131.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đặng Cảnh Khanh 33
Quân, mẹ Âu Cơ đã là nền tảng văn hóa cho việc xây dựng một cơ cấu tổ chức và
hoạt động của xã hội rộng lớn mô phỏng theo một gia đình.
Qua việc nghiên cứu và phân tích mối quan hệ cơ cấu - chức năng: gia đình -
cá nhân - cộng đồng xã hội nh− trên, chúng ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng nh−
thế nào của gia đình trong xã hội truyền thống. Chính việc xử lý tốt mối quan hệ cơ
cấu chức năng trên, trong đó trung tâm của nó là gia đình, mà xã hội Việt Nam đã
tồn tại và phát triển, v−ợt qua mọi sóng gió và thách thức của các thế lực cả bên
ngoài và bên trong, tạo nên nền văn hiến Việt Nam phong phú và giàu bản sắc.
2. Về chiều lịch đại: Gia đình - truyền thống - hiện đại
Sự tồn tại của gia đình, bản thân nó cũng mang ý nghĩa một di sản văn hóa.
Cũng giống nh− tất cả những dạng thức khác của văn hóa, gia đình và văn hóa gia
đình bao giờ cũng là sản phẩm của một thời đại và do vậy, luôn chịu sự tác động của
các điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử của thời đại đó. Gia đình vừa là một nhân
chứng của lịch sử khi mang trong mình nó những dấu ấn của quá khứ vừa là một
mắt xích nối liền quá khứ với hiện tại và t−ơng lai thông qua những hoạt động nối
tiếp nhau không ngừng của các thế hệ trong gia đình.
Dẫu vậy, sự biến đổi của gia đình cũng vẫn phụ thuộc vào sự biến đổi của các
điều kiện kinh tế - xã hội, vào cơ sở xã hội. Nếu xã hội biến động, gia đình cũng khó
tránh khỏi sự khủng hoảng, thậm chí ly tán. Trong chừng mực mà xã hội rơi vào tình
trạng ngừng trệ, các điều kiện kinh tế xã hội không có những chuyển biến lớn, thì gia
đình, các chuẩn mực và giá trị xoay quanh gia đình cũng đông cứng lại. Trên thực tế,
gia đình Việt Nam cũng trải qua những thời kỳ đông cứng nh− vậy. Một thời gian
dài, trong lúc các cộng đồng làng xã vẫn tồn tại khép kín và mang tính tự quản chặt
chẽ trên cơ sở của nền kinh tế tự cấp tự túc thì gia đình và văn hóa gia đình cũng
không có mấy sự thay đổi. Hình ảnh những cô thôn nữ tần tảo hái dâu chăn tằm,
nuôi d−ỡng mẹ già, con dại để chồng chăm lo học hành, dùi mài kinh sử, từ thời đại
của bà ỷ Lan phu nhân ở vùng Kinh Bắc, với những chuẩn mực của các mối quan hệ
gia đình, cho đến tận đầu thế kỷ 20 d−ờng nh− vẫn không có gì thay đổi.
Pierre Gourou, một học giả ng−ời Pháp nổi tiếng với những công trình nghiên
cứu các cộng đồng nông thôn và nông dân Việt Nam, đã hết sức ngạc nhiên về những
điều mà ông gọi là sự ng−ng trệ này của các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ gia
đình. Ông đã cố gắng tìm hiểu để đ−a ra đ−ợc lời giải thích vì sao suốt từ thế hệ này
sang thế hệ khác, những lũy tre làng yên ả lại che phủ đ−ợc cả một xã hội vừa phong
phú sôi động gắn liền với hàng loạt các vấn đề tổ chức cộng đồng, gia đình, tộc họ,
xóm giềng, văn hóa, tập quán lại vừa cố cựu, bất biến và có nhiều điều bảo thủ đến
nh− vậy.
Tuy nhiên, khi xã hội biến động và thay đổi thì gia đình và những chuẩn mực
về gia đình, tuy có thể muộn hơn nh−ng tr−ớc sau cũng buộc phải thay đổi một cách
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội 34
t−ơng ứng. Trong sự thay đổi đó, trên thực tế, gia đình vẫn bảo l−u lại không chỉ
những điều cố hữu thậm chí nhiều lúc tới mức ngoan cố, mà còn gìn giữ những cái
vẫn phù hợp và góp ích cho xã hội t−ơng lai. Nó khiến cho một khi những bão giông
dữ dội ngoài xã hội tạm lắng lại, con ng−ời v−ợt lên trên những đổi thay và bình thản
ngắm lại mình, khi đó họ mới tĩnh tâm, l−ợng giá những cái mà gia đình đã l−u giữ,
chọn lựa lấy những mặt tốt đẹp để xếp bên cạnh những gì mới mẻ nhất h−ớng tới
t−ơng lai. Chính khả năng bảo l−u và gìn giữ những mặt tích cực và tinh hoa của
quá khứ, mặc cho cuộc đời có thay đen đổi trắng, vàng thau lẫn lộn, đã khiến cho gia
đình đã luôn trở thành nơi n−ơng tựa vững vàng cho cuộc đời biến động.
Cũng giống nh− tất cả những gì hàm chứa trong mình những giá trị của quá
khứ, b−ớc vào xã hội hiện đại, bản thân gia đình và văn hóa gia đình cũng luôn vừa
phải gánh trên l−ng một trọng l−ợng khổng lồ của những di sản đã qua vừa phải sẵn
sàng đối diện với những sự biến đổi đến chóng mặt của thực tiễn bao quanh. Trong
chiều lịch đại của cơ cấu xã hội, gia đình luôn nằm trong quãng giữa. Nó b−ớc chân
vào một xã hội hiện đại, còn chân kia thì d−ờng nh− vẫn bình thản xoay sở với những
kinh nghiệm, có hay, có dở nh−ng không thể dễ dàng dứt bỏ đ−ợc của quá khứ.
Tất nhiên, bản thân gia đình và văn hóa gia đình cũng không phải là một sự
vôi hóa vĩnh cửu mà luôn vận động và thay đổi không ngừng. Chính sự tồn tại và
phát triển của xã hội trong đó có gia đình đã phụ thuộc rất nhiều vào sự vận động,
tái sinh liên tục, khả năng thích nghi, cải tổ, chuyển biến và sáng tạo của các giá trị
gia đình. Bởi vậy, sự bảo l−u các giá trị truyền thống trong gia đình không bao hàm ý
nghĩa của việc gia đình chống lại những sự thay đổi. Về ph−ơng diện này, chúng ta
có thể hiểu rằng sự thay đổi của các chuẩn mực và giá trị không phải là những gì trái
ng−ợc, ngoại lai đối với bản chất gia đình mà còn có thể đ−ợc coi là một cách thức tồn
tại và vận hành của gia đình.
Để thực sự tồn tại và phát triển trong mối quan hệ cân bằng giữa hai mặt
truyền thống và hiện đại, gia đình không thể chỉ tồn tại trong những chuẩn mực
truyền thống thiêng liêng, bất biến mà là một thực thể uyển chuyển, đ−ợc điều chỉnh
th−ờng xuyên để vừa phù hợp với toàn cảnh mới vừa trung thành với những truyền
thống nhân văn cơ bản. Trong tr−ờng hợp này, cái bàn chân ch−a chịu nhấc lên khỏi
quá khứ đã đ−ợc nói ở trên của gia đình ấy, lại chứa đựng những mặt tích cực. Nó
hoàn toàn không đồng nghĩa với sự bảo thủ hay cố chấp mà là sự tỉnh táo và thận
trọng, một vị giám quan trong gia đình, một sợi dây c−ơng cho những chú ngựa bất
kham hay nhảy phá mọi rào cản. Nó tạo ra cơ sở vững vàng và không sai lệch cho sự
đổi mới tiếp thu và xây dựng những chuẩn mực gia đình mới.
Gia đình, về ph−ơng diện này, thay cho việc cố làm cho thời gian ngừng trôi,
thì đã tìm cách bắt rễ vào thời gian để hút lấy nhựa sống và duy trì mãi mãi sự trẻ
trung và lành mạnh của mình.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đặng Cảnh Khanh 35
3. Gia đình và việc gìn giữ, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống:
Nh− trên đã nêu, so với những thiết chế xã hội khác gia đình là một trong
những thiết chế xã hội có sức sống bền bỉ và mãnh liệt nhất. Thực tế cho thấy, các
giá trị văn hóa của dân tộc đ−ợc l−u giữ trong gia đình th−ờng bền chặt hơn ở ngoài
xã hội vốn sôi động. Trong nhiều tr−ờng hợp, có những giá trị đã bị xã hội từ chối
không chấp nhận nh−ng vẫn đ−ợc trân trọng gìn giữ trong nhiều gia đình. Thậm chí
khi chuyển từ vùng này sang vùng khác, sinh sống trong môi tr−ờng xã hội hoàn
toàn xa lạ nh−ng nhiều gia đình vẫn có thể giữ đ−ợc nề nếp sống, sinh hoạt quen
thuộc của mình.
Chúng ta có thể dẫn ra đây nhiều lý do để giải thích về sự bền vững của các
giá trị truyền thống thống trong gia đình so với sự bền vững mà còn lâu các thiết chế
khác trong xã hội mới đạt đ−ợc. Tr−ớc hết phải nói tới những đặc điểm về các mối
quan hệ gia đình, liên quan đến sự gần gũi về huyết thống, sự gắn bó trong sợi dây
tình cảm và tất cả những cái đã khiến cho các quan hệ này bao giờ cũng chặt chẽ hơn
các quan hệ khác ngoài xã hội.
Chính ăng-ghen, trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ t− hữu
và của Nhà n−ớc”, khi nhắc lại những nhận xét của Mác về “sự giống nhau giữa thiết
chế gia đình với những hệ thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học” đã cho
rằng mọi thiết chế khác đều có thể thay đổi theo những điều kiện kinh tế xã hội
khách quan, nh−ng “chỉ khi nào gia đình đã hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống
ấy mới hoàn toàn thay đổi”2. Cũng theo sự phân tích của ăng-ghen cơ sở căn bản cho
sự bền vững của các giá trị văn hóa gia đình chính là sự chặt chẽ của các quan hệ
truyền thống. Nh−ng quan hệ này, thậm chí trong khi nhiều chuẩn mực và giá trị
trong gia đình đã có thể thay đổi thì chính bản thân tính huyết thống của nó vẫn cứ
“chai sạn lại rất lâu”.
Việc gia đình luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng của dãy hàng dọc, trên con
đ−ờng đi tới sự đổi thay, đã chứng tỏ từ trong nội hàm của thiết chế gia đình đã chứa
đựng không chỉ một sức cản lớn mà còn một khả năng l−u giữ và duy trì những giá
trị và chuẩn mực đ−ợc coi là truyền thống.
Ngày nay, đã có quá nhiều lời cảnh báo về những điều đ−ợc gọi là mặt trái
của nền kinh tế thị tr−ờng và của toàn cầu hóa, khiến những mối lo ngại trong chúng
ta d−ờng nh− nhiều khi còn lấn át cả những nỗi mừng vui về các thành tựu mà chính
cơ chế thị tr−ờng và toàn cầu hóa đã mang lại cho đời sống xã hội n−ớc ta trong
những năm đổi mới. Nó cũng làm cho không ít ng−ời còn tỏ thái độ hoài niệm về một
thời mà cuộc sống dù còn nghèo nàn thiếu thốn nh−ng lại có vẻ bình ổn và ấm êm
trong các mối quan hệ xã hội
2 C. Mác và ăng-ghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1992, trang 57.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội 36
Thật ra chính Mác từ lâu đã là một trong những ng−ời đầu tiên cảnh tỉnh
nhân loại về những gì mà kinh tế thị tr−ờng đã và sẽ mang lại cho đời sống xã hội.
Mác cũng vạch rõ và phê phán mạnh mẽ những vấn đề tàn bạo và xấu xa đang nảy
sinh và phát triển cùng với những mối quan hệ cạnh tranh hàng hóa, lợi nhuận,
những cái gì mà Mác miêu tả là đã “dìm tất cả những gì tốt đẹp giữa con ng−ời với
con ng−ời vào lớp băng lạnh giá của sự tính toán vị kỷ”, vào mối quan hệ “trả tiền
ngay không tình nghĩa”. Đặc biệt chính Mác cũng đã nói rất rõ về những hậu quả sẽ
xẩy ra khi kinh tế thị tr−ờng thâm nhập vào gia đình và phá vỡ tại đó tất cả những
chuẩn mực và đạo lý vốn đ−ợc coi là những giá trị nhân đạo mang tính vĩnh hằng
của đời sống con ng−ời, những điều đã tồn tại từ ngàn đời nay.
Tất nhiên, không giống nh− J.J.Roussau, khuyên con ng−ời chối bỏ toàn bộ
những chuẩn mực và giá trị liên quan đến những quan hệ thị tr−ờng hàng hóa “xấu
xa” để trở về với “trạng thái đạo đức tự nhiên”, với thời kỳ “con ng−ời phát minh ra
l−ỡi câu và cây gậy để câu cá, cung tên để săn bắn, làm quần áo từ vỏ cây và da thú,
dùng lửa để nấu ăn và sống trong quần thể”3, Mác đã h−ớng về phía tr−ớc và tuyên
chiến với xã hội t− bản với các chuẩn mực và giá trị của nền kinh tế thị tr−ờng.
Trong sự phát triển của xã hội ta ngày nay, việc khắc phục những mặt tiêu
cực trong mối quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời trong những điều kiện của nền
kinh tế thị tr−ờng, xây dựng những chuẩn mực mới gắn liền với những giá trị nhân
văn truyền thống là hai mặt của một vấn đề trên con đ−ờng h−ớng tới một xã hội văn
minh, tiến bộ. Tuy nhiên, để thực hiện đ−ợc công việc này, chúng ta phải nhận thức,
lý giải và giải quyết đ−ợc một cách đúng đắn trên thực tế mới quan hệ giữa việc phát
triển kinh tế thị tr−ờng với việc bảo l−u các giá trị tốt đẹp từ truyền thống. Những
khó khăn và mâu thuẫn đã nảy sinh và phát triển từ chính nội hàm của vấn đề. Bởi
lẽ việc tạo dựng một môi tr−ờng sống chung giữa các giá trị truyền thống với những
quy luật cạnh tranh hàng hóa, lợi nhuận của cơ chế thị tr−ờng cũng khó khăn chẳng
khác gì sự tạo lập sự hòa hợp giữa lửa và n−ớc. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có
đ−ợc những chính sách và cơ chế khiến cho việc phát triển những quy luật của cơ chế
thị tr−ờng không làm xâm hại đến những gì tốt đẹp mà cha ông chúng ta đã gây
dựng nên từ ngàn đời nay, không làm biến dạng những giá trị văn hóa của tổ tiên
thành một thứ đồ ăn thập cẩm xếp từ phía sau những giá trị của thị tr−ờng hàng
hóa, không biến những mối quan hệ xã hội, cộng đồng, gia đình tốt đẹp thành những
sản phẩm đ−ợc cân đo cẩn thận theo thang bảng lên xuống của chỉ giá đồng tiền.
Ng−ợc lại, chúng ta cũng không thể cho phép việc núp d−ới danh nghĩa bảo vệ
các giá trị truyền thống để duy trì và bảo l−u những quan niệm và chuẩn mực cổ hủ,
lạc hậu kìm hãm sự phát triển của đất n−ớc. Trong tr−ờng hợp này, các truyền thống
chỉ có thể đ−ợc coi là tốt đẹp, tiến bộ khi nó tạo điều kiện cho việc phát triển con
3 J.J. Rousau: Tuyển tập các bài viết, Moscow - 1969, trang 74.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Đặng Cảnh Khanh 37
ng−ời một cách tự do và tự giác. Nói một cách khác cái truyền thống chỉ có ý nghĩ
tích cực khi nó mang trong mình không phải chỉ là ý nghĩa của quá khứ mà là hơi
thở của cuộc sống hiện đại, tồn tại cũng với những gì hiện đại và văn minh nhất của
thời đại.
Theo chúng tôi, chúng ta phải tìm thấy đ−ợc ph−ơng thức đúng đắn để bảo
đảm cho sự tồn tại thống nhất và biện chứng giữa hai mặt đối lập nhau này: mặt các
giá trị truyền thống và mặt cơ chế thị tr−ờng. Ph−ơng thức này cho phép chúng ta
tạo ra sức mạnh phát triển cho cả hai mặt nói trên, h−ớng tới một xã hội mới có nền
kinh tế phát triển và những mối quan hệ xã hội, gia đình trong sáng, lành mạnh.
Chính sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng trong khi tạo ra động lực cạnh tranh
khiến năng xuất lao động và sản l−ợng sản phẩm hàng hóa ngày càng phát triển cao,
sẽ trở thành cơ sở và tiềm lực vật chất mạnh mẽ để thực hiện tốt công tác duy trì và
giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống.
Ng−ợc lại, việc duy trì và giáo dục những giá trị nhân văn tốt đẹp từ truyền
thống sẽ là cơ sở cho sự ổn định của xã hội và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế bền vững. Nh− vậy về nguyên tắc, chúng ta có thể v−ợt qua đ−ợc
một cách đúng đắn những mâu thuẫn giữa việc phát triển cơ chế thị tr−ờng với việc
duy trì những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng sự thống nhất biện chứng giữa
chúng. Chính sự thống nhất này sẽ tạo ra đ−ờng h−ớng cho sự phát triển những giá
trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị về văn hóa gia đình, lẫn những quy
luật của cơ chế thị tr−ờng.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2003_dangcanhkhanh_406.pdf