Văn hóa Chăm Bình Dương: Sự pha trộn giữa tôn giáo Islam và văn hóa bản địa (Nghiên cứu từ chuyến điền dã mùa xuân tại làng Chăm

Tài liệu Văn hóa Chăm Bình Dương: Sự pha trộn giữa tôn giáo Islam và văn hóa bản địa (Nghiên cứu từ chuyến điền dã mùa xuân tại làng Chăm: 102 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật VĂN HÓA CHĂM BÌNH DƯƠNG: SỰ PHA TRỘN GIỮA TÔN GIÁO ISLAM VÀ VĂN HÓA BẢN ĐỊA (Nghiên cứu từ chuyến điền dã mùa xuân tại làng Chăm Minh Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương) Nguyễn Quốc Liêm* TÓM TẮT Giao thoa giữa tôn giáo không có nguồn gốc bản địa và văn hóa bản địa để từ đó hình thành nên một nét văn hóa mới phù hợp với thực tế cuộc sống, là vấn đề mà mọi người vẫn thường gặp ở Việt Nam. Làng Chăm Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một địa chỉ như thế. Nơi đây thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm đến để tìm hiểu một hiện tượng văn hóa: sự pha trộn giữa văn hóa Chăm, tôn giáo Islam và văn hóa bản địa vùng Đông Nam bộ. Từ khoá: văn hoá Chăm, tôn giáo Iskam, bản địa, Bình Dương BINH DUONG’S CHAM CULTURE: THE MIXTURE BETWEEN ISLAM RELIGION AND LOCAL CULTURE (Research from the visit to Cham village, Minh Hoa ward, Dau Tieng district, Binh Duong province) ABSTRACT Interference between new religion and local culture so that forming a n...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Chăm Bình Dương: Sự pha trộn giữa tôn giáo Islam và văn hóa bản địa (Nghiên cứu từ chuyến điền dã mùa xuân tại làng Chăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật VĂN HÓA CHĂM BÌNH DƯƠNG: SỰ PHA TRỘN GIỮA TÔN GIÁO ISLAM VÀ VĂN HÓA BẢN ĐỊA (Nghiên cứu từ chuyến điền dã mùa xuân tại làng Chăm Minh Hòa, Dầu Tiếng, Bình Dương) Nguyễn Quốc Liêm* TÓM TẮT Giao thoa giữa tôn giáo không có nguồn gốc bản địa và văn hóa bản địa để từ đó hình thành nên một nét văn hóa mới phù hợp với thực tế cuộc sống, là vấn đề mà mọi người vẫn thường gặp ở Việt Nam. Làng Chăm Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương là một địa chỉ như thế. Nơi đây thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm đến để tìm hiểu một hiện tượng văn hóa: sự pha trộn giữa văn hóa Chăm, tôn giáo Islam và văn hóa bản địa vùng Đông Nam bộ. Từ khoá: văn hoá Chăm, tôn giáo Iskam, bản địa, Bình Dương BINH DUONG’S CHAM CULTURE: THE MIXTURE BETWEEN ISLAM RELIGION AND LOCAL CULTURE (Research from the visit to Cham village, Minh Hoa ward, Dau Tieng district, Binh Duong province) ABSTRACT Interference between new religion and local culture so that forming a new culture fit with the reality of life , is the problem that you are still common in Vietnam. Cham village Minhh Hòa ward Dau Tieng district Binh Duong province is one such address . It attracted many researchers look to and learn a cultural phenomenon: a mix of Cham culture , religion Islam and southeas Việt Nam’s culture. Keywords: Cham culture , religion Iskam , native , BinhDuong Nghiên cứu – Trao đổi * Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương. 103 Văn hóa Chăm . . . Một ngày đầu xuân năm 2015, đoàn chúng tôi viếng thăm làng Chăm tại xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Ngôi làng được người dân gọi là paley theo tiếng Chăm, nằm hiền hòa bên lòng hồ Dầu Tiếng mát lành. Người Chăm chân thành mến khách, biết được mong muốn về một chuyến điền dã thăm thánh đường Islam đầu tiên tại Bình Dương, đã vui vẻ hướng dẫn chúng tôi. Cộng đồng người Chăm nơi đây có 99 hộ dân với khoảng 400 người (26). Người Chăm Minh Hòa chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt cây công nghiệp như cao su, điều, và hoa màu ngắn ngày, một số hộ đánh bắt cá trên lòng hồ Dầu Tiếng. Họ thường ít tham gia vào công việc kinh doanh mua bán, dịch vụ, và nếu có cũng chỉ trong cộng đồng với nhau. Hầu hết người Chăm ở đây đều có quê gốc ở An Giang di cư lập nghiệp từ năm 80, 90 (27) với mong muốn có cuộc sống mới tốt đẹp hạnh phúc hơn. Đến nay, làng Chăm đã có điện, và nước sạch sử dụng, con em người Chăm được đến trường học tập văn hóa. Song song, với việc học tập văn hóa mọi người còn được học tập giáo lý theo những điều răn dạy theo kinh Korran, vào tất cả các ngày trong tuần trừ ngày thứ sáu, hướng dẫn học tập không chỉ là công việc của các chức sắc mà còn là của cả cộng đồng. Họ cùng nhau học tập, trao đổi và bàn bạc không chỉ về giáo lý mà còn cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề của cuộc sống. Người Chăm tại đây theo đạo Islam và thường gọi mình là Chăm Islam. Người Chăm Islam có liên hệ tôn giáo khá gắn bó với thế giới, đặc biệt là từ Maylaysia, Indonexia. Chính vì vậy, mặc dù vẫn bảo tồn những nét 26 Theo thống kê, người Chăm đứng thứ ba về dân số sau người Kinh, người Hoa, tại Dầu Tiếng, Bình Dương. 27 Năm 1967 có một số hộ dân người dân tộc Chăm từ An Giang đến lập nghiệp tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (cộng đồng này hiện nay có 14 hộ với 54 nhân khẩu). văn hóa cổ đặc trưng dân tộc nhưng họ tuân thủ nghiêm túc giáo lý và giới luật Islam chính thống. Người Islam có năm hành vi tôn giáo được coi là bắt buộc để khẳng định mình là người tin tưởng tuyệt đối vào thánh Allah. Đó là, lễ Salat cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, lễ Ramadan, Zakah hành động bố thí, Haji hành hương về thánh địa Mecca, và Jihad thánh chiến. Tuy nhiên, ở người Chăm ở Minh Hòa lại có sửa đổi một chút năm hành vi tôn giáo, họ thay hành động Jihad – thánh chiến, bằng tin tưởng thượng đế Allah là tối cao duy nhất, Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah là người khai sáng Islam. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tín ngưỡng của người Chăm Islam Nam bộ, mà người Minh Hòa là một bộ phận, với người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận; còn các tín điều tôn giáo khác, đặc biệt là lễ Ramadan(28) được người dân nơi đây thực hành nghiêm. Người Chăm Islam tin tưởng tuyệt đối và duy nhất vào thượng đế Allah, còn người Chăm Ninh Thuận thì ngoài thượng đế Allah họ còn thờ cúng tổ tiên, các vị thần bản địa mong mưa thuận gió hòa mang nhiều nét văn minh nông nghiệp. Đối với người Chăm Islam thì cầu nguyện ngoài việc tuân thủ nghi lễ còn là niềm tin mãnh liệt hướng đến và dâng hiến cho thượng đế tình yêu của mình. Chính vì thế, trong làng Chăm Minh Hòa, thánh đường là nơi thiêng liêng thờ phụng Allah, là nơi tụ hội để học tập giáo lý, bàn bạc các vấn đề quan trọng của làng xã. Minh Hòa, là làng Chăm đầu tiên ở Bình Dương xây dựng được ngôi thánh đường cho riêng mình từ năm 2007. Thánh 28 Lễ Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo (lịch Hijra), được tính theo mặt trăng (bắt đầu có từ ngày 16/7/622 (công lịch) - tức là ngày mở đầu một năm Ảrập), đánh dấu bằng chuyến đi của Mohamed từ thánh địa Mecca đến Medina. Tín điều này có ý nghĩa thể hiện một sự đồng cảm với những người nghèo đói, đồng thời còn nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất để tạo thuận lợi cho việc được lên thiên đàng (người Hồi giáo không thích việc dùng cụm từ Tháng chay Ramadan thay cho lễ Ramadan). 104 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đường có tên gọi là Masjid Al Muttaqin, mà người Chăm hay gọi là Thang Mugik, người Kinh đia phương thì gọi là chùa Chăm, từ tiền đóng góp của bà con đạo giáo và hội từ thiện “Shiekh Abdulla al Noury” (Ảrập Xêút). Ban quản trị thánh đường có 7 vị, đứng đầu là ông Machno - chức vụ giáo cả, đại diện cho cộng đồng hơn 400 người Chăm sinh sống tại đây. Thánh đường đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của bà con người Chăm trong vùng. Đến nay, thánh đường luôn là nơi tụ hội cầu nguyện của tín đồ trong làng vào ngày thứ 6 hằng tuần, trong những dịp lễ lớn còn có cả tín đồ Islam ở các địa phương lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai đến tham dự. Ngôi thánh đường tỏa ra màu xanh dịu mát, tọa lạc trên mảnh đất cao với 2 hành lang rộng hai bên và nhiều cửa sổ. Masjid Al Muttaqin không vì quy mô nhỏ bé của mình mà thiếu đi những dấu ấn đặc trưng của nhà thờ Islam thường thấy trên thế giới, đặc biệt là những nét kiến trúc Hồi giáo như mái vòm, cửa vòm, tháp nhọn, hình trang trí vầng khuyết. Phối hợp với kiến trúc Chămpa cổ, cổng quay hướng Nam người đến viếng phải đi vòng từ trái sang phải mới vào được bên trong, nhưng khi cầu nguyện thì quỳ theo hướng Đông –Tây hướng về thánh địa Mecca. Cách bày trí bên trong đơn giản, mặt chính có bàn lễ bằng kính trang trí hoa văn tôn giáo, phía trong là thánh kinh Koran. Thánh đường Masjid Al Muttaqin được bày trí đơn giản, thể hiện rõ nét dấu ấn văn hóa Islam: giản dị và xác tín niềm tin tôn giáo. Trong nhà của người Chăm Minh Hòa cũng vậy, bạn sẽ không thể tìm thấy hình ảnh trang trí nào khác mà không liên quan đến tôn giáo. Hai vật dụng mà gia đình nào hầu như cũng có là đồng hồ báo giờ cầu nguyện và lịch Islam. Nơi đẹp và trang trọng nhất trong nhà là khu vực cầu nguyện trong phòng khách. Tất cả điều này tạo ra một cảm giác nhắc nhớ là hướng đến và thực nghi lễ tôn giáo là phần quan trọng nhất trong cuộc sống của người Chăm Islam. Nghi thức tôn giáo hiển hiện ngay cả trong văn hóa ẩm thực của họ. Người Islam chỉ ăn thịt những con vật do chính người Islam giết thịt, theo đúng nghi thức Islam. Chính vì vậy, tại một làng không đông dân số như Minh Hòa, thì việc ăn thịt những con vật lớn như bò là không thường xuyên do khó khăn trong giết mổ. Người Chăm Minh Hòa dùng những sản vật địa phương do họ nuôi trồng đánh bắt được vào trong bữa ăn hằng ngày như rau củ quả, gà, vịt, dê, cá, và đặc biệt theo quy định tôn giáo họ không dùng thịt heo. Chính những quy định nghiêm ngặt như vậy nên người Chăm Minh Hòa hầu như không dùng thức ăn mặn tại những nơi khác cộng đồng. Nếu có tham dự tiệc, mà những bữa tiệc đó không do người cùng tôn giáo nấu, thì sẽ chỉ dùng nước uống, hoa quả, một số loại bánh ngọt. Trong nấu nướng, thường dùng nhiều gia vị hơn người Kinh, đặc biệt là cà ri và nước cốt dừa. Thức ăn thường khô, cay, hoặc ít nước, sền sệt, đa phần chứa đựng trong đĩa. Họ ăn bằng tay, đôi khi dùng thìa múc, san sẻ thức ăn, nhưng hiếm khi dùng đũa trong khi ăn. Nét riêng của văn hóa Chăm và tôn giáo Islam, có lẽ là rào cản cho việc hòa nhập sâu vào cộng đồng của người Chăm Minh Hòa. Người Chăm thường sống khá khép kín với cộng đồng, so với các dân tộc khác trên địa bàn. Ít tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng khác tôn giáo như lễ hội địa phương, lễ cưới hỏi, đám cúng kỵ. Đối với các liên hệ với chính quyền địa phương, họ thường giao phó cho những chức sắc tôn giáo đứng đầu cộng đồng. Công tác đoàn thể còn khá xa lạ, đặc 105 Văn hóa Chăm . . . biệt là đối với thanh niên với người Chăm. Bởi vì, ngoài việc làm việc để sinh kế, thời gian còn lại trong ngày họ thường dùng cho việc thực hiện các nghi thức tôn giáo như cầu nguyện và học tập giáo lý, tiếng Ả Rập. Người Chăm Minh Hòa tin vào tín ngưỡng Islam chính thống nhưng việc áp dụng các quy tắc tôn giáo cũng không quá khắt khe. Theo đúng giới luật Islam thì phụ nữ không được làm lễ trong thánh đường. Nhưng tại Minh Hòa thì phụ nữ được hành lễ trong thánh đường, chỉ trừ những ngày theo chu kỳ mà họ cho rằng không sạch sẽ. Phụ nữ ở đây không phải che mặt như những quốc gia khác, được tự do đi ra đường và tham gia sinh hoạt xã hội. Trong những ngày lễ lớn, buổi cầu nguyện bạn có thể thấy phụ nữ Chăm mặc makhna. Makhna là trang phục đặc trưng của phụ nữ Islam: màu trắng, dài và rộng, trùm kín cả thân mình, với một chiếc khăn che kín toàn bộ mái tóc. Thiếu nữ xinh xắn trong những chiếc áo dài bịt tà cổ xẻ hình trái tim, luôn đội khăn che đầu, chăm chút chiếc khăn này như một vật trang sức tinh tế. Tại Minh Hòa, chúng tôi đã gặp những người đàn ông mặc trang phục váy truyền thống với nhiều họa tiết đẹp mắt, đây là niềm tự hào của người Chăm trong bảo tồn nét truyền thống của mình; có một điều thú vị là qua các họa tiết, hoa văn, màu sắc chiếc váy, ta có thể đoán tương đối chính xác độ tuổi của người đàn ông đó, họ có gia đình hay chưa. Người Chăm Minh Hòa cũng rất trân trọng các di sản văn hóa truyền thống như trang phục, tiếng nói chữ viết, phong tập quán ma chay cưới hỏi của dân tộc mình, họ cố gắng gìn giữ những nét riêng của dân tộc. Tiếng Chăm được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng. Nhưng có điều đáng tiếc là lớp trẻ ngày nay do lưu lạc xa vùng đất An Giang nên tại Minh Hòa cũng đã không còn lớp người biết sử dụng các nhạc cụ và điệu múa truyền thống của người Chăm An Giang đặc biệt là trống vỗ. Đối với thiếu niên khi 15 tuổi thì được làm lễ trưởng thành, gọi là lễ Khotan đối với nam và lễ Karơh với nữ. Lễ Khotan hay còn gọi nôm na là cắt bao quy đầu(29), để khẳng định với cộng đồng nam thiếu niên đã trưởng thành. Một cái lều được dân làng dựng lên, trong lều có tô nước, trứng vịt, trà, thuốc lá. Thầy Archar gọi từng chàng trai một vào làm lễ, kinh cầu nguyện được đọc lên, ông dùng con dao đưa qua bao quy đầu của chàng trai, mô phỏng hành động cắt cắt bao quy đầu, sau đó xoa trứng vịt vào nơi giả vờ cắt. Nghi lễ chỉ có tính tượng trưng này cho thấy sự khác biệt tương đối của người Chăm Islam so với đạo Islam tại một số quốc gia khác, nơi mà nghi thức cắt bao quy đầu diễn ra thật sự. Còn đối với các em gái thì nghi lễ thành niên của họ được gọi là Karơh. Karơh là nghi lễ rạch màng trinh bằng dao, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Islam. Cũng như đối với nghi lễ của các chàng trai, lều cũng được dựng lên ngoài trời, nhưng lần này là hai cái liều, lều lớn thờ thượng đế Allah, lều nhỏ là nơi các em gái phải ở trong đó suốt một đêm. Đến rạng sáng, với y phục chỉnh tề, các em gái bước sang lều lớn làm lễ. Kinh cầu nguyện được đọc và các em quỳ trước thầy, thầy để ít hạt muối vào lưỡi, cắt một ít tóc, uống ngụm nước. Sau cùng, người nhà và họ hàng các em với trang phục toàn màu trắng vào trong lều dâng thức ăn sáng cho thầy, và đến chào người thiếu nữ mới trưởng thành. Nghi lễ Karơh đối với người Chăm Islam nói chung và người Chăm Minh Hòa nói riêng chỉ có tính chất tượng trưng, về nội dung nghi lễ đã khác nhiều so với đạo Islam chính thống. 29 Tục lệ cắt bao quy đầu có nhiều tên gọi khác nhau ở từng cộng đồng Do Thái giáo và người Hồi giáo trên thế giới. 106 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Qua nghi lễ này, người Chăm Islam muốn thể hiện sư tôn trọng và xác nhận một thành viên đã trưởng thành trong đồng. Cộng đồng kỳ vọng người thanh niên mới sẽ trở thành một công dân tốt, một tín đồ nhiệt thành đóng góp nhiều hơn cho làng xã. Nghi lễ Khotan và Karơh nguyên thủy Islam đã được người Chăm Nam bộ giản lược những nghi lễ khắc nghiệt, có phần xa lạ với đời sống bản địa. Văn hóa hiền hòa, giản dị của người Nam bộ bản địa đã như mạch ngầm thẩm thấu vào tôn giáo Islam, tạo nên hiện tượng dung hòa “đồng nguyên” trong nội dung nghi lễ. Phần nghi lễ có nét khác biệt, thì trong sinh hoạt đời sống hằng ngày cũng có nhiều nét đặc thù của người Chăm, người Nam bộ, người Việt Nam được phản ánh rõ nét khác với giáo lý truyền thống Islam. Người theo đạo Islam truyền thống có quyền có 4 vợ, nhưng tại Minh Hòa tình trạng đa thê là chưa xảy ra, người Minh Hòa giải thích là điều này không phù hợp với luật pháp, điều kiện cuộc sống và môi trường cộng đồng xung quanh. Theo giáo lý Islam chính thống thì người đàn ông có vai trò rất lớn và quyết định các công việc của gia đình, kể cả cuộc sống của người phụ nữ như vợ, mẹ, chị em gái... Nhưng đặc biệt do ảnh hưởng chế độ mẫu hệ của người Chăm cổ mà chế độ phụ hệ và vai trò uy quyền tối cao của người đàn ông trong đạo Islam chính thống bị giảm bớt. Nam nữ bình đẳng, được phép tự do tìm hiểu trước khi kết hôn, vai trò của hai vợ chồng là cân bằng, con trai và con gái được giáo dục nuôi dưỡng và thừa kế bình đẳng như nhau. Và người Chăm Minh Hòa nếu có điều kiện thì thường cất nhà con con gái đặc biệt là con gái út ở kế bên nhà, lo việc nhà cho cha mẹ như những cộng đồng người Chăm không cùng tôn giáo khác. Và do ảnh hưởng chế độ mẫu hệ mà người Chăm ở xã Minh Hòa trong lễ cưới chỉ có tục đưa rể về, chứ không có tục đón dâu và duy trì tục ở rể tại gia đình người vợ một thời gian. Nếu xảy ra ly hôn, thường thì theo tập quán mẫu hệ người đàn ông rời khỏi gia đình và ra đi tay không. Người phụ nữ nếu quá bụa, không cần thờ chồng suốt đời như phụ nữ đạo Islam chính thống, họ có thể tái giá, sau sáu tháng để chờ xem có thai với người chồng trước không. Và có lẽ là do ảnh hưởng của một số tộc người dân tộc thiểu số khác mà người Chăm Nam bộ cho phép kết hôn con dì con chú. Hiện nay, hôn nhân của người Chăm thường diễn ra trong cộng đồng với nhau. Bởi vì việc kết hôn với người khác tôn giáo thường rất khó khăn, người Islam với niềm tin mãnh liệt về tôn giáo thường không lìa bỏ tôn giáo của mình để kết hôn với người ngoại đạo. Trong khi để kết hôn với người Islam thì người không theo tôn giáo Islam phải gia nhập theo tôn giáo này. Nhưng sự hiểu biết của gia đình những người khác tôn giáo, mà có người muốn kết hôn với người Chăm Islam về văn hóa Chăm về tôn giáo Islam thường không nhiều. Sự khác biệt quá lớn về biểu hiện bên ngoài trong sinh hoạt, thực hành tôn giáo thường gây e ngại, thậm chí không muốn nói là e sợ. Xuyên qua dòng chảy lịch sử, sự hỗn dung tôn giáo và văn hóa bản địa cùng với cội rễ dân tộc đã hình thành nên bản sắc văn hóa người Chăm Islam Nam bộ nói chung và Chăm Minh Hòa nói riêng, như ngày nay. Văn hóa bản địa này đã rộng mở chấp nhận tôn giáo từ phương xa, nhưng cũng biết chọn lọc và kết hợp những điểm văn minh, nhân văn của văn hóa bản địa hình thành nên văn hóa riêng đặc sắc của một tộc người, người Chăm Islam, trong năm mươi tư dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S. Con đường phát triển văn minh, tuân thủ quy định tôn giáo và giữ gìn văn hóa sắp tới của người Chăm Minh Hòa sẽ còn nhiều điều đáng nói và đáng nghiên cứu. Sau một ngày thăm viếng thánh đường và paley Chăm, chúng tôi rời đi trong lòng lưu luyến những cảnh đẹp và phong tục tập quán nơi đây... hẹn gặp lại trong một ngày không xa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf55_3022_2122306.pdf
Tài liệu liên quan