Tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vai trò người thầy vào việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Đào tạo hiện nay - Phạm Thị Thúy Vân: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
1
Email: phamthithuyvan@hpu2.edu.vn
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ NGƯỜI THẦY
VÀO VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HIỆN NAY
Phạm Thị Thúy Vân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngày nhận bài: 25/12/2018; ngày sửa chữa: 15/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019.
Abstract: In higher education, the quality of lecturers is considered one of the leading determinants
of the existence and development of universities. The personality, quality and competencies of the
lecturers greatly influence the formation of the personality, quality and competencies of the
students. Therefore, before the requirement of fundamental and comprehensive innovation of
education and training, including higher education, the thorough study and creative application of
Ho Chi Minh thought about the role of lecturers is one of the important tasks, deciding on the
quality of trainin...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vai trò người thầy vào việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - Đào tạo hiện nay - Phạm Thị Thúy Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
1
Email: phamthithuyvan@hpu2.edu.vn
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ NGƯỜI THẦY
VÀO VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HIỆN NAY
Phạm Thị Thúy Vân - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngày nhận bài: 25/12/2018; ngày sửa chữa: 15/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019.
Abstract: In higher education, the quality of lecturers is considered one of the leading determinants
of the existence and development of universities. The personality, quality and competencies of the
lecturers greatly influence the formation of the personality, quality and competencies of the
students. Therefore, before the requirement of fundamental and comprehensive innovation of
education and training, including higher education, the thorough study and creative application of
Ho Chi Minh thought about the role of lecturers is one of the important tasks, deciding on the
quality of training students of the country.
Keywords: Lecturers, teachers, Ho Chi Minh's thought, curriculum content.
1. Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi
lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam; là nhà giáo,
là người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng
nền giáo dục mới của Việt Nam. Đối với sự phát triển
của nền giáo dục nước nhà, theo Hồ Chí Minh, người
thầy giáo là lực lượng có vai trò then chốt, là “những
chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá”; có
trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lí tưởng đạo đức
chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân
tộc và nhân loại; bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao
quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển của
xã hội. Nhân cách, phẩm chất và năng lực của người thầy
giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách,
phẩm chất và năng lực của học trò. Vì vậy, trước yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, trong đó có giáo dục
đại học, việc quán triệt học tập và vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người thầy giáo là một
trong những nhiệm vụ quan trọng, quyết định đến chất
lượng đào tạo đại học của đất nước.
Bài viết nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò người thầy vào việc bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT
hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của người
thầy giáo
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo
là người đem sự hiểu biết, năng lực và phẩm chất của
mình truyền đạt cho người học, làm cho người học phát
huy được năng lực của bản thân, phát triển các mặt:
“đức”, “trí”, “thể”, “mĩ” để trở thành người lao động
chân chính. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giữa vai trò và
nhiệm vụ của người thầy có mối quan hệ mật thiết, không
tách rời nhau. Vai trò quan trọng của người thầy trong xã
hội được thể hiện qua nhiệm vụ họ đảm nhận. Người thầy
đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao là sự khẳng định vị trí,
vai trò của họ trong xã hội. Tư tưởng của Hồ Chí Minh
về vai trò của người thầy được thể hiện ở những nội dung
cơ bản sau:
2.1.1. Vai trò của người thầy trong việc thực hiện mục
tiêu và nội dung giáo dục
Mục đích của GD-ĐT trong tư tưởng Hồ Chí Minh
không chỉ bó hẹp trong việc dạy tri thức, nâng cao trình
độ học vấn, mà nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào
tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội có
“đức” và có “tài”. Theo Người, muốn xây dựng và hoàn
thiện con người toàn diện, thì nội dung của ngành Giáo
dục phải chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”. Mục
đích, nội dung học tập trong xã hội mới, ngoài yêu cầu
trang bị tri thức về văn hóa, khoa học, xã hội còn phải
nhấn mạnh việc rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng lòng yêu
Tổ quốc, yêu nhân dân; yêu và trọng lao động; giữ gìn kỉ
luật, bảo vệ của công Nghĩa là, trong nội dung GD-ĐT
phải chú trọng đủ các mặt; đạo đức cách mạng, giác ngộ
xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kĩ thuật, lao động và sản xuất.
Theo đó, Hồ Chí Minh cho rằng, người thầy giáo có vai
trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và
nội dung giáo dục. Người khẳng định: “Không có thầy
giáo thì không có giáo dục” [1; tr 345]; “Nếu không có
thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà
xây dựng chủ nghĩa xã hội được” [2; tr 403]. Từ việc
đánh giá cao vai trò của người thầy giáo, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao cho người thầy nhiệm
vụ to lớn là chăm lo sự nghiệp “trồng người”, dạy dỗ con
em nhân dân lao động trở thành công dân có ích cho Tổ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
2
quốc. Người viết: “Chúng ta phải đào tạo ra những công
dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng và
Chính phủ giao cho các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương
lai cho các cô, các chú” [3; tr 528]. Đây là nhiệm vụ nặng
nề nhưng rất vẻ vang, gắn liền với sự nghiệp của những
người làm thầy.
Nhưng tùy theo hoàn cảnh khác nhau, vai trò, nhiệm
vụ của người thầy giáo được cụ thể hóa theo từng thời kì
phát triển của đất nước. Chẳng hạn, sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945, nhiệm vụ của người thầy được Hồ Chí
Minh xác định là “chống nạn mù chữ”, đi tiên phong trong
phong trào diệt “giặc dốt”. Người thầy giáo của chế độ mới
đảm nhận sứ mệnh cao cả là làm cho người dân được
hưởng quyền chính đáng: được cắp sách đến trường, được
bồi dưỡng ý thức làm chủ, lí tưởng cao đẹp; từ đó nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm của người công dân với Tổ
quốc. Người nói: “Anh chị em chịu cực khổ khó nhọc, hi
sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng
bào, để xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc Một phần
tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của
anh chị em Đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái
vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng”
[4; tr 556]. Bước vào thời kì hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế, xây dựng văn hóa (1958-1960)
đặt ra yêu cầu bức thiết về đội ngũ cán bộ chuyên môn có
trình độ về khoa học - kĩ thuật, cán bộ quản lí kinh tế, cán
bộ văn hóa. Người thầy được coi là khâu then chốt trong
quy trình đào tạo cán bộ để “cung cấp đủ cán bộ cho nông
nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hóa”
[1; tr 291]. Khi Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện hai
chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm
thực hiện mục tiêu chung là thống nhất Tổ quốc, người
thầy giáo có nhiệm vụ “đào tạo những công dân tốt,
những cán bộ tốt sau này, góp phần xây dựng chủ nghĩa
xã hội, làm cho miền Bắc vững mạnh thành hậu thuẫn cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà” [5; tr 271]. Như vậy,
vai trò của người thầy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh
là hết sức quan trọng, người thầy không chỉ là người trang
bị cho người học những tri thức sách vở mà qua từng giai
đoạn cách mạng, họ còn là người trang bị cho người học
thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, giúp họ hình thành
lí tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức cao đẹp và năng
lực sáng tạo, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển KT-
XH đất nước.
2.1.2. Vai trò của người thầy trong việc xây dựng nội
dung, chương trình đào tạo phù hợp để thực hiện nhiệm
vụ và mục tiêu của giáo dục
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng nội dung,
chương trình phải toàn diện, bao gồm các mặt: văn hóa,
chính trị, khoa học kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao
động Các nội dung này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cấu tạo hợp lí và phù hợp với từng giai đoạn. Khi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn
ác liệt, giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phục vụ
sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Người gửi thư cho Hội
nghị giáo dục căn dặn đội ngũ thầy cô giáo “phải sửa đổi
triệt để chương trình giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp
kháng chiến và kiến quốc” [6; tr 575]. Sau hòa bình lập
lại, nhân dân miền Bắc bước vào thời kì hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đấu tranh thống
nhất nước nhà, Người nói: Giáo dục cần phải chuyển
hướng, “nội dung dạy và học cần liên hệ thiết thực với
công tác chung: Củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam,
thi đua yêu nước, khôi phục kinh tế, củng cố quốc
phòng” [1; tr 126]. Như vậy, người thầy phải căn cứ
vào điều kiện thực tiễn, nhiệm vụ chính trị, đường lối
phát triển KT-XH, mục tiêu giáo dục để biên soạn
chương trình cho phù hợp. Cũng theo Người, xây dựng
nội dung, chương trình còn phải phù hợp với từng cấp
học, bậc học. Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ
thanh niên và nhi đồng (10/1955), Người đã nêu rõ nội
dung đào tạo của từng cấp học, bậc học. Riêng với bậc
đại học, Người yêu cầu: “Đại học thì cần kết hợp lí luận
khoa học với thực hành, ra sức học tập lí luận và khoa
học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của
nước ta để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng
nước nhà” [1; tr 389]. Để làm được điều đó, theo Người,
người thầy phải có kiến thức vững vàng, sâu rộng về
chuyên môn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí thuyết, thực
tế và kinh nghiệm; người thầy không chỉ cần có vốn
sống, vốn hiểu biết rộng rãi về con người, về tự nhiên và
xã hội mà còn phải có óc sáng tạo, nhạy bén, luôn đi tìm
cái mới thì hiệu quả giảng dạy, giáo dục mới được đảm
bảo, mới thực sự trở thành người thầy giỏi. Vì thế, Người
mong muốn “giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại
thì mới làm được nhiệm vụ. Chớ tự túc, tự mãn, cho là
giỏi rồi thì dừng lại. Mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu,
mình tự đào thải trước. Cho nên phải cố gắng học tập để
cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình, cải tạo con em
và giúp vào việc cải tạo xã hội” [7; tr 489].
2.1.3. Phẩm chất và năng lực của người thầy quyết định
chất lượng đào tạo con người
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt người thầy ở vị trí cao quý,
nhưng Người cũng đòi hỏi ở các thầy, cô giáo một trách
nhiệm rất nặng nề. Một hành vi xấu của người thầy có
thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người.
Ngược lại, một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả
một thế hệ noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trẻ em
như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt,
thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” [5; tr 269]. Vì vậy, Hồ Chí
Minh đòi hỏi, trước hết người thầy phải trở thành tấm
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
3
gương sáng, phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo
đức, lối làm việc. Người nhấn mạnh: “Ta là cán bộ
chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi
thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng” [5; tr 269].
Người nhấn mạnh đến vai trò đạo đức của người thầy,
song không tuyệt đối hóa mặt đạo đức, coi nhẹ lĩnh vực
chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
giữa “đức” và “tài”, “hồng” và “chuyên”, phẩm chất và
năng lực của người thầy giáo có mối quan hệ hữu cơ và
tác động qua lại với nhau. Có “đức” là để tài năng phát
triển đúng hướng và có “tài” thì “đức” mới phát huy được
tác dụng. Người nói: “Có tài mà không có đức là hỏng,
có đức mà chỉ i tờ thì dạy thế nào” [5; tr 269]. Vì vậy,
trong nhà trường đòi hỏi các thầy, cô phải gương mẫu
đi đầu trong việc rèn đức, luyện tài, phải có chuyên môn
giỏi, có tình yêu và tâm huyết với nghề. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng cho rằng, một người thầy giáo giỏi
không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực,
hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng
rộng lớn, tuy nhiên, người thầy giáo cần không ngừng
trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên
môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
sự nghiệp GD-ĐT.
2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta theo
tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta
hiện nay
Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa. Cùng
với sự phát triển chung của mọi mặt đời sống KT-XH,
lĩnh vực GD-ĐT cũng có những bước phát triển quan
trọng; đặc biệt trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài. Riêng với giáo dục đại học,
chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, thể hiện ở
sự thay đổi về nội dung, chương trình đào tạo và tiếp tục
khẳng định vai trò, vị trí của đội ngũ giảng viên.
Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng, nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta đã đạt
được những kết quả cụ thể: “Cả nước đã có khoảng
14.000 tiến sĩ, 1.432 giáo sư, 7.750 phó giáo sư; năm
2015 công nhận mới 522 giáo sư và phó giáo sư; 92
nghìn giảng viên đại học, cao đẳng” [8; tr 249-258]. Hầu
hết đội ngũ giảng viên đều đã nỗ lực hết mình, luôn giữ
vững bản lĩnh chính trị trước mọi khó khăn và có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT của đất nước. “Bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức của giảng viên ngày càng
vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, bên
cạnh đó là lực lượng giảng viên trẻ, là những người có
hoài bão, ước mơ, nhiệt huyết” [9; tr 242]. Đa số giảng
viên trong cả nước đều tâm huyết với nghề, có ý thức giữ
gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, “Bên cạnh phẩm chất
chính trị, đa số giảng viên đều yêu nghề, yêu ngành và
yêu người” [10; tr 183]. Trong học tập và công tác, giảng
viên cũng đã thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tự phê
bình và phê bình; việc thực hành cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư, chống bệnh thành tích, chống tham
nhũng, lãng phí cũng được tăng cường: “Về cơ bản, đại
bộ phận nhà giáo nước ta tận tụy với nghề nghiệp, có
ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo” [11; tr 91].
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, do
ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận
giảng viên còn chưa theo kịp sự vận động của đời sống
KT-XH, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, thiếu tâm huyết,
thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, hoạt
động nghiên cứu khoa học của giảng viên còn ít, số lượng
bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước và
quốc tế chưa nhiều; nghiên cứu khoa học chưa trở thành
nhu cầu thực sự của giảng viên; phương pháp giảng dạy
truyền thống (thuyết trình, truyền thụ tri thức một chiều)
vẫn là phương pháp chủ đạo của nhiều giảng viên.
Thực trạng trên đang đặt ra yêu cầu phải có cuộc cách
mạng thật sự khoa học và triệt để về GD-ĐT; trong đó có
đào tạo đại học nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục nước nhà, nâng cao chất lượng và tầm vóc đích thực
của GD-ĐT đại học trong thời kì mới. Để thực hiện được
mục tiêu này, việc quán triệt học tập và vận dụng sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người thầy giáo
là một trong những nguyên tắc quan trọng, quyết định
đến chất lượng đào tạo đại học của nước ta hiện nay.
2.2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng đội ngũ giảng viên đại học đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay
- Đội ngũ giảng viên đại học phải không ngừng rèn
luyện, nâng cao đạo đức cách mạng: Để rèn luyện đạo đức
của người thầy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các
thầy, cô giáo phải thanh liêm, trung thực, biết đặt lợi ích của
đất nước, nhà trường lên trên lợi ích cá nhân. Người từng
căn dặn: “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu
Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách
mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp
cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
sẵn sàng nhận bất kì nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân
giao cho” [12; tr 507]. Theo Người, trong bất kì hoàn cảnh
nào, người thầy cũng phải thực hiện tốt đường lối giáo dục
của Đảng và Nhà nước là đào tạo con em của nhân dân
thành công dân có ích cho Tổ quốc, đưa nền giáo dục nước
nhà đạt trình độ tiên tiến của thời đại, đồng thời giải quyết
tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
4
Thực hiện lời dạy đó, đội ngũ giảng viên hiện nay cần
không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính
trị, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để thực hiện
mục tiêu, lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Đó là sự trung
thành tuyệt đối với lợi ích của dân tộc, với sự nghiệp cách
mạng, nhạy cảm về tình hình chính trị, phân tích khoa học
đối với những hiện tượng chính trị xã hội mới xảy ra trong
đời sống hằng ngày, định hướng cho sinh viên có nhận thức
đúng, tránh ngộ nhận và manh động để kẻ thù lợi dụng.
Đồng thời, đạo đức cách mạng của giảng viên còn là sự say
mê với việc giảng dạy, nghiên cứu, trung thực trong khoa
học, tìm tòi sáng tạo, khát vọng chinh phục đỉnh cao của tri
thức; lấy tự phê bình và phê bình để phát huy ngày càng cao
những ưu điểm và sửa chữa những khuyết điểm. Ngày nay,
mỗi giảng viên phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá
nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và
quyền lợi. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là sẵn sàng phấn đấu hi sinh cho lợi ích chung theo
phương châm việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể
dù nhỏ mấy cũng làm; việc gì có hại thì dù nhỏ mấy cũng
tránh. Làm việc gì trước hết cũng phải đặt lợi ích của tập thể,
đất nước, nhân dân lên trên hết; không tham lam vụ lợi, vun
vén cá nhân Bên cạnh đó, giảng viên còn phải kiên quyết
chống bệnh thành tích, nói không đi đôi với làm, nói nhiều,
làm ít; phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lí, lẽ phải,
bảo vệ người tốt, không bao che, giấu giếm khuyết điểm.
- Đội ngũ giảng viên đại học phải không ngừng nỗ lực
học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực toàn diện:
Trên tinh thần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo
dục”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người huấn
luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn
luyện của mình... Người huấn luyện nào tự cho là mình đã
biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” [13; tr 46]. Người
dẫn lại câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy
không biết mỏi” và lời dạy của V.I. Lênin: “Học, học nữa,
học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự mãn
cho mình giỏi rồi mà dừng việc học lại là lùi bước, là lạc
hậu, là tự đào thải mình; thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực
sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Thực hiện lời dạy đó, đội ngũ giảng viên đại học hiện nay
cần phải học tập không ngừng để nâng cao trình độ về mọi
mặt. Bởi, nếu phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng là
“cái gốc cơ bản” thì kiến thức chuyên môn là điều kiện cơ bản
nhất để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài kiến thức
chuyên môn, giảng viên phải giỏi về tin học, thông thạo ít nhất
một ngoại ngữ; có như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ
nghiên cứu, giảng dạy và tư vấn cho các nhà hoạch định chính
sách. Hơn nữa, mỗi giảng viên phải là một nhà nghiên cứu
khoa học; ngoài thời gian lên lớp, giảng viên phải nghiên cứu
về các vấn đề thực tiễn xảy ra trong đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước. Từ đó, đưa ra những kiến nghị mới để
giải quyết mọi vấn đề. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học là một
quá trình lâu dài và phức tạp, từ đó, lấy kết quả của quá trình
nghiên cứu khoa học đưa vào bài giảng của mình, làm bài
giảng thêm phong phú sinh động.
- Đội ngũ giảng viên đại học phải luôn yêu nghề, yêu
trò: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, yêu nghề, yêu trò là
phẩm chất, là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi
nhà giáo. Tình yêu thương chính là cơ sở, động lực thôi
thúc trách nhiệm và nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn
đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình. Người từng
nhấn mạnh: “Phải thương yêu các cháu như con em ruột
thịt của mình, không nên phân biệt bỉ thử các cháu vùng
này hay các cháu vùng khác. Cháu nào cũng là con em
đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho
các cô, các chú phụ trách nuôi dạy” [14; tr 499]. Mỗi
thầy, cô giáo phải yêu nghề, yêu trò sâu sắc mới có thể
trở thành nhà giáo tốt, nhà giáo mẫu mực, được xã hội
tôn vinh và kính trọng.
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi
giảng viên hiện nay cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm
với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem lại hiệu
quả cao nhất khi giảng dạy. Bên cạnh đó, mỗi thầy, cô giáo
cần phải giúp đỡ học trò một cách chân thành, không vụ
lợi, không phân biệt đối xử, tôn trọng ý kiến của sinh viên,
tạo điều kiện để sinh viên thể hiện quan điểm của bản thân
trong quá trình dạy học; từ đó, giúp các em có thể phát
hiện, chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các năng lực,
phẩm chất một cách chủ động, tích cực.
- Đội ngũ giảng viên đại học phải thường xuyên rèn
luyện kĩ năng sư phạm: Đã là người thầy nói chung hay
giảng viên đại học nói riêng đều phải có kĩ năng sư phạm.
Nếu không có kĩ năng sư phạm thì dù kiến thức chuyên môn
có giỏi mấy tiết học cũng buồn tẻ, người học khó nắm bắt
vấn đề, không lĩnh hội được kiến thức, hiệu quả giảng dạy
thấp. Đó là cách đặt vấn đề ngắn gọn, khúc chiết, triển khai
vấn đề logic minh họa sinh động, diễn đạt trôi chảy, biết tổ
chức thảo luận nhóm Vì vậy, giảng viên cần thường
xuyên rèn luyện khả năng truyền đạt, kĩ năng tổ chức những
hoạt động tương tác với học sinh, kĩ năng sáng tạo trong
phương pháp giảng dạy. Trên nền tảng chuyên môn vững,
giảng viên phải có phương pháp sư phạm giỏi.
3. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người thầy trong
sự nghiệp GD-ĐT không chỉ là triết lí, lí luận mà còn có ý
nghĩa thực tiễn, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc; chứa đựng
những lời răn dạy hết sức sâu sắc và thấm thía của Hồ Chí
Minh đối với những người làm nghề giáo. Trước yêu cầu
của tình hình mới hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 1-5
5
trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với những luận điểm khoa
học, thiết thực về năng lực, phẩm chất của nhà giáo; về xây
dựng tập thể những người làm công tác giáo dục; về xây
dựng lòng yêu nghề, yêu người; về động lực phát triển của
nền giáo dục... Hơn bao giờ hết, chúng ta cần xây dựng được
đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm
chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu ra. Điều này không những để khẳng định
tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà còn góp
phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc
tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 10). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 14). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 11). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 4). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[5] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 12). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 9). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[8] Niên giám thống kê tóm tắt (2014). NXB Thống kê.
[9] Bộ GD-ĐT - Trường Đại học Thương mại (2015).
Hội thảo quốc gia phát triển đào tạo đáp ứng yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ở
Việt Nam. NXB Lao động.
[10] Hoàng Anh (2013). Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[11] Ngô Văn Hà (2013). Tư tưởng Hồ Chí Minh về
người thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại
học hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[12] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 15). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[13] Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 6). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[14] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 9). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC...
(Tiếp theo trang 8)
3. Kết luận
Tóm lại, cán bộ cấp cơ sở cần phải coi việc rèn luyện,
xây dựng phong cách làm việc khoa học theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là một nhiệm vụ thường xuyên, tự giác và bền
bỉ suốt đời. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không
phải trên trời sa xuống. Nó do học tập, đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hằng ngày mà phát triển hoàn thiện, cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Rèn
luyện đạo đức cũng như phong cách của mỗi người không
thể trong ngày một ngày hai, mà cần phải rèn luyện thường
xuyên. Thực tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới
của nhiệm vụ cách mạng và trước những tác động của nền
kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, nếu không tự tu
dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của bản thân, người
cán bộ cấp cơ sở sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của thời
cuộc. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, rèn
luyện không ngừng, học không chỉ là nghĩa vụ để chuẩn
hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng mà còn phải là nhu cầu
tự thân, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để có phẩm
chất tốt, đồng thời có nền tảng học vấn cần thiết. Chỉ khi
nào học vấn trở thành công cụ nhận thức, công cụ hoạt
động làm tăng lên giá trị của chính mình, tăng thêm niềm
tin của nhân dân đối với Đảng, đem lại ấm no, hạnh phúc
cho nhân dân, khi đó học vấn mới trở thành văn hóa, trở
thành thành tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo, quản
lí nói chung và phong cách làm việc khoa học của đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 10). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 13). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2009). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 12). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[5] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh hóa (2012).
Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/03/2012 “Về tiếp
tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ
công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành
tỉnh tiên tiến vào năm 2020”.
[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Quy định số
165-QĐ/TW ngày 18/02/2013 của Bộ Chính trị “Về
việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên
lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ
quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội”.
[7] Bộ Chính trị (2013). Quy định số 164-QĐ/TW ngày
01/02/2013 về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
đối với cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01pham_thi_thuy_van_6468_2148293.pdf