Vận dụng triết lý vô ngôn - Hành động của Bác Hồ trong triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Tài liệu Vận dụng triết lý vô ngôn - Hành động của Bác Hồ trong triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 97 VẬN DỤNG TRIẾT LÝ VÔ NGÔN - HÀNH ĐỘNG CỦA BÁC HỒ TRONG TRIỂN KHAI “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” Bùi Trung Hưng1 1Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/07/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 06/08/2017 Ngày chấp nhận đăng: 04/2018 Title: Applying Uncle Ho's philosophy to popularize the action of "studying and following the ideology, morality and life styles of Ho Chi Minh through the Directive No. 05-CT/TW” Keywords: Ho Chi Minh, ideology and morality, Vietnamese, non- verbal action philosophy Từ khóa: Hồ Chí Minh, tư tưởng và đạo đức, người Việt Nam, triết lý vô ngôn-hành động ABSTRACT It is clear that the life of revolutionary activities and the huge dedication of President Ho Chi Minh toward human being were followed by the non-verbal action philosophy. In order to study and follow...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng triết lý vô ngôn - Hành động của Bác Hồ trong triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 97 VẬN DỤNG TRIẾT LÝ VÔ NGÔN - HÀNH ĐỘNG CỦA BÁC HỒ TRONG TRIỂN KHAI “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH” Bùi Trung Hưng1 1Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Thông tin chung: Ngày nhận bài: 11/07/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 06/08/2017 Ngày chấp nhận đăng: 04/2018 Title: Applying Uncle Ho's philosophy to popularize the action of "studying and following the ideology, morality and life styles of Ho Chi Minh through the Directive No. 05-CT/TW” Keywords: Ho Chi Minh, ideology and morality, Vietnamese, non- verbal action philosophy Từ khóa: Hồ Chí Minh, tư tưởng và đạo đức, người Việt Nam, triết lý vô ngôn-hành động ABSTRACT It is clear that the life of revolutionary activities and the huge dedication of President Ho Chi Minh toward human being were followed by the non-verbal action philosophy. In order to study and follow President Ho Chi Minh's ideology and morality, we need to deeply understand his philosophies that were constructed through his revolutionary life. Due to the current Vietnamese contexts, each of Vietnamese person, especially the youth, could learn and apply the philosophy of Uncle Ho to construct our revolutionary life. By this way, it would encourage us to implement effectively the Directive No. 05- CT/TW. TÓM TẮT rong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng cống hiến cho nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được định hướng bởi triết lý sống đặc sắc, đó là triết lý vô ngôn-hành động. Muốn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người, chúng ta cần phải hiểu rõ và quán triệt triết lý sống đặc sắc đã định hướng suốt cuộc đời cách mạng cao cả của Người. Ở vào hoàn cảnh, điều kiện có nhiều biến động và thay đổi hiện nay, mỗi người Việt nam, nhất là lớp trẻ, hoàn toàn có thể vận dụng và học tập triết lý đặc sắc của Bác Hồ để làm định hướng lý tưởng cho hoạt động sống. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể triển khai có hiệu quả cuộc vận động theo Chỉ thị 05-CT/TW. 1. GIỚI THIỆU Trong mọi hoạt động sống của con người nói chung luôn cần có những định hướng bởi hệ tư tưởng chủ đạo và với những hoạt động có tầm ảnh hưởng quan trọng tới một đời người, tới toàn xã hội, thì tư tưởng chủ đạo đó trở thành triết lý sống. Triết lý sống khoa học là sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng suốt các tư tưởng triết học vào hoàn cảnh cụ thể, nhằm đảm bảo cho các hoạt động sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, cao cả và tìm ra được các phương pháp khoa học để đạt mục đích ấy. Vì vậy, một triết lý sống đúng đắn có vai trò rất quan trọng, không chỉ quyết định sự thành bại của hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, mà còn góp phần làm nên những nhân cách cao đẹp, tạo nên cốt cách riêng của những vĩ nhân, anh tài, làm cho họ có ảnh hưởng to lớn tới đời sống của thời đại, của cả loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những vĩ nhân với những cống hiến có tầm ảnh hưởng tiến bộ tới toàn nhân loại. Và, trong suốt cuộc đời hoạt động, cống hiến cho nhân loại, luôn có phần đóng góp của triết lý sống đặc sắc của Người, đó là triết lý An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 98 vô ngôn - hành động. Triết lý sống của Bác đã trở thành hình mẫu, có sức lan tỏa sâu rộng và được nhiều nhà nghiên cứu gọi là “minh triết Hồ Chí Minh”. Đây là tài sản rất quý báu mà Bác để lại cho chúng ta. Việc học tập và noi theo tấm gương của Bác nói chung, triết lý sống của Bác nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết với các thế hệ người Việt Nam hiện tại và cả trong tương lai. Vì vậy, ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 06/CT- TƯ về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, từ đầu năm 2007 cho đến cuối nhiệm kì X. Ngày 14/05/2011, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 03/CT- TW về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và sau Đại hội XII là Chỉ thị 05-CT/TW. Để góp phần triển khai có kết quả Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị (sau đây xin gọi tắt là Chỉ thị 05) về cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây xin gọi tắt là Cuộc vận động), chúng tôi tập trung làm rõ thêm triết lý vô ngôn - hành động của Bác và đề xuất một số biện pháp vận dụng vào thực tế hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1 Nhận thức về triết lý vô ngôn - hành động của vĩ nhân Hồ Chí Minh Trước hết, muốn hiểu được triết lý vô ngôn - hành động Hồ Chí Minh, ta cần khái quát về tư tưởng triết học của Người. Qua các công trình, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn, biện chứng Hồ Chí Minh là biện chứng thực hành, nó được thể hiện, xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và trước tác của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh được thể hiện một phần quan trọng trong phương pháp biện chứng Hồ Chí Minh. Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy vật macxít được vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, có sự kế thừa tư duy biện chứng phương Đông, mang đặc sắc phương Đông và Việt Nam. Tư tưởng triết học ấy đã tạo nên triết lý sống đặc sắc của Bác, mà nhiều học giả đã tôn xưng là “minh triết Hồ Chí Minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, trong đó, Người rất chú trọng văn hóa dân gian, minh triết dân gian, văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị. Bác luôn quan tâm làm thế nào nhận thức đúng chân lý, nhưng quan trọng hơn là từ đó vận dụng vào thực tiễn để đề ra đường lối, phương hướng, phương châm hành động và làm thế nào để hành động có hiệu quả nhất. Vì vậy, khi tiếp thu lý luận khoa học Mác - Lênin thì Người chủ yếu nắm lấy phương pháp biện chứng cách mạng và giá trị nhân văn của nó; khi tiếp cận văn hóa Đông - Tây, Người chú ý tiếp thu các giá trị nhân bản, phổ quát, bền vững của nó, nhưng Người đã biết vận dụng chúng vào các tình huống cụ thể một cách linh hoạt, đầy sáng tạo. Cách thức tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại, biến nó thành các phương châm ứng xử khoa học như thế chính là tính minh triết đặc sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta đều hiểu rằng, minh triết chính là biết nhận định, đánh giá, ứng xử khôn ngoan, sáng suốt trong các tình huống phức tạp. Minh triết là biểu hiện trí tuệ và đức hạnh cao nhất của con người; là đặc trưng của những ai biết sống hài hòa với chính mình và với đồng loại, hài hòa giữa thân xác và tâm hồn, biết nuôi dưỡng những phẩm chất tinh thần, biết gắn liền lời nói với việc làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng “nói đi đôi với làm”, coi đó là một giá trị mang tính phổ quát, vừa là một giá trị đạo đức, vừa là triết lý sống. Suốt cuộc đời, Bác luôn là người nêu gương thực hành triết lý: nói ít, làm nhiều, lời nói đi đôi với việc làm. Vì vậy, nhà thơ Việt Phương, trong một bài viết đã gọi Bác là “nhà hiền triết vô ngôn”. GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, từng nhận xét: “Bác là người không chủ trương trước tác, lập ngôn, mà tập trung vào hành động. Ngay cả khi nói, Người cũng nói thật đơn giản để ai ai cũng hiểu. Phải chăng ở Bác, đó là triết học vô ngôn, tự do, giải phóng mình ra khỏi những giáo điều, để sáng tạo, An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 99 độc lập suy nghĩ” (băng hình bài nói chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh do Tỉnh ủy Bình Dương phát hành, năm 2015). Từ những khái quát trên đây, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định về sự tồn tại một triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Bác, như là một đặc trưng cốt lõi trong tư tưởng triết học thực hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Triết lý ấy đã đóng vai trò chủ đạo, quán xuyến suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người, góp phần làm nên nhân cách vĩ nhân nơi Người và đặc biệt là tạo nên phong cách Hồ Chí Minh, một phần quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Muốn hiểu được sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn nữa muốn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người, chúng ta cần phải hiểu rõ và quán triệt triết lý sống đặc sắc đã định hướng suốt cuộc đời cách mạng cao cả của Người. Bởi thế, chúng tôi cho rằng cốt lõi của việc học tập và làm theo tư tương, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW chính là nắm vững và thực hành một cách đầy đủ, sáng tạo triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Bác. 2.2 Tính cấp bách của việc nhận thức, quán triệt triết lý vô ngôn-hành động của Bác trong triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 2.2.1. Khái quát về 10 năm triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Qua hơn 10 năm triển khai Cuộc vận động, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, bên cạnh những chuyển biến tích cực, những kết quả đạt được, thì tình hình suy thoái, sự xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, phong cách sống trong Đảng và trong xã hội không những chưa được ngăn chặn, mà còn diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo các báo cáo tổng kết Cuộc vận động của Trung ương Đảng (xin lược lại) thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn hạn chế trong phong cách làm việc như: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một nẻo Trong đó, biểu hiện rõ nhất là đề cao chủ nghĩa cá nhân dẫn đến suy thoái đạo đức, lối sống, phong cách. Sự suy thoái, biến chất của những cán bộ, đảng viên ấy đã làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng, giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội; làm giảm đi ý nghĩa tích cực của công cuộc đổi mới; làm đảo lộn và biến dạng các giá trị, chuẩn mực xã hội, các giá trị truyền thống. Đánh giá về những tồn tại, Nghị quyết Hội nghị TW4, khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, ngày 30/10/2016, tr. 4). Những biểu hiện thực tế nêu trên vừa phản ánh sự yếu kém về năng lực trí tuệ, sự suy thoái về đạo đức, cá nhân chủ nghĩa, thiếu sự tự tu dưỡng, rèn luyện, vừa An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 100 phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vấn đề đặt ra là vì sao lại còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực như đã nêu và việc triển khai Cuộc vận động có góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực ấy được hay không và bằng các biện pháp gì? Chúng ta đã nhận rõ rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, song xét từ góc độ triển khai các Chỉ thị về Cuộc vận động, thì rõ ràng là kết quả chưa đạt được các yêu cầu đặt ra. Đánh giá việc thực hiện các Chỉ thị trên, Chỉ thị 05 đã nêu rõ: “Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tuy nhiên, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên” (Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05-CT/TW, 2016). Trong khi đó, tình hình thực tiễn khách quan trong nước và trên thế giới có nhiều biến động khó lường, đang đặt ra nhiều yêu cầu mới về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, những đòi hỏi cao về năng lực, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu, người có chức có quyền. 2.2.2 Những yêu cầu mới đặt ra đối với việc học tập, rèn luyện của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Về mặt khách quan, các tác động từ bên ngoài trong hiện thực toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, vừa tạo ra các điều kiện thuận lợi, vừa tạo ra các thách thức rất lớn cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách của con người mới Việt Nam. Nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu, những phẩm chất mới về đạo đức, phong cách của cán bộ, đảng viên, cả trong nhận thức và hành động. Về mặt chủ quan, những thành tựu của công cuộc đổi mới đã tạo ra các tiền đề vật chất, văn hoá cho sự nâng cao chất lượng tu dưỡng, phấn đấu về phong cách, đạo đức của con người mới. Song mặt khác, sự tồn tại các nguy cơ, thách thức, tệ quan liêu, tham nhũng, tự chuyển biến, tự chuyển hoá trong nội bộ lại có tác động tiêu cực, làm hạn chế hiệu quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức phong cách của đảng viên, cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp. Nhiệm vụ cách mạng nước ta hiện nay đặt ra những yêu cầu mới về nguồn nhân lực và cán bộ lãnh đạo, như: yêu cầu về xây dựng nền đạo đức mới; yêu cầu xây dựng mẫu người lãnh đạo quản lý, hoàn thiện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo phù hợp với nhu cầu dân tộc và xu thế tiến bộ của thời đại; yêu cầu về sự trung thành, đức hy sinh và nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, trước đảng viên và quần chúng nhân dân. Thời cơ và thách thức mới đan xen càng đòi hỏi chúng ta phải tìm về với tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; học tập và làm theo Người để sống, làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc triển khai các Chỉ thị về Cuộc vận động ở nhiều nơi còn mang tính phong trào, chưa gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là còn chưa tìm đúng điều cốt lõi trong nội dung cần học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Do vậy, nhiều nơi chưa tìm ra những biện pháp khoa học, sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cá nhân, nên chưa khắc phục được những khuyết điểm, hạn chế, dẫn tới kết quả Cuộc vận động chưa đạt yêu cầu đề ra. Như đã phân tích ở trên, theo chúng tôi, nếu mỗi tổ chức, đơn vị, cá nhân nhận thức đúng về triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Bác và luôn luôn quán triệt, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 101 trong mọi hoạt động sống của mình, thì chắc chắn sẽ khắc phục được những sai lầm, khuyết điểm, khắc phục được mọi khó khăn, trở ngại. Nó sẽ giúp ta có thể chiến thắng chính bản thân mình, không ngừng tự rèn luyện, tự điều chỉnh, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp chung. Vì vậy, nhận thức và quán triệt triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Bác, điều cốt lõi trong tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tùy vào vị trí cụ thể mà làm theo là điều có ý nghĩa rất cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. 2.3. Một số nội dung triết lý vô ngôn - hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và biện pháp khắc phục hạn chế, phát huy mặt tích cực trong triển khai cuộc vận động 2.3.1 Những nội dung cụ thể trong triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong giai đoạn hiện nay, để góp phần xây dựng đạo đức, phong cách làm việc của mỗi đảng viên, cán bộ lãnh đạo các cấp, Chỉ thị 05-CT/TW đã nêu rõ yêu cầu quán triệt sâu rộng các nội dung cụ thể: “Đó là các quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,... Đó là phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...” (Bộ Chính trị, Chỉ thị số 05-CT/TW, 2016). Theo chúng tôi, đây cũng chính là những nội dung mang tính cụ thể hóa, phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm khái niệm triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.3.2 Các biện pháp vận dụng triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức Để quán triệt và vận dụng triết lý vô ngôn - hành động đặc sắc của Bác, mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau: Một là, nắm thật vững những nội dung cụ thể về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà Chỉ thị 05- CT/TW đã nhấn mạnh ở trên. Từ đó, cụ thể hóa và xác định những yêu cầu cơ bản về tư tưởng đạo đức, phong cách làm việc của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và cán bộ, đảng viên nói chung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mình. Mỗi cá nhân, nhất là cán bộ, đảng viên sống phải có lý tưởng đúng đắn, có hoài bão lớn. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong hoạt động công vụ, được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Chúng ta phải hiểu được rằng giữa đạo đức công vụ, phong cách làm việc có quan hệ hữu cơ với năng lực công tác, phẩm chất đạo đức và giá trị tự thân của từng người cán bộ. Đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ, của người lãnh đạo không hình thành một cách tự nhiên mà đòi hỏi phải có sự rèn luyện nghiêm túc, thường xuyên. Từ đó, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần loại bỏ ngay những tư duy, nhận thức thiếu sâu sắc, phiến diện, những quan niệm cho rằng phong cách làm việc là do cá tính riêng của từng người, do môi trường làm việc quy định. Hai là, cần nhận thức đúng đắn về sự phát triển ngày càng cao của các đối tác tác nghiệp, đối tượng quản lý và các nguyên tắc của phối hợp, hội An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 102 nhập. Ngày nay trình độ dân trí ngày càng cao, quan hệ ngày càng rộng mở, công khai hóa, dân chủ hoá, các thành tựu về khoa học công nghệ, kĩ thuật số đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào đời sống và các quan hệ công việc. Thực tiễn đó đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực, phẩm chất và phong cách lãnh đạo quản lý của cán bộ; đòi hỏi họ phải tự mình rèn luyện nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết sâu về con người, biết cách hội nhập, làm việc với từng đối tượng cụ thể một cách thật sự dân chủ. Ba là, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải luôn luôn ghi nhớ nguyên tắc “tu thân”, tự mình rèn luyện, điều chỉnh, chủ động làm gương mọi lúc, mọi nơi, với mọi công việc; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, khắc phục sự tự suy thoái, tự chuyển hóa theo hướng xấu. Trong làm việc, người cán bộ phải nêu gương, tận tâm, tận lực với công việc, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và tập thể. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu gương, làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, ở mọi lúc, mọi nơi; thực hiện thật tốt nói đi đôi với làm, có phong cách làm việc khoa học, có tác phong quần chúng và dân chủ. Bốn là, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân phải chú ý rèn luyện, giữ gìn đạo đức, phong cách khiêm tốn, bình dị, trong sáng, thanh cao, lành mạnh, nhân văn và tiến bộ ngay trong cuộc sống đời thường, ở trong gia đình, nơi cộng đồng định cư. Mỗi người trong chúng ta cần phải thực hành thật tốt các yêu cầu sau: luôn luôn sống có kỷ luật, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian; gắn bó với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên; sống chan hòa, chân tình, có lòng vị tha, trước sau như một, không thay đổi trước mọi biến thiên của thời cuộc; biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, của quê hương, biết tiếp thu và kế thừa chọn lọc các giá trị văn minh, tiến bộ của nhân loại; biết chống lại cái ác, đấu tranh bảo vệ cái thiện, quý trọng cái đúng, cái đẹp và khi cần thì sẵn sàng hy sinh bảo vệ hòa bình, sự phát triển bền vững cho nhân loại. 3. KẾT LUẬN Việc học tập và rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là vấn đề mang tính chất lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức sáng ngời của Bác thể hiện trọn vẹn trong phong cách sống, làm việc của Người. Đạo đức và phong cách sống đã đưa Người trở thành một con người bình dị mà vô cùng vĩ đại, trọn đời vì nước, vì dân, yêu thương con người, yêu thương nhân loại. Điều cốt lõi trong đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chính là triết lý vô ngôn - hành động. Bác luôn “nói ít làm nhiều, nói đi đôi với làm”, tự trau dồi học vấn để từng bước đạt tới sự trưởng thành văn hóa; rèn luyện đạo đức để bồi đắp nhân cách; biết hướng thiện và phục thiện, biết sống hòa đồng với mọi người, quý trọng và hài hòa với thiên nhiên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và mỗi người dân cần đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, thể hiện cụ thể trong tư duy và thực hiện công việc hàng ngày, trong các mối quan hệ xã hội; kiên quyết đấu tranh, ngăn chăn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực. Nhận thức đúng và quán triệt thường xuyên triết lý vô ngôn - hành động của Bác trong mọi lúc, mọi nơi, ở từng công việc cụ thể chính là cách thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thiết thực nhất, hiệu quả nhất./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Chính trị. (2016). Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Kế hoạch số 03-KH/TW về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 97 – 103 103 Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Nghị quyết Trung ương 4, Đại hội khóa XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nguyễn Văn Công. (2016). Học tập phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Website Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nguyễn Thị Phương Nam. (2015). Triết lý hành động Hồ Chí Minh. Báo Tri thức và Phát triển ĐT. Phạm Ngọc Anh. (2014). Đặc trưng nhân cách Hồ Chí Minh: giá trị và sức lan tỏa. Tạp chí Tổ chức nhà nước ĐT. Song Thành. (2014). Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Tạp chí Triết học. Theo website Khoa Lý luận Chính trị, Đại học Duy Tân. Tỉnh ủy Bình Dương. (2015). Băng hình bài nói chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh. Vũ Kim Yến. (2015). Chủ tịch Hồ Chí Minh và triết lý "tu thân" Nho gia. Website Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1569831422_11_bui_trung_hung_xpdf_4239_2189621.pdf
Tài liệu liên quan