Tài liệu Vận dụng thuyết kiến tạo trong giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: 22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề tài về vận dụng thuyết kiến tạo vào trong
giảng dạy kỹ năng nghe nói, đặc biệt là kỹ năng
nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, tuy
nhiên, tại Trung Quốc đã có một số bài báo liên
quan đến vấn đề này như “Phương pháp giảng dạy
nghe nói qua công nghệ thông tin (CNTT) trên cơ
sở lý luận kiến tạo” của Thành Lệ (盛丽). Trong bài
viết, tác giả đã nêu ra một vài phương pháp giảng
dạy kỹ năng nghe nói như xây dựng ngữ cảnh, tăng
cường tương tác với sinh viên (盛丽, 2015, tr.198).
Trần Kiên Lâm (陈坚林, 2011, tr.36) đã đưa ra mô
hình dạy học theo quan điểm kiến tạo như lấy sinh
viên làm trung tâm, giảng viên là người hướng
NGUYỄN THỊ BẢO NGÂN*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, baongan0413@gmail.com
Ngày nhận bài: 01/11/2018; ngày sửa chữa: 30/3/2019; ngày duyệt đăng: 30/5/2019
VẬN DỤNG THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG GIẢNG DẠY KỸ N...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng thuyết kiến tạo trong giảng dạy kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đề tài về vận dụng thuyết kiến tạo vào trong
giảng dạy kỹ năng nghe nói, đặc biệt là kỹ năng
nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ, tuy
nhiên, tại Trung Quốc đã có một số bài báo liên
quan đến vấn đề này như “Phương pháp giảng dạy
nghe nói qua công nghệ thông tin (CNTT) trên cơ
sở lý luận kiến tạo” của Thành Lệ (盛丽). Trong bài
viết, tác giả đã nêu ra một vài phương pháp giảng
dạy kỹ năng nghe nói như xây dựng ngữ cảnh, tăng
cường tương tác với sinh viên (盛丽, 2015, tr.198).
Trần Kiên Lâm (陈坚林, 2011, tr.36) đã đưa ra mô
hình dạy học theo quan điểm kiến tạo như lấy sinh
viên làm trung tâm, giảng viên là người hướng
NGUYỄN THỊ BẢO NGÂN*
*Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, baongan0413@gmail.com
Ngày nhận bài: 01/11/2018; ngày sửa chữa: 30/3/2019; ngày duyệt đăng: 30/5/2019
VẬN DỤNG THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE NÓI
TIẾNG TRUNG QUỐC DƯỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, môi trường dạy và học cũng ngày
càng thay đổi. Công nghệ thông tin cung cấp cho người học môi trường học tập thực tế và sinh
động. Nếu như người học biết sử dụng nguồn dữ liệu dồi dào trên mạng Internet, những ứng dụng
có sẵn trên máy tính hay điện thoại, họ có thể cải thiện kỹ năng nghe nói của mình. Bài viết này
dựa theo thuyết kiến tạo, tập trung nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị về phương pháp giảng dạy,
nhằm nâng cao chất lượng dạy học kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc trong thời đại công nghệ.
Từ khóa: công nghệ thông tin, giảng dạy, kỹ năng nghe nói tiếng Trung Quốc, thuyết kiến tạo
dẫn, tổ chức, giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên; xây dựng
ngữ cảnh, tích cực tương tác, tăng cường các cuộc
thảo luận, hội thoại nhằm nâng cao kỹ năng biểu
đạt, phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên.
Tại Việt Nam, Trương Thu Hường (2016) cũng đề
cao vai trò của thuyết kiến tạo trong việc dạy học
các bài phong cách chức năng tiếng Việt. Có thể
thấy, việc vận dụng thuyết kiến tạo nhằm nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên đang rất được nhà
nghiên cứu quan tâm. Trong bài viết này, chúng
tôi chủ yếu nghiên cứu về việc vận dụng thuyết
kiến tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy học kỹ
năng nghe nói tiếng Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của
CNTT. Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, bài viết
gồm có bốn nội dung chính, bao gồm: Phần thứ
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
nhất, giới thiệu về thuyết kiến tạo. Phần thứ hai,
nêu ra một vài lợi ích khi đưa công nghệ thông tin
vào trong giảng dạy. Phần thứ ba, áp dụng thuyết
kiến tạo trong giảng dạy kỹ năng nghe nói dưới sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin. Phần thứ tư, tác
giả đưa ra một vài kiến nghị về phương pháp giảng
dạy. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho giảng viên
và sinh viên trong quá trình rèn luyện nâng cao kỹ
năng nghe nói tiếng Trung Quốc.
2. GIỚI THIỆU VỀ THUYẾT KIẾN TẠO
Thuyết kiến tạo được hình thành và phát
triển từ thuyết hành vi và thuyết tri nhận. Nội dung
nghiên cứu chủ yếu của thuyết kiến tạo đó là “ý
nghĩa của việc học” và “phương pháp học”. Người
đầu tiên nghiên cứu và phát triển thuyết kiến tạo
một cách rõ ràng và áp dụng vào việc dạy học là
Jean Will Fritz Piaget. Ông cho rằng: “Con người
chỉ có thể hiểu một cách rõ ràng những gì mà họ tự
xây dựng lên cho mình”, do đó cần chú trọng nhiều
vào quá trình học hơn nội dung học (皮亚杰、英
海尔德, 1980, tr.132). Piaget đã nghiên cứu và xây
dựng thuyết kiến tạo từ quá trình nhận thức của
trẻ em, ông cho rằng “Phát triển nhận thức của cá
nhân và quá trình học tập có quan hệ mật thiết với
nhau” (皮亚杰、英海尔德,1980,tr.147). Do
đó, áp dụng thuyết kiến tạo vào trong giảng dạy
có thể thấy được quy luật của quá trình nhận thức.
Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng kiến thức không
phải được đón nhận do giảng viên truyền đạt lại,
mà do sinh viên trong môi trường và văn hóa nhất
định, “mượn” hình thức học tập đón nhận kiến
thức dưới sự giúp đỡ của người khác (bao gồm
cả giảng viên và bạn học), sử dụng nguồn tài liệu
học tập cần thiết, thông qua phương thức ý nghĩa
kiến tạo mà có được (陈坚林, 2011, tr.33). Do tri
thức được xây dựng từ điều kiện môi trường văn
hóa xã hội, dưới sự giao lưu, trao đổi hợp tác giữa
con người với con người, hình thành nên ý nghĩa
kiến tạo, do đó, thuyết kiến tạo đã nêu ra 4 yếu tố
chính tác động đến việc học tập của con người, đó
là “môi trường”, “hợp tác”, “ trao đổi”, “ý nghĩa
kiến tạo”. (1) “môi trường”: môi trường học tập
là yếu tố cần thiết và quan trọng trong quá trình
xây dựng lên những kiến thức mới. (2) “hợp tác”:
quá trình hợp tác rất quan trọng và được duy trì
trong suốt quá trình học tập. Sinh viên cùng nhau
học tập; cùng nhau tìm và lựa chọn tài liệu, cùng
nhau hoàn thiện nhiệm vụ được giao... (3) “trao
đổi”: trong quá trình hợp tác chúng ta không thể
không giao lưu, trao đổi, thảo luận những ý kiến
khác nhau để đưa ra một kết luận chung của cả
nhóm. Qua việc trao đổi các ý tưởng, các thành
viên sẽ luyện cách tư duy, suy nghĩ để có những
ý tưởng mới độc đáo, vượt trội. (4) “ý nghĩa kiến
tạo”: ý nghĩa kiến tạo nghĩa là mối quan hệ giữa
quy luật, tính chất của sự vật với các sự vật đã
tồn tại khác. Trong quá trình học tập, để giúp sinh
viên xây dựng ý nghĩa kiến tạo, cần phải giúp họ
hiểu rõ mối qua hệ giữa quy luật, tính chất sự vật
với các sự vật đã tồn tại khác. Nói một cách khác,
sinh viên nhận được bao nhiêu kiến thức không
phụ thuộc vào khả năng nhớ những nội dung giảng
viên giảng dạy mà phụ thuộc vào khả năng xây
dựng kiến thức của bản thân dựa theo những kinh
nghiệm, kiến thức có sẵn.
3. LỢI ÍCH CỦA ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
Theo kinh nghiệm hơn 10 năm được học và
dạy dưới sự hỗ trợ của CNTT, dưới đây tôi xin nêu
ra một vài lợi ích của ứng dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy tiếng Trung.
3.1. Cung cấp những hình ảnh, âm thanh
sinh động và nguồn dữ liệu khổng lồ
Trong quá trình giảng dạy tiếng Trung Quốc,
ngoài việc sử dụng hợp lý và hiệu quả sách giáo
khoa, giảng viên còn phải tích cực tìm hiểu thêm
các nguồn dữ liệu khác phục vụ cho nội dung bài
giảng, đặc biệt là những chương trình mà giới trẻ
yêu thích, các bài báo, tạp chí... Trên thực tế với
những bài giảng có nội dung, kiến thức khó, trừu
tượng, đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh
động và chính xác thì việc khai thác các tư liệu,
hình ảnh, video trên mạng internet là một ưu thế
rất lớn. Chúng ta có thể tùy theo nội dung từng
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
bài học để lựa chọn những hình ảnh, bài viết, vid-
eo khác nhau để kích thích thị giác và thính giác
của sinh viên, tăng cường khả năng tư duy sáng
tạo, phát huy hết khả năng thông minh của não bộ,
giúp cho sinh viên nhớ nhanh và lâu hơn, từ đó
phát huy kỹ năng quan sát và tưởng tượng phong
phú của sinh viên, khi liên tưởng càng sinh động,
ấn tượng thì sinh viên sẽ ghi nhớ càng tốt, nâng
cao hiệu quả học tập cho sinh viên. So với phương
pháp truyền thống, mạng Internet có thể cung cấp
cho sinh viên kho dữ liệu đồ sộ, kết hợp với những
phần mềm có sẵn trên mạng sẽ đem đến cho sinh
viên môi trường học tập tốt hơn mà phương pháp
truyền thống không thể mang lại.
3.2. Cung cấp một môi trường học tập có
tính tương tác cao
Có thể thấy, đưa CNTT vào trong giảng dạy
kỹ năng nghe nói trong tiếng Trung Quốc đã tạo
ra một biến đổi cả về “chất” lẫn về “lượng” trong
hiệu quả giảng dạy, ngoài ra còn cung cấp cho sinh
viên môi trường tương tác toàn diện hơn giữa giảng
viên với sinh viên. Chính môi trường tương tác cao
này đã đem đến cho sinh viên một môi trường học
tập sống động, tạo cảm giác hứng thú và đạt hiệu
quả cao trong quá trình học tập qua đa giác quan.
3.3. Tiết kiệm nhiều thời gian
Một trong những đặc điểm của dạy học đó là
tìm mọi phương pháp để đưa sinh viên đến với nội
dung giảng dạy bằng con đường nhanh nhất, dễ
dàng nhất đồng thời giúp sinh viên đón nhận nó
và sử dụng nó thành thạo nhất. Với việc ứng dụng
CNTT, trong một tiết dạy, khối lượng kiến thức có
thể được truyền đạt tới sinh viên nhiều hơn. Không
còn phải dành nhiều thời gian để đọc chép hay ghi
bảng, thay vào đó giảng viên có thể lấy thêm nhiều
ví dụ minh họa, dẫn dắt sinh viên tiếp cận với các
kiến thức phong phú hơn.
Tóm lại, nếu như chúng ta sử dụng CNTT một
cách khéo léo và hợp lý để hỗ trợ giảng dạy kỹ
năng nghe nói tiếng Trung Quốc sẽ đem đến cho
sinh viên một môi trường học tập mới lạ, đem đến
cho sinh viên những hình ảnh, âm thanh chân thực
nhất của thứ ngôn ngữ họ đang học, giúp họ phát
huy kỹ năng nghe nói; đồng thời cũng phát huy vai
trò chủ đạo của giảng viên, phát huy tính sáng tạo
và chủ thể của sinh viên, giúp cho sinh viên ngoài
việc tiếp thu được những kiến thức cơ bản, còn có
cơ hội luyện tập thực tiễn nhiều hơn. Qua những
thước phim thực tế, sinh viên sẽ được bồi dưỡng
những kỹ năng biểu đạt và tư duy của người Trung
Quốc, để từ đó xây dựng nền tảng cơ bản về kỹ
năng biểu đạt.
4. ÁP DỤNG THUYẾT KIẾN TẠO TRONG
GIẢNG DẠY KỸ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG
TRUNG QUỐC DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Thuyết kiến tạo là nền tảng, là cơ sở dẫn đường
tiến hành cải cách phương pháp rèn luyện kỹ năng
nghe nói tiếng Trung Quốc. Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu nâng
cao chất lượng giảng dạy, lớp học đa phương tiện
và mạng Internet có thể được coi là hai trợ thủ đắc
lực của giảng viên. Dựa theo thuyết kiến tạo chúng
ta có thể thấy, phương pháp giáo dục trong thời
đại 4.0 giúp cho sinh viên có một môi trường học
thoải mái, thực tế và không còn quá bị giới hạn về
không gian, thời gian. Dưới đây là hai ưu thế chính
của ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy kỹ năng
nghe nói.
Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức học tập.
Theo thuyết kiến tạo (皮亚杰、英海尔德, 1980,
tr.57), “môi trường”, “hợp tác”, “trao đổi”, “ý
nghĩa kiến tạo” là 4 yếu tố chính tác động đến
việc học tập của con người. Như chúng ta đã biết,
CNTT cung cấp cho sinh viên môi trường học tập
thực tế và sinh động cùng với nguồn dữ liệu trực
tuyến dồi dào phong phú và không bị hạn chế về
không gian, thời gian. Chính bởi những tính ưu
việt đó cùng với tâm thế có thể tiếp cận kiến thức
một cách chủ động và sáng tạo, giúp cho việc học
càng trở nên hiệu quả hơn. Dưới sự hỗ trợ của
CNTT, sinh viên tùy theo nhu cầu của bản thân có
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
thể tự lựa chọn cho mình những hình thức học tập
khác nhau, lựa chọn thời gian học tập hợp lý, chủ
động tìm kiếm tài liệu trau dồi kiến thức. Ví dụ,
để hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe nói, sinh viên có
thể tự tải những ứng dụng miễn phí về máy tính
hay điện thoại của mình, qua đó sinh viên có thể
tự chỉnh sửa những âm sai, hay có thể luyện đọc
theo video để luyện ngữ âm, ngữ điệu... Hay để
các em cũng có thể trao đổi, giao lưu với các bạn
Trung Quốc qua mạng Internet nhằm nâng cao kỹ
năng nghe nói của các em. Trên lớp học đa phương
tiện, giảng viên cung cấp cho sinh viên những hình
ảnh chân thực, những video sinh động để rèn luyện
kỹ năng nghe nói. Ngoài ra, tùy theo trình độ của
bản thân, sinh viên có thể tự vào các trang web
Trung Quốc tìm những nội dung mình yêu thích
xem. CNTT cung cấp những hình ảnh, âm thanh
sinh động nhằm kích thích cảm quan của sinh viên,
có thể nói đây là một trong những công cụ đắc lực
để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Sinh
viên có thể tùy theo khả năng, trình độ, sở thích
để lựa chọn cho mình những nội dung, phương
pháp học phù hợp với bản thân nhất. Có thể thấy,
nếu như giảng viên và sinh viên biết cách sử dụng
hợp lý và khai thác những lợi ích của CNTT, nhất
định có thể nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng Trung
Quốc của sinh viên.
Thứ hai, số hóa môi trường học tập. Thuyết
kiến tạo (皮亚杰、英海尔德, 1980, tr.63) cho
rằng, để có kết quả học tập tốt, chúng ta cần phải
cung cấp cho sinh viên môi trường học tập thực
tế, sinh viên cần phải có sự hợp tác, giao lưu với
nhau, đặc biệt cần phải có tính chủ động cao. Để
cung cấp cho sinh viên môi trường học tập thực
tế, ứng dụng kỹ thuật số vào dạy và học là một
trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Những hình
ảnh, âm thanh giúp sinh viên đón nhận bài giảng
nhanh nhất và nhớ lâu hơn. Những ứng dụng trên
điện thoại hay máy tính được giảng viên lựa chọn
để hỗ trợ cho việc rèn luyện kỹ năng nghe nói với
mục tiêu nâng cao năng lực học tập cho sinh viên.
Với phương châm xu hướng đưa số hóa và công
nghệ vào trong giảng đường, không những giúp
cho sinh viên đón nhận kiến thức thông qua các
giác quan, tăng khả năng ghi nhớ, nâng cao hiệu
quả học tập mà còn tăng cường hứng thú học tập,
tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và ngoại
khóa, tự tin hơn.
5. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY
5.1. Tổ chức học tập theo nhóm
Một trong những phương pháp đổi mới hiện
được các trường Đại học đánh giá mang lại hiệu
quả cao là phương pháp học tập theo nhóm. Để
tổ chức học tập nhóm một cách hiệu quả chúng
ta cần phải chú ý đến những yếu tố sau. Thứ nhất,
việc học tập theo nhóm giúp cho sinh viên không
chỉ có trách nhiệm với bản thân mà còn phải có
trách nhiệm với tất cả các thành viên trong nhóm.
Mục tiêu, thành công của cả nhóm cũng là mục
tiêu, thành công của các thành viên. Để nhóm có
hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức và
tất nhiên nhóm trưởng không thể thiếu trong mỗi
nhóm. Thứ hai, về vấn đề trao đổi trong nhóm, sinh
viên có thể trao đổi thảo luận ngay trên lớp hoặc sử
dụng ứng dụng Zalo, Facebook... hỗ trợ, giúp các
em thuận tiện hơn cả về thời gian và đi lại. Thứ
ba, trong quá trình hợp tác, sinh viên cần phải biết
lựa chọn và phát huy những ưu điểm, thế mạnh
của từng thành viên trong nhóm, đồng thời cùng
giúp nhau sửa đổi, hạn chế những nhược điểm của
nhau. Thứ tư, qua học tập nhóm sinh viên cần phải
tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thảo luận, trao đổi
thông tin để tăng cường tính hợp tác và học hỏi
lẫn nhau. Thứ năm, các thành viên trong nhóm cần
phải tự kiểm điểm bản thân để đảm bảo đều hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Trong quá trình học tập nhóm,
giảng viên cũng cần phải theo sát, đánh giá, nhận
xét các em, giúp các em phát hiện và sửa ngay
những vấn đề bản thân còn hạn chế, ngoài ra cũng
không thể thiếu những lời động viên, khích lệ của
giảng viên để các em tự tin và có thêm động lực.
Cuối cùng, tùy theo nội dung bài học mà giảng
viên lựa chọn những hình thức học nhóm khác
nhau, ví dụ như điều tra, thảo luận, diễn kịch....
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Khi lập nhóm, giảng viên cần điều chỉnh sao cho
có sự cân bằng trình độ, giới tính, năng lực học tập
giữa sinh viên các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học
tập giữa các thành viên trong nhóm.
Việc học tập theo nhóm sẽ giúp sinh viên tăng
tính tự giác, tăng tính tự chủ học tập, tăng khả năng
tương tác, trao đổi, giao tiếp giữa sinh viên với
sinh viên, sinh viên với giảng viên. Nhờ có sự hỗ
trợ của CNTT, sinh viên có thể tìm kiếm trao đổi
tin tức nhanh hơn; chỉ cần vài bước tìm kiếm, copy
và paste, các thành viên trong nhóm lập tức đón
nhận được các thông tin chính xác; chỉ cần một
nút ấn, những ý kiến của các thành viên sẽ được
chuyển đi và lưu lại mãi mãi trong nhóm. Đặc biệt
nhờ có sự giúp đỡ của CNTT mà các thành viên
trao đổi với nhau nhiều hơn, hiểu nhau hơn, gắn
kết nhau hơn và tất nhiên sẽ cùng nhau hỗ trợ giúp
nhau cùng tiến bộ.
5.2. Vận dụng công nghệ thông tin tạo môi
trường học tập thú vị cho sinh viên
Môi trường học tập có vai trò rất quan trọng
trong quá trình dạy và học. Môi trường học tập
tốt sẽ giúp cho sinh viên tăng hứng thú học tập.
Cùng với tính tự giác, hứng thú làm nên tính tích
cực nhận thức, giúp sinh viên học tập đạt kết quả
cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng
tạo. Ngoài việc khai thác sự lý thú trong chính nội
dung dạy học, hứng thú của sinh viên còn được
hình thành và phát triển nhờ các phương pháp,
thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
sở thích của sinh viên. Trong đó một trong những
phương pháp được sinh viên yêu thích đón nhận
nhất đó là cùng hòa nhập với thời đại công nghệ.
Nhờ có phòng học đa phương tiện giúp cho
giảng viên truyền tải đến sinh viên những nội dung
sinh động hơn, không cần phải quá lo lắng để giải
thích những từ ngữ mang tính trừu tượng dưới sự
hỗ trợ của những bức ảnh, video, âm thanh... Qua
đó tạo môi trường học tập trực quan sinh động
cho sinh viên, giúp cho không khí lớp học sôi nổi,
thoải mái, tự nhiên. Thông qua những video trình
chiếu, giảng viên động viên, khích lệ sinh viên nói
và làm theo, phát huy tính tích cực học tập, nâng
cao hứng thú trong giờ học, đồng thời cũng tăng sự
tập trung của sinh viên.
Hiện nay, với sự phát triển của CNTT, phần
mềm PowerPoint có vai trò vô cùng quan trọng và
đã đem lại những kết quả tích cực. Sử dụng phần
mềm PowerPoint đang là xu hướng phổ biến trong
giáo dục nhờ sự tiện ích của nó. Điểm nổi bật của
Powerpoint là tạo ra các bài giảng có âm thanh,
hình ảnh, chuyển động và tương tác... phù hợp với
mọi đối tượng sinh viên. Ứng dụng PowerPoint
trong việc giảng dạy kỹ năng nghe nói nhằm giúp
sinh viên vượt qua những trở ngại trên, Đồng thời
cũng giúp các em ấn tượng với bài giảng hơn và
nhớ lâu hơn, cũng như tạo một môi trường học
ngoại ngữ tích cực, hứng thú, khơi gợi sự sáng tạo
và tích cực, chủ động cho sinh viên, giúp các em
vận dụng ngôn ngữ tốt hơn trong tình huống thực tế.
Ví dụ, khi dạy phát âm, chúng ta ngoài phát
những bài hát luyện phát âm giúp các em cảm thấy
học thoải mái hơn, chúng ta cũng có thể trình chiếu
những video luyện phát âm qua khẩu hình miệng,
qua đó các em sẽ nắm rõ vị trí của lưỡi ở đâu hay
khẩu hình miệng như thế nào. Hay trên điện thoại
có phần mềm ghi nhớ, các em có thể ghi vào đó
những từ mới, cấu trúc câu, ngữ pháp các em vẫn
chưa nắm vững vào đó, thỉnh thoảng lại mở ra
xem, rất tiện lợi. Những phần mềm miễn phí có
sẵn trên mạng, sinh viên có thể tải về bất cứ lúc
nào để hỗ trợ cho việc học, ví dụ như những phần
mềm thứ tự các nét chữ, phần mềm dịch thuật,
phần mềm luyện phát âm... Ngoài ra, sinh viên cần
chuyển từ phương pháp học thuộc, sang phương
pháp vận dụng, rèn luyện thực tế, không chỉ học
trong sách vở, qua tài liệu mà phải học qua nhiều
hình thức khác như qua các chương trình giải trí,
phim truyện, đài báo ...
Ngoài ra, giảng viên cũng cần phải sử dụng
một vài biện pháp khéo léo nhằm tăng hứng thú
học tập của sinh viên, đặc biệt trong thời đại thông
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
tin ngày nay, chỉ một nháy chuột sinh viên có thể
tự tìm kiếm cho mình rất nhiều thông tin. Cũng bởi
quá nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sẽ
làm cho sinh viên hoang mang, do đó, giảng viên
cần phải hướng dẫn sinh viên biết tự chắt lọc thông
tin. Cuối cùng, khi thiết kế bài giảng, giảng viên
nên xây dựng vài trò chơi dựa qua vài thủ thuật
đơn giản có sẵn trên máy tính ví dụ như trò “đuổi
hình bắt chữ” hay “hoàn thiện lời bài hát”... Đặc
biệt, để tăng hứng thú học tập của bản thân, những
lúc quá mệt mỏi, căng thẳng sinh viên không cần
phải cố gắng tiếp tục hoàn thiện bài tập. Các em
có thể mở máy tính hay điện thoại, lựa chọn những
bài hát hay những chương trình tiếng Trung Quốc
mà mình yêu thích, giúp giảm căng thẳng, thư giãn
đầu óc, tinh thần thoải mái hơn.
5.3. Thay đổi phương pháp học tập
Kỹ năng nghe nói là một trong những kỹ năng
quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên,
sinh viên thường cảm thấy thiếu tự tin trong giao
tiếp, nhất là trong việc diễn đạt ngôn ngữ và trình
bày ý tưởng bằng tiếng Trung Quốc. Do đó, trước
tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0, việc
thay đổi phương pháp học tập, áp dụng công nghệ
hiện đại vào giáo dục ngày càng được chú trọng và
phát triển. Thông qua mạng xã hội, chúng ta có thể
kết nối được với cả thế giới. Chỉ với vài cái nháy
chuột, sinh viên có thể tham gia diễn đàn online,
tìm được người trò chuyện hàng ngày bằng tiếng
Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng nghe nói
hay đăng ký một khóa học trực tuyến. Những mô
hình học tập thông minh thông qua môi trường trực
tuyến ngày nay ngày càng được phát triển mạnh
mẽ. Sinh viên chỉ cần đăng ký thành viên qua các
thiết bị có kết nối mạng Internet là có thể học tập
ở bất kỳ đâu với bất cứ kỹ năng gì mà không cần
phải sắp xếp thời gian lên lớp mỗi ngày hay phải di
chuyển đến lớp học. Sinh viên có thể luyện nghe,
luyện nói trên môi trường trực tuyến thông qua
tương tác với giảng viên bằng các video trực quan,
sinh động. Ngoài ra trò chuyện với bạn bè online
không chỉ giúp sinh viên thư giãn sau mớ lý thuyết
khô khan mà còn giúp họ thực hành thực tế nhất,
cùng nhau trao đổi tiếng Trung Quốc nhằm nâng
cao khẩu ngữ của sinh viên. Xem các chương trình
giải trí mà sinh viên yêu thích cũng là một trong
những phương pháp luyện kỹ năng nghe và tăng
lượng từ vựng hiệu quả. Đối với những sinh viên
có trình độ sơ hoặc trung cấp thì xem những video
có thời lượng ngắn khoảng 3 phút sẽ khiến các em
cảm thấy học tiếng Trung Quốc dễ dàng hơn và
không có cảm giác buồn chán. Nếu như các em
vẫn còn gặp vấn đề về kỹ năng nghe thì có thể bật
phụ đề, vừa xem và đọc theo lời thoại của nhân
vật. Xem phim hay các chương trình truyền hình
cũng sẽ giúp sinh viên cải thiện được khả năng nói,
tăng khả năng cảm thụ tiếng Trung Quốc. Có thể
nói việc học sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả khi
sinh viên biết vận dụng những thiết bị và ứng dụng
công nghệ có sẵn để nâng cao chất lượng học tập.
6. KẾT LUẬN
Thuyết kiến tạo đã ra đời cách đây nhiều thập
kỷ, nhưng những giá trị khoa học của lý thuyết này
cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những đóng
góp của thuyết kiến tạo tạo ra những thay đổi quan
trọng trong phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe
nói tiếng Trung Quốc trong thời đại công nghệ,
giúp chúng ta có cách nhìn lại về quá trình dạy
học, phương pháp dạy học, vị trí, công việc của
giảng viên và sinh viên. Trong quá trình dạy học
sử dụng phương pháp kiến tạo, sinh viên có thể
vận dụng những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã có
từ trước để sắp xếp và xây dựng hình thành kiến
thức mới vào hệ thống kiến thức đã có. Do đó,
phương pháp dạy học kiến tạo trong thời đại 4.0
đòi hỏi giảng viên có kinh nghiệm nghề nghiệp
nhất định, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ về mọi mặt, có khả năng ứng dụng
linh hoạt CNTT vào các bước trong quy trình dạy
học, phải xây dựng nên môi trường học tập thực tế,
sinh động giúp sinh viên tự kiến tạo nên kiến thức
của mình, như vậy thì phương pháp dạy học kiến
tạo trong trong thời đại công nghệ mới phát huy
được ưu thế vượt trội của nó, góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy./.
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
APPLICATION OF CONSTRUCTIVISM THEORY IN MULTIMEDIA
TEACHING OF CHINESE LISTENING AND SPEAKING SKILLS
NGUYEN THI BAO NGAN
Abstract: Since the 20th century, foreign learning theories have been distinguished from the
psychological aspects, which can be roughly classified into four major factions: humanism theory,
constructivism theory, behaviorism theory and cognitive theory. Today, in the promotion of educational
innovation, the influence of constructivist learning theories is expanding worldwide. Many scholars
believe that the constructivist learning theories are particularly suitable for the learning environment
in multimedia teaching. It is regarded as one of the important theoretical foundations for guiding
multimedia teaching. This paper first introduces constructivist learning theory briefly, and then
analyzes its application in designing several teaching modules in Chinese multimedia teaching.
Keywords: multimedia, teaching, Chinese listening and speaking skills, constructivist learning theory
Received: 01/11/2019; Revised: 30/3/2019; Accepted: 30/5/2019
Tài liệu tham khảo:
Trương Thu Hường (2016), “Vai trò của thuyết kiến tạo trong việc dạy học các bài phong cách chức năng tiếng Việt”,
Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 12, 141-143.
陈坚林 (2011), 计算机网络与外语教学整合研究, 博士学位论文, 上海外国语大学, 36 。
盛丽(2015), 建构主义理论下的多媒体视听说教学模态, 郑州航空工业管理学院学报(社会科学版), 第34卷第
5期, 197-199 。
黄华明(1998), 应用现代教育技术研究,辽宁人民出版社,沈阳。
皮亚杰、英海尔德(吴福元译)(1980),儿童心理学,商务印书馆,北京。
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dung_thuyet_kien_tao_trong_giang_day_ky_nang_nghe_noi_tieng_trung_quoc_duoi_su_ho_tro_cua_cong_n.pdf