Tài liệu Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường Trung học Phổ thông - Nguyễn Thị Thu Anh: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0158
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 130-137
This paper is available online at
VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Thu Anh
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã khẳng định mỗi người đều có một vài
kiểu trí tuệ riêng biệt. Trên cơ sở phân loại trí tuệ của Howard Gardner bài viết đã đề xuất
cách thức tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí đáp ứng đa dạng trí tuệ của học sinh trong
lớp học, từ việc tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của mỗi học sinh, xác định mục tiêu bài học, lựa
chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh
trong lớp học đến việc đánh giá sự phát triển trí tuệ của HS trong quá trình dạy học. Tiếp
cận dạy học phân hóa phù hợp với đặc điểm trí tuệ của HS trong lớp học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường Trung học Phổ thông - Nguyễn Thị Thu Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0158
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 130-137
This paper is available online at
VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA
MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Thu Anh
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã khẳng định mỗi người đều có một vài
kiểu trí tuệ riêng biệt. Trên cơ sở phân loại trí tuệ của Howard Gardner bài viết đã đề xuất
cách thức tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí đáp ứng đa dạng trí tuệ của học sinh trong
lớp học, từ việc tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của mỗi học sinh, xác định mục tiêu bài học, lựa
chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh
trong lớp học đến việc đánh giá sự phát triển trí tuệ của HS trong quá trình dạy học. Tiếp
cận dạy học phân hóa phù hợp với đặc điểm trí tuệ của HS trong lớp học nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học môn Địa lí ở trường trung học phổ thông.
Từ khóa: Thuyết đa trí tuệ, dạy học phân hóa, thế mạnh trí tuệ, học sinh, giáo viên.
1. Mở đầu
Theo Gardner có tám loại trí tuệ nổi bật đó là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic
- toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động, giao tiếp, nội tâm, trí tuệ tự nhiên học [1]. Thuyết đa trí
tuệ đã giúp giáo viên (GV) hiểu rằng cách tốt nhất để dạy học là thay đổi linh hoạt theo năng lực
và nhu cầu của từng HS. Armstrong đã áp dụng Thuyết đa trí tuệ của Gardner vào việc giảng dạy
trên lớp học. Ông đã đề xuất các chiến lược dạy học cho từng loại trí tuệ, xây dựng môi trường lớp
học đa trí tuệ, trường học đa trí tuệ,. . . . Armstrong khẳng định “HS có sự khác biệt về thiên hướng
trí tuệ nên GV cần ứng dụng nhiều chiến lược dạy học khác nhau” [2; tr 83]. Các tác giả Breaux
và Magee, [3]; Tomlinson, [4]... đều cho rằng cần quan tâm để khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện
cho học sinh (HS) được học theo kiểu trí tuệ của mình.
Cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đa dạng cách đánh giá kết
quả học tập để phát triển thế mạnh trí tuệ của mỗi HS trong lớp học. Tổ chức dạy học phân hóa
(DHPH) môn Địa lí dựa trên tiếp cận đa dạng trí tuệ giúp HS tiếp thu kiến thức bằng chính thế
mạnh của bản thân, tự tin, chủ động trong quá trình học tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
và phát triển năng lực của HS.
Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Anh, e-mail: thuanhntt@gmail.com.
130
Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Thuyết đa trí tuệ của Gardner xác định mỗi người có điểm mạnh về nhận thức (loại trí tuệ)
khác nhau.Ông khẳng định mỗi người đều có đủ tám trí tuệ và mang trong mình một bộ trí tuệ
riêng biệt [5], [1].
(1) Trí tuệ ngôn ngữ: Đó là khả năng sử dụng một cách có hiệu quả các từ ngữ, hoặc bằng
lời nói (như một người kể chuyện, một thuyết khách hay một nhà chính trị), hoặc bằng chữ viết
(như một nhà thơ, nhà soạn kịch, biên tập viên hay nhà báo). Dạng trí tuệ này bao gồm khả năng
xử lí văn phạm, âm thanh của ngôn ngữ, ngữ nghĩa học hay nghĩa của ngôn ngữ, ngữ dụng học hay
việc sử dụng ngôn ngữ trong thực tiễn.
(2) Trí tuệ âm nhạc: Đó là khả năng cảm nhận (như người yêu âm nhạc), phân biệt (như
nhà phê bình âm nhạc), biến đổi (như nhà soạn nhạc) và thể hiện (như một nhạc công) các hình
thức âm nhạc. Dạng trí tuệ này bao gồm tính nhạy cảm đối với nhịp điệu, âm sắc, âm tần của một
bản nhạc.
(3) Trí tuệ logic- toán: Đó là khả năng sử dụng có hiệu quả các con số (như nhà toán học,
người lập biểu thuế, nhà thống kê) và lí luận thông thạo (như nhà khoa học, lập trình viên máy tính
hay logic học). Dạng trí tuệ này bao gồm tính nhạy cảm với các quan hệ và các sơ đồ logic, các
mệnh đề và tỉ lệ thức, các hàm số và các dạng trừu tượng hóa có liên quan.
(4) Trí tuệ không gian: Đó là khả năng tiếp nhận một cách chính xác thế giới không gian
qua thị giác (như một người đi săn, một người hướng đạo sinh hay một người dẫn đường) và thực
hiện thành thạo các hoạt động thay hình đổi dạng trên cơ sở các năng khiếu đó (chẳng hạn một nhà
trang trí nội thất, một kiến trúc sư, một nghệ sĩ hay một nhà phát minh). Dạng trí tuệ này liên hệ
chặt chẽ với tính nhạy cảm về màu sắc, đường nét, hình dạng và các tương quan vốn có giữa những
yếu tố đó.
(5) Trí tuệ hình thể - động năng: Đó là sự thành thạo trong việc sử dụng toàn bộ cơ thể để
thể hiện các ý tưởng và cảm xúc (như một diễn viên kịch, một tài tử kịch câm, một diễn viên múa,
một lực sĩ) cũng như sự khéo léo trong việc sử dụng hai bàn tay để sản xuất hay biến đổi sự vật
(như một nghệ nhân, một nhà điêu khắc, một thợ cơ khí, một bác sĩ phẫu thuật).
(6) Trí tuệ giao tiếp: Đó là khả năng cảm nhận và phân biệt giữa các tâm trạng, ý đồ, động
cơ và cảm nghĩ của người khác. Dạng trí tuệ này bao gồm: năng khiếu nắm bắt những thay đổi
về nét mặt, giọng nói, động tác, tư thế; khả năng phân biệt các biểu hiện giao lưu giữa người với
người và đáp ứng các biểu hiện đó một cách thích hợp, thiết thực (chẳng hạn tác động định hướng
cho một nhóm người hưởng ứng một đường lối hành động nào đó).
(7) Trí tuệ nội tâm: Đó là khả năng hiểu biết bản thân và hành động một cách thích hợp trên
cơ sở tự hiểu mình. Dạng trí tuệ này bao gồm khả năng có một hình ảnh rõ nét về mình (về các ưu
điểm, hạn chế và nhược điểm của chính mình), ý thức đầy đủ và đúng về tâm trạng, ý đồ, động cơ,
tính khí và ước ao của riêng mình, kèm theo khả năng tự kiềm chế, tự kiểm soát (tính kỉ luật), lòng
tự trọng.
(8) Trí tuệ tự nhiên học: Đó là năng khiếu nắm bắt, nhận dạng và phân loại các loài sinh vật
(thực vật và động vật). Dạng trí tuệ này cũng bao gồm sự nhạy cảm đối với các hiện tượng thiên
nhiên (sự hình thành mây, tạo núi. . . ). Đối với những ai sống trong môi trường đô thị, đó còn là
năng khiếu phân biệt giữa các vật bất động, vô tri như xe cộ, giày thể thao và vỏ bọc ngoài (bìa),
đĩa CD,. . .
Mức độ trí tuệ của mỗi người rất khác nhau, “các nhà khoa học là minh chứng cho sự có mặt
131
Nguyễn Thị Thu Anh
của những năng khiếu cao cấp. Các bệnh nhân nặng trong các trung tâm người thiểu năng thiếu tất
cả, trừ vài dạng trí tuệ thô sơ nhất. Đa số những người còn lại thì phát triển cao về một số dạng trí
tuệ này, mức độ trung bình về dạng trí tuệ khác và mức độ thấp về những dạng trí tuệ còn lại” [2;
tr 22]. Gardner [1] và Armstrong [2] đã chỉ ra các thế mạnh tư duy khác nhau của tám dạng trí tuệ.
Ví dụ: HS có trí tuệ ngôn ngữ suy nghĩ bằng từ và câu, thích kể chuyện, đọc, viết, chơi ô chữ,...
thích thảo luận, tranh luận và làm việc với sách, băng ghi âm, giấy, sổ ghi chép. Trí tuệ không gian
suy nghĩ hình ảnh và tranh vẽ, thích vẽ, tạo mẫu, phác họa, minh họa, say mê các câu đố,... thích
tham quan bảo tàng, chơi xếp hình và khám phá kiến thức qua video clip, phim ảnh sách tranh, tài
liệu có minh họa.
2.2. Tổ chức dạy học phân hóa trong môn Địa lí 10 đáp ứng đa dạng trí tuệ
trong lớp học
2.2.1. Tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của học sinh trong lớp học
Điều kiện tiên quyết để tổ chức DHPH đáp ứng đa dạng trí tuệ trong lớp học là phải xác định
được đặc điểm trí tuệ của từng HS, phân nhóm HS theo các thế mạnh trí tuệ nổi bật. Armstrong đã
trích dẫn phát biểu của Gardner trong tác phẩm của mình như sau: “Cách tốt nhất để đánh giá các
trí tuệ của một người nào đó là thông qua thực tế đánh giá thành tích trong nhiều dạng hoạt động,
thi hành nhiệm vụ, kiểm nghiệm liên kết với từng dạng trí tuệ” [2; tr 28]. Trong quá trình dạy học
GV Địa lí có thể xác định các dạng trí tuệ khác nhau của HS theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng phiếu khảo sát trí tuệ do các nhà khoa học thiết kế. Ví dụ phiếu khảo sát
do Gregory và Chapman thiết kế [6; tr 35].
BẠN THÔNGMINH THEO CÁCH NÀO?
LỜI NÓI/NGÔN NGỮ HƯỚNG NỘI/THẤU HIỂU BẢN THÂN
Tôi thích kể chuyện, truyện cười, truyện cổ
tích. Tôi hiểu rõ bản thân mình, thế mạnh và điểm yếu.
Sách rất quan trọng với tôi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về bản thân.
Tôi thích đọc. Tự làm việc gì đó là sở thích của tôi.
Tôi thường nghe đài, TV, nghe băng đĩa hoặc
CD. Nhiều khi tôi muốn ở một mình.
Tôi viết rất dễ dàng và rất thích viết. Tôi tự tin về bản thân.
Tôi thường trích dẫn những gì tôi đọc được. Tôi thích làm việc độc lập.
Tôi thích trò giải ô chữ (crosswords) và các trò
đố chữ.
Tôi thường suy nghĩ về những việc haynhững kế
hoạch mình sắp làm.
LOGIC/TOÁN HỌC HÌNH ẢNH/KHÔNG GIAN
Tôi không gặp khó khăn khi giải toán. Tôi có thể nhắmmắt mà vẫn hình dung rõ ràng cáchình ảnh.
Tôi thích học toán và sử dụng máy tính. Tôi suy nghĩ bằng hình ảnh.
Tôi thích các trò chơi chiến lược. Tôi thích màu sắc và các thiết kế thú vị.
Tôi băn khoăn mọi thứ hoạt động như thế nào. Tôi có thể tìm đường ở những nơi không quenđường.
Tôi thích dùng suy luận logic để giải quyết các
vấn đề. Tôi biết vẽ và minh họa.
Tôi giải thích rõ mọi việc. Tôi thích sách có tranh minh họa, bản đồ và biểuđồ.
GIAO TIẾP/HƯỚNG NGOẠI HÌNH THỂ/VẬN ĐỘNG
Mọi người thường tìm hỏi tôi xin lời khuyên. Tôi thấy không thoải mái khi phải ngồi quá lâu.
132
Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông
Tôi thích thể thao theo đội. Tôi thích các va chạm khi nói chuyện.
Tôi có nhiều bạn thân. Tôi sử dụng tay trong khi nói.
Tôi thích làm việc nhóm. Tôi thích các công việc thủ công.
Tôi cảm thấy thoải mái trong đám đông. Thôi thích chạm vào đồ vật thay vì chỉ học vềchúng.
Tôi có thể thông cảm với người khác. Tôi nghĩ mình rất biết hợp tác.
Tôi có thể hiểu được người khác đang cảm thấy
thế nào. Tôi thích học qua việc làm, hơn là chỉ ngồi nhìn.
ÂM NHẠC/NHỊP ĐIỆU TỰ NHIÊN
Tôi thích nghe nhạc chọn lọc. Tôi thích dành thời gian với thiên nhiên.
Tôi rất nhạy cảm với âm nhạc và âm thanh. Tôi thích phân loại mọi thứ thành các nhóm lớn.
Tôi có thể nhớ được các giai điệu. Tôi có thể nghe rõ âm thanh của các loài động vậtvà chim chóc.
Tôi nghe nhạc trong khi học. Tôi thấy rất nhiều chi tiết khi quan sát cây cối hoalá.
Tôi thích hát. Tôi thấy vui vẻ nhất khi ở ngoài trời.
Tôi dành thời gian cho âm nhạc Tôi thích trồng cây, hoa và chăm sóc động vật.
Tôi có khả năng thẩm âm tốt Tôi biết nhiều tên các loại cây, chim chóc và độngvật.
Kết quả nếu HS chọn từ 5 câu trở lên trong các loại tư duy trên, HS đó có thể mạnh về loại
trí tuệ đó.
Bước 2: Tra cứu kết quả học tập những năm trước của HS để xác định thêm các thông tin
về thế mạnh trí tuệ. Các HS có trí tuệ ngôn ngữ thường có kết quả các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ
khá cao. Các HS có trí tuệ logic là những HS học tốt các môn tự nhiên, HS có trí tuệ không gian
thường được đánh giá cao ở môn Mĩ thuật, HS có trí tuệ thiên nhiên thường hứng thú với môn Sinh
học,...
Bước 3: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với HS về thế mạnh, điểm yếu, những điều thích hoặc
không thích để củng cố các thông tin đã thu thập. Ngoài ra, có thể phỏng vấn các GV đã từng dạy
HS,cha mẹ và các bạn học của HS.
Bước 4: Quan sát HS tham gia các hoạt động học tập để củng cố các thông tin đã thu thập
được từ kết quả khảo sát và phỏng vấn. HS có trí tuệ ngôn ngữ thường thích đọc tài liệu, thích kể
chuyện. HS có trí tuệ giao tiếp thường hăng hái giơ tay phát biểu, hay thể hiện sự quan tâm tới các
bạn và thầy cô; HS có trí tuệ không gian thường khó tập trung trong một thời gian dài, hay vẽ vào
vở, thích làm việc với bản đồ hơn là đọc SGK,...Thông qua quan sát các hoạt động học tập, kết
hợp kết quả khảo sát, phỏng vấn GV có thể nhận định khá chính xác thế mạnh trí tuệ của mỗi HS
trong lớp học.
Bước 5: Thông báo kết quả điều tra thế mạnh trí tuệ tới HS và hướng dẫn các em khai thác
tối đa các thế mạnh của bản thân để học tập hiệu quả. GV giúp HS nhận ra bản thân mình có ít
nhất một hoặc hai thế mạnh và những khác biệt đó khiến HS nổi bật hơn so với mọi người.Hiểu
biết thế mạnh trí tuệ của bản thân giúp HS lạc quan và củng cố niềm tin sự khác biệt về trí tuệ là
điểm mạnh của bản thân.HS hiểu điểm mạnh, điểm yếu, những điều thích, không thích để tìm ra
phương pháp tự học hiệu quả. GV hướng dẫn HS phát hiện thế mạnh trí tuệ của bạn học để cùng
tôn trọng và phối hợp hiệu quả với nhau trong quá trình học tập.
Bước 6: Lập hồ sơ về trí tuệ của HS: Tất cả các thông tin thu được từ việc tìm hiểu đặc điểm
trí tuệ HS được ghi chép trong hồ sơ học tập của mỗi em. Ngoài ra, GV ghi chép các biểu hiện của
133
Nguyễn Thị Thu Anh
HS khi tham gia các hoạt động để đánh giá mức độ phát triển các loại trí tuệ của từng HS.Ví dụ:
GV tạo cơ hội để các HS có trí tuệ ngôn ngữ viết các bài luận. Sau mỗi bài viết, GV và HS cùng
trao đổi về chất lượng bài viết, khích lệ, động viên HS sáng tạo hơn trong những bài viết tiếp theo.
2.2.2. Xác định mục tiêu dạy học phù hợp với đặc điểm trí tuệ của học sinh
Gardner đã chỉ rõ 8 loại trí tuệ là 8 khả năng tư duy khác nhau. Ở mỗi bài học, GV có thể
xây dựng các mục tiêu dạy học để phát triển một số dạng trí tuệ của HS. Khi xây dựng mục tiêu
dạy học để phát triển trí tuệ, GV vừa phải tiếp cận mục tiêu nhận thức để giải quyết một đơn vị
kiến thức của bài học, vừa phát triển các loại trí tuệ của HS. Ví dụ: Cùng mục tiêu HS trình bày
được vai trò của ngành Giao thông vận tải (GTVT) trong Bài 38, Địa lí 10 nhưng với mỗi loại trí
tuệ GV đặt ra các mục tiêu khác nhau:
Trí tuệ ngôn ngữ: “HS viết được bài luận về sự thay đổi về kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai
từ khi có tuyến cáp treo lên Phan-xi-păng”.
Trí tuệ âm nhạc: “HS sáng tác được bài hát (bài rap hoặc sáng tác lời theo giai điệu của một
bài hát có sẵn) thể hiện sự thay đổi về đời sống, sản xuất ở Việt Nam khi ngành giao thông ngày
càng phát triển”.
Trí tuệ giao tiếp: “HS viết được một bài luận về sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội các tỉnh
phía Bắc khi có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai”.
Trí tuệ không gian: “HS vẽ được bức tranh về giao thông Hà Nội xưa và nay. Nội dung 2
bức tranh thể hiện rõ sự khác biệt về giao thông (mật độ các tuyến đường bộ, loại hình giao thông,
mức độ hiện đại,. . . ) và khung cảnh xung quanh những tuyến đường đó”.
Căn cứ vào Thang mức độ nhận thức của Bloomcó thể phân hóa mức độ tư duy hướng tới
phát triển các loại trí tuệ. Ví dụ dạy Bài 36, Địa lí 10, để phát triển trí tuệ âm nhạc, GV đã thiết kế
theo các mức độ mục tiêu khác nhau như sau: sáng tác lời cho giai điệu bài hát đã có sẵn -> sáng
tác bài Rap -> sáng tác bài hát mới. Rõ ràng các mức độ trên có độ khó tăng dần về khả năng âm
nhạc. Thực tế dạy học đã cho ra rất nhiều sản phẩm âm nhạc thể hiện năng lực âm nhạc khác nhau
của HS trong lớp học. Đó là các bài hát được viết dựa theo giai điệu của bài hát khác nhau, các bài
rap, các bài dân ca do chính HS sáng tác.Được thầy cô và các bạn khích lệ, động viên, HS rất tự
hào về tác phẩm âm nhạc của mình và từ đó có thêm tự tin và động lực để tích cực học tập.
Cũng có thể gắn kết sự phân hóa về năng lực nhận thức môn học với năng lực trí tuệ để thiết
kế những bài tập có sự phân hóa về cả năng lực nhận thức môn học và thế mạnh trí tuệ của HS.Ví
dụ thiết kế mục tiêu dạy học nhằm phát triển trí tuệ hình thể - động năng khi dạy về tác động của
địa hình tới phát triển và phân bố ngành GTVT.
Mục tiêu dành cho HS trung bình, yếu Mục tiêu dành cho HS khá, giỏi
Lựa chọn được các vật liệu phù hợp (giấy, xốp,
màu vẽ,. . . ) để làm một mô hình các dãy núi lớn
và các tuyến đường quốc lộ chính ở vùng Bắc bộ.
Nêu thuận lợi và khó khăn của địa hình tới sự phát
triển ngành GTVT.
Lựa chọn được các vật liệu phù hợp để làmmột
mô hình các dãy núi lớn và các tuyến đường
quốc lộ chính ở vùng Bắc bộ. Phân tích được
tác động của địa hình tới sự phát triển ngành
GTVT
2.2.3. Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy học đáp ứng đa dạng trí tuệ học sinh
Có thể "lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động dạy học" [6, tr 38] đáp ứng đa dạng về trí
tuệ trong lớp học. Tuy nhiên, phương pháp dạy học tốt với nhóm HS này có thể chưa phù hợp với
nhóm HS khác. Armstrong khẳng định: “Việc sử dụng tranh ảnh khi dạy học sẽ khuấy động được
các em có thiên hướng không gian nhưng sẽ ít tác dụng với các em có thiên hướng hình thể - động
134
Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông
năng hay ngôn ngữ” [2; tr 83].
Armstrong [2]; Gardner [1]; [5]; Gregory và Chapman [6] đã đề xuất các phương pháp dạy
học phù hợp với từng loại trí tuệ. Ví dụ: Trí tuệ ngôn ngữ sẽ hứng thú với các phương pháp, hình
thức dạy học như: thuyết trình, kể chuyện, phương pháp động não,phỏng vấn, viết luận,... Nên sử
dụng phương pháp đóng vai, bàn tay nặn bột để dạy các HS có trí tuệ hình thể - động năng. Với
HS có trí tuệ tự nhiên học nên tạo điều kiện để HS được học ngoài trời, được liên hệ kiến thức bài
học với thiên nhiên.
Các HS có thế mạnh trí tuệ khác nhau thích tham gia các hoạt động học tập theo các phương
pháp dạy học khác nhau. Vì vậy, GV cần liên tục thay đổi phương pháp dạy, chuyển từ lối dạy phù
hợp với dạng trí tuệ này sang lối dạy phù hợp với dạng trí tuệ khác. Ví dụ: chuyển từ lối dạy đáp
ứng các HS có trí tuệ không gian (sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ) sang lối dạy phù hợp với HS
có trí tuệ âm nhạc (sử dụng âm nhạc), cứ như thế kết hợp uyển chuyển nhiều cách dạy một cách
sáng tạo để mọi HS trong lớp đều có cơ hội được học với thế mạnh trí tuệ nổi trội nhất của bản
thân.
Cần thiết kế các hoạt động dạy học tạo ra những trải nghiệm tư duy, được tổ chức với nhiều
hình thức khác nhau hướng tới sự phát triển trí tuệ của mỗi HS. GV có thể kết hợp nhuần nhuyễn
nhiều kĩ năng trong một giờ học đểtạo dựng môi trường thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của HS. GV
phối hợp làm điệu bộ (trí tuệ hình thể - động năng) và thuyết trình (trí tuệ ngôn ngữ), vẽ các hình
đơn giản trên bảng (trí tuệ không gian), chiếu các videoclip (trí tuệ âm nhạc), đặt câu hỏi để HS
trao đổi (trí tuệ giao tiếp), dành thời gian để HS suy nghĩ (trí tuệ nội tâm) và giao những nhiệm vụ
học tập ngoài thực tế (trí tuệ thiên nhiên).
Ở những thời điểm phù hợp của chương trình dạy học, GV tập trung vào một mục tiêu của
bài học để cá biệt hóa việc dạy những HS có trí tuệ khác nhau. Ví dụ dạy Bài 36, Địa lí 10, GV
tự“đặt những câu hỏi phát triển đa trí tuệ” hướng tới mục tiêu của bài học khi dạy về vai trò của
ngành GTVT như sau: Với HS có trí tuệ âm nhạc: GV sẽ yêu cầu HS sáng tác bài hát có nội dung
như thế nào để thể hiện vai trò của ngành GTVT? Với HS có trí tuệ không gian: GV sẽ giao cho
HS vẽ nội dung gì để thể hiện tác động của ngành GTVT đến kinh tế - xã hội? Với HS có trí tuệ
nội tâm:GV sẽ kêu gọi cảm xúc, kí ức riêng tư của HS bằng cách nào để các em trình bày được
quan điểm, cảm xúc của mình trước tác động của GTVT tới cuộc sống của cá nhân em?...HS có trí
tuệ hướng nội với cá tính thu mình, ngại giao tiếp sẽ gặp khó khăn khi phải làm việc liên tục với
các bạn trong lớp. GV sẽ “giải phóng” các HS này sau mỗi hoạt động học tập bằng cách: cho HS
suy ngẫm bằng các câu hỏi một phút: Ví dụ: Hãy dành 1 phút yên lặng và nghĩ về tình huống em
bị tắc đường và đến trường muộn, lúc đó em suy nghĩ gì? Hãy tưởng tượng tiếp: “Nếu mạng lưới
giao thông ở Hà Nội thông suốt thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?”. Như vậy GV đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các HS có trí tuệ hướng nội được tư duy theo cách phù hợp với các
em.
2.2.4. Đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh
Ngoài đánh giá về các kiến thức, kĩ năng HS đã tiếp nhận được sau mỗi giờ học, GV cần
kiểm chứng mức độ tiến bộ về sự phát triển trí tuệ của từng HS thông qua các sản phẩm học tập và
quá trình thực hiện nhiệm vụ. Có thể đánh giá sự phát triển trí tuệ của mỗi HS qua các sản phẩm
học tập khác nhau như Bảng 1 dưới đây.
Với mỗi sản phẩm học tập cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá theo các mức độ khác
nhau. Có thể đánh giá các sản phẩm học tập của HS theo 3 mức độ từ thấp lên cao là: Mức 1: Đạt
yêu cầu; Mức 2: Khá; Mức 3: Giỏi.
135
Nguyễn Thị Thu Anh
Bảng 1. Danh mục các sản phẩm học tập đánh giá trí tuệ học sinh
STT Trí tuệ Sản phẩm học tập Địa lí của HS
1 Ngôn ngữ
Các bản báo cáo từng giai đoạn thực hiện nhiệm vụ; Bản ghi âm các cuộc trao
đổi, tranh luận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; Kịch bản đóng vai,
kể chuyện; Các sách, tài liệu địa lí do HS sưu tầm;. . .
2 Logic - toánhọc
Ghi chép quá trình thực hiện nhiệm vụ (giải quyết vấn đề); Bài giải các bài tập
nhận thức môn Địa lí; Các sơ đồ thể hiện mối quan hệ nhân quả trong môn Địa
lí, các bản đồ tư duy; Báo cáo quá trình thực hiện các bài thực hành;. . .
3 Không gian
Các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ tư duy do HS vẽ; Các sản phẩm dự án; Các sản
phẩm học tập môn Địa lí bằng hình vẽ, tranh minh họa; Tuyển chọn các ảnh về
tự nhiên, kinh tế - xã hội do HS sưu tầm; Các video clip do HS thiết kế;. . .
4 Hình thể -động năng
Các mô hình về tự nhiên, kinh tế xã hội do HS tự làm hoặc sưu tầm; Các video
clip do HS thiết kế; Các sản phẩm dự án.
5 Âm nhạc Các bản nhạc do HS sáng tác; Ghi âm các sản phẩm âm nhạc do HS sưu tầmvà sáng tác; Danh sách các bản nhạc do HS sưu tầm có nội dung về địa lí;. . .
6 Giao tiếp
Thư liên hệ xin được học trải nghiệm tìm hiểu các kiến thức địa lí; các đơn xin
tìm hiểu thông tin tại các viện khoa học, các cơ sở sản xuất; Video clip sản
phẩm học tập; Ảnh chụp, các ghi chép quátrình thực hiện nhiệm vụ học tập; Tư
liệu về các hoạt động vì cộng đồng;...
7 Nội tâm
Các bản tự nhận xét, tự đánh giá trong quá trình học tập môn Địa lí; Các sản
phẩm học tập cá nhân;Các kế hoạch học tập cá nhân; Hồ sơ học tập cá nhân do
HS tự lập;...
8 Tự nhiên học
Các ghi chép cá nhân về quá trình học tập ngoài lớp học tìm hiểu về tự nhiên,
kinh tế - xã hội; Báo cáo về các hoạt động bảo vệ môi trường, chăm sóc động
vật, thực vật; Các video clip học tập ngoài thiên nhiên; Các bài viết về thiên
nhiên; Các sưu tầm về thiên nhiên;...
Ngoài đánh giá sản phẩm học tập trí tuệ, GV có thể đánh giá qua quan sát hành vi của HS.
Mục đích quan sát HS để xác định những tiến bộ, những biểu hiện bất thường trong học tập, đặc
điểm trí tuệ, tính cách,...Trên cơ sở các thông tin quan sát được, GV phân tích, lý giải và đưa ra kết
luậnchính xác về sự tiến bộ của từng HS hoặc những khó khăn mà các em đang gặp phải.
GV tạo điều kiện cho HS được tự đánh giá và đánh giá sản phẩm học tập của bạn học. Kết
quả đánh giá của một nhóm sẽ là tổng hợp đánh giá của các nhóm khác và đánh giá của GV. Điểm
của một HS là tổng hợp đánh giá của GV và các thành viên khác trong cùng nhóm. Có thể sử dụng
nhiều công cụ đánh giá kết quả học tập của HS như:phiếu tự đánh giá, Rubric đánh giá; Hệ thống
câu hỏi được sử dụng trong quá trình dạy học; Phiếu kiểm tra cuối giờ học; Các bài trắc nghiệm
kiểm tra đầu giờ, giữa giờ, cuối giờ; các phiếu đánh giá sản phẩm học tập của HS; phiếu khảo sát
sự quan tâm của HS,...
3. Kết luận
Tổ chức dạy học phân hóa đáp ứng đa dạng trí tuệ HS trong lớp học giúp GV phát hiện mỗi
HS có khả năng đặc biệt ở một vài lĩnh vực. Từ đó,tạo điều kiện cho HS tìm ra phương pháp học
tập hiệu quả phù hợp với đặc điểm trí tuệ của bản thân. Để đáp ứng đa dạng trí tuệ HS trong lớp
học, GV cần phải sử dụng đa dạng hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và đa dạng cách thức
kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.Nhà trường trở thành nơi giúp đỡ, khơi gợi
tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các thiên hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của
đất nước. Điều đó sẽ góp phần giúp mỗi HS tự tin và nỗ lực để thành công trong học tập và trong
cuộc sống.
136
Vận dụng thuyết đa trí tuệ để tổ chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gardner, H., 2006. Multiple Intelligences: New Horizons in Theory and Practice. NY: Basic
Books.
[2] Thomas Armstrong, Lê Quang Long (dịch), 2011. Đa trí tuệ trong lớp học. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
[3] Breaux, E., & Magee, B., 2010. How the best teachers differentiate instruction. Eye on
Education.
[4] Tomlinson, C. A., 2001. How to differentiate instruction in mixed-ability classrooms. ASCD.
[5] Haward Gardner, Phạm Toàn (dịch), 1998. Cơ cấu trí khôn. Nxb Giáo dục.
[6] Gregory, G. H., & Chapman, C., 2012. Differentiated instructional strategies: One size doesn’t
fit all. Corwin Press.
[7] Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, 2013. Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở trường
phổ thông. Tạp chí Giáo dục, Số 316, kì 2-8/2013, tr. 34-36.
[8] Nguyễn Trung Thành, 2013. Tiếp cận thuyết đa trí tuệ trong dạy học môn Toán ở trường trung
học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số 309, kì 1-5/2013, tr. 59-61.
[9] Nguyễn Công Khanh, 2009. Phát triển trí thông minh ở trẻ em theo mô hình đa trí tuệ. Tạp
chí Giáo dục, số 209, kì 1 - 3/2009, tr.15-18.
[10] Nguyễn Thị Thu Anh, 2017. Vận dụng phân loại phong cách học tập của Neil Fleming để tổ
chức dạy học phân hóa môn Địa lí ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 62(1), tr. 105-110.
ABSTRACT
Applying multiple intelligences theory to organize differentiated instruction
of geography at high school
Nguyen Thi Thu Anh
Nguyen Tat Thanh Lower and Upper Secondary School,
Hanoi National University of Education
Howard Gardner’s multiple intelligences theory has affirmed that each individual has a
separate set of intelligences. Basing on the classification of intelligences by Howard Gardner, the
article has proposed the teaching approaches organizing the differentiated instruction of geography
to meet the diversity of intelligences in class, from exploring intellectual characteristics of each
student determining the objectives of the lesson, choosing the techniques, teaching approaches
consistent with intellectual characteristics of each student in class to evaluating the development
of students’ intellectual characteristics during the process of teaching. Approaching differentiated
instruction in accordance with students’ intellectual characteristics in class aims at improving the
teaching of geography at high school.
Keywords: Multiple intelligences theory, differentiated instruction, intellectual strength,
student, teacher.
137
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4933_nttanh_1437_2127490.pdf