Tài liệu Vận dụng thang đo nhận thức của bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi trong giảng dạy học phần giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm - Nguyễn Thị Kim Liên: 1
VẬN DỤNG THANG ĐO NHẬN THỨC CỦA BLOOM
ĐỂ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Liên1
Tóm tắt: Trong quá trình dạy học, để tích cực hóa hoạt động nhận thức và sử
dụng kinh nghiệm đã có của người học, giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi.
Bài viết này nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang đo
nhận thức của Benjamin Bloom trên cơ sở năng lực nhận thức của người học trong
giảng dạy học phần Giáo dục học. Các khái niệm, mục đích, những câu hỏi cần thiết
và phương thức ứng dụng các thang bậc nhận thức của Benjamin Bloom cũng được
đề cập trong bài và được cụ thể hóa thông qua một số ví dụ minh họa. Kết quả này
nhằm giúp cho bản thân, đồng nghiệp và sinh viên có thêm một tài liệu tham khảo hữu
ích để triển khai áp dụng trong phương pháp dạy học môn Giáo dục học nói riêng và
phương pháp dạy học nói chung.
Từ khóa: Bloom, thang đo Bloom, giáo dục học, nhận thức,...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng thang đo nhận thức của bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi trong giảng dạy học phần giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm - Nguyễn Thị Kim Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VẬN DỤNG THANG ĐO NHẬN THỨC CỦA BLOOM
ĐỂ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Nguyễn Thị Kim Liên1
Tóm tắt: Trong quá trình dạy học, để tích cực hóa hoạt động nhận thức và sử
dụng kinh nghiệm đã có của người học, giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi.
Bài viết này nêu lên tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang đo
nhận thức của Benjamin Bloom trên cơ sở năng lực nhận thức của người học trong
giảng dạy học phần Giáo dục học. Các khái niệm, mục đích, những câu hỏi cần thiết
và phương thức ứng dụng các thang bậc nhận thức của Benjamin Bloom cũng được
đề cập trong bài và được cụ thể hóa thông qua một số ví dụ minh họa. Kết quả này
nhằm giúp cho bản thân, đồng nghiệp và sinh viên có thêm một tài liệu tham khảo hữu
ích để triển khai áp dụng trong phương pháp dạy học môn Giáo dục học nói riêng và
phương pháp dạy học nói chung.
Từ khóa: Bloom, thang đo Bloom, giáo dục học, nhận thức, tích cực hóa hoạt
động nhận thức.
1 . Mở đầu
GDH là một môn học vừa mang tính khoa học cơ bản, vừa mang tính nghiệp vụ
trong trường sư phạm (SP), có vai trò đặc biệt trong đào tạo người giáo viên trong
tương lai. Trong quá trình dạy học môn Giáo dục học (GDH), giảng viên (GV) đồng
thời phải thực hiện hai nhiệm vụ, vừa là người dạy tri thức khoa học môn học, đồng
thời là người dạy phương pháp, kỹ năng dạy học cho sinh viên (SV). Vì vậy, GV vừa
phải nắm vững kiến thức chuyên môn vừa thành thạo nghiệp vụ sư phạm. Điều này
được thể hiện qua từng bài học, từ việc sử dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học
đến sử dụng ngôn ngữtạo nên nghệ thuật dạy học.
Thực tiễn dạy học cho thấy trong dạy học Giáo dục học, việc thiết kế hệ thống
câu hỏi trong phương pháp đàm thoại của GV vẫn thực hiện theo lối mòn truyền thống,
chưa thể hiện rõ ràng yêu cầu hệ thống câu hỏi phải theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, từ câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung của bài học,
1 . TS. Khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Quảng Nam
nGuyễn thỊ kim Liên
2
từ câu hỏi tái tạo, câu hỏi sáng tạo Nói một cách khác việc thiết kế hệ thống câu hỏi
bài học theo các bậc thang đo nhận thức của Bloom chưa được GV chú trọng nhiều.
Với xu thế dạy học hiện nay, người học không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn phải
biết tổng hợp, đánh giá vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vì vậy
việc thiết kế hệ thống câu hỏi theo thang nhận thức của Bloom càng có ý nghĩa đối với
SV. Điều này giúp SV học được cách đối mặt với các vấn đề khó khăn trong nhận
thức, buộc họ phải tìm tòi, suy nghĩ. Bên cạnh đó, giúp SV học được “cách dạy”, cách
thiết kế hệ thống câu hỏi khoa học để vận dụng cho nghề nghiệp tương lai của mình
khi thiết kế các bài dạy ở trường phổ thông.
Từ tầm quan trọng và ý nghĩa trên, bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận
trong thang đo nhận thức của Bloom và áp dụng thang đo này để thiết kế minh họa hệ
thống câu hỏi ở một số bài dạy thuộc học phần GDH tại trường Đại học sư phạm.
2. Nội dung
2.1 . Vài nét về thang đo nhận thức của Bloom
Thang đo nhận thức về các cấp độ tư duy được Benjamin Bloom, một giáo sư
của trường Đại học Chicago (Mỹ) đưa ra năm 1956. Trong đó Bloom nêu ra sáu cấp
độ nhận thức (gọi là thang đo Bloom). Thang đo này đã được sử dụng trong hơn
năm thập kỷ qua và đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến
khích và phát triển các kỹ năng tư duy của SV ở mức độ cao. Từ các tiêu chí về nhận
thức của hệ thống thang đo này, các nhà sư phạm có thể tự xây dựng, thiết kế hệ thống
các câu hỏi để đánh giá năng lực của người học qua môn học mà mình phụ trách. Dựa
trên các cấp độ về nhận thức của Bloom, quá trình sư phạm không chỉ dừng lại việc
cung cấp kiến thức, mà người học cần phải được tăng cường trải nghiệm, thực hành,
để từ đó kiến thức sẽ được người học ứng dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều
kiện thực tế của môi trường sống, giáo dục cụ thể nào đó.
Nội dung thang nhận thức của Bloom bao gồm sáu cấp độ nhận thức sau đây:
1. Nhớ, biết (knowledge)
Là khả năng ghi nhớ và nhận diện thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ
tư duy. Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và
nhắc lại. Hành vi nhận hức biểu hiện ở sự biết, hiểu cơ sở lập luận, thuật ngữ, khái
niệm, nguyên tắc, hoặc lý thuyết nào đó.
2. Hiểu (comprehension )
Hiểu là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (dự đoán
được kết quả hoặc hậu quả). Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó. SV phải có
khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ.
nGuyễn thỊ kim Liên
3
Với mục đích đánh giá xem SV hiểu bài đến đâu, thầy cô có thể dùng các động
từ sau trong câu hỏi kiểm tra: diễn giải, phân biệt, chứng tỏ, hình dung, trình bày lại,
viết lại, lấy ví dụ, tóm tắt, giải thích, diễn dịch, mô tả, so sánh, chuyển đổi, ước lượng
3. Vận dụng (application)
Vận dụng là khả năng sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này
sang dạng khác (sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới). Vận dụng là
bắt đầu của mức tư duy sáng tạo. Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc
một tình huống mới.
Để đánh giá khả năng vận dụng của SV, thì câu hỏi mà GV sử dụng thường có
những động từ sau: áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính,
vận hành, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, thao tác, dự đoán, bày tỏ
4. Phân tích (analysis )
Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của
thông tin hay tình huống. Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân nhỏ đối tượng thành
các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó.
Muốn đánh giá khả năng phân tích của SV, khi đặt câu hỏi kiểm tra, GV có thể
sử dụng các động từ: đối chiếu, so sánh, chỉ ra sự khác biệt, phân loại, phác thảo, liên
hệ, phân tích, tổ chức, suy luận, lựa chọn, vẽ biểu đồ, phân biệt
5. Tổng hợp (synthesis )
Tổng hợp là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể sự vật
lớn. Ở mức độ này SV phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái
gì đó hoàn toàn mới.
Các động từ có thể dùng cho câu hỏi kiểm tra với mục đích đánh giá khả năng
tổng hợp của SV: thảo luận, lập kế hoạch, so sánh, tạo mới, xây dựng, sắp đặt, sáng
tác, tổ chức, thiết kế, giả thiết, hỗ trợ, viết ra, báo cáo, hợp nhất, tuân thủ, phát triển
6. Đánh giá (evaluation )
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí
thích hợp (hỗ trợ đánh giá bằng lý do hay lập luận). Để sử dụng đúng mức độ này, SV
phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm.
Những động từ sử dụng trong câu hỏi kiểm tra ở mức độ đánh giá là: phê bình,
bào chữa, thanh minh, tranh luận, kết luận, định lượng, xếp loại, đánh giá, lựa chọn,
ước tính, phán xét, bảo vệ, định giá
2.2. Vận dụng thang đo nhận thức của Bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi
trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học sư phạm.
nGuyễn thỊ kim Liên
4
Tương ứng với sáu cấp độ nhận thức trong thang Bloom, chúng ta có thể thiết
kế sáu loại câu hỏi với các mục tiêu khác nhau như sau:
1. Câu hỏi “nhớ, biết”
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra trí nhớ của SV về các dữ liệu, số liệu, tên người
hoặc địa phương, các định nghĩa, quy tắc, nguyên tắc, khái niệm. . . Giúp SV ôn lại
kiến thức đã biết, đã trải qua.
+ Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi, GV có thể sử dụng các từ, cụm từ:
Ai? Cái gì? Ở đâu? Thế nào? Khi nào? Hãy định nghĩa; Hãy mô tả; Hãy kể lại, v.v. . .
2. Câu hỏi “hiểu”
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra SV bằng cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu,
các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin. Giúp SV có khả năng nêu ra được các yếu tố cơ
bản trong bài học, biết so sánh các yếu tố, các sự kiện trong bài học.
+ Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi, GV có thể dụng các cụm từ: Hãy
so sánh; hãy liên hệ; vì sao; giải thích,v.v.v. . .
3. Câu hỏi “vận dụng”
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin thu được (các dữ
kiện, số liệu, đặc điểm...) vào tình huống mới. Giúp SV hiểu được nội dung kiến thức,
các khái niệm, định luật. Biết lựa chọn phương pháp để giải quyết vấn đề trong nghề
nghiệp và cuộc sống.
+ Cách thức dạy học: Trong khi dạy học, GV cần tạo ra những tình huống mới,
các bài tập, các vấn đề giúp SV vận dụng kiến thức đã học. GV có thể đưa ra nhiều
câu trả lời khác để lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác
nhau là một quá trình học tập tích cực.
4. Câu hỏi “phân tích”
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra
mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng, do đó
phát triển được tư duy logic.
+ Cách thức dạy học: Câu hỏi phân tích đòi hỏi SV phải trả lời tại sao? (khi giải
thích nguyên nhân); Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận); Em có thể kết luận như
thế nào? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
5. Câu hỏi “tổng hợp” :
nGuyễn thỊ kim Liên
5
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng của SV có thể đưa ra dự đoán, cách giải
quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. Loại câu hỏi này kích thích
sự sáng tạo và hướng SV tìm ra nhân tố mới.
+ Cách thức dạy học: GV tạo các tình huống phức tạp, những câu hỏi có vấn đề
khiến SV phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải sáng tạo riêng của mình.
Câu hỏi tổng hợp đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.
6. Câu hỏi “đánh giá”
+ Mục tiêu: Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của SV
trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng dựa trên các tiêu chí
đưa ra. Loại câu hỏi này có tác dụng thúc đẩy sự tìm tòi tri thức, sự xác định giá trị
của SV.
+ Cách thức dạy học: Chúng ta có thể xây dựng một số câu hỏi mang tính chất
mở như để tìm thấy khả năng học tập và vận dụng của SV.
Từ các cấp độ của nhận thức, nhà sư phạm có thể vận dụng vào việc ra các hệ
thống câu hỏi, bài tập, cũng như các sản phẩm nhóm và cá nhân để kiểm tra năng lực
mà người học đã đạt được, đã tiến bộ qua quá trình học tập cụ thể. Đánh giá năng lực
người học chính là việc tái hiện lại các chuẩn năng lực trên từng cá nhân người học.
Bên cạnh đó cũng đánh giá lại mức độ khoa học và hợp lý của các chuẩn năng lực và
mục tiêu học tập mà môn học đã đưa ra từ các đề cương môn học.
Nếu dựa theo thang Bloom thì bài kiểm tra hoặc hệ thống câu hỏi sử dụng sau
mỗi bài, chương phải được thiết kế theo các cấp độ nhận thức từ: Biết, Hiểu, Áp
dụng, Phân tích, Tổng hợp, và Đánh giá. Như vậy, hệ thống câu hỏi và nhiệm vụ
phải được nhà sư phạm xây dựng một cách chặt chẽ trên các bậc nhận thức. Sau đây
là một ví dụ minh họa:
Học phần Giáo dục học (phần lý luận dạy học).
Bài: TÍNH QUY LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
Sau khi học xong bài Tính quy luật và nguyên tắc dạy học, GV có thể thiết kế hệ
thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá SV theo sáu cấp độ trong thang nhận thức của Bloom
như sau:
1 . Câu hỏi “nhớ, biết”
- Tính quy luật là gì? Em hãy liệt kê những tính quy luật của quá trình dạy học?
- Nguyên tắc dạy học (NTDH) là gì? Em hãy nêu tên các nguyên tắc dạy học cơ
bản?
nGuyễn thỊ kim Liên
6
Với những câu hỏi này SV chỉ cần nhắc lại được khái niệm và nêu đầy đủ tên
của các tính quy luật và các nguyên tắc dạy học.
+ Ngoài ra, GV còn có thể đưa ra các bài tập dạng “đúng”, “sai”, SV nhớ lại
kiến thức đã học để chọn phương án trả lời đúng của mình về các bài tập, ví dụ:
- NTDH thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong quá trình dạy học
nhấn mạnh đến hai mặt khoa học và giáo dục trong mục tiêu và PPDH. (Đúng-sai). -
NTDH thống nhất giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành là thực hiện nguyên lý giáo
dục “Học đi đôi với hành”. (Đúng-sai).
- NTDH thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV với vai trò chủ động tích cực
của học sinh trong quá trình dạy học là thực hiện quan điểm: “Dạy học lấy học sinh
làm trung tâm”. (Đúng-sai).
- NTDH thống nhất giữa dạy tập thể và dạy cá thể trong quá trình dạy học là
thực hiện quan điểm: “Dạy học phân hóa”. (Đúng-sai).
- Thực hiện tốt các NTDH chính là phương thức đảm bảo cho quá trình dạy học
đạt được mục tiêu dạy học. (Đúng-sai).
2 . Câu hỏi “hiểu”
- Hãy phân biệt quy luật và tính quy luật?
- Bằng kiến thức đã học, hãy phân tích để làm rõ các khái niệm: nguyên tắc,
nguyên lý?
- Hãy trình bày mối liên hệ giữa các nguyên tắc dạy học?
- Hãy trình bày mối quan hệ giữa các nguyên tắc và các quy luật của quá trình
dạy học.
Với những câu hỏi này, đòi hỏi SV phải đọc giáo trình, nghe giảng và hiểu thật
sâu sắc các kiến thức đó mới có thể lý giải một cách đầy đủ.
3 . Câu hỏi “vận dụng”
- Tại sao nói GV một mặt phải quán triệt từng NTDH, mặt khác phải tuân thủ
toàn bộ hệ thống các NTDH?
- Tại sao có thể nói thực hiện tốt các nguyên tắc dạy học chính là nghệ thuật sư
phạm của người GV?
Để trả lời được câu hỏi này, SV phải hiểu hết nội dung và cách thức thực hiện
của tất cả các nguyên tắc dạy học thì mới vận dụng và lý giải được.
nGuyễn thỊ kim Liên
7
+ Hoặc GV có thể đặt câu hỏi và đưa ra nhiều câu trả lời khác để SV vận dụng
kiến thức đã học để lựa chọn một câu trả lời đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác
nhau là một quá trình học tập tích cực, ví dụ:
- Nguyên tắc dạy học là : a. Quan điểm giáo dục.
b. Luận điểm gốc của lý luận dạy học chỉ dẫn quá trình dạy học.
c. Nguyên lý giáo dục.
d. Quy định của nhà trường trong quá trình dạy học.
- Nguyên tắc dạy học được xây dựng trên các cơ sở :
a. Lý luận nhận thức.
b. Kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.
c. Thành tựu của khoa học giáo dục hiện đại.
d. Tất cả các ý trên.
4 . Câu hỏi “phân tích”
- Phân tích nội dung, cách thức thực hiện NTDH đảm bảo tính khoa học và tính
giáo dục trong quá trình dạy học, lấy ví dụ minh họa.
- Phân tích nội dung, cách thức thực hiện NTDH đảm bảo sự thống nhất giữa
dạy lý thuyết và dạy thực hành trong quá trình dạy học, lấy ví dụ minh họa.
- Phân tích nội dung, cách thức thực hiện NTDH đảm bảo sự thống nhất giữa vai
trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình dạy học,
lấy ví dụ minh họa.
Với câu hỏi này đòi hỏi SV phải hiểu và phân tích rất rõ về nội dung và cách
thực hiện từng nguyên tắc một thì mới có thể cho được ví dụ minh họa được đối với
mỗi nguyên tắc.
5 . Câu hỏi “tổng hợp”
- Qua các giờ giảng của GV ở trên lớp anh, chị hãy thống kê những điểm mạnh
nhất và những điểm yếu nhất của GV về việc thực hiện các NTDH. Từ đó, rút ra kết
luận sư phạm có nghĩa đối với bản thân trong việc vận dụng các NTDH trong quá trình
dạy học ở trường phổ thông sau này?
Trong trường hợp này, để thống kê được những điểm mạnh, yếu trong việc vận
dụng các NTDH của GV thì sinh viên phải có kiến thức tổng hợp về các NTDH, trên
cơ sở đó nêu ra suy nghĩ đối với bản thân mình.
6 . Câu hỏi “đánh giá”
nGuyễn thỊ kim Liên
8
GV có thể đưa ra tình huống sau để đánh giá mức độ hiểu bài của SV:
Tình huống: Mở đầu các bài dạy vật lý, thầy Hòa thường đưa ra những tình
huống, những câu hỏi khó và yêu cầu học sinh phải thảo luận để trả lời. Thầy cho rằng,
làm như thế thì học sinh mới tìm tòi suy nghĩ, mới có thể giải quyết vấn đề trong học
tập.
Trong cuộc họp tổ bộ môn, cô Phương cho rằng thầy Hòa làm như thế là vi phạm
nguyên tắc dạy học đảm bảo tính vừa sức, gây khó khăn cho học sinh.
Câu hỏi: Theo anh, chị tình huống tranh luận này nên giải quyết như thế nào?
Cách dạy như trên của thầy Hòa đúng hay sai? Vì sao?
Trong trường hợp này, để trả lời được câu hỏi này, đòi hỏi SV phải sử dụng
những hiểu biết của mình về các NTDH để lập luận cho quan điểm của mình và đánh
giá cho tình huống trên một cách đúng đắn nhất.
Từ ví dụ trên cho thấy, việc kiểm tra và đánh giá dựa trên năng lực người học
không chỉ xoay quanh các câu hỏi mang tính lý thuyết, mà đòi hỏi về cả năng lực vận
dụng lý thuyết vào thực hành. Ở các cấp độ 5 và 6, SV cần phải tạo ra sản phẩm cá
nhân từ những kiến thức, kinh nghiệm, thực hành và cả năng lực sáng tạo. Thang
Bloom chính là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp các nhà sư phạm xây dựng các
thang đánh giá người học một cách logic và phát huy tối đa năng lực nhận thức của
người học.
Tương tự, đối với các chương bài trong học phần Giáo dục học, người GV cần
đầu tư về thời gian và suy nghĩ để thiết kế bảng hỏi với các cấp độ trên để phát triển
năng lực nhận thức của người học một cách tốt nhất.
3 . Kết luận
Vận dụng thang đo nhận thức Bloom để thiết kế hệ thống câu hỏi trong giảng
dạy là việc làm hàng đầu của các nhà sư phạm trong quá trình dạy học. Từ việc xây
dựng bảng hỏi theo sáu cấp độ tư duy trong thang nhận thức của Bloom, chúng ta sẽ
thu được sản phẩm cá nhân từ những kiến thức, kinh nghiệm, thực hành và cả năng
lực sáng tạo trong quá trình học tập của SV.
Việc xây dựng bảng hỏi theo thang nhận thức của Bloom là công việc khoa học,
công phu cần phải được GV đầu tư nghiêm túc, đúng mức thì quá trình dạy học mới
thật sự có chiều sâu. Thang năng lực dựa vào phạm trù nhận thức của Benjamin Bloom
cho đến nay đang được phổ biến tại nhiều quốc gia tiên tiến và phát triển. Vận dụng
thang đo này để xây dựng bảng hỏi trong giảng dạy môn GDH chắc chắn mang lại
những hiệu quả thiết thực, không chỉ giúp cho quá trình dạy học đạt được chiều sâu
mà còn trang bị cho SV những phương pháp dạy học bổ ích, giúp SV có thể thực hiện
tốt nghề nghiệp trong tương lai.
nGuyễn thỊ kim Liên
9
Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu bài dạy, trình độ nhận thức hiện có của người học
khi tham gia vào quá trình dạy học mà GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra ở các mức độ
cho phù hợp nhằm để đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bloom B. S. (1956) and Coll, Taxonomy of Educational Objectives, Handbook
1: Cognitive Domain, Newyork, Mackay.
[2] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng,
Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định (2007), Giáo dục học – Tập 1, NXB Đại học sư
phạm, Hà Nội.
[3] Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2005), Rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm thường xuyên, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[4] Phạm Viết Vượng (2007), Bài tập Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, Hà
Nội.
[5] Phan Thị Hồng Vinh (2007), Phương pháp dạy học Giáo dục học, NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội.
Title: APPLYING THE BLOOM’S COGNITIVE TAXONOMY TO
DESIGN THE QUESTION SYSTEM IN THE TEACHING OF EDUCATION
MODULES AT QUANG NAM UNIVERSITY
NGUYEN THI KIM LIEN
Quang Nam University
Abstract: In the teaching process, to take positive steps in the cognitive
operation and use experiences of learners, teachers often use the question system. This
article shows the importance of building the question system according to the
Benjamin Bloom’s cognitive taxonomy on the basis of the intellectual abilities of
learners in the teaching of Education modules. Some concepts, purposes, necessary
questions and the application mode of Benjamin Bloom’s cognitive levels are also
mentioned in this article and concretized by using some examples. The results are
intended to help for themselves, colleagues and students have a useful reference in
order to apply in the teaching method, especially Education modules.
Keywords: Bloom, Bloom levels, Education, awareness, take positive steps in
the cognitive operation.
nGuyễn thỊ kim Liên
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_van_dung_thang_do_nhan_thuc_cua_bloom_6607_2130872.pdf