Tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan hành động nhằm nâng cao năng lực học tiếng việt như “ngôn ngữ thứ hai” cho học sinh tiểu học người dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang - Phan Thị Quỳnh Như: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
24
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ “NGÔN NGỮ THỨ HAI”
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH KIÊN GIANG
Phan Thị Quỳnh Như - Nguyễn Thị Bảy
Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
Ngày nhận bài: 30/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018.
Abstract: This article discusses the improvement of Vietnamese language competency for primary
ethnic Khmer students in Kien Giang province. The article has tested and evaluated the initial
results in applying action visualness method in teaching Vietnamese for these students. This is the
initial result to help elementary students approach specific teaching methods, from there, they will
be more confident when learning a second language.
Keywords: Ethnic student, action visualness method, mother tongue, second language.
1. Mở đầu
Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc (HSDT) gắn
với dạy ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp trực quan hành động nhằm nâng cao năng lực học tiếng việt như “ngôn ngữ thứ hai” cho học sinh tiểu học người dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang - Phan Thị Quỳnh Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
24
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ “NGÔN NGỮ THỨ HAI”
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH KIÊN GIANG
Phan Thị Quỳnh Như - Nguyễn Thị Bảy
Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
Ngày nhận bài: 30/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018.
Abstract: This article discusses the improvement of Vietnamese language competency for primary
ethnic Khmer students in Kien Giang province. The article has tested and evaluated the initial
results in applying action visualness method in teaching Vietnamese for these students. This is the
initial result to help elementary students approach specific teaching methods, from there, they will
be more confident when learning a second language.
Keywords: Ethnic student, action visualness method, mother tongue, second language.
1. Mở đầu
Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc (HSDT) gắn
với dạy học theo quan điểm giao tiếp. Về mặt thực hành,
trên cơ sở lí thuyết nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế các
giáo án dạy học thử nghiệm sử dụng những phương pháp
dạy học (PPDH) tích cực nhằm làm tăng sự tự tin, hứng
thú học tập cho HSDT; vận dụng phương pháp trực quan
hành động (PPTQHĐ) để dạy tiếng Việt.
Việc đổi mới PPDH dành cho đối tượng HSDT đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đề cập. Có thể điểm qua 3
tài liệu chính: 1) PPDH tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ
hai cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số cấp tiểu học [1];
2) Hướng dẫn giáo viên (GV) về tăng cường tiếng Việt
[2]; 3) Phương pháp (PP) dạy tiếng Việt cho HS dân tộc
cấp tiểu học [3]. Các giáo trình, tài liệu này đã khẳng định
sự cần thiết phải có PPDH đặc thù cho HSDT và các tác
giả đề xuất các biện pháp ưu việt giúp giáo viên tiểu học
(GVTH) có cách thức tổ chức dạy tiếng Việt riêng cho
đối tượng này.
Trước yêu cầu phát triển năng lực học tiếng Việt theo
định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới như
hiện nay, kĩ năng học tiếng Việt của học sinh tiểu học
(HSTH) người dân tộc thiểu số cần được chú trọng. Như
chúng ta đã biết, mỗi HS với tư cách là một người học
khi học tiếng nhất thiết phải nhận diện được đơn vị ngôn
ngữ; nhưng với một HSDT sẽ khó khăn hơn rất nhiều so
với HS người Kinh. Vì thế, GV cần có PPDH đặc thù
riêng cho đối tượng HSDT. Trong bài viết này, chúng tôi
thử nghiệm và xem việc vận dụng PPTQHĐ trong dạy
học tiếng Việt cho đối tượng này có hiệu quả không?
Việc nghiên cứu có giúp HSDT tự tin trong học tập, có
nhận diện đúng về các đơn vị ngôn ngữ: phát triển vốn
từ, nói đúng mẫu câu tiếng Việt hay không? Việc nghiên
cứu có giúp HSDT nắm vững kiến thức, yêu thích và sử
dụng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ (TMĐ) hay không?
Điểm mới so với nghiên cứu trước đây là: nếu như
nghiên cứu trước đây vận dụng các PPDH cơ bản trong
dạy tiếng Việt là PP phân tích ngôn ngữ, PP luyện theo
mẫu, PP giao tiếp, PP trực tiếp thì nghiên cứu này đã kết
hợp với PPTQHĐ. Đây là PPDH hiệu quả giúp cho
HSDT chiếm lĩnh tốt kiến thức khi học “ngôn ngữ thứ
hai” là tiếng Việt.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nâng cao năng lực học tiếng Việt cho học sinh dân
tộc từ chính việc dạy của giáo viên tiểu học
Việc nâng cao năng lực chuyên môn cho GVTH
trong dạy học tiếng Việt cho HSDT là nhằm trang bị cho
họ một công cụ khai thác hiệu quả để họ có sự định
hướng, chọn lựa PPDH tối ưu, hỗ trợ tích cực trong việc
giúp đỡ cho các em HSDT hòa nhập, tự tin khi sử dụng
tiếng Việt trong môi trường học tập và giao tiếp. Mặt
khác, điều này có tác dụng thúc đẩy GVTH luôn không
ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao năng lực sư phạm và
qua đó thể hiện cả sự tận tuỵ yêu nghề của họ.
2.2. Thực trạng của việc dạy học môn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc người Khmer của giáo viên tiểu học
tỉnh Kiên Giang hiện nay
Toàn tỉnh Kiên Giang có 340 trường tiểu học, gồm
6,305 lớp và tổng cộng có 159.912 HS, trong đó có
21,912 HSDT, chiếm tỉ lệ gần 13,7% HSDT so với HS
người Kinh. Từ số lượng thống kê cho thấy HSDT cấp
tiểu học chiếm số lượng không nhỏ. Để tìm hiểu thực
trạng GVTH dạy học tiếng Việt cho HSDT ở tiểu học
như thế nào, chúng tôi đã phát phiếu khảo sát cho GVTH
cốt cán của tỉnh trong đợt tham dự lớp tập huấn, với câu
hỏi: “Thầy/Cô có PPDH riêng nào khi dạy môn Tiếng
Việt cho đối tượng HS là người dân tộc không?”. Kết quả
là đã có 68/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 85%) cho rằng cách soạn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
25
giáo án, cách tổ chức, PPDH trong giờ dạy của họ là dành
cho tất cả đối tượng HS trong lớp là như nhau, không có
gì khác biệt. Thật ra điều này không đúng về mặt nguyên
tắc trong dạy học phân hóa đối tượng bởi chúng ta đều
biết HSDT khi học “ngôn ngữ thứ hai” chắc chắn trẻ sẽ
học khó khăn hơn so với HS người Kinh học TMĐ rất
nhiều. Vì lẽ đó, nâng cao năng lực chuyên môn cho
GVTH trong dạy học môn Tiếng Việt đối tượng là HSDT
là rất cần thiết.
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học “ngôn ngữ
thứ hai” của học sinh dân tộc
HSDT học tiếng Việt là học “ngôn ngữ thứ hai” -
không phải ngôn ngữ TMĐ của mình. Có thể dẫn ra một
số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc học tiếng
Việt của HSDT như: 1) Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ
làm trẻ phát âm không chuẩn, cấu trúc câu ngược; 2) Yếu
tố tâm lí: động cơ, trí nhớ, cảm xúc, năng khiếu; 3)Yếu
tố xã hội, tức là môi trường “ngôn ngữ thứ hai” vẫn
thường sử dụng ngôn ngữ TMĐ của mình để giao tiếp.
Cụ thể hơn, chúng ta có thể nhận thấy sự khó khăn
của HSDT khi học tiếng Việt so với HS người Kinh
thông qua bảng 1:
Bảng 1. So sánh sự khác nhau của trẻ tiếp xúc
giữa ngôn ngữ TMĐ và ngôn ngữ thứ 2
STT
Ngôn ngữ thứ nhất
(tiếng mẹ đẻ)
Ngôn ngữ thứ hai
(tiếng Việt)
1
HS được phát triển
trên vốn ngôn ngữ
hồn nhiên ban đầu,
học một cách vô thức
và được hoàn thiện
nâng cao khi học ở
trường phổ thông.
HSDT bắt đầu hoàn
toàn mới lạ, trẻ bắt
đầu học trên ý đồ của
người khác.
2
HS đã có khả năng
giao tiếp tự nhiên và
dễ dàng với người
chung quanh trước
khi học ngôn ngữ học
tập ở trường.
HSDT có khả năng
giao tiếp hạn chế, ít
ỏi. trẻ phải học một
cách có ý thức về
ngôn ngữ thứ hai và
sau đó mới sử dụng
vào hoạt động giao
tiếp (quá trình này
ngược với học ngôn
ngữ thứ nhất).
3
HS dễ dàng hiểu
được nghĩa của từ,
câu sẽ học bởi vì trẻ
đã nghe, sử dụng
chúng trong đời sống
hàng ngày bằng chính
HSDT không hiểu/
hoặc khó hiểu được
nghĩa của từ, câu sẽ
học bởi vì trẻ ít/ chưa
được nghe, sử dụng
chúng trong đời sống
hàng ngày. Vì thế, trẻ
trải nghiệm của bản
thân.
sẽ khó khăn để nắm
hiểu nội dung học
tập.
4
HS có thể dễ dàng
nhận ra trật tự đúng
của các từ trong cấu
trúc câu do kinh
nghiệm nghe, sử
dụng ngôn ngữ.
HSDT rất khó nhận
ra trật tự đúng của
các từ trong cấu trúc
câu của ngôn ngữ thứ
hai do TMĐ.
5
HS sử dụng ngôn ngữ
mọi lúc, mọi nơi,
trong mọi tình huống.
HSDT chỉ sử dụng
trong nhà trường, còn
ở gia đình, cộng đồng
thì trẻ thường sử
dụng TMĐ.
2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu
học trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
2.4.1. Khái niệm “phương pháp trực quan hành động”
Trực quan hành động (Total Physical Response - TPR)
là một PPDH thông qua hành động, có nghĩa là: nghe một
việc gì đó, sau đó thực hành lại qua hành động của cơ thể
[2; tr 45]. PPTQHĐ được áp dụng để dạy HS khi bắt đầu
học một ngôn ngữ mới, nhằm giúp HS đạt được các mục
tiêu học tập như: học từ vựng giống như cách một em nhỏ
học TMĐ của mình; HS được sử dụng tích cực các giác
quan và vận động cơ thể trong suốt quá trình tham gia vào
hoạt động học tập và thực hành ngôn ngữ mới.
2.4.2. Giới thiệu các phương pháp trực quan hành động
Các PPHĐTQ bao gồm 6 loại: 1) Trực quan hành
động (TQHĐ) với cơ thể; 2) TQHĐ với đồ vật; 3) TQHĐ
với tranh ảnh có sẵn; 4) TQHĐ với hoạt động vẽ tranh;
5) TQHĐ với di chuyển đến tranh; 6) TQHĐ với sự điều
chỉnh, biên tập lại câu chuyện [1].
Chúng tôi chọn 4 loại TQHĐ dưới đây để thử nghiệm:
- TQHĐ với đồ vật: loại hình này được học sau loại
hình TQHĐ với cơ thể, sử dụng để dạy các từ ngữ: gọi
tên các đồ vật xung quanh trẻ (bàn, ghế, cốc, thìa, sách,
bút,...); chỉ các hoạt động của người gắn với các đồ vật
xung quanh trẻ (cầm, xếp, đặt, cất, gói,...). Mẫu câu chỉ
các hoạt động gắn với các đồ vật xung quanh trẻ, ví dụ:
cầm quyển sách lên, đặt quyển sách xuống bàn, cất
quyển sách vào cặp da.
- TQHĐ với tranh ảnh có sẵn: loại hình này được sử
dụng để dạy các từ chỉ các sự việc, hoạt động không thể
mô tả bằng hành động cơ thể hoặc đồ vật thật, mà cần sử
dụng tranh vẽ/ảnh chụp.
- TQHĐ với hoạt động vẽ tranh: loại hình này sử dụng
để dạy các từ chỉ vị trí trong không gian: trên, dưới, trong,
ngoài, bên cạnh, giữa,... HS học nói từ và mẫu câu thông
qua việc vẽ hình ảnh của những từ và câu cần học theo lệnh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
26
của GV. Vì vậy, những đồ vật được vẽ phải gần gũi, quen
thuộc với trẻ. HS luyện kĩ năng nghe hiểu và vẽ đúng vị trí
của đồ vật, luyện kĩ năng hỏi và trả lời câu hỏi: Cái... ở đâu?
- TQHĐ với sự điều chỉnh, biên tập lại câu chuyện:
khi thực hành kể chuyện những cốt truyện dài, khó nhớ,
từ ngữ khó hiểu thì đây là biện pháp ưu việt. HSDT dễ
hiểu, dễ nhớ hơn mà vẫn đảm bảo nội dung, tình tiết của
truyện. HS học từ và mẫu câu, học nội dung câu chuyện
thông qua việc diễn lại các hành động của các nhân vật
trong câu chuyện. các em sẽ được cung cấp các từ chỉ các
trạng thái, hành động của nhân vật trong những tình
huống cụ thể của câu chuyện. GV cần bổ sung những
mẫu câu được lặp đi lặp lại trong câu chuyện, đặc biệt là
những lời thoại trực tiếp và chú ý lặp lại ít nhất 2 lần lời
thoại nhân vật, hoặc mẫu câu/chi tiết quan trọng. GV
thiết kế các động tác, cử chỉ, điệu bộ trong khi kể chuyện
giúp trẻ hiểu nghĩa của câu chuyện.
Có thể tóm lược các PPTQHĐ qua bảng sau theo 3
nhóm chính (bảng 2):
2.4.3. Quy trình thực hiện phương pháp trực quan hành động
Bước 1. GV Làm mẫu: GV nói từ mới; dùng khẩu
lệnh mẫu với các từ mới đó và làm mẫu hành động kèm
theo (3 lần). Sau đó, GV mời 2-3 HS lên làm mẫu cùng
với mình (3 lần).
Bước 2. GV cùng thực hành với HS. GV nói từ, HS
thực hiện hành động (3 lần); sau đó, HS vừa nói vừa thực
hiện hành động (mỗi cặp, nhóm làm 3 lần; cố gắng tất cả
HS trong lớp thực nghiệm cùng được thực hành.
HS tự thực hành (theo nhóm hoặc cá nhân). Trẻ nói
từ và thực hiện hành động (mỗi nhóm 3 lần, cố gắng tất
cả HS đều có lượt thực hành).
Bước 3. GV cùng HS ôn luyện các nội dung vừa học
thông qua các hình thức trò chơi (đưa từ vào các tình
huống giao tiếp). Khẩu lệnh ở bước này có thể được tráo
đổi thứ tự các từ mới cho khác với khẩu lệnh mẫu; kết
hợp ôn tập các từ HS đã học.
GV cần đặc biệt lưu ý đến Quy tắc con số 3. Cụ thể:
thực hiện theo 3 bước: làm mẫu, thực hành, ôn luyện. Ở
bước “Làm mẫu” và “Thực hành”, mỗi khẩu lệnh được
thực hiện ít nhất 3 lần; ở bước “Ôn luyện” có thể nhiều
hơn 3. Mỗi lần dạy không quá 3 từ mới (mỗi bài học có
thể có 2-3 lần dạy khác nhau).
2.5. Vận dụng phương pháp trực quan hành động
trong dạy môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc người
Khmer, Trường Tiểu học Thới Quản 1, huyện Gò
Quao, tỉnh Kiên Giang
- Đối tượng và số tiết thử nghiệm
Đối tượng được thực nghiệm là 12 HSDT người
Khmer, lớp 2/3, Trường Tiểu học Thới Quản 1, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Số tiết thử nghiệm là 4 buổi,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, học kì 2, năm học 2016-
Bảng 2. Khái quát các nhóm chính về PPTQHĐ
STT Loại hình Ứng dụng Loại từ vựng (gợi ý)
1 TQHĐ với đồ vật
HS sử dụng vốn từ vựng học được để áp
dụng vào việc thực hiện hành động với đồ
vật xung quanh.
Từ chỉ các đồ vật gần gũi cây bút, cái
bàn, màu đỏ,..
2 TQHĐ với hình ảnh
a) HS sử dụng những từ đã biết để nói và trả
lời câu hỏi theo nội dung tranh, ảnh về những
từ, câu cần học.
Từ chỉ các sự việc không thể diễn tả
bằng hành động và đồ vật thật mà cần
sử dụng tranh, ảnh, mô hình như cánh
đồng, chợ, trường học,...
b) HS vẽ hình ảnh của những từ cần học.
Từ chỉ hình ảnh mà HS có thể vẽ ra
được: cái nhà, cái cây, quả trứng,
quyển sách,...
3
TQHĐ với biên tập lại
câu chuyện
c) HS sử dụng câu chuyện do GV biên tập lại
để thực hành kể chuyện để giảm bớt độ dài
câu chuyện. GV bỏ đi những chi tiết diễn giải
rườm rà, những lời đưa đẩy, dẫn dắt dài dòng
để câu chuyện ngắn gọn lại. GV rà soát các
từ mới và khó với trẻ: hoặc tìm từ khác thay
thế (nếu không ảnh hưởng đến nội dung câu
chuyện), hoặc xác định giải nghĩa từ cho trẻ
hiểu nghĩa. GV cần bổ sung những mẫu câu
được lặp đi lặp lại trong câu chuyện, đặc biệt
là những lời thoại. Nếu trong câu chuyện đã
có những lời nói gián tiếp thì hãy đổi thành
lời nói trực tiếp.
Từ ngữ, cấu trúc câu ngắn gọn, dễ
hiểu với tư duy của HS kèm với các
yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt,...
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
27
2017. Trường có đến 79,8% HS là người dân tộc Khmer.
Đối tượng thực nghiệm là HS có hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, cha mẹ ít quan tâm; nơi các em sinh sống có mật
độ phân bố dân cư thưa thớt và chủ yếu là người dân tộc
Khmer (thậm chí có mẹ của em Danh Bưởi, ba của em
Thị Sên là không nói rõ tiếng Việt). Điều này cho thấy
đối tượng thực nghiệm sẽ gặp khó khăn về ngôn ngữ
trong giao tiếp, học tập.
- Mục tiêu và PP thử nghiệm
Tiến hành thực nghiệm này, chúng tôi hướng đến
mục tiêu: PPTQHĐ có giúp HS tự tin trong học tập, có
nhận diện đúng về các đơn vị ngôn ngữ: phát triển vốn
từ, nói đúng mẫu câu tiếng Việt hay không. Do đó, chúng
tôi sử dụng cách thức trước và sau thực nghiệm là thu
thập các sản phẩm viết của HS, dự giờ 1 tiết trong giờ
học Luyện từ và câu, trao đổi, phỏng vấn 12 HS được
thực nghiệm và cả GV dạy học (sản phẩm nói, viết trên
lớp, những đoạn ghi âm của HS khi trả lời phỏng vấn),
trao đổi với GVTH về PPTQHĐ, phiếu đánh giá khảo sát
trước và sau thực nghiệm về khả năng ngôn ngữ (định
lượng) và trên phương diện nhận xét về thái độ, khả năng
học tiếng Việt của HSDT (định tính) để phân tích, so
sánh nhằm kiểm chứng về PPTQHĐ.
- Tổ chức dạy học thực nghiệm ngoài giờ lên lớp
+ Vận dụng PPTQHĐ
Chúng tôi đã dành 4 buổi và chọn lựa 4 PPTQHĐ để
thử nghiệm cho HS như: TQHĐ với đồ vật, TQHĐ với
tranh ảnh có sẵn, TQHĐ với hoạt động vẽ tranh và
TQHĐ với sự điều chỉnh, biên tập lại câu chuyện và tuân
thủ quy trình Quy tắc con số 3: Làm mẫu, thực hành, ôn
luyện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lưu ý đến giọng đọc,
nói của GV cũng phải chuẩn mực về chính âm, ngữ điệu
vì đó là phương tiện trực quan đặc biệt giúp HS nghe,
làm theo, hiểu đơn vị ngôn ngữ chính xác, rõ ràng nhất.
+ Dạy học theo sự phân hóa, biết ngợi khen, động
viên, khuyến khích
Trong lớp thực nghiệm, GV phải xác định rõ từng đối
tượng HS (hoàn cảnh gia đình, nơi dân cư sinh sống, khả
năng ngôn ngữ) để có PPDH thích hợp. Đó là điều kiện
tiên quyết giúp HS học tiếng Việt hiệu quả. Chúng tôi sử
dụng Quy tắc con số 3 và theo quy trình các bước (như
mục 2.4.3 ở trên) nhưng HS nào ngữ yếu hơn thì chúng
tôi linh hoạt đến con số 3-4. Khi hướng dẫn, giảng dạy,
rèn luyện cho đối tượng này, chúng tôi phải thường
xuyên gọi các em nói, đọc nhiều hơn so với các HS khác
trong lớp thực nghiệm. GV đừng quên khen ngợi, động
viên, khích lệ những cố gắng dù rất nhỏ của các em. Sự
khích lệ HS ở đối tượng đặc biệt này sẽ thúc đẩy sự tiến
bộ rất lớn bởi các em sẽ không còn thấy tự ti, mặc cảm.
Các em tìm thấy niềm vui trong học tập, tự tin vào khả
năng của mình và nhận thấy mình được tôn trọng.
+ Nhóm đôi học tập
Chúng tôi có mời thêm 2 đối tượng HS người dân tộc
Kinh cùng học chung với HS Danh Bưởi, Thị Sên (2
HSDT khó khăn trong học tiếng Việt nhất để hỗ trợ)
nhằm giúp đối tượng này đọc tốt hơn. Một HS người dân
tộc Kinh ngồi cạnh bên một HSDT. Chính việc học theo
nhóm đôi này đã giúp hai HSDT học tiến bộ, tự tin, cởi
mở hơn (vì khi em HSDT lúng túng, bối rối lúc đọc, nói
nghĩa tiếng/từ/ câu thì có em HS người Kinh hỗ trợ thêm
với GV dạy thực nghiệm).
- Kết quả thử nghiệm bước đầu
Chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp bước đầu thực
nghiệm về PPTQHĐ cho HSDT và đã thu được một số
kết quả khả quan. Đơn cử như vận dụng TQHĐ với biên
tập lại câu chuyện Rùa và thỏ, chúng tôi nhận thấy HSDT
kể lại chuyện dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn so với câu chuyện
chưa được biên tập như dưới đây:
Bảng 3. Nội dung câu chuyện trước và sau biên tập
Câu chuyện
chưa biên tập
Câu chuyện
đã biên tập lại
1. Trời mùa thu mát mẻ.
Trên bờ sông, một con
Rùa đang cố sức tập
chạy. Một con Thỏ thấy
thế liền mỉa mai:
- Chậm như Rùa mà cũng
đòi tập chạy.
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi. Anh
với tôi thử chạy thi coi ai
hơn?
Thỏ ngạc nhiên:
- Chú em mà cũng dám
chạy thi với ta sao? Ta
chấp chú em một nửa
đường đó!
2. Rùa không nói gì. Biết
mình chậm chạp, nó cố
sức chạy thật nhanh. Thỏ
nhìn theo, mỉm cười. Nó
nghĩ: “Việc gì mà vội,
Rùa gần tới đích, mình
phóng cũng thừa sức
thắng cuộc”. Vì vậy, nó
cứ nhởn nhơ nhìn trời,
nhìn mây, thỉnh thoảng
nhấm nháp vài ngọn cỏ
1. Trên bờ sông, 1 chú rùa
đang cố sức tập chạy.
Thỏ trông thấy cười nói:
- Chậm như Rùa mà cũng
đòi tập chạy.
Rùa đáp:
- Anh đừng cười tôi. Anh
với tôi thử chạy thi xem
ai nhanh hơn.
Thỏ ngạc nhiên:
- Chú em dám chạy thi
với ta sao? Ta chấp chú
em một nửa đường đó.
2. Rùa đồng ý. Nó cố sức
chạy thật nhanh còn Thỏ
thì cứ nhởn nhơ hái hoa,
bắt bướm.
3. Chợt nhớ đến cuộc thi,
nhìn thấy Rùa đã gần tới
đích. Nó vội cắm đầu
chạy nhưng đã muộn mất
rồi. Rùa đã về tới đích
trước nó.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28
28
non, có vẻ khoan khoái
lắm.
3. Lúc sực nhớ đến cuộc
thi, ngẩng đầu lên, nó
thấy Rùa đã gần tới đích,
bèn vắt chân lên cổ mà
chạy. Nhưng đã muộn
mất rồi. Rùa đã về tới
đích trước nó.
Để đo lường kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã có
một bài test khả năng nhận biết của HS trước và sau thực
nghiệm về nhận diện, phát âm và hiểu nghĩa (tiếng, từ,
câu) như bảng 4 theo các mức độ:
Với tổng số 12 HS sau thực nghiệm, kết quả thu được
thể hiện trong bảng 5:
Bảng 5. Thống kê sau thực nghiệm
Nội dung
so sánh
Số lượng
HS
Đạt Chưa đạt
Tiếng 12 9 (75 %) 3 (25 %)
Từ ngữ 12 9 (75 %) 3 (25 %)
Câu 12 7 (58,3.%) 5 (41,7 %)
Tổng TBC 69,4% 30,6 %
Bảng 3 và bảng 4 cho thấy: sau thử nghiệm, về nhận
diện tiếng giảm 5 HS đọc kém (chiếm tỉ lệ 41,8%); sang
phần nhận diện từ ngữ, số lượng HS mức độ đọc trung
bình tăng lên 3 HS (chiếm tỉ lệ 25.3%); riêng phần nhận
diện câu thì từ 10 HS có mức độ đọc kém đã giảm xuống
còn 5 HS(chiếm tỉ lệ 50%). Điều đó chứng tỏ ở phần nhận
diện tiếng, HS dễ dàng đọc khá nhưng sang phần từ ngữ,
câu thì HS đã khó khăn trong nhận biết. Chính kết quả test
trên sẽ giúp chúng tôi có những kế hoạch tăng cường cho
HS nhận biết (đọc, nắm về nghĩa) nhiều hơn ở phần từ, câu
để khắc phục yếu kém trên. Kết quả thực nghiệm như trên
cho thấy, việc vận dụng PPTQHĐ đã trả lời được mục tiêu
thực nghiệm đặt ra: HS nhận diện đúng về các đơn vị ngôn
ngữ (sử dụng vốn từ, phát triển vốn từ, biết tìm thêm ví dụ
đơn giản,...). Như vậy, nếu HSDT được học trong môi
trường học tập thân thiện và GV nắm hiểu PPDH đặc thù
dành cho đối tượng, nắm hiểu tâm lí, biết khích lệ, động
viên HS thì các em có cơ hội phát triển năng lực ngôn ngữ
bình thường như những bạn học cùng lớp.
3. Kết luận
Tóm lại, nâng cao năng lực học tiếng Việt cho HSTH
người dân tộc Khmer là rất cần thiết trong bối cảnh
chương trình giáo dục phổ thông mới. Do đó, GVTH cần
trang bị, tìm tòi, sáng tạo trong dạy học để phù hợp với
từng đối tượng. Điều này sẽ đem nhiều lợi ích trong học
tập cho HS người dân tộc, giúp các em hiểu biết cơ bản
về kiến thức tiếng Việt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp;
biết thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách
hiệu quả và tự tin hơn trong việc học “ngôn ngữ thứ hai”
như ngôn ngữ TMĐ của mình.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2014). Phương pháp dạy học tiếng Việt
như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu
số cấp tiểu học. Tài liệu tập huấn. NXB Giáo dục
Việt Nam, tr 18-19.
[2] Bộ GD-ĐT (2008). Hướng dẫn giáo viên về tăng
cường tiếng Việt. Tài liệu tập huấn. NXB Giáo dục
Việt Nam, tr 45-47.
[3] Mông Ký Slay (chủ biên, 2000). Phương pháp dạy
tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học. NXB
Giáo dục Việt Nam.
[4] Xavier Roegiers (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay
làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường.
NXB Giáo dục.
[5] Vũ Thị Mai Hường (2016). Các mô hình lãnh đạo và
hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông ở Việt nam hiện nay. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6b, tr 36-43.
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Bảng 4. Bảng so sánh các mức độ nhận biết của HS trước và sau thực nghiệm
Nội dung
so sánh
Thể hiện ở bài test
Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm
Rất tốt
(4)
Tốt
(3)
Bình
thường
(2)
Kém
(1)
Rất tốt
(4)
Tốt
(3)
Bình
thường
(2)
Kém
(1)
Tiếng 0 (0 %) 1 (8,3%) 3 (25%) 8(66,7%) 0 (0 %) 2 (16,6%) 7 (58,5%) 3 (24,9%)
Từ ngữ 0 (0 %) 1 (8,3%) 2 (16,6%) 9 (75,1%) 0 (0 %) 4 (33,2% 5 (41,9%) 3 (24,9%)
Câu 0 (0 %) 0 (0%) 2 (16,6%) 10 (83,4%) 0 (0 %) 1 (8,3% 6 (50%) 5 (41,7%)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 06phan_thi_quynh_nhu_nguyen_thi_bay_2505_2135438.pdf