Tài liệu Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học Vật lí ở trường Phổ thông: Đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học - Phạm Xuân Quế: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0158
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 49-56
This paper is available online at
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: ĐƯA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
VÀO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Phạm Xuân Quế1 và Nguyễn Văn Nghiệp2
1Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tóm tắt. Phương pháp khoa học được hình thành và phát triển từ thế kỉ 17. Quy trình
phương pháp khoa học gồm 5 giai đoạn: Quan sát, nêu câu hỏi khoa học; nghiên cứu tổng
quan, chính xác lại nội hàm câu hỏi khoa học; xây dựng giả thuyết; kiểm chứng giả thuyết
bằng thực nghiệm; công bố và bảo vệ kết quả. Nghiên cứu tổng quan là một nội dung quan
trọng trong quy trình phương pháp khoa học. Nội dung bài báo này nhằm phân tích cho
thấy cần đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học kiến thức vật lí hay tiến
trình vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết vấn đề...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học Vật lí ở trường Phổ thông: Đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học - Phạm Xuân Quế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0158
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 49-56
This paper is available online at
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG: ĐƯA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
VÀO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Phạm Xuân Quế1 và Nguyễn Văn Nghiệp2
1Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tóm tắt. Phương pháp khoa học được hình thành và phát triển từ thế kỉ 17. Quy trình
phương pháp khoa học gồm 5 giai đoạn: Quan sát, nêu câu hỏi khoa học; nghiên cứu tổng
quan, chính xác lại nội hàm câu hỏi khoa học; xây dựng giả thuyết; kiểm chứng giả thuyết
bằng thực nghiệm; công bố và bảo vệ kết quả. Nghiên cứu tổng quan là một nội dung quan
trọng trong quy trình phương pháp khoa học. Nội dung bài báo này nhằm phân tích cho
thấy cần đưa nội dung nghiên cứu tổng quan vào tiến trình dạy học kiến thức vật lí hay tiến
trình vận dụng kiến thức vật lí trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn, đồng thời cũng đề
xuất biện pháp thực hiện công việc đó trong điều kiện dạy học phổ thông hiện nay.
Từ khóa: Phương pháp khoa học, tổng quan, nghiên cứu tổng quan.
1. Mở đầu
Trong lí luận và thực tiễn dạy học ở trường phổ thông, với quan điểm “chương trình môn
khoa học tự nhiên cố gắng dạy học sinh như một nhà nghiên cứu” và “giáo viên là những người
dẫn dắt hoạt động nghiên cứu của học sinh trong lớp học” [4; 2], một số phương pháp dạy học
gần với phương pháp khoa học đã và đang được áp dụng ở nước ngoài cũng như trong nước như:
Phương pháp dạy học tìm tòi, khám phá; phương pháp dạy học theo LAMAP (bàn tay nặn bột);
phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam có thể nhắc đến quan điểm vận
dụng chu trình sáng tạo khoa học trong dạy học vật lí của Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng
và Phạm Xuân Quế [2; 24], quan điểm chuyển từ phương pháp khoa học sang phương pháp dạy
học của Thái Duy Tuyên khi đề xuất chuyển từ phương pháp khoa học sang phương pháp tự học
và đưa ra một số giải pháp cho giáo viên tổ chức cho học sinh tự học [3; 158]; hay quan điểm của
Lê Quang Sơn, khẳng định dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là phương pháp thích
hợp với đào tạo ở đại học [5]. Vấn đề đặt ra là phương pháp khoa học cần được vận dụng vào dạy
học khoa học tự nhiên nói chung và dạy học vật lí nói riêng như thế nào để học vật lí như nghiên
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Văn Nghiệp, địa chỉ e-mail: nvnghiep@moet.edu.vn
49
Phạm Xuân Quế và Nguyễn Văn Nghiệp
cứu vật lí phù hợp với điều kiện dạy học ở trường phổ thông nhằm phát triển đầy đủ năng lực tìm
tòi, khám phá, giải quyết vấn đề ở học sinh?
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm về phương pháp khoa học
Thuật ngữ "Methodos" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là con đường, phương pháp nghiên cứu
một cách khoa học. Phương pháp khoa học (scientific method) là một tập hợp những cách thức
những thủ thuật hoặc thao tác lí thuyết hay thực hành nhằm nhận thức thực tiễn hoặc giải quyết
một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Phương pháp khoa học đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử.
Theo từ điển tiếng Anh thì phương pháp khoa học là "thủ tục đặc trưng của khoa học tự nhiên kể
từ thế kỉ 17, bao gồm sự quan sát có hệ thống, đo lường và thí nghiệm, xây dựng các giả thuyết,
thí nghiệm kiểm tra và sửa đổi các giả thuyết" [6].
2.2. Quy trình phương pháp khoa học
Phương pháp khoa học là một quá trình các nhà khoa học phải tuân theo khi tiến hành hoạt
động nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp khoa học góp phần quyết định thành
công của mọi quá trình nghiên cứu. Có nhiều cách khác nhau để mô tả chu trình phương pháp
khoa học, nhưng chúng có các giai đoạn cơ bản được mô tả trên Hình 1.
Hình 1. Quy trình phương pháp khoa học
50
Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông...
Quy trình phương pháp khoa học có những 5 giai đoạn cơ bản dưới đây [7]:
- Quan sát, nêu câu hỏi khoa học: Nghiên cứu khoa học là quá trình bắt đầu từ việc con
người quan sát thế giới tự nhiên, phát hiện ra những vấn đề thắc mắc chưa giải thích được và tìm
cách giải thích một cách khoa học những vấn đề đó. Các vấn đề thắc mắc này được nêu ra dưới
dạng câu hỏi khoa học.
- Nghiên cứu tổng quan, chính xác lại nội hàm câu hỏi khoa học. Việc nghiên của tổng quan
là nội dung không thể thiếu được trong một nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu tổng quan sẽ cho ta
biết vấn đề thắc mắc hay câu hỏi khoa học được nêu ra ở giai đoạn 1 đã có câu trả lời hay chưa và
mức độ câu trả lời như thế nào để xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết, đi đến chính
xác lại nội hàm câu hỏi khoa học.
- Xây dựng giả thuyết: Từ câu hỏi khoa học đã được chính xác hóa ở giai đoạn 2, người
nghiên cứu đưa ra câu trả lời mang tích chất giả thuyết (dự đoán). "Giả thuyết là một nhận định sơ
bộ, một kết luận giả định về bản chất một sự vật, do người nghiên cứu đặt ra để chứng minh hoặc
bác bỏ" [1]. Giả thuyết đưa ra có thể đúng hoặc sai.
- Kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm: Tính đúng hay sai của giả thuyết được kiểm
chứng thông qua thực nghiệm, bằng các thí nghiệm kiểm soát được và nhân rộng. Trong nhiều
trường hợp, không thể kiểm chứng trực tiếp giả thuyết thì cần kiểm chứng hệ quả được suy ra từ
giả thuyết. Ở giai đoạn này cần tiến hành các bước: Thiết kế phương án thí nghiệm; tiến hành thí
nghiệm; thu thập, phân tích các dữ liệu thực nghiệm để đưa ra một nhận định, kết quả. So sánh kết
quả thực nghiệm này với giả thuyết: Nếu kết quả phù hợp với giả thuyết thì đi đến kết luận là giả
thuyết đúng; nếu kết quả không phù hợp với giả thuyết thì giả thuyết sai, khi đó cần quay lại giai
đoạn 3 để điều chỉnh giả thuyết và tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo.
- Công bố và bảo vệ kết quả: Kết quả nghiên cứu được công bố trên các phương tiện thông
tin hay hội thảo khoa học theo quy định và sẽ được bảo vệ khi có những ý kiến phản biện.
2.3. Sự cần thiết đưa giai đoạn “Nghiên cứu tổng quan” vào trong quá trình
dạy học khoa học tự nhiên
Một số phương pháp dạy học tiếp cận với phương pháp khoa học đang được giáo viên vận
dụng trong dạy học vật lí thường gặp ở trường phổ thông là:
- Phương pháp dạy học tìm tòi, khám phá, gồm 5 giai đoạn: Đặt ra các câu hỏi khoa học;
đưa ra giả thuyết/dự đoán khoa học làm cơ sở cho việc trả lời câu hỏi khoa học; tiến hành các thí
nghiệm đề kiểm chứng giả thuyết đó; rút ra kết luận; báo cáo và bảo vệ kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp dạy học theo LAMAP, gồm 5 giai đoạn: Tình huống xuất phát và câu hỏi
nêu vấn đề; bộc lộ quan niệm ban đầu của HS; đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương
án thực nghiệm; tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu; kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, gồm 5 giai đoạn: Làm nảy sinh vấn
đề cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát; phát biểu vấn đề cần giải quyết; giải quyết
vấn đề (suy đoán giải pháp giải quyết vấn đề - nhờ khảo sát lí thuyết và/hoặc khảo sát thực nghiệm,
thực hiện giải pháp đã suy đoán); rút ra kết luận (kiến thức mới); vận dụng kiến thức mới để giải
quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo.
51
Phạm Xuân Quế và Nguyễn Văn Nghiệp
Các phương pháp dạy học trên đều không đề cập đến giai đoạn nghiên cứu tổng quan của
vấn đề nghiên cứu, mặc dù giai đoạn này là quan trọng và bắt buộc trong thực tiễn nghiên cứu
khoa học với bất cứ một nghiên cứu khoa học. Vì vậy, nghiên cứu tổng quan cần được xem xét đưa
vào trong quá trình dạy học khoa học tự nhiên nói chung và dạy học vật lí nói riêng ở trường phổ
thông để phát triển đầy đủ năng lực tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề ở học sinh.
2.4. Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo phương pháp khoa học có chú ý đến
giai đoạn “nghiên cứu tổng quan”
* Nghiên cứu tổng quan
Hiện nay, trong công tác thông tin khoa học và nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có
các cách hiểu và giải thích thuật ngữ “Tổng quan” khác nhau. Sự khác biệt trong quan niệm về nội
hàm của thuật ngữ "Tổng quan" do mỗi nhóm tác giả đưa ra xuất phát từ những mục đích riêng, từ
cách tiếp cận riêng của mình. Dưới đây là một số khái niệm về tổng quan [8].
Trong "Đại từ điển tiếng Việt" do Nguyễn Như Ý chủ biên từ “Tổng quan” là từ dùng để chỉ
một cái nhìn tổng quát, toàn diện đối với một đối tượng nào đó.
Tổng quan (từ tương ứng trong tiếng Anh là review, tiếng Nga là obzor), theo cách hiểu
chung nhất, là một bản tin, một bài nghiên cứu độc lập phân tích, trình bày và đánh giá đầy đủ,
khái quát, toàn diện các đặc điểm hình thức, nội dung, những ưu, nhược của một đơn vị tài liệu hay
của một đề tài, chủ đề được phản ánh trong một nhóm tài liệu khác nhau. Tổng quan, nhìn chung,
là một sản phẩm thông tin, là kết quả của một quá trình phân tích - tổng hợp thông tin hàm chứa
trong tài liệu và tái hiện chúng theo một hệ thống mới, cô đọng và khái quát.
Trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tổng quan bao gồm việc nghiên cứu tìm hiểu và
đánh giá các cách thức và kết quả giải quyết vấn đề (liên quan trực tiếp đến đề tài đang được tác giả
quan tâm) đã được công bố trên các phương tiện thông tin để xác định hướng đi, cách giải quyết
mới đối với vấn đề đang nghiên cứu.
* Những khó khăn khi yêu cầu học sinh nghiên cứu tổng quan trong tiến trình dạy học
Nếu trong dạy học, ta cũng yêu cầu học sinh nghiên cứu tổng quan trên cơ sở tìm đọc
các thông tin về các nghiên cứu đã công bố trên các phương tiện hiện có thì gặp phải một số trở
ngại sau: (i) quá trình nghiên cứu tổng quan của học sinh sẽ phải sử dụng các nguồn thông tin từ
Internet, SGK và các tài liệu khác, mà trong các tài liệu này đã đề cập đầy đủ kiến thức mà học
sinh sẽ nghiên cứu, nghĩa là đã đề cập đầy đủ nội dung câu trả lời đối với câu hỏi đặt ra ở giai
đoạn 1 của phương pháp khoa học; (ii) có thể lượng thông tin kiến thức mà học sinh tìm hiểu quá
lớn và vượt xa với trình độ tư duy, sự hiểu biết của học sinh hay nói khác đi nó vượt quá giới hạn
của chương trình học đối với lớp học, cấp học; (iii) trong quá trình nghiên cứu tổng quan học sinh
không biết phải dừng lại ở mức độ kiến thức nào là đủ, vì thế sẽ không khả thi trong dạy học; (iv)
thời lượng nghiên cứu một đơn vị kiến thức của học sinh ở trường phổ thông có giới hạn theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mặc dù có những khó khăn trên, nhưng theo chúng tôi, nghiên cứu tổng quan là công việc
không thể thiếu trong quá trình dạy học. Vậy trong dạy học, nếu đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng
quan” vào trong quy trình xây dựng một kiến thức vật lí hay vận dụng kiến thức trong việc giải
quyết vấn đề thực tiễn thì cần tổ chức nội dung giai đoạn này như thế nào?
52
Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông...
* Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào trong dạy học
Việc đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào trong dạy học vật lí cần phân biệt đối với
hai trường hợp khác nhau: trường hợp xây dựng một kiến thức vật lí cơ bản và trường hợp vận dụng
kiến thức trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống.
- Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào trong quy trình xây dựng một kiến
thức vật lí cơ bản.
Để đáp ứng yêu cầu của việc nghiên cứu tổng quan về một kiến thức cơ bản của vật lí như
khái niệm, định luật, thuyết trong chương trình giáo dục phổ thông, trước hết giáo viên không thể
yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa (SGK) để tìm câu trả lời, vì ở SGK đã trình bày câu trả lời
hoàn toàn khoa học về sự hình thành kiến thức. Làm như vậy sẽ không tạo ra tình huống, yếu tố có
vấn đề trong học tập. Do đó, việc tổ chức học sinh nghiên cứu tổng quan sẽ được tiến hành theo 2
bước sau:
Bước 1: Giáo viên đọc lịch sử vật lí về sự phát triển kiến thức cần dạy, xác định những nội
dung chính liên quan đến sự phát triển kiến thức (tổng quan). Sau đó, giáo viên có thể thông báo
cho học sinh địa chỉ có đề cập đến những nội dung này và yêu cầu họ tìm đọc, hoặc giáo viên tập
hợp những nội dung này viết thành tổng quan dưới dạng văn bản để cung cấp tổng quan cho học
sinh nghiên cứu.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tổng quan về sự phát triển kiến thức, phân tích,
đánh giá và hoàn thiện nội dung theo yêu cầu (như nêu ở Bảng nghiên cứu tổng quan trong phần
ví dụ dưới đây).
Ví dụ về việc tổ chức dạy học giai đoạn nghiên cứu tổng quan về từ trường của nam châm
được trình bày ở Bảng 1.
Sau khi học sinh kết thúc giai đoạn 1 theo tiến trình của phương pháp khoa học tức là học
sinh đã tiến hành các thí nghiệm về tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm sắt, thép,
với các vật liệu khác và phát biểu câu hỏi khoa học: Tại sao nam châm hút nam châm và sắt nhưng
không hút được giấy vụn, lông ngỗng, gỗ, ...? Tại sao khi sắt được nam châm hút lại hút được các
vật bằng sắt khác? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm đọc (hoặc đọc nội dung giáo viên đã chuẩn bị)
các kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về từ trường, sau đó yêu cầu học sinh hoàn
thành tóm tắt việc nghiên cứu tổng quan theo các nội dung như bảng dưới đây (dưới sự hướng dẫn
thích hợp của giáo viên):
Dựa trên kết quả “nghiên cứu tổng quan”, học sinh có thể chính xác lại nội hàm câu hỏi
khoa học, ví dụ như:
Tương tác từ (giữa nam châm với nam châm, với sắt, . . . ) thông qua môi trường vật chất nào?
Những hiện tượng nào là biểu hiện vật chất của môi trường này, là biểu hiện vật chất mối
liên quan giữa môi trường tương tác từ với độ lớn tương tác từ?
Sắt có tính chất gì mà nam châm hút được sắt hay sắt nhiễm từ cũng hút được các vật bằng
sắt khác?
Trong những câu hỏi trên, có những câu được trả lời trong chương trình vật lí THCS, cũng
có câu được trả lời ở các chương trình học cao hơn.
53
Phạm Xuân Quế và Nguyễn Văn Nghiệp
Bảng 1. Bảng nghiên cứu tổng quan
Các nhà
nghiên cứu/
thời gian
nghiên cứu
Nội dung giả thuyết (dự đoán) [9] Phân tích - đánh giá
Nhiều nhà
khoa học/ 585
TCN
Đá nam châm hút sắt, làm sắt chuyển
động vì chúng có linh hồn, vì mọi
chuyển động đều gắn liền với cuộc
sống, linh hồn.
Khi nói đến linh hồn là nói đến sự sống,
đá nam châm không phải vật thể sống.
Vì vậy đây không phải là câu trả lời
khoa học (quan niệm này duy tâm).
Thales/ 624 -
546 TCN
Đá nam châm hút sắt là do chính bản
thân nó chứ không phải do sự thần bí
nào cả.
Có cách nhìn theo quan điểm duy vật,
nhưng chưa đưa ra được cơ chế tương
tác của đá nam châm với sắt.
Lucretius/
98-55 TCN
Đá nam châm phát ra một luồng chứa
rất nhiều hạt nhỏ, sẽ di chuyển trong
không khí tạo nên vùng không gian
giữa đá nam châm và sắt. Khi khoảng
này trống, các nguyên tử sắt sẽ di
chuyển về phía trước và rơi vào khoảng
trống, tất cả sẽ kết hợp với nhau, lúc đó
cả vòng sắt sẽ tự di chuyển. Nói cách
khác, các hạt nhỏ phát ra từ nam châm
sẽ quét không khí và tiếp theo sẽ hút
cả sắt.
Đã chỉ ra cơ chế tương tác: xung quanh
đá nam châm có một vùng không gian
đặc biệt gồm nhiều hạt nhỏ do nam
châm phát ra v.v... Nếu quan điểm như
thế, thì tại sao đá nam châm chỉ hút sắt
mà không hút các chất khác như giấy
vụn, lông chim, gỗ,...?
Galen/
130-200
SCN
Các nguyên tử phát ra từ đá nam châm
có hình dạng liên quan đến các nguyên
tử phát ra từ sắt, thế nên dễ dàng liên
kết với nhau, và sau đó bật ra giữa nam
châm và sắt, mắc vào nhau và dính 2
vật lại với nhau
Đã dự đoán tính chất tương tự nhau của
nam châm và sắt (nhiễm từ), giải thích
được tại sao nam châm hút sắt nhưng
không hút giấy vụn, lông chim v.v. . .
Nhưng chưa giải thích tại sao sắt bị
nam châm hút cũng hút được các vật
bằng sắt khác? Chưa tìm ra biểu hiện
vật chất của môi trường tương tác từ (ví
dụ: đường sức/ cảm ứng từ được nhận
biết đầu tiên qua từ phổ).
William
Gilbert/ 1540
– 1603 SCN
Cho rằng cả hấp dẫn điện và từ trường
trở nên mạnh mẽ hơn khi các đối tượng
đã gần nhau hơn.
Xác định một trong các tính chất của
nam châm: càng gần cực từ thì tương
tác càng mạnh.
Chưa tìm ra biểu hiện vật chất mối liên
quan giữa môi trường tương tác từ với
độ lớn tương tác từ (đó là mật độ khác
nhau của đường sức/ cảm ứng từ của
nam châm).
- Giải pháp đưa giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” vào trong quy trình giải quyết vấn đề
trong thực tiễn.
Một trong những mục đích quan trọng trong giáo dục nhằm phát triển năng lực của người
học là việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được hình thành trong quá trình học tập và rèn
54
Vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học vật lí ở trường phổ thông...
luyện tại nhà trường để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Nhiều vấn đề bất cập trong thực tế cuộc sống mà hàng ngày học sinh được tiếp xúc và đặt ra
cho học sinh nhiệm vụ phải vận dụng những kiến thức đã được tiếp nhận ở nhà trường phổ thông
để giải quyết. Ví dụ, trong lao động sản xuất học sinh có những câu hỏi: Làm thế nào để chế tạo
ra được máy cấy lúa? Làm thế nào để chế tạo được máy làm cỏ mía và thu hoạch mía?... Vấn đề
đặt ra là: Câu hỏi mà học sinh đưa ra đã được các nhà sáng chế trả lời chưa và đã trả lời đến đâu?
Trong trường hợp này, giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” hết sức quan trọng, nó giúp học sinh tìm
hiểu, phân tích để đánh giá những ưu, nhược điểm của các công trình khoa học đã được công bố
và để chỉ ra được những điểm cần cải tiến hay đưa ra những giải pháp tối ưu thay thế cho phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương hoặc nghiên cứu chế tạo ra dụng cụ, thiết bị mới phục vụ cho
đời sống hay lao động sản xuất. Để đạt được mục tiêu của giai đoạn "nghiên cứu tổng quan" thì
học sinh không chỉ sử dụng SGK để giải quyết vấn đề nghiên cứu, mà phải tìm hiểu các thông tin
liên quan đã công bố trên sách, báo, internet, tài liệu chuyên ngành, thậm trí còn phải thâm nhập
khảo sát trong thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất để điều tra thực tế về vấn đề cần giải quyết.
Từ những năm 2012, 2013 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục tổ chức các cuộc thi
cấp Quốc gia dành cho học sinh phổ thông, ví dụ như: cuộc thi "Khoa học kĩ thuật”, cuộc thi "Vận
dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn". Nội dung các cuộc thi yêu cầu học
sinh vận dụng kiến thức đã học ở trường phổ thông để nghiên cứu và tìm cách giải quyết vấn đề
trong thực tiễn gặp phải. Trong các báo cáo đề tài dự thi của học sinh luôn có mục "nghiên cứu
tổng quan", nhưng trong thực tiễn, nội dung mục này được các học sinh trình bày rất khác nhau,
chưa đúng quy định và nói chung không đáp ứng yêu cầu của việc “nghiên cứu tổng quan”. Nếu
giai đoạn “nghiên cứu tổng quan” sớm được đưa vào trong tiến trình dạy học thì giúp các em có kĩ
năng nghiên cứu và trình bày tổng quan, định hướng đúng các vấn đề cần giải quyết và góp phần
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của các em.
3. Kết luận
Như vậy, việc nghiên cứu tổng quan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu
khoa học cũng như trong dạy học các kiến thức mới hay vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn
đề thực tiễn, nhưng trong lí luận và thực tiễn dạy học phổ thông nội dung này chưa được quan tâm
đúng mức. Cho nên, giai đoạn "nghiên cứu tổng quan" cần thiết được đưa vào trong dạy học, trong
đó có môn vật lí ở trường phổ thông và khi đó có thể áp dụng giải pháp đã được trình bày ở trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Cao Đàm, 2007. Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng và Phạm Xuân Quế, 2002. Phương pháp
dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[3] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
[4] The Ministry of Education, Curriculum Planning & Development Division, Singapore, 2014.
Science syllabus lower secondary.
55
Phạm Xuân Quế và Nguyễn Văn Nghiệp
[5] Lê Quang Sơn, 2010. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương
pháp thích hợp với đào tạo ở đại học.
309/ArticleDetailId/3294/ArticleId/3292/Default.aspx, truy cập ngày 23/4/2016.
[6] https://en.wikipedia.org/wiki/Scientific_method, truy cập ngày 19/5/2016
[7] over
viewofthescientificmethod, truy cập ngày 19/5/2016.
[8] Nguyễn Thị Kim Loan, 2011. Nhận diện và phân loại bài tổng quan. Tạp chí Thư viện Việt
Nam, Số 2(28), tr. 25-29
[9] Michael Fowler, 1997. Historical Beginnings of Theories of Electricity and Magnetism.
truy cập 20:00
ngày 25/6/2016.
ABSTRACT
Applying the scientific method in teaching physics in schools: Putting content of research
overview into the teaching process
Pham Xuan Que1 and Nguyen Van Nghiep2
1Faculty of Physics, Hanoi National University of Education
2Agency of Upper Secondary School, Ministry of Education and Training
The scientific method is formed and developed from the 17th century. The scientific method
consists of 5 stages: observation, stating scientific questions; research overview, modifying exactly
the connotation of scientific questions; build hypotheses; test a hypothesis by experiment; proclaim
and defend the results. Research overview is an important part of the scientific method. This article
mentions the necessity of putting content of research overview into the process of teaching physics
knowledge or process applying physics knowledge in solving practical problems, and also proposes
measures to do that in conditions of secondary schools.
Keywords: Scientific method, overview, research overview.
56
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4320_pxquevnghiep_1_2131904.pdf