Tài liệu Vận dụng phương pháp biểu đồ trong dạy và học Tiếng Việt ở Trung học Cơ sở: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
76
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ TRONG DẠY
VÀ HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Using the graphing method in teaching Vietnamese language in junior high school
TS. Trần Thị Lam Thủy
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Sử dụng biểu đồ trong dạy học là phương pháp khá phổ biến. Người dạy có thể sử dụng nhiều hình thức
của biểu đồ song phổ biến nhất là hai dạng: sơ đồ hình cây, hình chậu hoặc bảng hệ thống, so sánh.
Trong dạy học Tiếng Việt, giáo viên có thể vận dụng để dạy trên hầu hết các kiểu bài như dạng bài lí
thuyết để tạo lập, phát hiện kiến thức mới; dạng bài ôn tập để củng cố và hoàn thiện kiến thức; dạng bài
nâng cao để so sánh và phân loại khái niệm; dạng bài kiểm tra, đánh giá. Thực tế cho thấy phương pháp
này đem lại hiệu quả cao tron...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp biểu đồ trong dạy và học Tiếng Việt ở Trung học Cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
76
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ TRONG DẠY
VÀ HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Using the graphing method in teaching Vietnamese language in junior high school
TS. Trần Thị Lam Thủy
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Sử dụng biểu đồ trong dạy học là phương pháp khá phổ biến. Người dạy có thể sử dụng nhiều hình thức
của biểu đồ song phổ biến nhất là hai dạng: sơ đồ hình cây, hình chậu hoặc bảng hệ thống, so sánh.
Trong dạy học Tiếng Việt, giáo viên có thể vận dụng để dạy trên hầu hết các kiểu bài như dạng bài lí
thuyết để tạo lập, phát hiện kiến thức mới; dạng bài ôn tập để củng cố và hoàn thiện kiến thức; dạng bài
nâng cao để so sánh và phân loại khái niệm; dạng bài kiểm tra, đánh giá. Thực tế cho thấy phương pháp
này đem lại hiệu quả cao trong dạy - học Tiếng Việt ở phổ thông theo hướng phát huy tính cực chủ
động, phát triển năng lực cho người học hiện nay.
Từ khóa: biểu đồ, dạy học tiếng Việt, sử dụng biểu đồ trong dạy học.
Abtract
Using graphs in education is a quite popular method. The teachers can use many types of graphs, the
most of which are two types: tree or pelvic diagrams and systemized table or comparison chart. In
teaching Vietnamese Language, teachers can apply them to teach most types of lessons such as
theoretical ones to create and discover new knowledge, consolidation lessons to reinforce knowledge,
advanced lessons to compare and classify concepts, assessment lessons. In fact, this method brings high
efficiency in teaching Vietnamese language in high school in the direction of promoting the activeness
and developing the capacity for learners in the current period.
Keywords: graph, teach Vietnamese language, using graphs in education.
1. Đặt vấn đề
Trong ba phân môn của Ngữ Văn cấp
Trung học cơ sở (THCS), Tiếng Việt được
xem là môn học khó và khô khan, không
mấy hứng thú đối với cả người dạy và
người học (so với giờ Văn học). Điều này
do tính đặc thù: Tiếng Việt có nhiều khái
niệm khó, đòi hỏi tính chính xác, logic chặt
chẽ. Đây là môn học nặng về phân loại, mô
tả, phân tích. Cách trình bày và thể hiện ít
biểu cảm, trung hòa sắc thái. Nội dung
được đưa vào giảng dạy trong phân môn
Tiếng Việt ngày càng nhiều và độ phức tạp
càng tăng qua các lớp.
Với mục tiêu giáo dục hướng tới phát
triển năng lực cho người học và yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy
tính tích cực, sáng tạo của học sinh như
hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải tìm những
phương pháp mới, thoát hẳn khỏi truyền
Email: dr.lamthuytran@gmail.com
TRẦN THỊ LAM THỦY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
77
thống đọc chép hay phân tích một cách
khuôn mẫu. Qua phản hồi của nhiều giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy hiện nay cho
thấy: chương trình Tiếng Việt nói chung
khá nặng, nhiều điểm mới và khó, chưa
tinh giản. Nếu không có một tri thức Ngữ
văn tốt và cập nhật, một phương pháp
giảng dạy khoa học thì rất khó hoàn thành
chương trình và mục đích đề ra.
Từ lí thuyết và thực tiễn giảng dạy
phân môn Tiếng Việt ở THCS, chúng tôi
nhận thấy nguyên nhân và “chìa khóa” mấu
chốt là phải tìm ra phương pháp thích hợp
cho việc dạy – học phân môn này. Điều đó
có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần
đổi mới phương pháp và nâng cao chất
lượng giáo dục hiện nay.
2. Vận dụng phương pháp biểu đồ
2.1. Cơ sở và khái niệm của phương
pháp biểu đồ
a. Khái niệm biểu đồ
Phương pháp biểu đồ – còn gọi là
phương pháp Graph (trong tiếng Anh cũng
có nhiều cách gọi khác nhau như
graph/chart/diagram). Đây là cách xâu
chuỗi các nội dung rời rạc thành một hệ
thống bằng các mô hình trực quan như hình
ảnh, bảng thống kê, biểu đồ với nhiều dạng
thức khác nhau. Với mỗi dạng thức, tiếng
Việt có từ để gọi khác nhau như bảng, biểu
đồ, đồ thị, sơ đồ.v.v. Trong bài viết này,
chúng tôi gọi chung là biểu đồ (BĐ) song
trong quá trình giới thiệu các dạng thức,
chúng tôi sẽ gọi tên theo đúng từ để gọi
cho từng dạng thức phổ biến hiện nay.
Thực ra phương pháp BĐ không mới,
nhiều bộ môn khoa học, nhiều người đã
vận dụng chúng trong nghiên cứu, giảng
dạy. Kể cả phần giảng dạy Tiếng Việt
trong nhà trường. Trong khuôn khổ của bài
viết, chúng tôi chỉ tổng hợp lại các dạng
biểu đồ thường được sử dụng và giới thiệu
thêm một số hình thức sử dụng phù hợp
với từng dạng bài cụ thể trong phân môn
Tiếng Việt.
b. Cơ sở của vấn đề
Chương trình Tiếng Việt ở THCS có
thời lượng khá lớn. Theo khung phân phối
chương trình của Bộ GD ban hành, lớp 6:
31/140 tiết; lớp 7: 33/140 tiết; lớp 8: 32/140
tiết; lớp 9: 29/175 tiết – không kể những
tiết trả bài chung với Văn học, Tập làm văn
– Chiếm tỉ lệ 21,0% chương trình); về nội
dung có thể nói khá nhiều trên cả các bình
diện của ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Trước thời lượng và nội dung khá lớn,
được xem là “căng thẳng” như vậy, nếu
người dạy không đầu tư thời gian, tìm các
phương pháp truyền dạy thì giờ học chắc
chắn sẽ kém hiệu quả, làm đậm thêm tình
trạng “chán học văn” và nhất là “chán
học tiếng” mà dư luận gần đây ngày càng
chú ý.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy -
học Tiếng Việt, chúng ta đã dùng nhiều
phương pháp khác nhau. Có phương pháp
đã thành truyền thống, “kinh điển” như lên
lớp: thầy giảng, trò nghe và ghi chép. Sau
này, qua cuộc “cách mạng” đổi mới
phương pháp dạy – học, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của học sinh (HS), đặc biệt
chú trọng phát triển năng lực sử dụng tiếng
Việt cho HS, trên lớp thầy không chỉ có
độc giảng mà còn phát vấn, tạo ra sự “đối
thoại” hai chiều. Nhiều phương pháp như
phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu,
các hình thức học qua trò chơi, thi đố đã
được vận dụng. Quả thật, giờ học hứng thú
hơn, hấp dẫn hơn khi người thầy phát huy
được sự hứng thú và động não “tích cực” ở
HS. Nếu giáo viên vận dụng một cách tích
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
78
cực phương pháp BĐ, chắc chắn không chỉ
tạo được hứng thú mà còn rèn luyện được
cho học sinh khả năng phân tích tổng hợp,
tư duy logic và khái quát hệ thống vấn đề.
Phân môn Tiếng Việt ở THCS thực sự
rất phù hợp để áp dụng phương pháp này,
theo chúng tôi, có hai lí do chính:
Thứ nhất, ngôn ngữ là một đối tượng
phức tạp, có nhiều vấn đề, nhiều khái niệm,
nhiều đơn vị. Thoạt nhìn, ta thấy có vẻ hỗn
độn, nhưng kì thực chúng có lớp lang, có
hệ thống quan hệ với nhau. Vì thế, có thể
quy chúng thành những nhóm, loại theo
những mô hình nhất định. Phương pháp
biểu đồ vì vậy có thể áp dụng để quy các
hiện tượng của lời nói cụ thể (kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa (SGK) phần
Tiếng Việt là các đơn vị lời nói cụ thể) về
các biểu đồ theo nhiều mức độ và cách
thức tổng hợp khác nhau.
Thứ hai, các kiến thức Tiếng Việt
được trình bày trong SGK nói chung là một
đối tượng vừa quen thuộc (vì ai cũng nói,
viết bằng tiếng Việt hàng ngày) nhưng lại
vừa khó và trừu tượng (vì được nhìn nhận
và phân tích từ góc độ và thao tác khoa
học). Để giảm thiểu khó khăn và trừu
tượng trong việc dạy – học môn Tiếng
Việt, có thể nói, phương pháp biểu đồ góp
phần làm cho sự phân tích, nắm bắt các
kiến thức trở nên dễ dàng hơn.
2.2. Phương pháp tiến hành
Tham khảo các tài liệu đã vận dụng
phương pháp biểu đồ và bằng thực tiễn
soạn và giảng bài trên lớp của giáo viên,
chúng tôi rút ra hai cách lập biểu đồ phổ
biến trong các tiết học như sau:
Cách thứ nhất: lựa chọn những nội
dung có liên quan, đi từ khái quát đến cụ
thể, theo tầng bậc từ cao đến thấp dần theo
các nhánh. Mô hình biểu diễn hệ thống
kiến thức theo dạng này thường là BĐ hình
cây hoặc là BĐ hình chậu.
Chẳng hạn, để dạy bài “Câu ghép”
(Ngữ văn 8) hoặc “Tổng kết về Ngữ pháp”
(Ngữ văn 9), giáo viên có thể lập BĐ để
giới thiệu hoặc tổng kết về hệ thống câu
tiếng Việt như sau:
Biểu đồ 1. Phân loại câu tiếng Việt
Phân loại như ví dụ trên đây là kiểu
biểu đồ ở mức độ khái quát, tức là từ khái
niệm và đơn vị tổng hợp, sau đó chia
nhánh đến các ý cụ thể ở bậc hai hoặc bậc
ba. Để chi tiết hóa hơn, rõ ràng hơn, ta có
thể triển khai theo từng mục với các nhánh
chi tiết hơn nữa. Chẳng hạn với mục “câu
ghép” có thể lập tiếp biểu đồ:
TRẦN THỊ LAM THỦY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
79
Biểu đồ 2. Phân loại câu ghép tiếng Việt
Cách lập biểu đồ theo tầng bậc từ khái
quát đến cụ thể có thể tiến hành đối với bất
kì đơn vị nào khi cần làm rõ các nội dung
trong Tiếng Việt. Có thể lập các tiểu ý và
cuối cùng, có thể đưa ra các dẫn chứng và
phân tích dẫn chứng theo số liệu cho từng
tiểu ý đó.
Cách thứ hai: lập bảng tập hợp các
hiện tượng, các đối tượng cụ thể có những
nét tương đồng về những luận điểm, những
chùm ý khái quát hơn.
Với đối tượng kiến thức này, chúng ta
có thể sử dụng bằng bảng, lập các tiêu chí để
so sánh, tìm điểm tương đồng và khác biệt.
Trong thực tế, khi sử dụng thao tác này, các
đối tượng được đưa vào biểu đồ phải hội đủ
hai tiêu chí trở lên, giữa chúng phải có sự
đồng nhất nào đó để quy chúng về một điểm
chung (một tập hợp, một nội dung lớn).
Chẳng hạn, để dạy bài “Tổng kết về
ngữ pháp” (phần từ loại, Ngữ văn 9) hoặc
trước khi dạy các từ loại trong chương
trình SGK, giáo viên có thể giới thiệu hoặc
tổng kết bằng bảng sau (có thể để trống
bảng, tạo một bài tập tổng hợp để HS tự
điền vào các mục):
Bảng 1. Hệ thống từ loại tiếng Việt
Nhóm Từ loại Ý nghĩa Khả năng kết hợp Chức vụ ngữ pháp Ví dụ
Thực từ Danh từ
Động từ
Hư từ Phụ từ
Quan hệ từ
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
80
Điều đặc biệt là cách thứ hai này có thể
lập bảng để so sánh, đối chiếu để các luận
điểm, các đơn vị được rõ ràng hơn, xác định
hơn. Chẳng hạn để giúp HS phân biệt các
đơn vị thán từ với trợ từ hoặc thán từ với
tình thái từ, chúng ta có thể lập bảng phân
biệt điểm khác nhau giữa các từ loại sau khi
đã tìm các điểm chung giữa chúng. Ví dụ:
Bảng 2. Phân biệt thán từ và trợ từ
Tiêu chí phân biệt Thán từ Trợ từ
Vị trí Thường đứng đầu câu hoặc
tách thành câu riêng.
Đi kèm một thực từ nào đó.
Khả năng tạo câu - Làm câu đặc biệt.
- Làm thành phần biệt lập của
câu.
Không có khả năng làm thành
phần câu hay độc lập tạo câu.
Ý nghĩa - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc;
- Thể hiện thái độ, đánh giá;
- Dùng để gọi - đáp
- Nhấn mạnh hoặc bổ sung ý
nghĩa cho từ mà nó đi kèm;
- Góp phần bày tỏ thái độ đánh
giá của người nói.
Bảng 3. Phân biệt thán từ và tình thái từ
Tiêu chí phân biệt Thán từ Tình thái từ
Vị trí Thường đứng đầu câu hoặc
tách thành câu riêng.
Thường đứng cuối câu.
Khả năng tạo câu - Làm câu đặc biệt.
- Làm thành phần biệt lập của
câu.
Là thành phần thêm vào trong
câu, không có khả năng độc lập
tạo câu.
Ý nghĩa - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc;
- Thể hiện thái độ, đánh giá;
- Dùng để gọi – đáp.
- Tạo các kiểu câu: nghi vấn, cầu
khiến, cảm thán;
- Góp phần biểu thị sắc thái tình
cảm.
Qua Bảng 2 và Bảng 3, có thể thấy
cùng các tiêu chí giống nhau như vị trí, khả
năng tạo câu, ý nghĩa phạm trù, người học
dễ dàng phân biệt được các đối tượng thán
từ, trợ từ, tình thái từ vốn là những từ
loại dễ nhầm lẫn về cả lí thuyết lẫn thực
hành trong quá trình sử dụng. Từ đó giúp
HS nắm vững kiến thức hơn. Quan trọng
hơn nữa là giúp HS nắm được phương
pháp làm việc trong quá trình học tập khi
gặp những đối tượng kiến thức có nhiều
điểm tương đồng, dễ nhầm lẫn.
3. Khả năng vận dụng của phương pháp
Phương pháp lập biểu đồ có thể áp
dụng cho mọi môn học trong nhà trường bởi
vì nó trực quan và tiết kiệm. Riêng trong
phân môn tiếng Việt, GV có thể vận dụng
để thực hiện trong một số dạng bài sau:
TRẦN THỊ LAM THỦY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
81
3.1. Dạng bài lí thuyết để tạo lập,
phát hiện kiến thức mới
Như đã xác định từ đầu, kiến thức
Tiếng Việt vô cùng phong phú. Thoạt nhìn,
người học có thể thấy vô cùng rối song khi
được đưa vào biểu đồ, nó sẽ hiện ra một
cách hệ thống giúp người học dễ dàng nắm
được các khái niệm và quy tắc thực hành
ngôn ngữ. Theo từng bậc của biểu đồ,
người học sẽ dễ dàng nắm được khái niệm
và mối liên hệ giữa chúng trong hệ thống.
Chẳng hạn, với bài Danh từ (Ngữ Văn 6,
tập 1) chúng ta có thể xây dựng được biểu
đồ. Theo từng bậc như sau:
- Bậc 1: xác định khái niệm trung tâm:
DANH TỪ
- Bậc 2: xác định các đối tượng chính
trong khái niệm: DANH TỪ RIÊNG và
DANH TỪ CHUNG
- Bậc 3: tiếp tục xác định các đơn vị
nhỏ hơn.
Ví dụ:
Biểu đồ 3. Danh từ tiếng Việt
Tương tự như trên, HS dễ dàng khai
triển tiếp bậc 4, 5 để hình thành khái niệm
danh từ một cách đầy đủ hơn, chi tiết hơn
mà không hề bị bối rối vì hệ thống các khái
niệm/thuật ngữ liên quan. Đồng thời, biểu
đồ cho phép người học tiếp nhận kiến thức
theo hướng đa phương thức: từ ngữ khái
quát, hình ảnh mang tính trực quan tạo
cho HS có thể thay đổi về “điểm nhìn”
trong tiếp nhận, các em không chỉ tiếp cận
kiến thức bằng thị giác mà còn có thể tạo
sự liên tưởng hiệu quả với những gì đã
được học.
3.2. Dạng bài ôn tập, củng cố và hoàn
thiện kiến thức
Thông thường sau khi triển khai một
số bài học (mỗi bài học là một đơn vị kiến
thức trong hệ thống), chúng ta sẽ có bài ôn
tập, hệ thống và tổng hợp kiến thức đã
được học cho HS. Với mục đích, yêu cầu
của dạng bài này, giả sử người dạy cứ nhắc
lại kiến thức từng bài thì thật là nhàm chán,
kiến thức lại dàn trải, rời rạc, khó ghi nhớ.
Biểu đồ hóa quả thật là phương pháp tối ưu
nhất có thể để giúp người học nhìn lại một
cách tổng quát, rõ ràng những kiến thức đã
học. Chúng ta có thể xây dựng bảng như
Bảng 1 để hệ thống những khái niệm cùng
bậc hoặc sử dụng BĐ để hệ thống các khái
niệm khác bậc như BĐ1 và BĐ2.
Kết hợp phương pháp này với những
câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS tự xây
1
2
3
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
82
dựng bảng/biểu đồ, GV đã có thể giúp HS
nắm vững được kiến thức trọng tâm của
các bài học, tổng hợp được nhiều kiến thức
lại với nhau thành hệ thống, so sánh và đối
chiếu, nhìn thấy được sự tương ứng và
khác biệt cũng như mối quan hệ logic giữa
các khái niệm, kiến thức đã được học về cả
nội dung và hình thức một cách dễ dàng.
3.3. Dạng bài nâng cao so sánh và
phân loại khái niệm
Đây là dạng vận dụng bảng để đưa vào
hệ thống mà chúng tôi đã trình bày ở bảng
1, 2, 3. Điều quan trọng khi vận dụng dạng
bảng này là GV và HS phải xác lập được
các tiêu chí chung giữa các đối tượng đem
ra so sánh. Từ đó chúng ta dễ dàng chỉ ra
tính chất tương đồng và khác biệt giữa các
đối tượng cùng bậc, cùng loại. Vậy nên,
nếu không đưa vào bảng so sánh, HS khó
phân biệt bao nhiêu thì ngược lại, sau khi
xác lập bảng, người học khó có thể nhầm
lẫn được. Chẳng hạn như các đối tượng trợ
từ, thán từ và tình thái từ trong tiếng Việt.
3.4. Dạng bài kiểm tra, đánh giá
“Kiểm tra”, “đánh giá” là hai từ vốn
không được HS yêu thích nếu không nói là
gây cảm giác nặng nề đối với người học.
Tuy nhiên, đây lại là việc làm cần thiết và
phải tiến hành thường xuyên để thúc đẩy
quá trình tự giác học tập, biến kiến thức
thành kĩ năng của người học. Bởi vậy, GV
cần lựa chọn nhiều hình thức kiểm tra khác
nhau nhằm tạo hứng khởi cho HS. Theo
đó, phương pháp sử dụng biểu đồ cũng là
cách để giảm thiểu áp lực kiểm tra, đánh
giá mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Tùy
theo mức độ yêu cầu của bài kiểm tra
(chúng ta có 4 mức độ kiểm tra đánh giá cơ
bản: mức độ 1: ghi nhớ; mức độ 2: hiểu;
mức độ 3: vận dụng; mức độ 4: vận dụng
sáng tạo), chúng ta có thể xây dựng các
biểu đồ khác nhau theo yêu cầu của từng
mức độ.
Ở mức độ (1), kiểm tra khả năng ghi
nhớ tích cực của HS để tránh lối học vẹt,
thụ động. Chúng ta có thể tạo sơ đồ hệ
thống kiến thức để trống một số ô nhất
định, buộc HS phải điền vào. Chẳng hạn
với kiến thức về nghĩa của câu:
Biểu đồ 4. Kiểm tra khả năng ghi nhớ nghĩa của câu
(Nguồn: 3; tr.199)
TRẦN THỊ LAM THỦY TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
83
Dạng bài kiểm tra này giúp HS trong
việc chuyển hóa từ việc “ghi nhớ máy móc
và thu thập tài liệu sang cách “gia công tư
liệu” ở mức độ cao hơn, sâu hơn, biến
những tri thức đã học thành cái vốn “của
mình”, “cho mình” [3; tr. 199].
Ở mức độ (2), kiểm tra khả năng
nhận biết và hiểu kiến thức đã học. GV có
thể cho HS làm việc thực tế với ngữ liệu.
Ví dụ, bài kiểm tra sau phần từ loại:
Cho đoạn văn:
Những bông hoa đồng tiền héo quắt
trong lọ, chắc không được thay nước.
Dòng chữ trên cánh cửa "anh chờ em về ăn
cơm" bạc phếch màu phấn như trêu người
ở lại Đã có con nhện bé xíu chớp nhoáng
thời cơ, buông mình giăng tơ mỏng, những
sợi tơ trắng tinh đan cẩn thận góc nhà.
Yêu cầu tìm từ có trong đoạn văn trên
và điền đúng vào cột tương ứng:
Bảng 5. Xác định từ loại
Danh từ Động từ Tính từ Tình thái từ
Đây là dạng bài kiểm tra khả năng
nhận biết và hiểu vấn đề của học sinh.
Với yêu cầu ở mức độ hiểu, GV phải
lựa chọn những ngữ liệu có độ khó tương
đối, đảm bảo cho việc HS phải hiểu kiến
thức mới có thể xác định đúng đối tượng.
Chẳng hạn, nếu không hiểu một cách thấu
đáo kiến thức về tính từ, HS khó có thể
chọn được các từ như héo quắt, bạc phếch,
trắng tinh để điền vào đúng cột đã cho.
Ở mức độ (3) và (4), kiểm tra khả
năng vận dụng và vận dụng sáng tạo, GV
có thể đưa ra những yêu cầu cao hơn, buộc
HS phải lựa chọn tình huống hoặc ngữ
cảnh sử dụng gắn với thực tế. Chẳng hạn:
Điền các từ chắc chắn, hình như, hay,
hoặc vào dòng phù hợp trong bảng dưới
đây; đặt câu với mỗi trường hợp.
Bảng 6. Kiểm tra khả năng vận dụng từ ngữ
Mục đích Từ tương ứng Đặt câu ví dụ
Thể hiện độ tin cậy cao
Thể hiện độ tin cậy thấp
Lựa chọn khẳng định
Lựa chọn nghi vấn
Một điểm đặc biệt của việc vận dụng
phương pháp biểu đồ trong kiểm tra đánh
giá là tính tiện lợi về cách thức và tiết kiệm
về thời gian. Chỉ cần 5 phút đầu/cuối giờ
học, bằng hình thức phát phiếu học tập, GV
đã có thể cho HS thực hiện xong một bài
kiểm tra. Điều này giúp GV có thể triển
khai việc kiểm tra thường xuyên và nắm
được mức độ hiểu bài của HS một cách
nhanh chóng.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
84
4. Thực nghiệm và kết quả
Để khẳng định được mức độ khả thi
của phương pháp, chúng tôi đã tiến hành
thực nghiệm tại một số lớp của các trường
THCS tại Nghệ An (THCS Hưng Tây,
THCS Lam Thành, THCS Nguyễn Trường
Tộ của huyện Hưng Nguyên) bằng cách
phân thành 2 nhóm lớp: lớp thực nghiệm (3
lớp, 120 HS) và lớp đối chứng (3 lớp, 120
HS) với một số bài học cụ thể. Ví dụ với
bài Tổng kết về từ loại (Ngữ văn 9). Với
lớp thực nghiệm, chúng tôi cho tiến hành
xây dựng bảng tổng kết các từ loại trong
tiếng Việt (theo Bảng 1); với lớp đối
chứng, chúng tôi để tiến hành theo hình
thức “cuốn chiếu”. Chúng tôi đã tiến hành
kiểm tra ngay sau khi học với đề bài:
“Phân biệt hệ thống thực từ và hư từ trong
tiếng Việt”. Kết quả là 100% HS lớp thực
nghiệm tiến hành phân biệt hai hệ thống
thực từ và hư từ bằng cách lập bảng theo 3
tiêu chí: ý nghĩa phạm trù, khả năng kết
hợp, chức vụ ngữ pháp trong khi 75.5% HS
lớp đối chứng lần lượt trình bày khái niệm
thực từ rồi đến hư từ. Chỉ 24.5% phát triển
thêm được phần so sánh, chỉ ra điểm khác
giữa hai nhóm từ này.
Như vậy, sự khác biệt giữa hai lớp HS
này không chỉ ở cách làm bài mà cả cách
tư duy.
5. Kết luận
Qua thực tiễn áp dụng phương pháp
này, chúng tôi nhận thấy:
Về phía người dạy, thầy cô giáo chỉ
cần bám sát nội dung từng bài và chương
trình, tổng hợp kiến thức rồi vẽ thành các
sơ đồ như các cách đã trình bày. Có thể
soạn riêng thành các sơ đồ, các bảng biểu
để đến lớp trình bày. Phương pháp biểu đồ
càng phát huy được hiệu quả hơn với sự hỗ
trợ của phương tiện công nghệ như bảng
chiếu, bảng tương tác hiện nay.
Về phía HS, các em hoàn toàn có thể
độc lập tạo các bảng/biểu đồ theo cách hiểu
của mình để hiểu bài và nắm vững kiến
thức nhanh chóng. Bằng việc độc lập xây
dựng biểu đồ, HS có thể hiểu rõ quan hệ
của các đơn vị khái niệm trong biểu đồ là
hiểu được bài chắc chắn. Đồng thời khả
năng tư duy logic, khái quát hệ thống của
các em cũng được hình thành.
Nhìn từ hai phía người dạy và người
học, phương pháp sử dụng bảng/biểu đồ
giúp hình dung được vấn đề (nội dung bài
học) được rõ hơn, nhanh hơn, có ấn tượng
hơn. Từ đó, học sinh tích cực, chủ động hơn;
bài học ấn tượng hơn, đơn giản, tiết kiệm
thời gian hơn, hiệu quả đạt được cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015), Sách giáo
khoa Ngữ Văn (các lớp 6, 7, 8, 9), NXB
Giáo dục Việt Nam.
2. M.N. Iakovlev (1983), Phương pháp và kỹ
thuật lên lớp trong trường Phổ thông, H,
NXB Giáo Dục.
3. Phạm Thị Minh Thúy (2009), Sử dụng
Graph trong dạy học tiếng Việt, Tạp chí
Khoa học ĐHSP TP.HCM, số 17.
4. Tony Buzan (2009), Master your memory
(Bản dịch tiếng Việt của Lê Huy Lâm),
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 09/07/2018 Biên tập xong: 15/12/2018 Duyệt đăng: 20/01/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77_614_2214982.pdf