Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 146 Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay “Push – Pull” theory of Everett S.Lee understandings about labor migration present in Vietnam ThS. Nguyễn Thị Tuyến Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Nguyen Thi Tuyen, M.A. Hanoi University of Industry Tóm tắt Bài báo trình bày nghiên cứu vận dụng lý thuyết hút đẩy của Everett S.Lee về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về yếu tố hút gồm các đô thị lớn, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Về yếu tố đẩy gồm các khu vực có thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu đất canh tác, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sinh sống và phát triển sản xuất. Từ thực trạng trên, thông qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bài báo trình bày nghiên cứu phân tích và đưa ra minh chứ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 146 Vận dụng lý thuyết Hút - Đẩy của Everett S.Lee định về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay “Push – Pull” theory of Everett S.Lee understandings about labor migration present in Vietnam ThS. Nguyễn Thị Tuyến Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Nguyen Thi Tuyen, M.A. Hanoi University of Industry Tóm tắt Bài báo trình bày nghiên cứu vận dụng lý thuyết hút đẩy của Everett S.Lee về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về yếu tố hút gồm các đô thị lớn, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Về yếu tố đẩy gồm các khu vực có thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu đất canh tác, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sinh sống và phát triển sản xuất. Từ thực trạng trên, thông qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bài báo trình bày nghiên cứu phân tích và đưa ra minh chứng về quá trình di cư lao động ở Việt Nam hiện nay nhằm giúp các nhà quản lý có các biện pháp phù hợp để quản lý và kiểm soát dòng di cư lao động hiện nay một cách hiệu quả. Từ khóa: di cư lao động, lý thuyết Hút - Đẩy, lí thuyết di cư. Abtract The paper presents a study applying Push Pull theory of Everett S.Lee on labor migration present in Vietnam. The study results showed that the Pull Factors including large urban areas with economic conditions - enabling social search for jobs, raise incomes, access to education, health care, funny entertainment. The Push Factors including low income regional, lack of employment, lack of arable land, the natural conditions are not conducive to live and grow production. From this situation, through theoretical research methods, the paper presents the analysis and provide proof of the labor migration process in Vietnam today to help managers take measures accordingly to manage and control the flow of current labor migration effectively. Keywords: labor migration, “push – pull” theory, migration theory. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh ngày nay, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ là cơ hội và thách thức với tất cả các nước đang phát triển. Ở nước ta thời gian qua, quá trình đổi mới kinh tế đã thu được những thành tựu cơ bản, to lớn. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài và tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như từng bước hội nhập NGUYỄN THỊ TUYẾN 147 sâu rộng vào hệ thống kinh tế quốc dân. Điều đó đã khẳng định đường lối, chính sách và những giải pháp đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Từ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã biến các thành phố lớn thành những thị trường lao động hấp dẫn. Nhiều trung tâm buôn bán, thương mại, dịch vụ và các khu công nghiệp mới ra đời thu hút hàng chục, hàng nghìn người tới làm việc và sinh sống. Ở khu vực nông thôn, áp lực của sự gia tăng dân số thêm vào đó là sự áp dụng những thành tựu khoa học kinh tế mới trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một nguồn lực lao động dư thừa tới các thành phố. Mặt khác sự di cư lao động nó còn bị ảnh hưởng bởi các cá nhân và gia đình của họ trong việc theo đuổi khát vọng và sinh kế của cuộc sống, các chính sách của Nhà nước. Sự gia tăng của dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị, tác động của di cư tới vấn đề kinh tế xã hội ở cả nơi đi và nơi đến là một vấn đề lớn đang đặt ra. Vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết di cư của Everett S.Lee có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân di cư, từ đó, giúp tác giả đề xuất một số biện pháp phù hợp để quản lý và kiểm soát dòng di cư, góp phần duy trì trật tự và ổn định xã hội. 2. Cơ sở lý luận của lý thuyết di cư lao động của Everett S.Lee Everett S.Lee là một nhà xã hội học người Mỹ, chuyên nghiên cứu về di cư lao động. Ông là người đã lý thuyết hóa mối quan hệ giữa di cư và kinh tế, đồng thời mô hình hóa các nhân tố thúc đẩy di cư và thu hút di cư. Các nghiên cứu của ông có vai trò quan trọng đối với các nghiên cứu về di cư lao động trên thế giới, đặc biệt có ý nghĩa to lớn đối với việc phân tích các nguyên nhân di cư và tác động của quá trình di cư. Cho đến nay, lý thuyết về di cư của ông vẫn là một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng to lớn và mạnh mẽ nhất trong các nghiên cứu kinh tế học và đặc biệt là trong xã hội học về di cư lao động. Năm 1966 Everett S.Lee đã trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về di cư” xuất bản tại Mỹ [1]. Tác phẩm này là nền tảng cho các nghiên cứu xã hội học về di cư lao động. Nó chứa đựng những kiến giải sâu sắc về tình hình di cư thực tế tại Mỹ và một số quốc gia trên Thế giới. Everett S.Lee cho rằng di cư được dựa trên 4 nhóm nhân tố: (i). Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc. (ii). Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến. (iii). Các trở ngại khi di cư. (iv). Các nhân tố thuộc về người di cư. Quyết định di cư là quá trình lựa chọn của các cá nhân, việc đưa ra quyết định đó lại phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tầng lớp xã hội, trình độ học vấn, quan hệ gia đình. Tuy nhiên, tất cả người di cư đều có cùng một mục đích là tìm kiếm cơ hội mới và gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với họ, từ đó thôi thúc họ quyết định di cư. - Các lực hút tại nơi đến: Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi hơn; cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm, có điều kiện để tăng thu nhập và có triển vọng cải thiện đời sống sinh hoạt ổn định hơn, môi trường văn hóa xã hội tốt hơn nơi cũ. - Các lực đẩy tại nơi ở gốc: Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó có cơ hội tìm kiếm việc làm có thể do thiên tai, hạn hán, dịch bệnh Đất đai canh tác ít, bạc màu, không có vốn và kỹ thuật để VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HÚT - ĐẨY CỦA EVERETT S.LEE ĐỊNH VỀ DI CƯ LAO Đ NG Ở VI T NAM HI N NAY 148 chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống hay do nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời. Các chính sách, các chương trình điều chuyển lao động và dân cư với sự hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước như: Chương trình kinh tế mới, định canh, định cư - Các trở ngại khi di cư: Yếu tố địa lý, ngôn ngữ, phải từ bỏ cộng động quen, hòa nhập với cuộc sống ở nơi ở mới - Các nhân tố thuộc về người di cư: Bị mặc cảm, định kiến xã hội nên không muốn ở lại cộng đồng nơi cư trú. Nhu cầu rời khỏi nơi cũ để thoát khỏi những kỷ niệm cũ và những sự kiện nặng nề về tâm lý đã xảy ra trong cuộc đời. Mong muốn đến một nơi mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Hình 1. Mô hình về di cư lao động của Everett S.Lee Trong đó +: Là yếu tố thuận lợi đối với sự di cư. - : Là những yếu tố bất lợi đối với sự di cư. Thông thường, điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc (origin) là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến (destination) là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng có những trở ngại và hạn chế (intervening obstacles) can thiệp đến quá trình di cư giữa nơi gốc và nơi đến của người dân. Trong số những trở ngại này là khoảng cách, chi phí di chuyển, việc mất đi nguồn thu nhập ở nơi gốc, vấn đề nhà ở, các quy định của pháp luật về xuất nhập cư Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến, cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên nhân của di cư đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác. Bên cạnh lý thuyết về di cư lao động của Everett S.Lee, các học giả ở các ngành khác nhau đã có xu hướng quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của di cư. Các nhà địa lý và nhân khẩu học thường nhìn di cư lao động theo chiều không gian và thời gian của hiện tượng di cư nghĩa là sự thay đổi tạm thời nơi cư trú và khoảng cách địa giới hành chính hoặc trong một quốc gia hay giữa các quốc gia. [8]. Còn các nhà kinh tế và xã hội học thường tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội của di cư. Họ có xu hướng nhấn mạnh khía cạnh cung và cầu trên thị trường lao động thông qua chuyển lao động và các chính sách có liên quan, các lực đẩy, lực kéo tại nơi đến và nơi đi. [8]. 3. Kết quả 3.1. Thực trạng về di cư lao động tại Việt Nam hiện nay Thực tế quá trình di cư ở Việt Nam đã diễn ra từ rất lâu. Trong những thập kỉ trước, số lượng người di cư lớn nhất là trong những đợt di cư có tổ chức của Nhà nước đi làm “kinh tế mới”. Trong thời gian NGUYỄN THỊ TUYẾN 149 gần đây, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, số người di cư tự do tăng lên do tác động của các quan hệ kinh tế hơn là theo các kế hoạch của Nhà nước. Các vùng có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh là các vùng thu hút số lượng người nhập cư lớn, ngoài ra cũng có một số lượng người di cư từ các vùng nông thôn này tới các vùng nông thôn khác, chẳng hạn người di cư từ các tỉnh phía bắc vào Tây Nguyên Từ mô hình về di cư lao động của Everett S.Lee, quy chiếu đối với vấn đề di cư tại Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy: - Yếu tố hút: gồm các đô thị lớn, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập, tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí Các điểm đến tiêu biểu của di cư lao động ở Việt Nam bao gồm các thành phố loại 1 như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và các vùng kinh tế phát triển như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng [5]. - Yếu tố đẩy: gồm các khu vực có thu nhập thấp, thiếu việc làm, thiếu đất canh tác, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sinh sống và phát triển sản xuất [5]. Vòng tuần hoàn của di cư diễn tiến như sau: 1. Người dân ở khu vực ngoại vi di cư vào thành phố lớn (như trường hợp các huyện ngoại thành Hà Nội); 2. Khu vực nông thôn ít phát triển hơn lại di cư đến lấp đầy khu vực ngoại vi; 3. Các vùng kém phát triển khác lại lấp đầy khu vực nông thôn. Kể từ sau đổi mới kinh tế (từ năm 1986 - nay), nền kinh tế của Việt Nam có những bước tiến và biến chuyển mạnh mẽ. Nếu như vào năm 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 4,9% thì tới năm 2000 tăng lên 6,79% và đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2005 với 8,44%, 2007 là 8,5% [3]. Từ năm 1996 trở lại đây, vấn đề di cư lao động có xu hướng gia tăng với số lượng và tỷ lệ cao. Cụ thể: vào năm 1999 cả nước chỉ có 4,5 triệu người di cư, thì cho tới giai đoạn 2004 – 2009, con số này đã lên 6,6 triệu người, cũng cần nói thêm là các số liệu thống kê của hai cuộc tổng điều tra dân số 1999 và 2009 chưa thống kê được đầy đủ số người di cư mùa vụ, những người tạm trú [3]. Điều tra dân số năm 2009 cho thấy: các dòng di cư chủ yếu hướng tới các khu vực thành thị và các khu công nghiệp nơi có nhiều cơ hội việc làm, chẳng hạn như thành phố Hà Nội với tỷ suất di cư thuần túy là 50%, TP. Hồ Chí Minh là 116%, Đà Nẵng là 77,9%, Đồng Nai là 64,4% Chính điều này dẫn tới sự tăng dân số ở khu vực thành thị với tỷ lệ tăng dân số hàng năm lên tới 3,4% so với mức tăng dân số ở khu vực nông thôn là 0,4% [3]. Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1999 kết luận: di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nửa tổng số di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27% di cư từ các khu vực nông thôn ra thành thị và 26% di cư giữa các khu vực thành thị [3]. Với đặc điểm dân số nước ta được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước như Đồng bằng sông Hồng là 19.577.944 người, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 18.835.485 người, Đồng bằng sông Cửu Long là 17.178.871 người, vùng có dân số ít nhất là Tây Nguyên gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người [2]. Trong tổng dân số, dân số thành thị có khoảng 25,4 triệu người chiếm 29,6% tổng dân số (năm 1999 là 23,5%), dân số nông thôn chiếm 70,4%. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa khá nhanh, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%). Đồng bằng VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HÚT - ĐẨY CỦA EVERETT S.LEE ĐỊNH VỀ DI CƯ LAO Đ NG Ở VI T NAM HI N NAY 150 sông Hồng có mức đô thị hóa tương đối cao với 29,2% dân số thành thị (năm 1999 là 21,1%) [2]. 3.2. Vận dụng lý thuyết hút đẩy của Everett S.Lee về di cư lao động ở Việt Nam hiện nay (i). Các yếu tố tạo thành lực hút người di cư: bao gồm sự thuận lợi về tự nhiên, cơ hội việc làm, được cung cấp các dịch vụ tốt hơn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các điều kiện tốt hơn trong ăn, mặc, ở, đi lại ở nơi đến (vùng nhập cư). Sự khác biệt về điều kiện sống giữa khu vực đô thị và nông thôn là một trong những nguyên nhân thu hút người nhập cư. Biểu hiện rõ nhất về điều kiện sống so sánh giữa đô thị và nông thôn là ở khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ các gia đình không có điện ở các khu vực đô thị thấp hơn rõ rệt so với vùng nông thôn, với các đô thị từ loại 3 đến loại đặc biệt chỉ còn 0,2 - 0,4% số hộ không có điện, trong khi đó tỷ lệ hộ không có điện ở vùng nông thôn là 4,3%. Mức độ sử dụng nước ăn uống hợp vệ sinh ở khu vực đô thị cao hơn rõ rệt so với vùng nông thôn, đô thị là 96,8% so với nông thôn là 86,6%[4]. Trong các đánh giá của mình về di cư, E.S. Lee luôn nhấn mạnh đến các yếu tố can thiệp, gây cản trở cho quá trình di cư giữa nơi gốc (xuất cư) và nơi đến. Một vài trở ngại có thể chỉ ra như: khoảng cách địa lý quá xa, phương tiện di chuyển giữa nơi gốc và nơi đến, việc mất nguồn thu nhập tại nơi gốc, các trở ngại khác như: thủ tục hành chính về nhập cư, các trở ngại cá nhân Bên cạnh đó, tuổi tác, trình độ học vấn, việc mất việc làm cũ tại nơi ở gốc cũng là một trở ngại trong quyết định của người di cư. Qua báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), sau khi bị lấy đất phục vụ các dự án, phần lớn lao động tại khu vực nông thôn hiện nay đều rơi vào độ tuổi đã khá cao, trên 35 tuổi. Do vậy, chuyện học nghề để chuyển đổi trở thành vấn đề nan giải, khó giải quyết. Vấn đề di cư đi nơi khác để tìm kiếm một cơ hội mới cũng là một thách thức đối với các cá nhân. Một bài báo đăng trên báo Vietnam News (tin tức Việt Nam) năm 2006 đăng tải thông tin từ một cuộc hội thảo về mức sống của lao động tại các khu công nghiệp đã cho biết: khoảng 50% lực lượng lao động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất tại miền Bắc và 65,8% lao động tại các khu vực miền Nam đang có nhu cầu cần nơi ở. Chỉ có 3 đến 6,5% số nhu cầu về nơi ở đó được đáp ứng tại thời điểm bài báo được xuất bản. Cùng với những vướng mắc về nhà ở, còn phải kể đến các trở ngại trong thủ tục hành chính về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú. Một bộ phận người di cư có hiểu biết hạn chế về thủ tục đăng ký hộ khẩu, họ không đáp ứng được các yêu cầu về mặt giấy tờ và gây khó khăn, trở ngại cho chính quyền cũng như cho chính bản thân họ trong quá trình tiến hành đăng ký. Hơn nữa, các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục sang nhượng đất hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều khâu cần tháo dỡ. Điều này ít nhiều gây cản trở cho quá trình nhập cư của người dân [4]. Theo thống kê gần đây nhất (đầu năm 2014), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, hiện nay trên cả nước ta có khoảng 72.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, một con số đáng báo động điều đó cũng chứng tỏ cho thấy sức hút của các thành phố, đô thị lớn hấp dẫn người lao động di cư tìm kiếm cơ hội việc làm, dẫn đến tình trạng thừa, thiếu nhân lực tại các vùng miền [7]. Thị trường NGUYỄN THỊ TUYẾN 151 lao động được dự báo đang thắt chặt lại do tăng trưởng về cầu đã vượt xa nguồn cung, chỉ có 1/3 tổng những người lao động mới tham gia thị trường lao động sẽ đến từ các trung tâm tăng trưởng công nghiệp. (ii). Các yếu tố cơ bản được coi là nguyên nhân thúc đẩy di cư lao động ở Việt Nam Thực trạng phân bố dân cư không đều giữa các vùng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lao động không đồng đều ở nước ta. Cơ hội tìm việc làm tại nơi ở mới là lý do chính khiến người lao động di cư. Nhiều người đã đạt được mục tiêu này và tìm được một công việc được trả lương xứng đáng trong môi trường làm việc an toàn. Người di cư đa số là những nhóm người lao động tích cực vì họ tìm được công việc nhanh chóng ngay sau khi đến nơi ở mới và họ có được vị thế cao hơn người không di cư trong thang bậc nghề nghiệp. Tình trạng thiếu đất lao động, thiếu việc làm, mức sống và thu nhập thấp so với các nơi khác, điều kiện tự nhiên không thuận lợi Theo thống kê hàng năm của Việt Nam từ năm 2002 - 2007, ước tính diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên toàn quốc lên tới hơn 154.000 ha, điều này đồng nghĩa với việc diện tích đất trồng lúa giảm 7,6%. Cũng theo khảo sát của Viện Nghiên cứu định cư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hằng năm diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho phát triển công nghiệp khoảng trên 70.000 ha, cho phát triển đô thị khoảng 10.000 ha. Trong quy hoạch từ nay đến năm 2020, tại một số tỉnh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi có thể tăng gấp đôi. Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng đến khoảng 950,000 lao động, và vào năm 2010, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là 5,47%, theo tính toán, trung bình mỗi hécta đất bị thu hồi sẽ khiến 14 nông dân mất việc làm. Bên cạnh việc mất đất canh tác và thiếu việc làm, các yếu tố khác như mức sống và điều kiện sống tại nơi ở gốc thấp, thời tiết khắc nghiệt, đất xấu không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thiên tai rình rập... cũng góp phần quan trọng thúc đẩy người dân di cư. Cùng với các yếu tố đẩy ở trên thì yếu tố thu nhập (kinh tế) là yếu tố quan trọng hơn cả. Kinh tế được coi là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người dân di cư. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (2010), khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập giữa nhóm người giàu và nghèo ở Việt Nam là 9,2 lần, chênh lệch giữa thu nhập dân cư đô thị luôn gấp 2 lần so với nông thôn. Tỷ lệ người nghèo của nông thôn cao hơn rất nhiều so với thành thị, ở nông thôn là 18% trong khi đó thành thị chỉ có 6%. Tỷ lệ người di cư có mức sống khá giả là 67%, trong khi đó tỷ lệ hộ không di cư là 52%. [3]. 4. Kết luận Có thể nói rằng, di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tác động tích cực hay tiêu cực của di cư lao động ở nước ta sẽ phụ thuộc vào môi trường chính trị, xã hội và kinh tế, cũng như thái độ và nguồn lực của người di cư và gia đình họ. Trong quá trình di cư, luôn xuất hiện các yếu tố gây trở ngại như yếu tố về hành chính, cá nhân (quan hệ gia đình, tuổi tác), các yếu tố khác như thuê nhà, thích nghi với điều kiện nơi ở mới, chi trả các dịch vụ đắt đỏ hơn so với nơi gốc. Các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đang phải đối mặt với vô số những thách thức trong việc đối phó với quá trình VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HÚT - ĐẨY CỦA EVERETT S.LEE ĐỊNH VỀ DI CƯ LAO Đ NG Ở VI T NAM HI N NAY 152 đô thị hóa nhanh chóng và xóa đói giảm nghèo. Cần hội nhập sâu hơn quá trình di cư vào các chương trình phát triển nói chung như đầu tư tập trung hơn, trợ cấp xã hội tốt hơn và các dự án bảo vệ môi trường trong cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Douglas S.Massey, Global Migration theory, The population council, U.S, 2001. 2. Nguyễn Văn Thường, TS. Trần Khánh Hưng, Giáo trình Kinh tế Việt Nam, 2010, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2004 và 2009, Hà Nội. 4. UNDP, Di cư trong nước: cơ hội và thách thức với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nhóm điều phối Chương trình về chính sách kinh tế và xã hội, Liên hiệp quốc tại Việt Nam, 2010. 5. GSO, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2005), Điều tra Di cư năm 2004; Các kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thống kê, Tổng cục Thống kê. 6. Điều tra di cư Việt Nam 2004: Chuyên đề Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam. 7. website của Tổng cục Thống kê. 8. Heather Xiaoquan Zhang, P. Mick Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkels, W. Neil Adger; Migration in a transitional economy: Beyond the planned and spontaneous dichotomy in Vietnam, Geoforum 37 (2006). Ngày nhận bài: 19/02/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf105_3342_2215157.pdf
Tài liệu liên quan