Tài liệu Vận dụng hành lang pháp lý - Luật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở An Giang: 538
VẬN DỤNG HÀNH LANG PHÁP LÝ - LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN Ở AN GIANG
Th.S Nguyễn Minh Diễm Quỳnh
1. Đặc điểm tình hình
An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long cùng những yếu tố thuận lợi về điểu kiện tự nhiên,
địa hình, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ. Đây được xem là
một trong những địa phương giàu tiểm năng phát triển kinh tế, nông nghiệp
thủy sản, bên cạnh khu kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến, sản xuất vật
liệu xây dựng và dịch vụ du lịch.
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 1
Bên cạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 84,4% , An Giang ưu
tiên tập trung xây dựng, củng cố các công trình thủy lợi, bảo đảm nước sản xuất, sinh
hoạt, gắn với triển khai các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây
ra. Thực hiện mục tiêu của Tỉnh ủy, năm 2017, An Giang đã khảo sát xác định 28
điểm kênh, rạch, sông có nguy c...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng hành lang pháp lý - Luật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
538
VẬN DỤNG HÀNH LANG PHÁP LÝ - LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN Ở AN GIANG
Th.S Nguyễn Minh Diễm Quỳnh
1. Đặc điểm tình hình
An Giang là một trong những tỉnh có tiềm lực kinh tế lớn ở khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long cùng những yếu tố thuận lợi về điểu kiện tự nhiên,
địa hình, tài nguyên thiên nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ. Đây được xem là
một trong những địa phương giàu tiểm năng phát triển kinh tế, nông nghiệp
thủy sản, bên cạnh khu kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến, sản xuất vật
liệu xây dựng và dịch vụ du lịch.
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 1
Bên cạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 84,4% , An Giang ưu
tiên tập trung xây dựng, củng cố các công trình thủy lợi, bảo đảm nước sản xuất, sinh
hoạt, gắn với triển khai các biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây
ra. Thực hiện mục tiêu của Tỉnh ủy, năm 2017, An Giang đã khảo sát xác định 28
điểm kênh, rạch, sông có nguy cơ sạt lở, có chiều dài 2,7km, đồng thời rà soát các
GV khoa Luật- Khoa học Chính trị, trường ĐH An Giang.
539
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
vùng xâm nhập mặn, khô hạn Trên cơ sở đó, tỉnh đã chủ động nạo vét 146/159
công trình thủy lợi với chiều dài trên 233km, gia cố 83km đê bao; tu sửa, nâng cấp
195 cống, công trình thủy lợi Địa phương quản lý, khai thác công trình thủy lợi,
xây dựng đề án khai thác hồ chứa nước tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Từ năm 2015
đến nay, Tỉnh ủy An Giang đã lãnh đạo triển khai 62 dự án, đề tài cấp tỉnh, 67 mô
hình, giải pháp khoa học cấp cơ sở. Các công trình thủy lợi đều hướng đến mục tiêu
tạo thuận lợi chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tích tụ ruộng đất.
Những vấn đề chính liên quan đến môi trường và tài nguyên ở An Giang
có thể kể đến như: cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đô thị (đường sá, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng,
cây xanh, nghĩa địa) phát triển không đồng bộ và không theo kịp quá trình đô
thị hóa; Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn còn nhiều bất cập; Chất thải và
ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp (khói thải từ các lò
gạch, bụi từ các hoạt động khai thác đá, xay xát lúa gạo, vật liệu xây dựng, xi
măng và chế biến thức ăn gia súc chưa được xử lý tốt); Nước thải và bùn thải
từ các ao, hổ, hầm nuôi thủy sản; chất thải và thức ăn thừa từ các bè cá; dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất, trong nước ảnh hưởng đến môi trường.
Nhiều khu vực nông thôn của tỉnh còn thiếu nước sạch và không đảm bảo
các điều kiện vệ sinh môi trường; tình trạng sạt lỡ bờ sông, khai thác cát trái
phép trên bờ sông Tiền và sông hậu vẫn còn diễn biến phức tạp; vấn đề mô
nhiễm xuyên biên giới Camphuchua- Việt Nam do sự tác động của nhiều nguên
nhân; Tình hình môi trường càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát trong mùa
lũ, đặc biệt là ở các bãi rác.2
Liên quan đến vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường, nhà nước ta đã
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như luật bảo vệ môi trường, luật bảo
vệ và phát triển rừng, luật thủy sản, luật thủy lợi, pháp lệnh giống câu trồng và
pháp lệnh giống vật nuôi. Trong đó, phạm vi điều chỉnh của luật bảo vệ môi
trường mang tính chi phối, gồm các quy định về hoạt động bảo vệ môi trường,
chính sách, biện pháp và nguồn lực đề bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ,
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi
trường.
Với đặc trưng thế mạnh của An Giang là cây lúa và nguồn lợi thủy sản,
tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn. Như vậy, làm thế nào để sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách bền vững thì bảo vệ môi trường
540
và phòng, chống, khắc phục ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp
bách đặt ra trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó cũng
chính là lý do tác giả viết nài này dưới góc độ từ thực tiễn đến việc vận dụng
các chính sách của nhà nước trước vấn nạn ô nhiễm môi trường tại địa phương.
2. Hành lang pháp lý trong bảo vệ môi trường
2.1. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Tại Điều 5 luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định chính sách của
nhà nước về bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra , giám sát việc
thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Tuyên
truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác
để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng
lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu
chất thải; Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân
cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; Đa dạng hóa các nguồn vốn
đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường
trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí
bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực
trọng điểm trong bảo vệ môi trường.
Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ
sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường; Tăng cường đào tạo nguồn
nhân lực về bảo vệ môi trường; Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu
tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao,
công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng
yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường; Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh
môi trường; Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường; Mở rộng, tăng
cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế
về bảo vệ môi trường.
541
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
2.2. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
Những hoạt động bảo vệ môi trường cũng được khuyến khích cũng đã
được ghi nhận tại điều 6 như sau: Truyền thông, giáo dục và vận động mọi
người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên; Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải;
Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy
tầng ô-zôn; Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh
doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế
chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường; Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất
thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực
hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh; Bảo tồn và phát triển
nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi
cho môi trường; Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư
thân thiện với môi trường; Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt
động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư; Hình thành nếp
sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi
trường; Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi
trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm
Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; Khai thác
nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt,
không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật; Khai thác, kinh
doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định; Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại
khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; Thải chất thải chưa
được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và
chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; Đưa vào nguồn nước hóa
chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại
khác đối với con người và sinh vật.
Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức
542
xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Gây
tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Nhập khẩu, quá
cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức; Nhập khẩu, quá cảnh động
vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép; Sản
xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh
thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên
nhiên; Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi
trường; Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi
trường đối với con người; Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt
động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với
môi trường; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách
nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường3.
3. Thực trạng vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường tại An
Giang
Đối chiếu các quy định của pháp luật dựa trên thực tiễn nông thôn Việt
Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường do ý thức con người trong bảo vệ môi trường còn bị hạn chế - chỉ thấy
được những cái lợi trước mắt mà chưa quan tâm đến bệnh tật, sức khỏe hay yếu
tố bền vững của sự phát triển khu vực ở nông thôn.
Từ đặc trưng cơ bản của một tỉnh phát triển về nông nghiệp với dư lượng
phân bón, thuốc trừ sâu cùng các chất thải của làng nghề truyền thống; sự quan
tâm chưa triệt để của các cấp, các ngành; cách xử lý chưa kịp thời của cơ quan
chức năng; chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe đã gây nên hiện tượng ô nhiễm
mỗi lúc một nhiều, không chỉ riêng An Giang hay các tỉnh đồng bằng Sông Cửu
Long mà trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những vấn đề nan giải đòi hỏi
phải có hướng đi riêng, cách xử lý thích hợp gắn tiêu chí bảo vệ môi trường cần
được đặt ở vị trí hàng đầu trong hoạch định các chính sách kinh tế- xã hội tại
địa phương.
Trên cơ sở giới hạn và phạm vi của tham luận khi nghiên cứu vấn đề môi
trường và ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
543
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
thôn ở An Giang, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng của vấn đề này tại địa
phương như sau:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định:
"Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng An Giang trở thành trung tâm
nông nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long; phấn đấu tăng giá trị sản xuất nông
nghiệp bình quân đạt 192 triệu đồng/ha vào năm 2020, sử dụng hiệu quả nguồn vốn,
tài nguyên, sức lao động, công nghệ”. Theo đó, Tỉnh ủy An Giang tập trung lãnh
đạo huy động nhiều nguồn lực phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, không ngừng
gia tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông
nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người nông dân...
Trong tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi tư duy của cán bộ, nông dân từ phát triển
theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư duy tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị
diện tích. Các địa phương chủ động cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lợi thế so sánh trên
thị trường, xác định bốn loại sản phẩm chủ lực, gồm: lúa, cá, rau màu, cây dược liệu;
tập trung phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại, mở rộng hạn điền, tích tụ
ruộng lớn, ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất làm kinh tế trang trại theo
mô hình, công ty cổ phần, vận động người dân góp vốn bằng đất cùng sản xuất kinh
doanh, chia cổ tức. Các địa phương cũng chủ động chuyển đổi vùng trồng lúa kém
hiệu quả sang trồng hoa màu, cây ăn trái, chăn nuôi. Hiện, tỉnh chuyển dịch 9.316ha
trồng xoài, rau dưa gần 22.000ha Năm 2017, An Giang có 45 doanh nghiệp ký kết
chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với nông dân, qua mô hình 19 hợp tác xã, 32 tổ hợp
tác, tích tụ 20.586ha đất sản xuất theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Tỉnh xây dựng
được 24 mô hình sản xuất hiệu quả, như “nuôi tôm trên đất lúa tại huyện Thoại Sơn”,
lợi nhuận 100 triệu đồng/ha, tăng gấp 5 lần lợi nhuận trồng lúa; mô hình “Rau
VietGap, rau hữu cơ”, có gần 20ha tại TP Long Xuyên; “trồng nấm rơm comport”;
“Nuôi cá tra thương phẩm”, có 336ha, sản lượng hơn 98.000 tấn; “Mô hình trồng
chuối, xoài công nghệ cao” nâng giá trị sản xuất đạt hơn 165 triệu đồng/ha đất
nông nghiệp.
Tại huyện Chợ Mới, một trong những địa phương chuyển đổi mô hình sản xuất
hiệu quả, từ năm 2016 đến nay, huyện chuyển dịch từ đất lúa kém hiệu quả sang
trồng hoa màu, cây ăn trái được hơn 3.000ha, nâng tổng số diện tích cây ăn trái lên
hơn 5.200ha, lợi nhuận đạt từ 57 triệu đồng đến 234 triệu đồng/ha. Là tỉnh có nhiều
đồng bào Khmer, Chăm, An Giang chủ động tăng cường cán bộ xuống cơ sở, phát
hành tài liệu bằng tiếng Khmer, Chăm, hướng dẫn bà con trồng thốt nốt, thu nhập
tăng thêm hơn 300.000 đồng/tháng. An Giang cũng xây dựng “Trung tâm Giống công
544
nghệ cao” bảo đảm cung cấp giống cho yêu cầu sản xuất trong tỉnh và các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long với mức đầu tư 10 triệu euro.
UBND tỉnh đã có kế hoạch, xác định rõ cơ chế, vốn, chính sách, mô hình
sản xuất, lực lượng cụ thể. Cấp ủy các cấp luôn chú trọng phát huy vai trò
gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Địa phương chọn đơn vị làm điểm, đẩy mạnh
tuyên truyền, nhân rộng gương điển hình tiên tiến. Các ban, ngành chủ động
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, có chuyên
môn phục vụ yêu cầu kinh tế hợp tác, hợp tác sản xuất và có nội dung bồi
dưỡng cho nông dân cụ thể, sát từng đề án, dự án, chương trình, liên kết chuỗi
sản xuất, ứng dụng công nghệ, làm thay đổi nhận thức, hành động. Năm 2017,
An Giang đã tổ chức 223 cuộc hội thảo, trình diễn trên 1.500 điểm khoa học kỹ
thuật cho hơn 100.000 lượt nông dân. Tỉnh ủy còn chỉ đạo rà soát, bổ sung
thêm chức năng, nhiệm vụ một số ban, ngành, nhưng không tăng biên chế, đáp
ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp; chủ động liên kết vùng, đẩy mạnh xúc tiến
thương mại, dự báo, xác định sản lượng tiềm năng sát thực tiễn theo kinh tế thị
trường, có sự can thiệp của ngành chức năng, khắc phục tình trạng lúc thiếu,
lúc thừa, được mùa mất giá4
Các làng nghề thủ công truyền thống có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên,
tình trạng ô nhiễm không khí đã làm ảnh hưởng không chỉ trực tiếp đến cuộc
sống, sinh hoạt và sức khỏe của những người dân trong vùng mà còn ảnh hưởng
đến cả những người dân sống ở vùng lân cận. Họ phải sống chung với khói bụi,
uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải. Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những
phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô
nhiễm môi trường.
Nghề đặc trưng gắn với nông thôn- vùng đồng bằng sông nước của An
Giang có thể được kể đến là việc nuôi cá lồng bè và hiện tượng cá chết hàng
loạt trên các khúc sông đã được phương tiện thông tin và truyền thông nhiều
lần đăng tải, gây nên quá trình ô nhiễm môi trường nước rất đáng được báo
động.
545
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Cá chết hàng loạt trên đoạn sông Cái Vừng thuộc khu vực 3 xã Long
Hòa, Phú Lâm và Phú Thạnh thuộc huyện Phú Tân của An Giang
Thực trạng này đã được Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang khuyến cáo,
người nuôi di dời các lồng bè nuôi ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng, tăng cường
sục khí tạo ô-xy, quạt bè tạo dòng chảy hoặc cung cấp ô-xy viên tức thời cho
các bè có hiện tượng thiếu ô-xy cục bộ. Những hộ nuôi cá lân cận cũng nên tiến
hành sang thưa, giảm mật số cá để bảo vệ đàn cá của mình. Với các loại cá đã
chết, người nuôi cá cần trục vớt, xử lý, không được đổ cá chết ra sông làm ô
nhiễm môi trường nước5
Đó là điển hình một số trường hợp gây nên hiện tượng ô nhiễm môi
trường trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ở An Giang. Vì lẽ
đó, các giải pháp cần được đặt ra trong thời gian tới nhằm giảm thiểu tình trạng
ô nhiễm môi trường mà các ngành, các cấp, cơ quan chức năng và người dân
cần quan tâm thực hiện, trong đó, sự gắn kết giữa hành lang pháp lý trong thực
tiễn bảo vệ môi trường luôn được chú trọng đề cao.
4. Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phát
triển nông thôn ở An Giang.
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả những hành vi gây ô
nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho
mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết
giữa tự nhiên, con người và xã hội.
546
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường,
trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối
tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi
trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế,
đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và
thân thiện hơn với con người.
Ba là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát
về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng
cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt
để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời,
nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có
hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp;
tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa
phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản
lý môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc
các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập
trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo
định kỳ về hoạt động xử lý nước thải, rác thải tại đó.
Năm là, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham
mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không
cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ
lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi
trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án
đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện
xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.6
Sáu là, chính quyền địa phương cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các
đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi có đảm
bảo thực hiện nghiêm túc hay chưa để kịp thời chấn chỉnh và xửa lý thích hợp.
547
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
Từ đó, phảt thuy tinh thần thượng tôn pháp luật trong ý thức bào vệ môi trường
của quần chúng nhân dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn ngày càng được nâng
cao.
Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật; BVMT, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc
gìn giữ và BVMT; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một
cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người -
xã hội. Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục cần tăng cường hơn nữa vai
trò của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này trên các địa bàn nông thôn,
như các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý và BVMT, các cơ sở
y tế, các tổ chức đoàn thể có liên quan để đảm bảo cho công tác tuyên truyền,
giáo dục và thực thi các biện pháp BVMT, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn có hiệu quả hơn.
Tóm lại, để giảm thiểu những tác động xấu của ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe của người dân nông thôn hiện nay cần thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ từ cơ chế, chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ đến công tác tuyên truyền cho
người dân về ý thức bảo vệ chính môi trường mình đang sinh sống. Về lâu dài,
cần có các giải pháp về kiểm tra, kiểm soát môi trường chặt chẽ, trong đó cần
quan tâm hơn đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý môi trường tại các khu
vực nông thôn hiện nay.7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, Báo cáo tỉnh An Giang 5 năm
giai đoạn 2005-2009.
2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014- Điều 5, 6,7.
3. Nguyễn Duy Hiển, “An Giang phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó
với biến đổi khí hậu”, Báo điện tử Quân Đội nhân dân, 07-01-2018.
4. Xoa Nguyễn, “Xử lý tình trạng cá chết hàng loạt ở An Giang”, Sunflower
và Tiếp Thị Gia Đình, 12/02/2016.
5. TPH, “Ô nhiễm môi trường- vấn đề cần quan tâm giải quyết”,
www.angiang.gov.vn.
6. Phạm Công Nhất, “Ô nhiễm môi trường nông thôn và giải pháp khắc
phục”, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Môi trường, số 5/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_2749_2207260.pdf