Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần hoá học phân tích cho sinh viên trường đại học nông lâm – đại học thái nguyên góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức - Đào Việt Hùng

Tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần hoá học phân tích cho sinh viên trường đại học nông lâm – đại học thái nguyên góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức - Đào Việt Hùng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0072 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 79-86 This paper is available online at VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC Đào Việt Hùng1, Đặng Thị Oanh2 1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên (SV) những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn. Với đặc điểm của học phần Hóa học Phân tích chúng tôi đã chọn và thử nghiệm tổ chức cho SV năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái nguyên triển khai dự án “Tìm hiểu về ảnh hưởng của pH đến một số hoạt động sản xuất nông nghiệp”. Kết quả cho thấy SV có thể vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để vận dụng...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần hoá học phân tích cho sinh viên trường đại học nông lâm – đại học thái nguyên góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức - Đào Việt Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0072 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 79-86 This paper is available online at VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN HOÁ HỌC PHÂN TÍCH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC Đào Việt Hùng1, Đặng Thị Oanh2 1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên (SV) những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn. Với đặc điểm của học phần Hóa học Phân tích chúng tôi đã chọn và thử nghiệm tổ chức cho SV năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái nguyên triển khai dự án “Tìm hiểu về ảnh hưởng của pH đến một số hoạt động sản xuất nông nghiệp”. Kết quả cho thấy SV có thể vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành nghề, từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho SV. Từ khóa: Dạy học dự án, phương pháp dạy học, năng lực vận dụng kiến thức, sinh viên, thực tiễn 1. Mở đầu Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển ở người học những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết hiệu quả các tình huống trongthực tiễn. DHDA đã được sử dụng nhiều trong dạy học ở trường phổ thông, trong khi đó hầu như chưa được chú trọng sử dụng trong dạy học ở đại học đặc biệt trong khối ngành Đại học kĩ thuật trong đó có khối ngành Nông Lâm. Nói về ý nghĩa vai trò của DHDA trong việc phát triển năng lực của sinh viên, tác giả Vũ Thị Yến [11] cũng đã nhấn mạnh : “Dạy học dự án (DHDA) là một phương pháp dạy học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực tiễn. DHDA vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển năng lực chủ động, sáng tạo vừa kết hợp giữa học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc đại học”. Trong bài báo này chúng tôi trình bày việc vận dụng DHDA thông qua học phần Hóa học Phân tích, bước đầu đặt nền móng cho SV tiếp cận, làm quen với việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chủ động tự lực trong công việc được giao, biết vận dụng các kiến thức của môn học trong việc giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành nghề. Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 1/7/2016. Liên hệ: Đào Việt Hùng, e-mail: hungkhcb@gmail.com 79 Đào Việt Hùng, Đặng Thị Oanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên 2.1.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên a) Khái niệm năng lực: Có rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội học, giáo dục học, triết học, tâm lí học và kinh tế học đã cố gắng định nghĩa khái niệm năng lực. Tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của Hội đồng Châu Âu, sau khi phân tích nhiều định nghĩa về năng lực, F.E. Weinert (OECD,2001b, tr.45) [13] kết luận: “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể” hay “Năng lực là sự kết hợp hợp lí kiến thức, kĩ năng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phê phán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề”. Theo ông, năng lực gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Trong “Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cũng sử dụng khái niệm năng lực như sau:“Năng lực là sự kết hợp linh hoạt và độc đáo nhiều đặc điểm tâm lí của một người, tạo thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó” [1]. b) Khái niệm về năng lực vận dụng kiến thức của sinh viên: Từ nội dung khái niệm năng lực nói chung, năng lực vận dụng kiến thức cho HS phổ thông theo tài liệu [2] của Bộ GD và ĐT, từ đặc điểm của đối tượng sinh viên nói riêng, chúng tôi quan niệm: Năng lực vận dụng kiến thức của SV là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Trong cuốn “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” [9] của A.V. Petrovski, giáo sư đã đề cập đến bản chất của quá trình học tập “được xác định như là quá trình có tính chất hai mặt - tích luỹ các tri thức và nắm vững các phương thức vận dụng tri thức”. Bởi vậy, quá trình dạy học không có gì khác là một hoạt động bao gồm hai phía thầy và trò, là sự kết hợp hài hoà giữa lao động của người giáo viên và người học, trong đó người học nỗ lực nhận thức, người thầy sáng tạo biện pháp để hướng dẫn người học làm cho kiến thức, tư tưởng tình cảm kĩ năng lẫn phương pháp của người học đựơc tăng tiến. Mục đích cuối cùng để họ có thể từng bước vận dụng kiến thức một cách tự lập vào trong đời sống. Như vậy, học tập là quá trình nhận thức tích cực. Quá trình nhận thức và học tập được diễn ra theo từng cấp độ. Cấp độ thứ nhất là: tri giác tài liệu, cấp độ thứ hai là: thông hiểu tài liệu, cấp độ thứ ba là: ghi nhớ kiến thức, cấp độ thứ tư là: luyện tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bốn cấp độ của quá trình nhận thức và học tập trên đã được thừa nhận và những nhà giáo dục đã tổ chức quá trình dạy học của mình theo trình tự các giai đoạn nhận thức đó. Như vậy: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là cấp độ cuối cùng của quá trình nhận thức và học tập. Mỗi cấp độ có một tác dụng riêng, một thế mạnh riêng nhưng đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình nhận thức, học tập toàn vẹn. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng cấp độ vận dụng kiến thức là thước đo hiệu quả nhận thức, học tập củangười học. Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức không chỉ đối với quá trình thực hành ứng dụng mà còn có ý nghĩa ngay cả với quá trình tiếp nhận thêm tri thức mới. Muốn đạt đến kiến thức mới thì cũng phải biết vận dụng kiến thức cũ, vốn là mục đích trong lần học trước nay trở thành phương tiện cho lần học này hoặc cũng có thể muốn có những kĩ năng mới thì phải vận dụng được thành thạo những kĩ năng cũ. 80 Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần Hoá học Phân tích cho sinh viên... Vận dụng kiến thức đòi hỏi huy động nhiều kĩ năng khác nhau như: Kĩ năng phát hiện vấn đề; kĩ năng độc lập, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ và làm việc; kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và định hướng kiến thức. Những kĩ năng đó là những tố chất để hình thành một tư duy sáng tạo. Muốn vận dụng tốt kiến thức không thể thiếu một tư duy sáng tạo. Vận dụng kiến thức là sự thể hiện tư duy của người học . Khi người học vận dụng kiến thức vào một đối tượng, một tình huống cụ thể, con người cần phải phát huy hết năng lực tư duy của mình. Từ chỗ tự mình phát hiện ra vấn đề đến quá trình tìm hiểu, suy luận, phân tích, khái quát hoá,. . . để vận dụng giải quyết vấn đề đều thể hiện tư duy của SV ở các cấp độ khác nhau. Quá trình lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như hiệu quả của việc vận dụng kiến thức thể hiện những phẩm chất tư duy của SV. Vì vậy mà ở mỗi người học khả năng vận dụng kiến thức là khác nhau do năng lực tư duy của mỗi em là khác nhau. 2.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho sinh viên Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho SV có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết những nhiệm vụ học tập được đặt ra cho SV như: vận dụng kiến thức để làm bài tập, hiểu và giải thích được các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức có thể giúp cho SV: – Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng làm bài tập; – Giúp SV có thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực; – Hình thành cho SV phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua các kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lí thông tin; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn; chủ động trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn; – Giúp cho SV thấy được tác động qua lại giữa con người với thế giới tự nhiên ở cả hai mặt tiêu cực và tích cực, từ đó hình thành ý thức, trách nhiệm của bản thân trong đời sống sinh hoạt, công tác và làm việc sau này. 2.2. Dạy học dự án Về cơ sở lí luận DHDA đã có nhiều công trình bài báo trình bày cụ thể về lịch sử, đặc điểm, cách phân loại của dự án, các giai đoạn triển khai dự án. Trong nội dung bài báo này chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh đặc điểm của dự án với các đặc điểm sau: – Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. – Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. – Định hướng hứng thú người học: SV được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. – Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp. – Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. – Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. – Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. 81 Đào Việt Hùng, Đặng Thị Oanh – Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những đặc điểm trên của dự án cho thấy việc vận dụng DHDA trong đào tạo sinh viên nói chung, SV trường ĐH Nông Lâm nói riêng và đặc biệt thông qua dạy học học phần Hóa học Phân tích là rất thuận lợi trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho SV. Về cách phân loại dự án: có nhiều cách phân loại dự án khác nhau. Người ta có thể phân loại dự án theo lĩnh vực (giáo dục, nông nghiệp,..), theo chuyên môn (Lí, Hóa, Sinh..hoặc liên môn), theo sự tham gia của người học (Chủ nhiệm, thành viên,..), theo sự tham gia của GV (có hướng dẫn, tư vấn,..), theo quy mô về thời gian, kinh phí (dự án lớn, nhỏ,..), theo tính chất công việc (tham quan, tìm hiểu/xây dựng quy trình,. . . ). Với đặc điểm môn học Hóa học phân tích (sẽ được phân tích dưới đây) các dự án chúng tôi lựa chọn là dự án gắn với nghề nghiệp: Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp như chăn nuôi, thủy sản, cây trồng. . . SV tiến hành các dự ánvới quy mô theo nhóm nhỏ (3-4 người), tùy theo dự án thời gian có thể ngắn (1-2 tuần) hoặc (1-2 tháng). . . với sự hướng dẫn, tư vấn của GV và kĩ sư . . . 2.3. Giới thiệu về chương trình học phần Hóa học phân tích dành cho sinh viên ĐH Nông Lâm 2.3.1. Tên học phần: Hóa phân tích - Mã số học phần: ACH121 - Thời lượng: 02 tín chỉ (TC) - Ngành (chuyên ngành) đào tạo: Tất cả các ngành học Phân bổ thời gian học tập: - Số tiết học lí thuyết trên lớp: 25 tiết - Số tiết thí nghiệm, thực hành: 05 tiết - Số tiết sinh viên tự học: 60 tiết Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc học phần: Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích, các phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng: gồm phương pháp phân tích khối lượng và phương pháp phân tích thể tích, phương pháp phân tích điện hóa. Kĩ năng: Các kĩ năng sinh viên cần đạt được sau khi học xong học phần này là: - Kĩ năng vận dụng lí thuyết để làm bài tập - Kĩ năng thực hành (pha dung dịch với các loại nồng độ khác nhau, thao tác các phép chuẩn độ) - Kĩ năng phân tích, giải thích một số ứng dụng của Hóa phân tích vào thực tiễn cuộc sống Cấu trúc chương trình Hóa phân tích: - Chương 1: Các khái niệm cơ bản trong Hóa phân tích - Chương 2: Phân tích định tính - Chương 3: Phân tích khối lượng - Chương 4: Phân tích thể tích - Chương 5: Phân tích công cụ 82 Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần Hoá học Phân tích cho sinh viên... 2.4. Vận dụng dạy học dự án thông qua học phần Hóa học phân tích Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc chương trình của học phần Hóa học Phân tích, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề dự án “Tìm hiểu về ảnh hưởng của pH đến một số hoạt động sản xuất nông nghiệp” Nội dung của dự án được thực hiện trong khuôn khổ của chương I: “Các khái niệm cơ bản trong Hóa học phân tích” với trọng tâm: Xác định pH của một số loại dung dịch, ứng dụng của pH đến lĩnh vực nông lâm nghiệp. . . Mục tiêu của dự án: SV hiểu được ý nghĩa của giá trị pH; biết cách xác định giá trị pH của một số loại dung dịch thường gặp; tìm hiểu ứng dụng của pH trong một số lĩnh vực (canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thức ăn chăn nuôi). Kiến thức: SV xây dựng được công thức xác định giá trị pH của một số loại dung dịch (acid, bazơ, muối) thường gặp; hiểu được ứng dụng của pH trong thực tiễn sản xuất, thực tế đời sống. Kĩ năng: Vận dụng làm các bài tập định lượng; thực hành xác định giá trị pH của dung dịch bằng máy đo xác định pH. Thông qua dự án, SV có thể được phát triển năng lực vận dụng kiến thức về giá trị pH vào một số ứng dụng thực tế sản xuất như: xử lí độ chua cho đất; điều chỉnh pH trong các ao nuôi bằng Tảo, chế phẩm sinh học; xử lí thức ăn cho gia súc, gia cầm (lên men, ủ chua..). Qua đó giúp SV sớm tiếp cận với kiến thức chuyên ngành mà SV theo học. Thực hiện dự án còn giúp SV nâng cao năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm; năng lực thu thập và xử lí thông tin; năng lực thuyết trình.... Dưới đây chúng tôi minh họa cụ thể việc triển khai chủ đề dự án : GIỚI THIỆU CỤ THỂ DỰ ÁN HỌC TẬP I. Giới thiệu dự án: Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ, con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên mọi mặt của đời sống xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự tăng trưởng không ngừng trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,... đã góp phần tạo nên một nền kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững trên toàn cầu. Với vai trò của một kĩ sư nông nghiệp trong tương lai, các bạn SV hãy tìm hiểu về ảnh hưởng của pH đến một số hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như sau: II. Giao nhiệm vụ Dự án được tiến hành thử nghiệm với đối tượng là SV năm thứ nhất, lớp học phần K47 – N07 – QLĐĐ, học tập học phần Hoá phân tích ở học kì II năm học 2015 – 2016. Chia lớp thành 3 nhóm: Dựa vào hình ảnh gợi ý ở trên 83 Đào Việt Hùng, Đặng Thị Oanh - Nhóm 1: Tìm hiểu ứng dụng của pH trong canh tác nông nghiệp (trồng trọt). - Nhóm 2: Tìm hiểu ứng dụng của pH trong nuôi trồng thủy sản. - Nhóm 3: Tìm hiểu ứng dụng của pH trong chế biến thức ăn gia súc. Yêu cầu sản phẩm - Các báo cáo được trình chiếu trên máy chiếu (có hình ảnh, video. . . minh hoạ). - Nội dung chính xác, khoa học; có liên hệ mật thiết với thực tế sản xuất, thông tin đa dạng, cập nhật. III. Tổ chức thực hiện dự án Bước 1 – Từng SV tìm hiểu về nhiệm vụ chung của nhóm. – Thảo luận nhóm để thống nhất SĐTD về nhiệm vụ của nhóm mình. – Lập kế hoạch thực hiện và bước đầu đưa ra sản phẩm dự kiến. Bước 2 – Từng SV tìm kiếm thông tin qua internet, bài giảng, giáo trình. . . để khai thác thông tin. – Thảo luận nhóm để chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. – Hoạt động nhóm: Xử lí thông tin, chọn lọc các thông tin đưa vào báo cáo, hoàn thiện báo cáo của nhóm. Bước 3 Trình bày báo cáo kết quả: – Các nhóm cử đại diện báo cáo, trợ lí. – Thảo luận chung giữa các nhóm báo cáo. Sau đây là một số hình ảnh SV báo cáo về các sản phẩm dự án do nhóm mình đảm nhiệm: Báo cáo của nhóm 1 Nhóm 1: Báo cáo ảnh hưởng của giá trị pH trong vấn đề canh tác nông nghiệp. Nội dung báo cáo được thực hiện theo sơ đồ tư duy và cho thấy được vai trò của pH có liên quan đến các hoạt động như: xử lí độ chua cho đất, xử lí đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn,. . . Nhóm 2: Báo cáo ảnh hưởng của giá trị pH trong vấn đề nuôi trồng thủy sản. Nội dung báo cáo được trình bày bằng PowerPoint với những vấn đề liên quan: Xử lí ao nuôi trồng bằng vôi nung, điều chỉnh pH trong ao bằng một số loài thủy sinh (tảo) hoặc một số loại chế phẩm sinh học,. . . Nhóm 3: Báo cáo ảnh hưởng của giá trị pH trong chế biến thức ăn gia súc. Nội dung báo cáo được trình bày bằng PowerPoint với những vấn đề liên quan: Lên men thức ăn cho gia súc, gia cầm bằng các chế phẩm sinh học, sản xuất các loại hỗn hợp thức ăn bằng phương pháp ủ chua,. . . 84 Vận dụng dạy học dự án trong dạy học học phần Hoá học Phân tích cho sinh viên... Báo cáo của nhóm 2 Báo cáo của nhóm 3 IV. Đánh giá kết quả dự án học tập (Theo phiếu đánh giá sản phẩm đã phát cho các nhóm) TT Tiêu chí đánh giá sản phẩm NC Tự đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1 Đạt được mục tiêu NC đã đề ra. 2 Bố cục sản phẩm chặt chẽ, khoa học. 3 Thông tin cập nhật, đa dạng, phong phú, gắn với thực tiễn. 4 Thể hiện tính mới, độc đáo. 5 Thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, bàn luận kết quả logic, khoa học. 6 Thể hiện đặc thù của môn Hóa học PT . 7 Thể hiện rõ kết quả hợp tác của các thành viên trong nhóm. Quy định về các mức : Mức 1: 90-100 điểm; Mức 2: Từ 70 đến dưới 90 điểm; Mức 3: Từ 50 đến dưới 70 điểm. Mức 4: dưới 50 điểm Nhận xét chung của GV: – Các nhóm đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về dự án học tập được phân công. – Thông tin SV tìm kiếm, thu thập được là rất chính xác, phong phú, đa dạng. – Các báo cáo được trình bày công phu, sáng tạo nêu bật được sự ảnh hưởng của giá trị pH mà dự án của nhóm được phân công. – Cả 03 dự án đều được đánh giá xếp loại tốt (> 90/100 điểm). – Thông qua việc được thực hiện các dự án, SV được trải nghiệm cách thức làm việc theo nhóm, phát huy được sức mạnh của tập thể; – Các nhóm đều cho thấy sự háo hức, thích thú khi được làm các dự án, đặc biệt là các kiến thức có ứng dụng trong thực tiễn đời sống hay thực tế sản xuất; – Thông qua dự án, các thành viên trong nhóm đã phát huy được tính độc lập, sáng tạo, phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào ngành nghề học tập của mình và vào trong các công việc được đảm nhiệm. 85 Đào Việt Hùng, Đặng Thị Oanh 3. Kết luận Qua việc vận dụng phương pháp DHDA học phần Hoá học phân tích tại Trường Đại học Nông Lâm với chủ đề “Tìm hiểu về ảnh hưởng của pH đến một số hoạt động sản xuất nông nghiệp”” đã giúp cho SV thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành, giữa lí thuyết với thực tiễn; Vận dụng được kiến thức đã học thông qua nội dung lí thuyết gắn với ngành nghề cụ thể. Từ việc triển khai dự án SV được hoạt động trải nghiệm nên hiểu sâu hơn về kiến thức lí thuyết vì vậy các em hứng thú học tập hơn, tính hợp tác tốt hơn, tính tự lực, ý thức trách nhiệm và tính sáng tạo cao hơn và vì vậy góp phần phát triển cho các em năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, thực tế chuyên ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học, 2014. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong trường THPT. [3] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014. Lí luận dạy học hiện đại – Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. [4] Đặng Xuân Bình (chủ biên), Bùi Quang Tế, Đoàn Quốc Khánh, 2012. Bệnh động vật thủy sản. Nxb Nông nghiệp. [5] Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng, 2010. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, 2000. Phương pháp dạy học hoá học – Tập 1. Nxb Giáo dục. [7] Nguyễn Tinh Dung, 2011. Hoá học phân tích – Phần III. Nxb Giáo dục Việt Nam. [8] Từ Vọng Nghi, 2001. Hoá học phân tích – Phần I. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] A.V.Petrovski, 1982. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục Việt Nam. [10] Trần Tố (chủ biên), Cù Thị Thúy Nga, 2008. Sinh hoá học động vật. Nxb Nông nghiệp. [11] Vũ Thị Yến, 2011. Dạy học theo dự án áp dụng với môn Hóa học phân tích. Tạp chí Hóa học & Ứng dụng. Số 3 [12] Vũ Thị Yến, Trần Trung Ninh, 2014. Vận dụng DHDA trong việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu xác định hàm lượng chì trong một số loại rau. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (6), Tr. 31-38. [13] F.E. Weiner, 2001. Comparative performance measurement in schools. ABSTRACT Applying project-based teaching to the teaching of analytical chemistry to students of the University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University, to develop their ability to apply acquired knowledge Project Based Teaching (PBT) is a teaching method that forms and develops the the capacity to apply knowledge in order to solve real life situations.. Carried out at TUAF, our project involves first year students who previously learned the chemistry analysis mudule. The project is ‘learning about the effects of pH on agricultural activities’. Through PBT, students can apply their knowledge to solve daily exercises and understand various life phenomina. Keywords: Project Based Teaching, teaching method, ability to apply knowledge, students, practical. 86

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4292_dvhung_3521_2132637.pdf
Tài liệu liên quan