Tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Cơ sở tỉnh Điện Biên - Nguyễn Thị Sửu: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0146
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 67-75
This paper is available online at
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Thị Sửu1, Vũ Quốc Trung1, Nguyễn Thị Phương Thúy2, Lê Tùng2
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Tóm tắt. Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả
trong việc giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất. Dạy học dự án góp
phần phát triển các năng lực cần thiết như nhận thức và năng lực hành động cho học sinh,
hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năng động và sáng tạo. Trong bài
viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả áp dụng dạy học dự án và một số đề xuất vận dụng
trong dạy học hoá học hữu cơ ở trường trung học cơ sở tỉnh Điện Biên.
Từ khóa: Dạy học dự án; trung học cơ sở; hóa học hữu cơ; tỉnh Điện Biên; phát tr...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Cơ sở tỉnh Điện Biên - Nguyễn Thị Sửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0146
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 67-75
This paper is available online at
VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Thị Sửu1, Vũ Quốc Trung1, Nguyễn Thị Phương Thúy2, Lê Tùng2
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Tóm tắt. Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả
trong việc giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất. Dạy học dự án góp
phần phát triển các năng lực cần thiết như nhận thức và năng lực hành động cho học sinh,
hình thành nhân cách phẩm chất của người lao động mới năng động và sáng tạo. Trong bài
viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả áp dụng dạy học dự án và một số đề xuất vận dụng
trong dạy học hoá học hữu cơ ở trường trung học cơ sở tỉnh Điện Biên.
Từ khóa: Dạy học dự án; trung học cơ sở; hóa học hữu cơ; tỉnh Điện Biên; phát triển năng
lực.
1. Mở đầu
Theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định "phải chuyển đổi
căn bản toàn bộ nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và
năng lực người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; chuyển nền giáo dục
nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệp" [1]. Giáo dục Việt Nam
đang chuyển từ định hướng nội dung (đầu vào) sang định hướng phát triển năng lực học sinh (đầu
ra).
Dạy học dự án là một trong những phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả trong việc
phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh. Trong dạy học dự án, giáo viên là người tổ chức, hỗ
trợ và giúp học sinh tự tìm hiểu, khẳng định mình thông qua hoạt động tìm tòi, giải quyết các vấn
đề học tập. Kết quả thực hiện dự án là những sản phẩm học tập của học sinh có tính thực tiễn cao
theo nhiều phong cách học khác nhau. Phương pháp dạy học này đáp ứng mục tiêu giáo dục của
Việt Nam với quan điểm giáo dục toàn diện, phát triển năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời cho học sinh. Đã có một số tác giả đã nghiên cứu vận dụng dạy học dự án trong dạy học hóa
học và sử dụng dạy học dự án như là phương tiện để phát triển năng lực sáng tạo cho HS như Phạm
Hồng Bắc, Phạm Thị Bích Đào, Trần Thị Thu Huệ [4, 5, 6]. Trong các nghiên cứu này, các tác giả
đề cập đến tính hiệu quả của dạy học dự án trong việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
vùng đồng bằng và thành phố với nội dung phần hóa học vô cơ THPT.
Bài viết này chúng tôi đưa ra một số kết quả áp dụng dạy học dự án và một số đề xuất vận
dụng trong dạy học hoá học hữu cơ ở trường trung học cơ sở tỉnh Điện Biên.
Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thúy, e-mail: thuyntpdb@gmail.com
67
Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Phương Thúy, Lê Tùng
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá thực tiễn trong dạy học hoá học ở một số trường trung học cơ sở
tỉnh Điện Biên
Trong các năm học 2013, 2014, để tìm hiểu việc vận dụng dạy học dự án (DHDA) trong
dạy học hoá học ở trường trung học cơ sở (THCS), chúng tôi đã tiến hành điều tra đại diện 45 giáo
viên (GV) và 511 học sinh (HS) ở các trường thuộc 10 huyện và thành phố trong tỉnh Điện Biên,
Các nội dung điều tra đã được thể hiện trong các phiếu điều tra và được thống kê với kết quả thu
được như sau:
Về phía GV, chúng tôi đưa ra kết quả 4/15 câu hỏi cụ thể như sau:
a. Mức độ nhận thức và quan tâm sử dụng DHDA trong dạy học của GV
- Về mức độ hiểu biết về DHDA của GV:
+ Có 39 GV ( 86,67%) đã biết và hiểu về DHDA qua tập huấn và tìm hiểu qua tài liệu;
+ Có 4 GV (8,89%) không biết về PPDH này và có 1 GV (2,22 %) không trả lời.
- Về mức độ vận dụng DHDA trong dạy học Hoá học:
+ Có sử dụng thường xuyên trong các năm học là 9 GV (23,08 %).
+ Không sử dụng thường xuyên (có năm áp dụng có năm không) là 18 GV (46,15%).
+ Không sử dụng 10 GV (25,64 %), không trả lời 2 GV (5,13 %).
- Về mức độ quan tâm của GV đối với PPDHDA: Có 37 (82,22%) GV thích PPDH này; 7
GV (15,56 %) không thích; không trả lời là 1 GV (2,22 %).
b. Ý kiến đánh giá của GV về thái độ của HS trong giờ học có sử dụng DHDA
- Có 26 GV cho rằng HS rất thích và hào hứng chiếm (66,67%); ý kiến cho rằng không
thích 1 GV (2,56%); bình thường là 12 GV (30,77 %).
c. Về những khó khăn khi vận dụng DHDA
- Có 39 GV trả lời, các ý kiến tập trung nêu các khó khăn về: chọn nội dung để xây dựng
chủ đề dự án; hướng dẫn HS lập kế hoạch và thực hiện dự án; thiết kế bộ câu hỏi định hướng; Thiết
kế bộ công cụ đánh giá (các phiếu đánh giá) hiệu quả của DHDA; nguồn tư liệu và phương tiện
thực hiện dự án; HS chưa có một số kĩ năng cơ bản để thực hiện DA. . .
d. Về những hiệu quả của DHDA đối với học sinh trong học tập
- Có 39 ý kiến trả lời, tập trung các vấn đề như: DHDA đã gắn được lí thuyết với thực tiễn;
phát huy được tính tự lực, tính trách nhiệm và sáng tạo, kích thích động cơ, hứng thú học tập của
người học; phát triển được các năng lực: phát hiện và giải quyết các vấn đề phức hợp, cộng tác làm
việc và kĩ năng giao tiếp, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, kĩ
năng thu thập và xử lí thông tin. . .
Với phiếu điều tra học sinh (HS) chúng tôi đưa ra 15 câu hỏi trong phạm vi bài viết này
chúng tôi nêu kết quả thống kê ý kiến trả lời cho 5 câu hỏi chính, cụ thể như sau:
a. Em đã biết và được học theo PPDHDA chưa?
Số HS trả lời đã biết là 148 HS (28,96%), chưa biết 363 HS (71, 04%).
b. Khi được học theo DA các em đã được hình thành và rèn luyện những kĩ năng nào?
Đa số HS đã được học theo DA đều xác định đã có các kĩ năng: phát hiện và giải quyết vấn
đề học tập vào thực tiễn; quản lí thời gian học tập, lập kế hoạch học tập, kĩ năng tự đánh giá nhận
xét hoạt động học tập của cá nhân và nhóm bạn; trình bày vấn đề; kĩ năng giao tiếp, tìm kiếm và
xử lí thông tin thu được. . .
68
Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Hóa học hữu cơ ở trường Trung học cơ sở...
c. Theo em môn Hóa học có nhiều kiến thức được ứng dụng vào đời sống sản xuất để có thể
tìm hiểu thông qua DHDA không?
Có 507 HS trả lời có nhiều ứng dụng thực tế cuộc sống và sản xuất chiếm 99,22%, 4 HS
không trả lời, chiếm 0,78%.
d. Khi học theo DA em gặp những khó khăn gì?
Có 122/148 HS (82,43%) cho rằng phương pháp (PP) học tập này đòi hỏi thời gian tự học
nhiều hơn, khó khăn trong cách tìm nguồn thông tin và tổng hợp kiến thức bài học, chưa biết cách
chia sẻ với các bạn và cùng nhau thống nhất ý kiến trong tranh luận bài học; 26 HS không cho ý
kiến chiếm 17,57% (tính theo số HS đã học theo DA)
e. Với câu hỏi: Em có muốn được áp dụng PPDH này trong giờ học hoá học không?
Kết quả thu được 476 ý kiến (93,15 %) trả lời nên sử dụng PPDH này vào các nội dung và
bài học phù hợp, 12 HS (2,35%) không trả lời và 47 HS (9,20 %) trả lời không cần thiết.
Qua điều tra và làm việc trực tiếp với GV, HS trong giờ học Hoá học ở trường THCS chúng
tôi nhận thấy số GV và HS có hiểu biết về DHDA, có quan tâm, hứng thú và yêu cầu cần tiếp tục
sử dụng với PPDH này chiếm tỉ lệ khá cao. Đa số GV đã đánh giá đúng hiệu quả của DHDA mang
lại cho việc nâng cao tính tích cực học tập, phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt
cho HS. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng DHDA trong dạy học hoá học ở THCS. Song
thực tế số GV sử dụng thường xuyên và hiệu quả PPDH này chưa nhiều do những khó khăn gặp
phải với đối tượng HS của nhiều dân tộc trong tỉnh Điện Biên.
2.2. Thiết kế dự án học tập và hướng dẫn học sinh thực hiện dự án [7]
2.2.1. Chuẩn bị
Khi thiết kế DA học tập GV cần thực hiện theo các bước sau:
- Suy nghĩ hình thành ý tưởng và đề xuất các hướng DA dựa trên việc phân tích cấu trúc,
nội dung bài học trong chương trình. Từ các nội dung có thể xây dựng đề tài DA, ý tưởng về DA,
GV xây dựng câu hỏi định hướng nghiên cứu để xác định nội dung, phạm vi và mức độ của DA
trên cơ sở mục tiêu bài học, đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất của địa phương.
- Xây dựng bối cảnh và lựa chọn chủ đề DA: Trên cơ sở ý tưởng và nội dung DA, cần xây
dựng bối cảnh để nêu ra vấn đề cần nghiên cứu, tình huống và vai trò của HS trong việc thực hiện
DA này. Bối cảnh được xây dựng trên cơ sở các vấn đề đặt ra từ thực tiễn xã hội, bảo vệ môi trường,
sức khoẻ, phát triển kinh tế của địa phương. . .
Ví dụ với các DA có nội dung liên quan đến các đặc sản của địa phương (rượu, bánh, sản
phẩm của rừng. . . ) hoặc nét đẹp văn hoá các dân tộc (dệt thổ cẩm, chế biến gỗ, xôi 5 màu. . . ) có
thể lấy bối cảnh về xu hướng phát triển kinh tế, du lịch của địa phương và yêu cầu HS sẽ đóng vai
là nhân viên maketing của một công ti du lịch xây dựng tua du lịch và một bài thuyết trình giới
thiệu về sản phẩm của vùng miền. Với DA về tác hại của việc lạm dụng rượu, GV xây dựng bối
cảnh từ các vấn đề xã hội như ngộ độc rượu, tai nạn giao thông tăng vào dịp lễ tết, nạn bạo hành
gia đình. . . và HS sẽ đóng vai là nhà hoạt động xã hội tìm hiểu thực trạng, đưa ra các thông tin,
hình ảnh để khuyến cáo người dân về tác hại của việc lạm dụng rượu và các điều luật xử phạt về
các vi phạm này. . . Từ bối cảnh của DA đã xác định, GV đề xuất chủ đề / tên DA hoặc tổ chức cho
HS lựa chọn hoặc tự đề xuất đề tài dự án.
- Xác định nguồn tài liệu tham khảo, chuẩn bị các điều kiện thực hiện dự án (thời gian, cơ
sở vật chất, nguồn cung cấp thông tin. . . ).
- Xây dựng kế hoạch đánh giá: mục tiêu, nội dung, công cụ và các tiêu chí đánh giá. Từ đó
xây dựng các phiếu đánh giá (của GV và HS tự đánh giá) được sử dụng trước, trong và sau khi thực
69
Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Phương Thúy, Lê Tùng
hiện DA.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy: GV xác định các hoạt động của GV, hoạt động của HS theo cá
nhân và theo nhóm, sự phối hợp hoạt động giữa HS với nhóm, giữa GV và nhóm HS, các kĩ thuật
dạy học và kĩ năng HS cần sử dụng, các phương tiện dạy học cần thiết.... Từ đó sắp xếp các hoạt
động theo tiến trình hợp lí.
2.2.2. Tổ chức thực hiện bài dạy học
Trước khi thực hiện bài học có sử dụng PPDH theo DA, GV giới thiệu cho HS về PPDH
này, các chủ đề DA học tập trong một tháng (hoặc một học kì), kế hoạch bài học, thời gian học cụ
thể với từng chủ đề DA. Tổ chức cho HS trong lớp chọn 2-3 hướng đề tài mà mình thấy hứng thú,
quan tâm và thời gian thực hiện, trình bày sản phẩm DA. Việc tổ chức các nhóm HS thực hiện DA,
GV có thể phân công theo hứng thú hoặc theo địa bàn, nhóm dân tộc.
Khi hướng dẫn các nhóm thực hiện DA, GV cần đưa ra yêu cầu về mục tiêu, câu hỏi định
hướng nghiên cứu nội dung, quy mô, quá trình thực hiện và về sản phẩm của DA, chỉ dẫn cách
thức thực hiện. Nhóm HS làm việc, thảo luận đặt tên cho DA, lập kế hoạch thực hiện DA, xác định
các nhiệm vụ cụ thể và phân công công việc cho từng cá nhân một cách rõ ràng, cụ thể. Bản kế
hoạch của các nhóm được trao đổi, thống nhất với GV và ghi vào sổ DA của từng cá nhân. GV chỉ
dẫn cho HS phương pháp tìm kiếm thông tin và tài liệu cần có để thực hiện. Đồng thời GV thống
nhất với HS về thời gian trình bày sản phẩm của DA và kế hoạch, tiêu chí và cách thức đánh giá rõ
ràng, cụ thể về sản phẩm và kết quả quá trình thực hiện DA.
Việc trình bày sản phẩm DA nghiên cứu về tính chất, ứng dụng thực tiễn hoặc sản xuất các
chất cụ thể được thực hiện theo tiến trình của giờ học nghiên cứu về chất đó. Các nhóm lựa chọn
các DA này sẽ trình bày sản phẩm của mình thay cho việc GV trình bày nội dung này trong giờ
học. Ví dụ: sản phẩm của DA các phương pháp làm quả mau chín (theo truyền thống và sử dụng
hoá chất) được trình bày trong phần ứng dụng của etilen. Với các DA nằm trong nội dung các bài
học như bài Nhiên liệu; dầu mỏ và khí thiên nhiên, tinh bột, polime. . . thì tổ chức cho HS nhận đề
tài trước đó để chuẩn bị và báo cáo sản phẩm vào giờ học theo phân phối chương trình. Với các
DA mang tính thực tiễn, xã hội (các loại rượu đặc sản, tác hại của việc lạm dụng rượu, nghề dệt
thổ cẩm. . . ) thì GV có thể bố trí cho các nhóm HS trình bày sản phẩm vào giờ học tự chọn hoặc
ngoại khoá. Việc định hướng số lượng, dạng DA cho HS lựa chọn thực hiện cần đảm bảo tính cân
đối và khả thi. Mỗi nhóm HS trong một học kì chỉ nên thực hiện một DA nhỏ theo một nội dung
bài học có mở rộng (như một dạng bài tập thực tiễn làm ở nhà) và một DA trung bình nghiên cứu
một phần nội dung bài học (như dầu mỏ, các loại nhiên liệu, các dạng polime đang sử dụng trong
thực tiễn. . . ) có yêu cầu phát triển gắn với kiến thức thực tiễn. Thông qua việc thực hiện các DA
này mà GV bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu vận dụng kiến thức để giải quyết
vấn đề có liên quan đến thực tiễn của HS.
Khi hướng dẫn HS thực hiện DA học tập, GV cần chú ý:
- Phát huy cao độ tính độc lập tự chủ của HS và các nhóm, chỉ hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Tôn trọng tính sáng tạo và động viên khuyến khích HS đưa ra các ý tưởng mới, chỉ gợi ý,
không áp đặt các ý kiến của mình trong quá trình lập kế hoạch, phát triển ý tưởng và trình bày sản
phẩm DA của HS.
- Cần xác định với HS, câu hỏi định hướng nghiên cứu của GV đưa ra chỉ là những nội dung
chính cần thực hiện, HS có quyền bổ sung thêm các nội dung, phát triển vấn đề cần nghiên cứu
trong DA nhưng cần thông qua GV, chú ý cân nhắc về thời gian, điều kiện thực hiện chúng cho
đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của DA.
- Cần kiểm tra và theo dõi sát các hoạt động xây dựng kế hoạch và thực hiện DA của các
nhóm HS, hướng dẫn giúp đỡ kịp thời để đảm bảo đúng tiến độ đặt ra.
70
Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Hóa học hữu cơ ở trường Trung học cơ sở...
- Việc đánh giá kết quả DA, báo cáo sản phẩm cần thực hiện nghiêm túc, công khai và thống
nhất với HS về các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá đưa ra cần cụ thể, chi tiết và được lượng
hoá. Trong báo cáo sản phẩm cần yêu cầu HS làm rõ các thuận lợi, khó khăn gặp phải và các biện
pháp khắc phục, các ý tưởng mới phát triển DA được nảy sinh trong quá trình thực hiện DA của
nhóm.
2.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết quả
2.3.1. Nội dung và tiến hành thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả
thi của các biện pháp đưa ra trong dạy học chương 4 và 5 Hoá học lớp 9 THCS. TNSP được tiến
hành vào năm học 2014-2015. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày kết quả TNSP với 6
lớp 9 của 3 trường THCS Nam Thanh, THCS Trần Can, THCS Mường Thanh với số HS ở 3 thực
nghiệm là 102 và 3 lớp đối chứng là 104 HS. Chúng tôi đã tổ chức cho HS lớp thực nghiệm tiến
hành lựa chọn các chủ đề và xây dựng các DA nghiên cứu về rượu, axit axetic, polime [2, 3].
Chúng tôi đã trao đổi với GV dạy TNSP về các vấn đề sau: Mục đích TNSP, phương pháp
DHDA và một số kĩ năng, kĩ thuật dạy học, các lưu ý cần thiết cho GV và HS trong vận dụng
DHDA; Kế hoạch bài dạy có sử dụng DHDA, mục tiêu, chủ đề và tiểu chủ đề DA thực hiện. GV
nghiên cứu giáo án, nêu những thắc mắc và những khó khăn và cùng trao đổi để thống nhất phương
án thực hiện; Các tiêu chí đánh giá và bộ công cụ đánh giá (bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá
của HS, phiếu đánh giá sản phẩm DA và đề bài kiểm tra 45 phút), hình thức quan sát, đánh giá.
Sau khi trao đổi, thống nhất với GV dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành TNSP theo kế
hoạch đặt ra và tiến hành thu thập, xử lí thống kê kết quả TNSP.
* Một số hình ảnh minh họa hoạt động học tập và sản phẩm sơ đồ tư duy DA của các nhóm
HS ở trường THCS:
2.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá
Sau khi TNSP chúng tôi đã thu thập và xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học
và đánh giá kết quả về mặt định tính và định lượng.
* Về mặt định tính
- Các GV dạy TN đã quan sát và nhận xét: HS rất hứng thú trong quá trình thực hiện DA,
71
Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Phương Thúy, Lê Tùng
tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu, mạnh dạn đề xuất các ý tưởng của mình trong nhóm.
- Đối với HS: chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi sau khi học theo dự án, được các em đánh giá
và trả lời một số nội dung như sau:
+ Về kĩ năng được rèn luyện sau khi học theo DA: các em cho rằng mình được rèn luyện
thêm các kĩ năng học tập như: làm việc hợp tác theo nhóm một cách có hiệu quả; kĩ năng vận dụng
kiến thức vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn và kĩ năng tự học một cách khoa học và
dễ nhớ; kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề; kĩ năng lập kế hoạch học tập, trình bày vấn đề. . .
+ Về thái độ học tập: các em tự đánh giá là đã thể hiện được tính tích cực, tự giác hợp tác
cùng nhau trong học tập, cùng nhau thảo luận, làm việc nghiêm túc, đoàn kết, giúp đỡ, học hỏi
nhau trong nhóm; làm việc một cách khoa học và xây dựng cho mình thái độ tích cực trong học
tập và nhìn nhận vấn đề trong thực tiễn xã hội.
+ Về những khó khăn các em đã gặp phải gì khi thực hiện dự án: đó là chưa quen với phương
pháp học tập mới. Khó khăn trong xây dựng sơ đồ tư duy, giải pháp tìm hiểu và nghiên cứu để khi
hoàn thiện bài. Khó khăn trong việc tìm thấy nguồn thông tin để tham khảo, học hỏi, nghiên cứu,
mất nhiều thời gian, khó khăn khi tiếp thu ý kiến giữa các thành viên để đi đến kết luận của bài
học. Phải tự tìm hiểu kiến thức từ đời sống để áp dụng vào quá trình học tập và làm bài.
+ Những khó khăn đã được các em đưa ra ý kiến giải pháp đã giải quyết như sau: Trong khi
nghiên cứu để hoàn thiện bài học nên hỏi ý kiến các thầy cô giáo, bạn bè. Chủ động tham khảo
kiến thức từ thực tế, qua sách, qua mạng internet. Sau đó tổng hợp, thống nhất trong nhóm để đưa
ra ý kiến chung nhất về phần kiến thức đã tìm hiểu được. Tự rèn cho mình tính siêng năng, chịu
khó đọc để hiểu thêm về học theo dự án.
* Về mặt định lượng
Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra 45 phút để đánh giá khả năng hiểu bài và hệ thống hóa kiến
thức của HS lớp TN so với lớp ĐC. Kết quả TN được phân tích theo phương pháp NCKH SPƯD:
lập bảng phân bố tần số, tần suất số điểm đạt được của HS các lớp TN, ĐC; tính các tham số thống
kê đặc trưng, kiểm chứng chênh lệch giá trị trung bình. Kết quả bài kiểm tra TN (45 phút) được
thể hiện như sau
72
Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Hóa học hữu cơ ở trường Trung học cơ sở...
Bảng 1. Bảng phân bố tần số, tần suất điểm kiểm tra lớp TN và ĐC
Lớp
HS đạt
điểm
Điểm Xi Điểm
TB1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN
102
SL %
0 0 1 10 13 22 24 19 9 4 6,68
0,00 0,00 0,98 9,80 12,75 21,57 23,53 18,63 8,82 3,92
ĐC
104
SL %
0 2 3 13 15 28 19 16 7 1 6,17
0,00 1,92 2,88 12,50 14,42 26,92 18,27 15,38 6,73 0,96
Bảng 2.Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra lớp TN và ĐC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 100 100 98,08 95,19 82,69 68,27 41,35 23,08 7,69 0,96
TN 100 100 100 99,02 89,22 76,47 54,90 31,37 12,75 3,92
Từ số liệu bảng 1. vẽ biểu đồ tần suất điểm bài kiểm tra lớp TN và ĐC (hình 1).
Hình 1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra TN
Từ số liệu bảng 2, vẽ biểu đồ tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra của lớp TN và ĐC
(hình 2).
Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC:
Bảng 3. Các tham số thống kê đặc trưng điểm kiểm tra lớp TN và ĐC
Các tham số Lớp TN Lớp ĐC
Trung bình (Mean) 6,68 6,17
Phương sai (Variance) 2,58 2,77
Yếu vị (Mode) 7 6
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) 1,61 1,67
Giá trị p của T- test 0,0141
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,30
73
Nguyễn Thị Sửu, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Thị Phương Thúy, Lê Tùng
Hình 2. Biểu đồ tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra TN
Qua bảng 1 đến 2 và hình 1 cho thấy giá trị trung bình điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN
(6,68) cao hơn lớp ĐC (6,17); giá trị mod (yếu vị: giá trị có tần số lớn nhất) điểm kiểm tra của các
lớp TN là điểm 7, của các lớp ĐC là điểm 6; từ giá trị mod trở xuống (điểm 5 đến điểm 1), tần số
và tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn các lớp TN và ngược lại từ giá trị mod trở lên (điểm 7
đến điểm 10) tần số và tần suất điểm của các lớp TN cao hơn các lớp ĐC; phương sai điểm kiểm
tra của lớp ĐC (2,77) cao hơn lớp TN (2,58), độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của lớp ĐC (1,67) cao
hơn lớp TN (1,61). Như vậy, điểm kiểm tra ở các lớp TN tập trung hơn so với lớp ĐC.
Qua hình 2. cho thấy, đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp TN nằm phía trên, bên phải
so với đường hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Như vậy, điểm kiểm tra ở lớp TN cao hơn so
với lớp ĐC.
Bằng cách sử dụng công thức tính giá trị p (p là xác suất xẩy ra ngẫu nhiên) trong phép
kiểm chứng T-test ở phần mềm Excel để kiểm tra xem chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm
TN và ĐC có khả năng xẩy ra ngẫu nhiên hay không chúng tôi nhận được kết quả: p = 0,0141 <
0,05 (bảng 3). Như vậy, chênh lệch giá trị trung bình điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC là có ý
nghĩa (chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của PP DA).
Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,30 (bảng 3.) cho thấy, mức độ ảnh hưởng
do tác động của PPDHDA đến sự chênh lệch giá trị trung bình của nhóm TN và ĐC chưa cao.
Nguyên nhân của điều này có thể là do đây là TN đợt 1, GV và HS chưa thuần thục PPDHDA, do
đó chúng tôi sẽ cần phải tiếp tục điều chỉnh trước khi tiến hành TN đợt 2.
3. Kết luận
Qua kết quả thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc vận dụng DHDA cho HS trong môn hóa
học phần hóa học hữu cơ đã đem lại những hiệu quả nhất định về mặt nhận thức cho HS trong quá
trình học tập, đồng thời góp phần phát triển các kĩ năng và năng lực cần thiết đó là năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận
dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi nhận thấy DHDA là một trong những
PPDH hiệu quả sẽ góp phần đổi mới PPDH ở THCS theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất của HS trong thời gian tới.
74
Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Hóa học hữu cơ ở trường Trung học cơ sở...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2009. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học
THCS. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011. Hóa học lớp 9. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4] Phạm Hồng Bắc, 2012. Kinh nghiệm đưa dạy học theo dự án vào dạy học hóa học vô cơ
THPT hiệu quả. Tạp chí giáo dục, Số 282, trang 42-44.
[5] Phạm Thị Bích Đào, Đoàn Thị Lan Hương, 2013. Vận dụng phương pháp dạy học dự án để
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông trong học tập môn hóa học.
Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 97, tr.22
[6] Trần Thị Thu Huệ, 2010. Dạy học theo góc, theo dự án, theo hợp đồng trong dạy học hóa
học ở trường THPT. Tạp chí Giáo dục, Số 243, tr, 51.
[7] Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Phương Thúy, 2014. Nâng cao hiệu quả sử dụng dạy học dự
án trong dạy học hóa hữu cơ ở trường Trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59(8), 101-111.
ABSTRACT
Applying Project-based learning when teaching Organic Chemistry
at a Secondary School in Dien Bien Province
Project-based learning is an active teaching method that helps students understand science.
Project-based learning contributes to the development of awareness, capacity for action, character
formation and new employee quality. In this article we give the results of applied learning projects
and proposals for its application in the teaching of organic chemistry at secondary school in Dien
Bien Province.
Keywords: Project-based learning, secondary school, organic chemistry, Dien Bien
Province, development of capacity.
75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3854_ntsuu_044_2178358.pdf