Tài liệu Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất cụ thể” trong dạy học hoá học ở trường Trung học Cơ sở Thanh Nưa - Huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên - Phạm Ánh Tuyết: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0082
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 174-185
This paper is available online at
VẬN DỤNG DẠY HỌC “BÀN TAY NẶN BỘT” ĐỂ DẠY HỌC
NỘI DUNG KIẾN THỨC “NGUYÊN TỐ VÀ HỢP CHẤT CỤ THỂ”
TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THANH NƯA - HUYỆN ĐIỆN BIÊN - TỈNH ĐIỆN BIÊN
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường
Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Tỉnh Điện Biên
Tóm tắt. Việc hình thành cho học sinh (HS) một thế giới quan khoa học và niềm say mê
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri
thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (BTNB)
là một phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức
khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở (THCS), khi HS đang
ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ
b...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất cụ thể” trong dạy học hoá học ở trường Trung học Cơ sở Thanh Nưa - Huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên - Phạm Ánh Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0082
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 174-185
This paper is available online at
VẬN DỤNG DẠY HỌC “BÀN TAY NẶN BỘT” ĐỂ DẠY HỌC
NỘI DUNG KIẾN THỨC “NGUYÊN TỐ VÀ HỢP CHẤT CỤ THỂ”
TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THANH NƯA - HUYỆN ĐIỆN BIÊN - TỈNH ĐIỆN BIÊN
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường
Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Tỉnh Điện Biên
Tóm tắt. Việc hình thành cho học sinh (HS) một thế giới quan khoa học và niềm say mê
khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri
thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (BTNB)
là một phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức
khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở (THCS), khi HS đang
ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ
bản về khoa học. Đối với học sinh (HS) THCS mới bước đầu làm quen với môn học Khoa
học tự nhiên thì việc vận dụng một PPDH tích cực cho một bài giảng rất quan trọng, đặc
biệt nó góp phần cho sự thành công của tiết học, giúp cho các em hăng say phấn đấu học
tập, được tiếp thu kiến thức giống như con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lý.
Do vậy dạy học đạt được kết quả tốt nhất ở Tỉnh Điện Biên khi vận dụng PP “Bàn tay nặn
bột” để giảng dạy.
Từ khóa:Vận dụng, phương pháp, phương pháp dạy học tích cực, bàn tay nặn bột, hóa học.
1. Mở đầu
Từ giữa thế kỉ XX đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, xu hướng
hội nhập và toàn cầu hóa, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để thích ứng với thay đổi của xã hội. Đó
là chuyển từ mục tiêu “biết gì?” sang “có năng lực giải quyết vấn đề gì?”. Để đạt được mục tiêu
đó thì việc dạy học phải chuyển từ việc trang bị tri thức sang bồi dưỡng năng lực trong đó đặc biệt
quan trọng là năng lực sáng tạo. “Bàn tay nặn bột” được ra đời vào cuối những năm 90 của thế kỷ
trước, là phương pháp tạo cho học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Học sinh phải tự làm các
thực nghiệm để tiếp thu các kiến thức khoa học. Các em tiếp cận tri thức khoa học như một quá
trình nghiên cứu của chính bản thân.
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng các
PPDH tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học để bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp
học tập mang tính chất tự tìm tòi nghiên cứu, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho học sinh.
Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/6/2016
Tác giả liên lạc: Phạm Ánh Tuyết, địa chỉ e-mail: anhtuyet.dienbien@gmail.com
174
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, là một trong
những con đường nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Khi ở cương vị là người
chủ động thiết kế và thực hiện công việc, học sinh có điều kiện nâng cao năng lực quan sát, phát
triển trí tưởng tượng, lối tư duy sáng tạo, biết cách tiếp cận và khám phá tri thức, rèn luyện kĩ năng
kĩ xảo thực hành cũng như việc sự vững vàng trong lập luận, trên góp phần quan trọng trong việc
rèn luyện con người để đáp ứng với thời đại mới.
BTNB đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp nhận: Brazil; Bỉ; Colombia; Trung Quốc;
Thái Lan; Hy Lạp; Đức. . . Tính đến năm 2009 có khoảng hơn 30 nước tham gia trực tiếp vào
chương trình BTNB. BTNB đến với Việt Nam là do được sự giúp đỡ của Hội gặp gỡ Việt Nam tại
Pháp. Sau đó Bộ Giáo Dục cho mở nhiều lớp tập huấn cho GV và BTNB đã được dạy thí điểm ở
các trường Tiểu học, phổ thông cơ sở của Tỉnh Điện Biên.
Gần đây có một số nghiên cứu về phương pháp “Bàn tay nặn bột” của các tác giả Phạm Thị
Kim Ngân [4], Trần Khánh Ngọc [5], Nguyễn Xuân Thành (chủ biên) [6], Cao Thị Thặng, Nguyễn
Thị Thu Hằng [7], Đỗ Hương Trà [8] đã được đăng trên các tạp chí và biên soạn thành các tài liệu
tham khảo.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột
2.1.1. Thuận lợi
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong
đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách. Cùng với các PPDH tích cực khác đang
được triển khai, phương pháp BTNB đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư nghiên
cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng trong các trường tiểu học
và THCS.
Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp
dụng được. Đội ngũ cán bộ quản lí và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy
việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn khoa học ở trường tiểu học và THCS.
Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào trong các lớp học, có thể nhận
thấy sự ham thích của HS. Các em hứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới. Điều này
chứng tỏ HS luôn ham thích được học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo.
2.1.2. Khó khăn
Về điều kiện, cơ sở vật chất: Dụng cụ thí nghiệm còn chưa đồng bộ và thiếu chính xác.
Nguồn tài liệu bổ trợ cho hoạt động tìm tòi - khám phá của HS còn hạn chế, phần lớn các trường
học chưa có phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm thuận lợi cho việc giảng dạy các bộ môn khoa
học
Về đội ngũ giáo viên: Trình độ giáo viên (GV) hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn
và năng lực sư phạm. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một bộ phận không nhỏ GV còn hạn
chế (GV thường gặp nhiều khó khăn trong việc nêu ra tình huống mở đầu cho mỗi bài dạy trong
phương pháp BTNB. Thường thì tình huống đưa ra phải gắn với nội dung bài dạy, làm sao đảm bảo
được vấn đề khơi gợi sự tò mò, ham thích trước vấn đề sắp học nhưng vẫn "giấu kín được kết quả
của bài học". Đây là việc làm gây nhiều lúng túng cho người dạy. Trong tiến trình dạy học, ở một
175
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường, Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
số bài học, giáo viên không có đủ kiến thức, khả năng để tìm ra một số thí nghiệm chứng minh
cho kiến thức bài học trong trường hợp học sinh không tự nêu ra được thí nghiệm kiểm chứng cho
biểu tượng ban đầu của mình). Vì vậy, GV thường gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời, giải đáp
các câu hỏi cũng như khó khăn trong việc lí giải thấu đáo các thắc mắc của HS nêu ra trong quá
trình học. Đây là một trở ngại rất lớn trong việc áp dụng các PPDH tích cực nói chung và phương
pháp BTNB nói riêng.
Về công tác quản lí
Quan điểm đánh giá giờ dạy vẫn mang nặng tính hình thức với các tiêu chí đánh giá như:
GV có dạy hết kiến thức trong bài hay không; có sử dụng CNTT trong dạy học hay không; tiến
hành thí nghiệm có thành công không; có sử dụng các phương tiện dạy học có thành thạo hay
không... mà chưa chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động nhận thức cho HS. Vì vậy, GV thường rất dè
dặt khi áp dụng PPDH mới.
Công tác kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS hiện nay cũng là một vấn đề gây cản trở đến
việc đổi mới PPDH. Các bài thi và kiểm tra hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận
dụng lí thuyết của HS. "Thi gì, học nấy" luôn là tiêu chí lựa chọn của đại đa số mọi người. Chính
vì vậy mà các PPDH tích cực nói chung và phương pháp BTNB nói riêng chưa có được "chỗ đứng"
vững chắc trong mỗi GV, HS và trong cả nền giáo dục Việt Nam khi mà công tác kiểm tra, đánh
giá, thi cử chưa đổi mới theo hướng đánh giá kĩ năng và sự sáng tạo của HS.
2.2. Lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB, HS cần phải được
quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và
các em sẽ thực hành trên những cái đó. Trong quá trình tìm hiểu, HS phải lập luận, bảo vệ ý kiến
của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu
biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do GV
đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt
động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ
khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa
học và kĩ thuật, HS được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu
mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp BTNB là sự định hướng quan trọng cho việc lựa
chọn các chủ đề dạy học. Như vậy, việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải đảm bảo một số yêu
cầu sau đây:
– Các chủ đề dạy học phải gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những
quan niệm ban đầu về chúng. Ví dụ chủ đề " Muối " là nội dung kiến thức của 2 bài học trong
chương trình Hoá học lớp 9. Lựa chọn chủ đề này để tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp
BTNB, GV có thể sử dụng 2 tiết học và vì thế 5 pha của tiến trình dạy học được diễn ra trong 2
tiết học. Chẳng hạn, hết tiết thứ nhất, HS mới có thể hoàn thành đến pha 3 – Đề xuất giả thuyết
và thiết kế phương án thí nghiệm. Đến buổi học sau (theo thời khoá biểu) HS mới thực hiện pha
4 – Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, bao gồm cả việc nghiên cứu các tài liệu khoa học
và sách giáo khoa. Sau khi GV tổng kết, hợp thức hoá kiến thức, HS sử dụng tiết thứ 2 ở buổi học
tiếp theo để làm thí nghiệm thực hành nhằm kiểm nghiệm lại dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Như vậy, với quỹ thời gian cho phép theo chương trình là 2 tiết, GV có thể sử dụng để tổ chức cho
HS hoạt động theo đúng tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB. Tuy nhiên, với việc tổ chức
như vậy, hoạt động học tập và nghiên cứu tài liệu khoa học của HS không chỉ dừng lại ở 2 tiết trên
176
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
lớp mà hoạt động này còn tiếp diễn ở nhà, trong khoảng thời gian giữa các buổi học.
– Việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải được tổ chức thành hệ thống từ thấp đến cao
trong phạm vi một lớp cũng như cả cấp học.
– Việc lựa chọn các chủ đề dạy học theo phương pháp BTNB cần tiến hành thí nghiệm thì
các phương án thí nghiệm trong dạy học các chủ đề này phải là các phương án thí nghiệm đơn
giản, với các dụng cụ gần gũi với học sinh, nhất là ưu tiên phát triển các thí nghiệm tự làm với các
dụng cụ dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày.
2.3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp Bàn tay nặn bột
Thiết bị dạy học (TBDH) trong quá trình thực hiện bước thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
của phương pháp BTNB có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học vì HS được tri giác trực tiếp
đối tượng giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích,
tổng hợp các hiện tượng), rút ra những kết luận có độ tin cậy, giúp HS hình thành cảm giác thẩm
mĩ, tính xác của thông tin chứa trong thiết bị dạy học, làm sinh động nội dung học tập, nâng cao
hứng thú, lòng tin vào khoa học.
Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo
cấp độ của tri giác nên khi đưa các TBDH vào dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực
học tập, đôc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và
hình thành kĩ năng, kĩ xảo của các em.
Khi sử dụng phương pháp BTNB, GV cần phải kết hợp hài hoà các loại TBDH, sử dụng
phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, để tạo được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: ở pha "Tình huống xuất phát
và câu hỏi nêu vấn đề", GV có thể sử dụng tranh ảnh hay video khoa học để kích thích hứng thú
nhận thức và khơi dậy những quan niệm ban đầu vốn có của các em về chủ đề nghiên cứu. Trong
pha "Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu", GV có thể cho HS tự tiến hành thí nghiệm hoá
học hoặc sử dụng máy tính, mạng internet, tranh ảnh khoa học, sơ đồ, mẫu vật thật. . . giúp HS tìm
ra những đặc điểm, tính chất của đối tượng cần nghiên cứu.
Trong pha "Hình thành câu hỏi của HS", GV không nên sử dụng các tranh ảnh khoa học,
vật thật hay mô hình. . . mà chỉ nên sử dụng chúng cho bước "Đề xuất giả thuyết và thiết kế phương
án thực nghiệm".
Khi sử dụng PP BTNB, HS cần phải tự tiến hành thí nghiệm và tiến hành nhiều lần để có
kết quả tốt, vì vậy GV cần phải chú ý vấn đề an toàn trong quá trình các em làm thí nghiệm.
2.4. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp Bàn tay nặn
bột
2.4.1. Một số nguyên tắc thiết kế quy trình các hoạt động quan sát, thí nghiệm theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
– Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu của từng chương và của từng bài học về kiến thức, kĩ
năng và thái độ.
– Nguyên tắc 2: Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; bồi dưỡng hứng thú học tập;
phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện phương pháp tự học; phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí
HS.
– Nguyên tắc 3: Đảm bảo sự thống nhất giữa PP khoa học và PPDH bộ môn.
177
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường, Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
– Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi của các hoạt động quan sát, thí nghiệm trong nhiều
hoàn cảnh dạy học khác nhau.
2.4.2. Quy trình tổ chức hoạt động quan sát, thí nghiệm loại bài kiến thức “Nguyên tố và
Hợp chất cụ thể” theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
Các bước Giáo viên Học sinh
Xác định
nhiệm vụ
học tập
– Nêu bài tập, câu hỏi đòi hỏi tái
hiện kiến thức.
– Đặt câu hỏi "Tại sao?".
– Tái hiện kiến thức cũ, liên tưởng đến các hiện
tượng thực tế có liên quan.
– Xuất hiện nhu cầu trả lời câu hỏi "Tại sao?"
– Nêu các câu hỏi gợi ý. – Liên tưởng các hiện tượng thực tế.
Nêu giả
thuyết,
thiết kế
thí
nghiệm
– Thông báo các kiến thức có liên
quan.
– Suy nghĩ, thảo luận thêm về các kiến thức đã có
nhằm giải đáp câu hỏi "Tại sao?".
– Chỉnh lí, giúp HS diễn đạt giả
thuyết. – Có suy luận mới (giả thuyết).
– Yêu cầu HS thiết kế thí nghiệm. – Nhận nhiệm vụ thiết kế thí nghiệm.
– Gợi ý về nguyên tắc của thí
nghiệm. – Xác định nguyên tắc làm thí nghiệm.
– Hướng dẫn thiết kế thí nghiệm. – Suy nghĩ, hình dung và mô tả cách làm thínghiệm, dự đoán kết quả thí nghiệm.
– Hướng dẫn lập mẫu phiếu học tập. – Tham gia lập phiếu học tập.
– Làm mẫu 1 số thao tác khó. – Quan sát cách thực hiện một số thao tác mẫu củaGV.
Làm thí
nghiệm
kiểm tra
Phân công các nhóm HS làm thí
nghiệm, trình bày kết quả cho các
HS khác xem.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng thí
nghiệm biểu diễn trên lớp, thảo luận, rút ra nhận
xét, kết luận sơ bộ, ghi vào phiếu học tập.
– Tổ chức việc báo cáo, trình bày kết
quả thí nghiệm. – Báo cáo, trình bày kết quả thí nghiệm.
Rút ra kết
luận
– Bổ sung thiếu sót cho HS. – Nêu các thắc mắc.
– Hướng dẫn HS làm lại thí nghiệm
chưa thành công. Làm lại thí nghiệm nếu chưa thành công.
– Hướng dẫn HS sửa lại các câu
nhận xét, kết luận.
– Sửa lại các nhận xét, kết luận đã được GV chỉnh
lí.
Đánh giá,
hướng
dẫn, giao
bài tập
quan sát ở
nhà
– Đánh giá kết quả hoạt động thí
nghiệm của HS. – Tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
– Nêu bài tập dưới dạng hướng dẫn
tự học nhằm vận dụng, mở rộng
kiến thức.
– Ý thức nhiệm vụ học tập ở nhà: Đọc tài liệu, tìm
hiểu thực tế, thảo luận để lĩnh hội kiến thức sinh
thái, kĩ thuật tổng hợp, làm lại thí nghiệm được
GV biểu diễn cho quan sát trên lớp.
– Giao nhiệm vụ làm lại thí nghiệm
cho các nhóm hoặc cá nhân HS.
2.4.3. Một số hoạt động dạy học nội dung: “Nguyên tố và Hợp chất cụ thể” vận dụng
Phương pháp Bàn tay nặn bột với chủ đề Muối
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ: MUỐI
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
178
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
Trình bày được:
- Tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung
dịch muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để các phản ứng xảy ra.
- Một số tính chất, ứng dụng của NaCl, KNO3.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
- Tên, thành phần hoá học, ứng dụng của một số phân bón hoá học thông dụng.
Kĩ năng
- Tiến hành được một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất
hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
B. Phương pháp
- Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm giải quyết vấn đề.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho HS làm việc độc lập và hợp tác.
C. Thiết bị sử dụng
- Các phiếu học tập để hướng dẫn HS làm việc theo cá nhân và nhóm.
- Dụng cụ: Ông nghiệm sạch, cặp gỗ, giá ống nghiệm, khay đựng dụng cụ, hóa chất.
- Các lọ đựng dung dịch có: AgNO3, NaCl, BaCl2, CuSO4, NaOH và dây/ mảnh Cu, đinh
sắt sạch.
- Bộ công thức hóa học có thể dính lên bảng tạo cho HS thấy sự trao đổi vị trí của các
nguyên tử trong phản ứng trao đổi.
Nếu có điều kiện có thể thêm máy tính, máy chiếu, màn hình để hỗ trợ dạy học.
- Vở thí nghiệm của HS.
D. Nội dung
1. Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi
- Chúng ta đã biết về thành phần, tên gọi, một số tính chất của muối ở lớp 8 và lớp 9. Muối
có những tính chất hóa học nào?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
Trước khi tìm hiểu tính chất hóa học của muối GV yêu cầu HS tra bảng tính tan để biết cách
xác định một số muối tan, ít tan, không tan. Nêu nhận xét về tính tan của muối clorua, muối sunfat,
muối nitrat... Kĩ năng sử dụng bảng tính tan giúp HS tra cứu và từ đó xác định điều kiện để phản
ứng trao đổi có thể thực hiện được.
GV nêu câu hỏi: Chúng ta đã biết muối có tính chất hóa học nào (ở phần oxit, axit, bazơ lớp
9, oxi và phản ứng phân hủy ở lớp 8).
GV có thể gợi ý để HS nhớ lại, có thể nêu tính chất và viết các PTHH minh họa một số tính
chất của muối. HS có thể nêu các ý kiến khác nhau. GV có thể yêu cầu HS ghi tất cả các ý kiến và
có thể gộp lại thành ý kiến chung.
179
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường, Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
Đầy đủ nhất thì HS có thể nêu được như sau:
- Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới:
Thí dụ phản ứng điều chế khí SO2: H2SO4 + Na2SO3→ Na2SO4 + SO2(k) + H2O
Chú ý: Do H2CO3 và H2SO3 là axit yếu, không bền nên dễ phân tích thành oxit axit (CO2
và SO2) và nước. Trong thực tế có hiện tượng sủi bọt khí SO2 hoặc CO2.
Phản ứng nhận biết dung dịch H2SO4, HCl: HCl + AgNO3→ AgCl(r) + HNO3.
- Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới:
2NaOH(dd) + CuSO4(dd) → Na2SO4(dd) + Cu(OH)2(r)
- Hai dung dịch muối có thể phản ứng với nhau tạo thành hai muối mới:
Thí dụ: Phản ứng nhận biết dung dịch muối clorua (NaCl) bằng dung dịch AgNO3 và nhận
biết dung dịch muối sunfat bằng dung dịch muối BaCl2.
HS viết PTHH.
- Muối có thể bị phân hủy khi nung nóng
Thí dụ: Phản ứng xảy ra trong quá trình nung đá vôi để sản xuất vôi sống, phản ứng điều
chế khí oxi từ KClO3, KMnO4.
Tuy nhiên trong thực tế, không phải lớp HS nào cũng có thể nêu đầy đủ như trên.
3. Đề xuất các câu hỏi:
Hình 1. Một số hình ảnh áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
ở Trường THCS Thanh Nưa – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên
180
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
GV cho HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm bàn để đề xuất các câu hỏi nghiên cứu.
Mỗi nhóm HS làm việc độc lập và có thể đề xuất nhiều câu hỏi khác nhau.
Đại diện nhóm HS báo cáo. GV ghi hết các câu hỏi lên bảng. HS nhận xét và chọn ra một
số câu hỏi dùng để nghiên cứu tính chất hóa học của muối.
GV có thể hỗ trợ HS để có các câu hỏi phù hợp, có thể trả lời bằng thí nghiệm.
Các câu hỏi có thể như sau:
Câu hỏi 1: Muối tan trong nước và không tan trong nước có thể tác dụng với axit như thế
nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
Câu hỏi 2: Muối tan và không tan trong nước tác dụng với bazơ như thế nào? Cần điều kiện
gì để phản ứng xảy ra?
Câu hỏi 3: Muối tác dụng với muối khác như thế nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
Câu hỏi 4: Có phải tất cả các muối đều bị nhiệt phân hủy không?
Câu hỏi 5: Muối có tác dụng với kim loại không? Mọi phản ứng của muối với kim loại đều
có thể xảy ra không?
HS ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm.
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
4.1. Đề xuất các thí nghiệm
GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận trong nhóm bàn để đề xuất các thí nghiệm sao
cho mỗi thí nghiệm có thể trả lời cho một câu hỏi.
Mỗi nhóm tư do đề xuất các thí nghiệm và trình bày trên bảng nhóm rồi treo lên bảng trước
lớp.
Đại diện nhóm trình bày các câu hỏi, thảo luận, bổ sung kết hợp với ý kiến hỗ trợ của GV
để đưa ra các thí nghiệm đảm bảo: thực hiện trực tiếp, an toàn, kết quả rõ ràng, có thể trả lời cho
câu hỏi đặt ra.
Các thí nghiệm có thể là
Câu hỏi Thí nghiệm
Câu hỏi 1: Muối tan trong nước và không tan trong
nước có thể tác dụng với axit như thế nào? Cần
điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
Thí nghiệm 1: Cho axit HCl tác dụng với 3 muối
riêng biệt là CaCO3, dung dịch AgNO3, CuSO4.
Câu hỏi 2: Muối tan và không tan trong nước tác
dụng với Ca(OH)2 như thế nào? Cần điều kiện gì
để phản ứng xảy ra?
Thí nghiệm 2: Cho 3 muối riêng biệt: CaCO3,
dung dịchNa2CO3, CuSO4 tác dụng với dung dịch
Ca(OH)2.
Câu hỏi 3: Muối tác dụng với muối khác như thế
nào? Cần điều kiện gì để phản ứng xảy ra?
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với
3 muối riêng biệt: Dung dịch Na2SO4, dung dịch
CuSO4 và CaCO3.
Câu hỏi 4: Có phải tất cả các muối đều bị nhiệt
phân hủy không?
Thí nghiệm 4: Nung nóng 2 muối rắn, khan riêng
biệt: Muối ăn NaCl và KMnO4.
Câu hỏi 5: Muối có tác dụng với kim loại không?
Mọi phản ứng của muối với kim loại đều có thể
xảy ra không?
Thí nghiệm 5: Cho đinh sắt vào 2 ống nghiệm
riêng biệt: dung dịch CuSO4 và dung dịch MgCl2.
181
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường, Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
4.2.Tiến hành thí nghiệm
Trước khi tiến hành mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu HS dự đoán.
HS có thể nêu ra các dự đoán khác nhau với mỗi thí nghiệm.
HS trình bày dự đoán theo cá nhân hoặc nhóm.
GV tổ chức cho HS thảo luận để rút ra một số dự đoán phù hợp.
Thí dụ như:
Dự đoán Thí nghiệm
- Cả 3 muối đều phản ứng với HCl tạo thành muối
clorua và axit mới.
Thí nghiệm 1: Cho axit HCl tác dụng với 3 muối
riêng biệt là CaCO3, dung dịch AgNO3, CuSO4.
- Chỉ có CuSO4 có phản ứng với dung dịch
Ca(OH)2 tạo thành kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.
Thí nghiệm 2: Cho 3 muối riêng biệt: CaCO3,
dung dịchNa2CO3, CuSO4 tác dụng với dung dịch
Ca(OH)2.
- Chỉ Na2SO4 có phản ứng với dung dịch BaCl2tạo
thành kết tủa trắng.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với
3 muối riêng biệt: Dung dịch Na2SO4, dung dịch
K2SO3 và CaCO3.
- Muối ăn không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Thí nghiệm 4: Nung nóng 2 muối rắn, khan riêngbiệt: Muối ăn NaCl và KMnO4.
- Cả hai trường hợp đều có phản ứng, có chất rắn
bám vào đinh sắt.
Thí nghiệm 5: Cho đinh sắt vào 2 ống nghiệm
riêng biệt: dung dịch CuSO4 và dung dịch MgCl2.
HS ghi dự đoán vào vở thí nghiệm.
Tiến hành thí nghiệm:
Mỗi nhóm thí nghiệm thảo luận về cách tiến hành, phân công nhiệm vụ mỗi thành viên:
thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết PTHH
nếu được.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, thảo luận toàn lớp.
Các thành viên trong nhóm thống nhất và ghi vào vở thí nghiệm.
Thí dụ như:
Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học
Thí nghiệm 1: Cho axit HCl
tác dụng với 3 muối riêng
biệt là CaCO3, dung dịch
AgNO3, CuSO4.
- CaCO3 + HCl: sủi bọt khí do có phản ứng tạo thành khí CO2 theo
PTHH:
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2(k) + H2O
- AgNO3 + HCl: Kết tủa trắng do tạo thành AgCl theo PTHH:
AgNO3 + HCl→HNO3 + AgCl(r, trắng).
- CuSO4 + HCl: Không có hiện tượng gì do không xảy ra phản ứng.
5. Kết luận, kiến thức mới
Trên cơ sở kết quả của mỗi thí nghiệm, HS suy nghĩ đưa ra kết luận về mỗi tính chất của
muối.
Sau đó sẽ tổng hợp lại để đưa ra kết luận về tính chất hóa học của muối.
HS tham khảo thêm thông tin trong SGK để có cơ sở đầy đủ hơn rút ra kết luận về tính chất
hóa học của muối.
182
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của muối và rút ra điểm mới đã
tìm được.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, chia sẻ thông tin. HS thảo luận về kết luận để thống nhất
về kiến thức mới.
Thí dụ như sau:
Câu hỏi Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích Kết luận
và viết phương trình hóa học kiến thức mới
Câu hỏi 1:
Muối tan
trong nước
và không tan
trong nước có
thể tác dụng
với axit như
thế nào? Cần
điều kiện gì
để phản ứng
xảy ra?
Thí nghiệm 1: Cho
axit HCl tác dụng
với 3 muối riêng biệt
là CaCO3, dung dịch
AgNO3, CuSO4.
- CaCO3 + HCl: sủi bọt khí do có
phản ứng tạo thành khí CO2 theo
PTHH:
CaCO3(r)+ 2HCl→
CaCl2 + CO2(k) + H2O
- AgNO3+ HCl: Kết tủa trắng do tạo
thành AgCl theo PTHH:
AgNO3 (dd) + HCl
→HNO3 + AgCl(r, trắng).
- CuSO4 + HCl: Không có hiện
tượng gì do không xảy ra phản ứng.
- Muối có thể tác
dụng với axit tạo
thành muối mới và
axit mới.
- Điều kiện:
Axit hoặc muối mới
tạo thành hoặc là chất
rắn hoặc là chất khí.
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3...
- Muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới
Kết luận về
tính chất hóa
học của muối
- Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối
mới và bazo mới.
- Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch muối khác tạo thành hai muối
mới.
Điều kiện để các phản ứng trên thực hiện được là: Có chất rắn hoặc chất khí
tạo thành sau phản ứng
- Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại
mới.
- Một số muối khan có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
3. Kết luận
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” đòi hỏi nhiều trang thiết bị dạy học như: thiết bị thí nghiệm,
tranh ảnh, mô hình...Nếu tổ chức không khéo, không chu đáo sẽ tốn nhiều thời gian, không thực
hiện đúng kế hoạch dạy học, thậm chí xảy ra tai nạn hoặc dẫn đến kết quả sai, ảnh hưởng niềm tin
của học sinh về chân lý của vấn đề.
Vì vậy để đạt hiệu quả cao khi vận dụng Phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các hoạt động
học, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nghiên cứu nội dung chương trình, lựa chọn các bài học và nội dung kiến thức có thể áp
dụng Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Tổ chức lớp học tốt ngay từ đầu, làm rõ: nội quy lớp học, các quy định làm việc với hóa
chất, phòng thí nghiệm.
- Tình huống xuất phát GV đưa ra phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với học sinh
183
Phạm Ánh Tuyết, Phạm Xuân Cường, Vũ Thị Thanh Tâm và Mai Đình Nam
- Câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính
tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh, dùng câu hỏi mở, không dùng câu hỏi đóng.
Giáo viên cần khéo léo lựa chọn một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học
sinh so sánh. Từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- Ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật.
- Cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn.
- Vận dụng tối đa những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm để thực hiện thí nghiệm.
- Sử dụng công nghệ thông tin cho bài dạy áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột đúng lúc,
đúng chỗ, hợp lí.
- Giao cho học sinh chuẩn bị các vật liệu đối với thí nghiệm đơn giản.
- Sắp xếp bàn ghế phù hợp với số học sinh, chia nhóm 4 – 6 em/nhóm.
- Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học.
- Trong quả trình giảng dạy khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột : không sử dụng
SGK, không nêu tên bài học trước khi học (với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài),
không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp này.
Tóm lại, BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người
tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV. Mục tiêu của BTNB là tạo nên
tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến
thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ
nói và viết cho HS. Khi giảng dạy các chủ đề tùy từng nội dung kiến thức của chủ đề có thể xây
dựng giáo án trên Word, một số nội dung, hình ảnh, phim trên powerpoint, hoặc cũng có thể dùng
photostory để ghi lại lịch sử bài học, dùng lược đồ tư duy để khái quát chủ đề vừa nghiên cứu giúp
cho chủ đề dạy – học sinh động hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Georger Charpak (chủ biên), 1999. Bàn tay nặn bột – khoa học ở trường tiểu học, Đinh Ngọc
Lân dịch. Nxb Giáo dục.
[2] Nguyễn Vinh Hiển, 2006. Hoạt động quan sát và thí nghiệm trong dạy và học thực vật học ở
trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.
[3] Bùi Phương Nga (chủ biên), 2011. Học tích cực. Tài liệu tập huấn giáo viên, Dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[4] Phạm Thị Kim Ngân, 2016. “Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo định hướng phát
triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh trung học phổ thông”. Tạp chí Hóa học và
ứng dụng, số chuyên đề NCKH, Số 1 năm 2016, tr.8-13.
[5] Trần Khánh Ngọc, 2014. Vận dụng tiếp cận tìm tòi – khám phá khoa học trong dạy học sinh
học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 69(1), tr.90-97.
[6] Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), 2011. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và tài
liệu bổ trợ trong phương pháp dạy học tích cực. Tài liệu tập huấn giáo viên, Dự án giáo dục
THCS vùng khó khăn nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
184
Vận dụng dạy học “bàn tay nặn bột” để dạy học nội dung kiến thức “nguyên tố và hợp chất...
[7] Cao Thị Thặng, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012. Bước đầu nghiên cứu áp dụng phương pháp
bàn tay nặn bột ở bộ môn Hóa học theo hướng phát triển một số năng lực cho học sinh phổ
thông. Tạp chí Giáo dục tháng 4/2012.
[8] Đỗ Hương Trà, 2011. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm.
ABSTRACT
The "hands on" approach to teaching
"elements and compound specific" to chemisty students at Thanh Nua secondary school,
Dien Bien Province
Students obtain a scientific worldview, scientific passion, and creativity as a goal of modern
education in response to the knowledge economy that is gradually prevailing in the countries
around the world. "Hands on" is a teaching method for students of natural science, and especially
those in elementary and junior high school who are forming the basic concepts of science.
To initially acquaint students with natural scientific subjects, it helps a lesson succeed as
students learn enthusiastically and strive to achieve the best results.
Key words: Hands on, secondary school, chemistry, Dien Bien.
185
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4302_patuyet_5914_2132647.pdf