Tài liệu Vận động sớm sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng do ung thư: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 52
VẬN ĐỘNG SỚM SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI,
TRỰC TRÀNG DO UNG THƯ
Phan Thị Diệu Hương*, Võ Thị Thanh Tuyền**, Nguyễn Thị Nghĩa**, Võ Nguyên Trung***,
Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chương trình ERAS (Enhanced Recovery After Surgery), phục hồi nâng cao sau phẫu thuật
đại- trực tràng đã được chứng minh hiệu quả và áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, phẫu
thuật nội soi (PTNS) cắt đại trực tràng do ung thư được thực hiện thường xuyên tại các bệnh viện, mặc dù vậy,
việc tuân thủ và áp dụng chương trình phục hồi nâng cao sau phẫu thuật ERAS vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ. Vận động sớm là một yếu tố trong chương trình ERAS được khuyến cáo với bằng chứng mạnh mẽ về tác
động cải thiện phục hồi sau phẫu thuật, mặc dù vậy, sự tuân thủ của người bệnh vẫn còn hạn chế do nhiều
nguyên nhân. Bên cạnh đó, người bệnh chưa được cung cấp đầy ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận động sớm sau phẫu thuật nội soi cắt đại, trực tràng do ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 52
VẬN ĐỘNG SỚM SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI,
TRỰC TRÀNG DO UNG THƯ
Phan Thị Diệu Hương*, Võ Thị Thanh Tuyền**, Nguyễn Thị Nghĩa**, Võ Nguyên Trung***,
Trần Thiện Trung***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chương trình ERAS (Enhanced Recovery After Surgery), phục hồi nâng cao sau phẫu thuật
đại- trực tràng đã được chứng minh hiệu quả và áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, phẫu
thuật nội soi (PTNS) cắt đại trực tràng do ung thư được thực hiện thường xuyên tại các bệnh viện, mặc dù vậy,
việc tuân thủ và áp dụng chương trình phục hồi nâng cao sau phẫu thuật ERAS vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ. Vận động sớm là một yếu tố trong chương trình ERAS được khuyến cáo với bằng chứng mạnh mẽ về tác
động cải thiện phục hồi sau phẫu thuật, mặc dù vậy, sự tuân thủ của người bệnh vẫn còn hạn chế do nhiều
nguyên nhân. Bên cạnh đó, người bệnh chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn cụ thể và giám sát hiệu
quả của vận động sớm sau phẫu thuật.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phục hồi nhu động ruột bằng vận động sớm trên người bệnh phẫu thuật nội
soi cắt đại tràng – trực tràng do ung thư.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả hàng loạt ca, trên 40 người bệnh phẫu thuật nội
soi cắt đại – trực tràng do ung thư đang điều trị tại Khoa Ngoại Tiêu hóa và Ngoại Tổng hợp, bệnh viện Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 1 và 2 từ tháng 3 – 5/2019.
Kết quả: Độ tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 64,75 ± 16,21. Vị trí ung thư thường
gặp nhất là đại tràng chậu hông chiếm tỷ lệ 45% (n=18), phẫu thuật nội soi cắt trước và cắt trước thấp là
30% (n=12). Nhu động ruột của người bệnh có sớm trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao 60%.
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí ung thư và phương pháp phẫu thuật nội soi với sự phục hồi
nhu động ruột.
Kết luận: Vận động sớm sau phẫu thuật nội soi cắt đại tràng – trực tràng do ung thư có tác dụng phục hồi
nhu động ruột.
Từ khóa: vận động sớm, nhu động ruột
ABSTRACT
EARLY MOBILIZATION IN PATIENT POST LAPAROSCOPIC COLORECTAL SURGERY DUE TO
CANCER
Phan Thi Dieu Huong, Vo Thi Thanh Tuyen, Nguyen Thi Nghia, Vo Nguyen Trung, Tran Thien Trung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 52 – 58
Background: ERAS (Enhanced Recovery After Surgery) in colorectal surgery has applied widely in the
world. In Viet Nam, laparoscopic colorectal surgery due to cancer has been performed regularly, however,
compliance and application of ERAS has not been paid attention. Among many factors in ERAS, early
mobilization is recommended with strong evidences of improved postoperative surgery affects, although patient
compliance is still limitted due to many reasons. In addition, patients have not been provided adequate
information, specific instruction. What is more, mornitor effectiveness of early mobilization is deficiency.
*Giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Huế **Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Phan Thị Diệu Hương ĐT: 0932594112 Email: ptdhuong@cdythue.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 53
Objectives: Effectiveness of early mobilization on recovery intestinal function in patient post laparoscopic
colorectal surgery due to cancer.
Methods: Describes series of cases, with 40 patient post laparoscopic colorectal surgery due to cancer who
are treated at University Medical Center from March to May 2019.
Results: The average age of patients was 64.75 ± 16.21. The most common cancer location is Sigmoid colon
with 45% (n=18), laparoscopic anterior resection and low anterior resection is 30% (n=12). Patients has
intestinal function by flatus in period of 48 hours postoperation amount 60%. There was a statistically significant
relationship between cancer location, surgery method with recovery intestinal function.
Conclusions: Early mobilization in patient post laparoscopic colorectal surgery due to cancer effect on
recovery intestinal function.
Key words: early mobilization, intestinal function
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại tràng-trực tràng là bệnh ác tính
phổ biến, liên quan đến chế độ ăn nhiều thịt,
uống rượu, hút thuốc lá, một số ít do di truyền.
Tại Việt Nam, ung thư đại-trực tràng là một
trong bốn loại ung thư phổ biến hiện nay, đứng
thứ hai trong ung thư tiêu hóa sau ung thư dạ
dày(13). Do đó, phẫu thuật nội soi cắt đại - trực
tràng do ung thư được thực hiện thường xuyên
tại các bệnh viện, do tính hiệu quả, an toàn, giảm
thời gian nằm viện, ít biến chứng(14,21).
Sau phẫu thuật, chế độ điều trị, chăm sóc
để giúp người bệnh sớm phục hồi, rút ngắn
thời gian nằm viện và chi phí y tế luôn được
quan tâm. Một trong các nguyên nhân làm
chậm thời gian phục hồi gây kéo dài thời gian
nằm viện là tình trạng đau và liệt ruột sau
phẫu thuật(2,3). Chương trình ERAS (Enhanced
Recovery After Surgery), phục hồi nâng cao
sau phẫu thuật đại-trực tràng đã được chứng
minh hiệu quả giúp rút ngắn thời gian phục
hồi và được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên
thế giới(1,9,15,16,17). Vận động sớm là một yếu tố
trong chương trình ERAS được khuyến cáo với
bằng chứng mạnh mẽ về tác động cải thiện
phục hồi sau phẫu thuật(4,9).
Tại Việt Nam, việc tuân thủ và áp dụng
chương trình phục hồi nâng cao sau phẫu thuật
ERAS bao gồm vận động sớm bước đầu được áp
dụng nhưng vẫn chưa được quan tâm đầy
đủ(7,10). Bên cạnh đó, người bệnh chưa được cung
cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn cụ thể và giám
sát hiệu quả của vận động sớm sau phẫu thuật.
Do đó, cần có thêm các nghiên cứu đánh giá tác
động riêng lẻ của vận động sớm sau phẫu thuật
nội soi cắt đại-trực tràng do ung thư. Vì vậy
chúng tôi nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng
phục hồi nhu động ruột bằng vận động sớm trên
người bệnh phẫu thuật nội soi cắt đại tràng –
trực tràng do ung thư.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh (NB) sau phẫu thuật nội soi cắt
đại-trực tràng do ung thư có vận động sớm.
Tiêu chuẩn chọn vào
Người bệnh có chẩn đoán ung thư biểu mô
tuyến đại tràng (ĐT) - trực tràng.
Người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt đại
tràng-trực tràng.
Người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt đại
tràng-trực tràng theo chương trình.
Người bệnh có cùng phác đồ điều trị đau
sau phẫu thuật nội soi cắt đại tràng – trực tràng.
Tiêu chuẩn không chọn vào
NB có tai biến trong mổ, chuyển mổ mở.
NB có biến chứng sau mổ như: chảy máu,
nhiễm trùng vết mổ, bục vết mổ.
NB có các bệnh nội khoa (tim mạch, hô hấp)
nặng kèm theo.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 đến tháng 5/2019, chúng tôi
nghiên cứu 40 người bệnh phẫu thuật nội soi cắt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 54
đại-trực tràng do ung thư điều trị tại Khoa
Ngoại Tiêu hóa và Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 1 và 2).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Phương pháp thực hiện
Thực hiện lấy thông tin của người bệnh qua
phiếu thu thập số liệu soạn sẵn gồm có 3 phần:
thông tin chung về người bệnh, các thông số bao
gồm vận động sớm, đau, nhu động ruột và
thông tin về các yếu tố chăm sóc sau phẫu thuật.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập liệu, xử lý và phân tích bằng phần
mềm SPSS 22.0.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y
đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
102/ĐHYD-HĐĐĐ.
KẾT QUẢ
Đặc điểm về nhân khẩu học của người bệnh
Người bệnh có tuổi đời từ 75 tuổi trở lê n
chiếm tỷ lệ 32,5% (13/40), bệnh nhân nữ chiếm
tỷ lệ cao hơn với 62,5% (25/40). Về học vấn, tỷ
lệ người bệnh có trình độ bậc tiểu học hoặc
thấp hơn bậc tiểu học chiếm phần lớn với
37,5% (15/40).
Đặc điểm về sức khỏe của người bệnh
Hầu hết người bệnh không hút thuốc lá,
chiếm tỷ lệ 92,5% (37/40). Người bệnh có chỉ số
khối cơ thể trong giới hạn bình thường là 47,5%
(19/40). Có 42,5% (17/40) người bệnh có thói
quen tập thể dục.
Đặc điểm liên quan tới phẫu thuật của NB
Phần lớn người bệnh không có tiền sử gia
đình mắc bệnh về đại trực tràng 97,5% (39/40) và
không có tiền sử phẫu thuật tại vùng bụng trước
thời điểm nghiên cứu 80% (32/40). Ngoài ra, tỷ lệ
ung thư tại đại tràng chậu hông chiếm cao nhất
với 45% (18/40), tương ứng với tỷ lệ phẫu thuật
30% (12/40) với phương pháp cắt trước và cắt
trước thấp (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm liên quan tới phẫu thuật của người
bệnh (n=40)
Đặc điểm phẫu thuật
Số người
bệnh
Tỷ lệ
(%)
Tiền sử phẫu thuật bụng
Không 32 80
Có 8 20
Tiền sử gia đình
Không 39 97,5
Có 1 2,5
Vị trí ung thư
ĐT lên và ĐT góc gan 6 15
ĐT ngang 4 10
ĐT góc lách và ĐT xuống 4 10
ĐT chậu hông 18 45
Trực tràng 8 20
Phương pháp phẫu thuật
PTNS cắt ĐT (P) và ĐT(P) mở rộng 7 17,5
PTNS cắt ĐT ngang 1 2,5
PTNS cắt ĐT (T) và ĐT (T) mở rộng 9 22,5
PTNS cắt trước và cắt trước thấp 12 30
PTNS cắt đoạn ĐT chậu hông 4 10
PTNS cắt đoạn trực tràng 7 17,5
Các yếu tố chăm sóc sau phẫu thuật
Tất cả người bệnh đều được đặt ống thông
dạ dày trước phẫu thuật và rút ống thông dạ dày
sớm trong 24 giờ sau phẫu thuật, tuy nhiên, có
7,5% (3/40) người bệnh vẫn rút ống thông dạ dày
muộn, 24 giờ sau mổ. Người bệnh có chế độ ăn
uống sớm bằng nước, nước đường sau phẫu
thuật cũng chiếm tỷ lệ thấp, tương ứng 15%
(6/40) trường hợp.
Đánh giá tác dụng phục hồi nhu động ruột
bằng vận động sớm
Hình 1. Tỷ lệ phần trăm người bệnh xuất hiện trung
tiện vào các thời điểm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 55
Sự xuất hiện của nhu động ruột trước 24 giờ
sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất với 35 % xảy
ra trung tiện. Trung tiện xảy ra vào thời điểm
sau 72 giờ chiếm tỷ lệ thấp với 17,5% (Hình 1).
Sự liên quan của các đặc điểm của người bệnh
với sự phục hồi nhu động ruột
Liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn
với thời điểm trung tiện của người bệnh, sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 2).
Sự liên quan của các đặc điểm sức khỏe của
người bệnh với sự phục hồi nhu động ruột
Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể BMI, hút
thuốc lá, tập thể dục với thời điểm trung tiện
không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 3).
Sự liên quan của các đặc điểm sức khỏe của
người bệnh với sự phục hồi nhu động ruột
Liên quan giữa vị trí ung thư và phương
pháp phẫu thuật với thời điểm trung tiện của
người bệnh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p lần lượt là p = 0,004 và p = 0,002. Tuy
nhiên, tiền sử gia đình và tiền sử phẫu thuật
bụng không có mối liên quan với thời điểm
trung tiện (p >0,05) (Bảng 4).
Bảng 2. Mối liên quan của đặc điểm của người bệnh với thời điểm trung tiện
Đặc điểm
Thời điểm trung tiện
p
72 giờ
Tuổi
< 45 (n=5) 2 (14,3%) 1 (10%) 1 (11,1%) 1 (14,3%)
0,77*
45 - <55 (n=7) 1 (7,1%) 4 (40%) 1 (11,1%) 1 (14,3%)
55 - <65 (n=6) 3 (21,4%) 1 (10%) 1 (11,13%) 1 (14,3%)
65 - <75 (n=9) 3 (21,4%) 3 (30%) 1 (11,1%) 2 (28,6%)
≥75 (n=13) 5 (35,7%) 1 (10%) 5 (55,6%) 2 (28,6%)
Giới
Nữ (n= 25) 1 (100%) 12 (60%) 8 (53,3%) 4 (100%)
0,345
Nam (n=15) 0 (0%) 8 (40%) 7 (46,7%) 0 (0%)
Học vấn
≤Tiểu học (n=15) 6 (42,9%) 2 (20%) 5 (55,6%) 2 (28,6%)
0,825
THCS (n=9) 3 (21,4%) 2 (20%) 1 (11,1%) 3 (42,9%)
THPT (n=11) 3 (21,4%) 4 (40%) 2 (22,2%) 2 (28,6%)
>THPT (n= 5) 2 (14,3%) 2 (20%) 1 (11,1%) 0 (0%)
*Kiểm định Fisher
Bảng 3. Sự liên quan của các đặc điểm sức khỏe của người bệnh với thời điểm trung tiện
Đặc điểm
Thời điểm trung tiện
p
72 giờ
BMI
Gầy (n=6) 0 (0%) 2 (10%) 3 (20%) 1 (25%)
0,289* Bình thường (n=19) 1 (100%) 7 (35%) 9 (60%) 2 (50%)
Nguy cơ TC, BP (n=15) 0 (0%) 11 (55%) 3 (20%) 1 (25%)
Hút thuốc
Không (n=37) 1 (100%) 19 (95%) 13 (86,7%) 4 (100%)
0,712
Có (n= 3) 0 (0%) 1 (5%) 2 (13,3%) 0 (0%)
Thể dục
Không (n= 23) 0 (0%) 13 (65%) 7 (46,7%) 3 (75%)
0,406
Có (n= 17) 1 (100%) 7 (35%) 8 (53,3%) 1 (25%)
*Kiểm định Fisher
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 56
Bảng 4. Sự liên quan của các đặc điểm liên quan đến phẫu thuật của người bệnh với thời điểm trung tiện
Đặc điểm
Thời điểm trung tiện
p
72 giờ
Tiền sử phẫu thuật
Không (n= 32) 1 (100%) 17 (85%) 11 (73,3%) 3 (75%)
0,623
Có (n=8) 0 (0%) 3 (15%) 4 (26,7%) 1 (25%)
Tiền sử gia đình
Không (n=39) 1 (100%) 19 (95%) 15 (100%) 4 (100%)
1
Có (n=1) 0 (0%) 1 (5%) 0 (0%) 0 (0%)
Vị trí ung thư
ĐT lên và ĐT góc gan (n=6) 0 (0%) 0 (0%) 6 (40%) 0 (0%)
0,004
ĐT ngang (n=4) 0 (0%) 1 (5%) 1 (6,7%) 2 (50%)
ĐT góc lách và ĐT xuống (n=4) 1 (100%) 3 (15%) 0 (0%) 0 (0%)
ĐT chậu hông (n=18) 0 (0%) 11 (55%) 6 (40%) 1 (25%)
Trực tràng (n=8) 0 (0%) 5 (25%) 2 (13,3%) 1 (25%)
Tên phẫu thuật nội soi
Cắt ĐT (P) & mở rộng (n=7) 0 (0%) 0 (0%) 6 (40%) 1 (25%)
0,002
Cắt ĐT ngang (n=1) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 1 25%)
Cắt ĐT (T) & mở rộng (n=9) 1 (100%) 6 (30%) 2 (13,3%) 0 (0%)
Cắt trước & trước thấp (n=12) 0 (0%) 10 (50%) 2 (13,3%) 0 (0%)
Cắt đoạn ĐT chậu hông (n=4) 0 (0%) 2 (10%) 2 (13,3%) 0 (0%)
Cắt đoạn TT (n=7) 0 (0%) 2 (10%) 3 (20%) 2 (50%)
*Kiểm định Fisher
Sự liên quan của các yếu tố chăm sóc sau phẫu
thuật với sự phục hồi nhu động ruột
Bảng 5. Sự liên quan của các yếu tố chăm sóc sau
phẫu thuật với thời điểm trung tiện
Đặc
điểm
Thời điểm trung tiện
p
< 24 giờ
24 – 48
giờ
48 – 72
giờ
> 72giờ
Rút thông dạ dày sớm
Không 1 (7,1%) 0 (0%) 1 (11,1%) 1 (14,3%)
0,383*
Có 13 (92,9%) 10 (100%) 8 (88,9%) 6 (85,7%)
Ăn sớm sau phẫu thuật
Không 12 (85,7%) 9 (90%) 6 (66,7%) 7 (100%)
0,383*
Có 2 (14,3%) 1 (10%) 3 (33,3%) 0 (0%)
*Kiểm định Fisher
Liên quan giữa rút thông dạ dày sớm vào
ngày thứ nhất sau phẫu thuật và chế độ ăn sớm
sau phẫu thuật với thời điểm trung tiện không
có ý nghĩa thống kê với p >0,05 (Bảng 5).
BÀN LUẬN
Trên 40 người bệnh trong nghiên cứu của
chúng tôi, nữ chiếm tỷ lệ 62,5% (25/40). Độ tuổi
trung bình là 64,75 ± 16,21, nhóm tuổi từ 75 tuổi
trở lên gặp nhiều nhất với tỷ lệ 32,5% (n=13), lớn
tuổi nhất là 90 tuổi và nhỏ nhất là 28 tuổi.
Vị trí ung thư thường gặp ở đại tràng chậu
hông chiếm 45% (n= 18). Tỷ lệ phẫu thuật nội soi
cắt trước và cắt trước thấp chiếm tỷ lệ 30%
(n=12). Tất cả người bệnh đều đặt ống thông dạ
dày trước mổ (n=40) và hầu hết được rút ống
thông dạ dày sớm vào ngày đầu tiên sau phẫu
thuật chiếm 92,5% (n= 37), tuy nhiên chỉ có 15%
(n=6) người bệnh thực hiện chế độ ăn uống sớm
vào thời điểm 8 giờ sau phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, biểu đồ 1
cho thấy, thời điểm xuất hiện trung tiện lần đầu
tiên sau phẫu thuật là trước 24 giờ chiếm tỷ lệ
cao nhất 35%, tiếp theo từ 24 đến 48 giờ sau
phẫu thuật là 25%. So sánh với kết quả của tác
giả Shang (2018)(18), thời điểm xuất hiện trung
tiện lần đầu sau phẫu thuật là 1,2 ± 0,8 ngày. Các
nghiên cứu tương tự của Joshi (2013)(5) và của
Sarin (2016)(16) cho thấy vận động sớm sau phẫu
thuật giúp thời gian phục hồi nhu động ruột
sớm hơn, người bệnh có thể ăn sớm sau phẫu
thuật với chế độ ăn đặc sau 2,7 ngày. Trong
nghiên cứu của Lee (2011)(6), thời điểm để có chế
độ ăn uống bình thường là 43 (39-46,5) giờ sau
khi thực hiện can thiệp vận động sớm trên người
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 57
bệnh phẫu thuật đại-trực tràng.
Như vậy, kết quả của chúng tôi tương tự với
các nghiên cứu của các tác giả khác về thời điểm
phục hồi nhu động ruột sau khi thực hiện vận
động sớm sau phẫu thuật đại-trực tràng. Nghiên
cứu của chúng tôi đánh giá trên người bệnh
phẫu thuật nội soi cắt đại - trực tràng có vận
động sớm sau phẫu thuật. Tỷ lệ người bệnh với
trung tiện có sớm trước 48 giờ sau phẫu thuật
của chúng tôi chiếm tỷ lệ 60%. Điều này vừa cho
thấy lợi ích của phẫu thuật nội soi so với phẫu
thuật mở cũng như tác dụng của vận động sớm
lên sự phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật.
Mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu
học, đặc điểm sức khỏe, đặc điểm liên quan
đến phẫu thuật, các yếu tố chăm sóc của người
bệnh với sự phục hồi nhu động ruột.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,
không có mối liên quan có nghĩa thống kê giữa
các đặc điểm về tuổi, giới, trình độ học vấn của
đối tượng nghiên cứu với sự phục hồi nhu động
ruột sau vận động sớm (p >0,05). Các yếu tố như
chỉ số khối cơ thể, tình trạng hút thuốc lá hay tập
thể dục, tiền sử phẫu thuật bụng cũng như tiền
sử gia đình có người mắc bệnh về đại- trực tràng
với sự phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Liên quan giữa vị trí ung thư và phương
pháp phẫu thuật nội soi với sự phục hồi nhu
động ruột có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
lần lượt có giá trị là p=0,004 và p=0,002. Nhìn
chung, điều này khá phù hợp với sinh lý bệnh,
khi các vết rạch, tổn thương càng lớn, hoặc có sự
tiếp xúc nhiều với máu, mủ, sự phục hồi nhu
động ruột cũng bị ảnh hưởng theo(11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, liên quan
giữa việc rút ống thông dạ dày sớm và chế độ ăn
uống sớm trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật với
sự phục hồi nhu động ruột không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Mặc dù vậy,
theo kết quả nghiên cứu của Mai Phan Tường
Anh (2013)(10), rút ống thông dạ dày sớm, thực
hiện chế độ ăn sớm giúp cải thiện sự phục hồi
sau mổ.
Theo các nghiên cứu trên thế giới của Nelson
(2005)(12), Sarah Sindel (2012)(20), rút ống thông
mũi dạ dày sớm thúc đẩy có lại sớm của nhu
động ruột với p<0,001 (n=4194), thời gian xuất
hiện trung tiện lần đầu tiên là 22 giờ sau phẫu
thuật với p=0,002 (n=267).
Theo Pedziwiatr (2018)(15), thực hiện ERAS
trên người bệnh phẫu thuật nội soi ung thư-đại
tràng, mối liên quan giữa vận động sớm, chế độ
ăn sớm sau phẫu thuật, rút thông dạ dày sớm
sau mổ với thời gian phục hồi sớm sau phẫu
thuật có ý nghĩa thống kê với giá trị p lần lượt là
p=0,00001, p=0,005, p=0,0003 (n=143).
Trong nghiên cứu của Li (2019)(8) và theo
Gustafsson (2013)(3), Pedziwiatr (2016)(15), Shida
(2017)(19), cho thấy chế độ ăn sớm sau phẫu thuật,
cụ thể là uống nước sớm vào ngày đầu sau phẫu
thuật được khuyến khích thực hiện phối hợp với
nhai kẹo cao su nhằm nhanh chóng phục hồi
nhu động ruột sau phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với cỡ mẫu
nhỏ, tỷ lệ người bệnh được áp dụng chế độ ăn
sớm sau phẫu thuật còn quá thấp, do đó không
cho thấy kết quả tương tự với các nghiên cứu
khác. Trong tương lai, cần có thêm các nghiên
cứu can thiệp về chế độ ăn uống sớm sau phẫu
thuật, góp phần mang lại chứng cứ khoa học
mạnh mẽ, giúp ích cho quá trình điều trị và phục
hồi của người bệnh.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy vận động sớm có tác
dụng phục hồi nhu động ruột trên người bệnh
phẫu thuật nội soi cắt đại-trực tràng do ung thư.
Vị trí ung thư và phương pháp phẫu thuật nội
soi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sự
phục hồi nhu động ruột.
KIẾN NGHỊ
Cần có nhiều hơn các nghiên cứu thực
nghiệm về tác động của các yếu tố riêng lẻ trong
chương trình phục hồi nâng cao sau phẫu thuật
ERAS như rút thông dạ dày sớm trong 24 giờ
đầu, chế độ ăn uống sớm sau phẫu thuật nhằm
tạo những chứng cứ khoa học mạnh mẽ hơn cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 58
hoạt động chăm sóc người bệnh.
Hiệu quả cao của sự phục hồi nhu động ruột
bằng vận động sớm sau phẫu thuật nội soi cắt
đại tràng, trực tràng do ung thư. Do đó, cần thực
hiện thêm nghiên cứu trên quy mô lớn hơn
nhằm chứng minh lợi ích rõ ràng hơn, có chứng
cứ khoa học mạnh hơn khi áp dụng vào chăm
sóc người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aarts MA, Rotstein OD, Pearsall EA, et al (2018). "Postoperative
ERAS Interventions Have the Greatest Impact on Optimal
Recovery: Experience with Implementation of ERAS Across
Multiple Hospitals". Ann Surg, 267(6):992-997.
2. Chapuis PH, Bokey L, Keshava A, et al (2013). "Risk factors for
prolonged ileus after resection of colorectal cancer: an
observational study of 2400 consecutive patients". Annal of
Surgery, 257(5):909-15.
3. Gustafsson UO, Scott MJ, Schwenk W, et al (2013). "Guidelines
for Perioperative Care in Elective Colonic Surgery: Enhanced
Recovery After Surgery (ERAS®) Society Recommendations".
World Journal of Surgery, 37(2):259-284.
4. Havey R, Herriman E, O'Brien D (2013). "Guarding the gut:
early mobility after abdominal surgery". Crit Care Nurs Q,
36(1):63-72.
5. Joshi GP, Bonnet F, Kehlet H (2013). "Evidence-based
postoperative pain management after laparoscopic colorectal
surgery". Colorectal Disease, 15(2):146-55.
6. Lee TG, Kang SB, Kim DW, et al (2011). "Comparison of early
mobilization and diet rehabilitation program with conventional
care after laparoscopic colon surgery: a prospective randomized
controlled trial". Diseases of the Colon & Rectum, 54(1):21-8.
7. Lê Huy Lưu, Ngô Quang Duy, Nguyễn Tuấn Anh, et al (2018).
"Kết quả ban đầu áp dụng quy trình phục hồi nhanh sau phẫu
thuật cắt đại tràng". Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(6):127.
8. Li Q, Du L, Lu L, et al (2019). "Clinical Application of Enhanced
Recovery After Surgery in Perioperative Period of Laparoscopic
Colorectal Cancer Surgery". J Laparoendosc Adv Surg Tech A,
29(2):178-183.
9. Ljungqvist O, Scott M, Fearon KC (2017). "Enhanced Recovery
After Surgery: A Review". JAMA Surgery, 152(3):292-298.
10. Mai Phan Tường Anh, Huỳnh Thanh Nhứt, Nguyễn Văn Hải
(2013). "Đánh giá sự phục hồi sau mổ của bệnh nhân sau phẫu
thuật ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định".
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, https://tailieu.vn/doc/danh-gia-su-
phuc-hoi-sau-mo-cua-benh-nhan-sau-phau-thuat-ung-thu-dai-
truc-trang-tai-benh-vien-nhan-d-2092449.html.
11. Mattei P, Rombeau JL (2006). "Review of the pathophysiology
and management of postoperative ileus". World Journal of
Surgery, 30(8):1382-91.
12. Nelson R, Tse B, Edwards S (2005). "Systematic review of
prophylactic nasogastric decompression after abdominal
operations". Br J Surg, 92(6):673-80.
13. Nguyễn Đình Hối, Nguyễn Mậu Anh (2013). "Bệnh học ngoại
khoa tiêu hóa". NXB Y học TP. Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng, Phạm Văn Bình, et al (2018).
"Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi trong điều trị
ung thư đại trực tràng". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2B:1.
15. Pedziwiatr M, Mavrikis J, Witowski J (2018). "Current status of
enhanced recovery after surgery (ERAS) protocol in
gastrointestinal surgery". Med Oncol, 35(6):95.
16. Sarin A, Litonius ES, Naidu R, et al (2016). "Successful
implementation of an Enhanced Recovery After Surgery
program shortens length of stay and improves postoperative
pain, and bowel and bladder function after colorectal surgery".
BMC Anesthesiol, 16(1):55.
17. Scott MJ, Baldini G, Fearon KCH, et al (2015). "Enhanced
Recovery After Surgery (ERAS) for gastrointestinal surgery,
part 1: pathophysiological considerations". Acta Anaesthesiologica
Scandinavica, 59(10):1212-1231.
18. Shang Y, Guo C, Zhang D (2018). "Modified enhanced recovery
after surgery protocols are beneficial for postoperative recovery
for patients undergoing emergency surgery for obstructive
colorectal cancer: A propensity score matching analysis".
Medicine, 97(39):e12348-e12348.
19. Shida D, Tagawa K, Inada K, et al (2017). "Modified enhanced
recovery after surgery (ERAS) protocols for patients with
obstructive colorectal cancer". BioMedCentral Surgery, 17:18.
20. Sindell S, Causey MW, Bradley T, et al (2012). "Expediting
return of bowel function after colorectal surgery". American
Journal of Surgery, 203(5):644-8.
21. Trần Ngọc Dũng, Hà Văn Quyết, Kim Văn Vụ, et al (2014).
"Đánh giá kết quả sớm của phương pháp phẫu thuật nội soi
trong điều trị ung thư trực tràng". Y học Thực hành,
https://text.123doc.org/document/3016579-danh-gia-ket-qua-
som-cua-phuong-phap-phau-thuat-noi-soi-trong-dieu-tri-ung-
thu-truc-trang.htm.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_dong_som_sau_phau_thuat_noi_soi_cat_dai_truc_trang_do_un.pdf