Vận động hội thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp ở trường Sĩ quan lục quân 1 - Nguyễn Thị Dung

Tài liệu Vận động hội thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp ở trường Sĩ quan lục quân 1 - Nguyễn Thị Dung: 109KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v NGUYỄN THỊ DUNG* *Trường Sĩ quan Lục quân 1,  ngoctoan175@gmail.com Ngày nhận bài: 05/11/2018; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 28/02/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp (communication) là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một thông tin nào đó. Xã hội loài người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, trong đó, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là đối tượng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu với những mối quan tâm khác nhau. Berge cho rằng: “Hiểu theo cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định. Cách định nghĩa này phù hợp với các cuộc trao VẬN ĐỘNG HỘI THOẠI TRONG THI VẤN ĐÁP TỐT NGHIỆP Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 TÓM TẮT Trong phạm vi bài...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận động hội thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp ở trường Sĩ quan lục quân 1 - Nguyễn Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
109KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v NGUYỄN THỊ DUNG* *Trường Sĩ quan Lục quân 1,  ngoctoan175@gmail.com Ngày nhận bài: 05/11/2018; ngày sửa chữa: 27/02/2019; ngày duyệt đăng: 28/02/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giao tiếp (communication) là sự tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một thông tin nào đó. Xã hội loài người có thể giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, trong đó, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là đối tượng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu với những mối quan tâm khác nhau. Berge cho rằng: “Hiểu theo cách đơn giản và chung nhất, giao tiếp là quá trình thông tin diễn ra giữa ít nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định. Cách định nghĩa này phù hợp với các cuộc trao VẬN ĐỘNG HỘI THOẠI TRONG THI VẤN ĐÁP TỐT NGHIỆP Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 TÓM TẮT Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi bước đầu phân tích, miêu tả một vài đặc điểm riêng, khác biệt khá thú vị của vận động hội thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp ở trường Sĩ quan Lục quân 1. Dựa vào nguồn ngữ liệu khảo sát 50 hội thoại của giảng viên và học viên trong thi vấn đáp tốt nghiệp, chúng tôi nhận thấy những điểm riêng, khác biệt trong hội thoại ấy giúp giảng viên và học viên đạt được mục đích giao tiếp mà cả hai cùng hướng tới. Điều đó cho thấy rằng, hội thoại thi vấn đáp tốt nghiệp ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 mang đặc điểm hành chính Quân sự. Tính trường quy trong hội thoại thi vấn đáp tốt nghiệp thể hiện ở việc giảng viên và học viên trong hoạt động giao tiếp sử dụng lớp từ ngữ, thuật ngữ quân sự. Điều này phù hợp Quy định “Điều lệnh Quản lý Bộ đội Quân đội Nhân dân Việt Nam (2011)” cũng như “Quy chế Giáo dục - Đào tạo Trường Sĩ quan Lục quân 1 (2016)”. Từ khóa: giảng viên, giao tiếp, học viên, hội thoại, thi vấn đáp, vận động đổi bằng lời trong cuộc sống thường nhật của con người, do đó nó liên quan đến xã hội học” (Dẫn theo Nguyễn Thị Tố Ninh, 2004, tr.18) . Hay quan điểm khác cho rằng giao tiếp là: “Sự trao đổi tư tưởng, thông tin,.. giữa hai hoặc hơn hai người. Trong mỗi hành động giao tiếp thường có ít nhất một người nói hoặc người gửi một thông điệp được truyền đạt đến một người hoặc nhiều người tiếp nhận” (Nguyễn Thiện Giáp, 2010, tr.195). Kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước, chúng tôi tiếp cận vấn đề theo hướng nghiên cứu miêu tả, phân tích dựa vào nguồn ngữ liệu là 50 cuộc thoại trong thi vấn đáp tốt nghiệp (VĐTN), bằng phương pháp phân tích diễn ngôn, phân tích 110 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI hội thoại để từ đó bước đầu rút ra đặc điểm riêng, khác biệt của vận động hội thoại thi VĐTN tại trường Sĩ quan Lục quân 1. 2. VẬN ĐỘNG HỘI THOẠI Vận động hội thoại trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu, đó là trao lời, trao đáp và tương tác. 2.1. Sự trao lời Sự trao lời (allocution): “Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk), chúng ta đã dùng ký hiệu SP để chỉ người tham gia vào hội thoại, SP1 là vai nói, SP2 là vai nghe, SP1, SP2 và SPn là các đối tác hội thoại” (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.205). Hoạt động trao lời trong hội thoại thi VĐTN ở trường Sĩ quan Lục quân 1 diễn ra khi giảng viên (GV) nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời ấy về phía học viên (HV) nhằm mục đích cho HV nhận biết lượt lời được nói ra đó của GV là dành cho HV: Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2007, tr.205-206): “Trong một song thoại, vấn đề xác định SP2 không đặt ra bởi vì chỉ có một người nói và một người nghe. Nhưng đối với những cuộc đa thoại thì vận động trao lời có khi hướng vào toàn thể người nghe trong cuộc hội thoại, nhưng cũng có khi chỉ nhằm vào một (hoặc một số) người trong toàn bộ người nghe đương trường (chúng tôi phân biệt đương trường với đương diện: đương diện có nghĩa là đang có mặt còn đương trường có nghĩa là đang tham gia vào hội thoại dù không có mặt)”. Các thoại nhân khi tham gia hội thoại thi VĐTN 100% đương diện (phân biệt đương trường thoại nhân không có mặt nhưng vẫn tham gia hội thoại còn đương diện thoại nhân có mặt khi tham gia hội thoại). GV trong hỏi thi VĐTN thường đứng nghiêm ở vị trí quy định với tư cách là Trưởng ban hoặc Ủy viên coi chấm thi gọi HV: ví dụ, GV gọi: “Đồng chí Chu Thế Cư”. Khi nghe GV gọi tên mình, HV trả lời: “Có”, tiếp đến GV ra mệnh lệnh cho HV: “Vào vị trí nhận câu hỏi”, HV trả lời: “Rõ” Để thực hiện mệnh lệnh của GV ngay tức thì, HV đi đều hoặc chạy đều vào vị trí, đứng nghiêm thực hiện động tác chào – báo cáo với GV theo quy định của “Điều lệnh” và nói “Tôi Chu Thế Cư, học viên tiểu đội 3, trung đội 10, báo cáo đồng chí trưởng tiểu ban coi chấm thi, tôi có mặt bốc câu hỏi. Hết”. Trong ngữ cảnh giao tiếp ở trên GV thực hiện động tác chào theo “Điều lệnh” với HV và nói: “Đồng chí vào bốc câu hỏi”. Ngoài dấu hiệu kèm lời như trên, HV ở vai người nghe, thực hiện mệnh lệnh, trả lời câu hỏi của GV chứng minh rằng GV và HV đương diện thực hiện hoạt động giao tiếp. Đồng thời GV, HV có mặt trong lượt lời SP1, SP2 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như những lời hô gọi, chỉ định, những yếu tố hàm ẩn như những tiền giả định trong giao tiếp, những hiểu biết mà GV và HV đã có chung, sự hứng thú đối với đề tài, tâm lý giao tiếp mà GV và HV nhận biết được trước khi trao lời. HV trong thi VĐTN ở vai người nghe trước khi đáp lời, nghĩa là thực hiện sự trao lời của mình với GV thì HV được đưa vào lượt lời của GV giúp cho GV thường xuyên kiểm tra và điều hành sự trao lời của HV. 2.2. Sự trao đáp Diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Sự trao đáp (exchange) hay còn gọi là sự hồi đáp là SP2 sử dụng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập tạo thành cặp như chào- báo cáo; chào-chào; hỏi-trả lời; cầu khiến-nhận lời/từ chối; cảm ơn-đáp lời; xin lỗi-đáp lời Cũng có thể hành vi hồi đáp được thực hiện bằng những hành vi bất kỳ, không tương thích với hành vi dẫn nhập. Ngay cả với những hành vi tự thân không đòi hỏi sự hồi đáp như hành vi cảm thán hay khảo nghiệm vẫn cần được hồi đáp. Thực tế giao tiếp cảm thán là hành vi SP1 bộc lộ một cách tự phát một cảm xúc mạnh mẽ trong tâm trạng của họ. Vì thế, hành vi cảm thán thường vì mình hơn là vì 111KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v người đối thoại với mình. Ví dụ, chị B nhìn thấy cô hoa hậu X, chị B thốt lên: “Cô ấy xinh đẹp quá!”. Trong tình huống ấy chị B cũng muốn được SP2 chia sẻ cảm xúc với chị. Còn mỗi lời khảo nghiệm vốn ngầm ẩn một câu hỏi đặt ra cho SP2, câu hỏi hỏi ý kiến của SP2 về độ tin cậy, về tính hấp dẫn, tầm quan trọng của nội dung khảo nghiệm. Theo cách nói của Baktine thì: “Không có gì đáng sợ bằng sự thiếu vắng lời hồi đáp” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.208). Khảo sát 50 cuộc thoại thi VĐTN tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho kết quả 100% hành vi ngôn ngữ của SP1 đều được SP2 hồi đáp. Ví dụ: Đoạn thoại mở thoại: GV: Đồng chí Vũ Văn Phong! HV: Có! GV: Vào vị trí nhận câu hỏi! HV: Rõ! HV: Tôi Vũ Văn Phong, báo cáo đồng chí giảng viên, tôi có mặt để bốc câu hỏi. GV: Đồng chí vào vị trí bốc câu hỏ!. HV: Rõ! GV: Đồng chí nhận được phiếu số mấy? HV: Báo cáo, tôi nhận được phiếu số 15. GV: Đồng chí nghiên cứu câu hỏi trả lời được không? HV: Báo cáo, tôi trả lời được. GV: Đồng chí ra vị trí chuẩn bị thời gian 10 phút, khi nào có lệnh gọi, đồng chí vào vị trí trả lời câu hỏi. HV: Rõ! Hội thoại thi VĐTN được bắt đầu khi HV nói lượt lời đáp lại lượt lời của GV. Vận động trao đáp là cốt lõi của hội thoại nó diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm với sự thay đổi liên tục vai nghe, vai nói. Trong thi VĐTN, sự đáp lời của GV hay HV được thực hiện bằng sự đồng hành của hai yếu tố có lời và kèm lời. Vị trí chuyển giao lượt lời của các đối tác, nghĩa là chỗ mà người đang nói (current speaker) ngừng, nhường lời cho người sau mình nói (next speaker) được gọi là vị trí chuyển giao quan yếu (transition releance place, viết tắt là TRP). Sự liên hòa phối giữa các lượt lời của GV và HV cuộc thoại thi VĐTN có dấu hiệu hình thức là liên hòa phối các chỗ ngừng. 50 cuộc thoại trong thi VĐTN về cơ bản là những cuộc hội thoại liên hòa phối lượt lời tốt, bởi lẽ các hội thoại ấy chỗ ngừng có thời lượng bình thường. Ví dụ: Đoạn thoại thân thoại: GV: Đồng chí Vũ Phong vào vị trí trả lời câu hỏi! HV: Rõ! HV: Tôi xin phép trả lời câu hỏi 1 như sau: Động tác đi đều đứng lại: * Ý nghĩa: Thực hiện khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí, có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của Quân đội. * Động tác: nghe điều lệnh bước làm 2 cử động. + Cử động 1: chân trái bước lên cách chân phải 75cm, đặt gót chân rồi đặt cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái + Cử động 2: chân phải bước lên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh ra phía sau như tay trái. GV: Được. Đồng chí nghe tôi hỏi thêm? Khi đi đều tốc độ đi thẳng bao nhiêu bước trong 1 phút? HV: Tôi xin phép trả lời vấn đề đồng chí nêu ra như sau: Động tác đi đều tốc độ đi bằng 106 bước trong 1 phút. 112 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI GV: Đồng chí trả lời xong câu hỏi, đồng chí ra ngoài chờ tiểu ban hội ý. HV: Rõ! Trong hội thoại thi VĐTN, các thoại nhân chuyển giao lượt lời cho nhau một cách nhịp nhàng. GV hay HV trong hội thoại thi VĐTN dù ai là người nói trước luôn dự đoán rằng người nói sau sẽ nhận ra chỗ ngừng, tức là TRP mà mình sắp thực hiện còn người nói sau – người nghe phải đoán được trước chỗ kết thúc của lượt lời mà mình đang nghe, nghĩa là qua lượt lời SP1 sẽ nhận ra khi nào TRP sẽ xuất hiện. Có như vậy, người nói sau mới nói được lượt lời của mình chỉ sau 5/10s hoặc 3/10s, có khi nhanh hơn nữa khi người nói vừa ngừng lời. Để xác định TRP trong hội thoại thi VĐTN tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, chúng ta dựa vào các nhân tố sau đây: Kiểu hội thoại Về cơ bản mỗi kiểu hội thoại có cách ngừng lời riêng.Ví dụ: Kiểu hội thoại “thuận mua – vừa bán” ở chợ khác với kiểu hội thoại “mua – bán” trong trung tâm thương mại hay siêu thị nhỏ, vừa. Kiểu hội thoại thi VĐTN đặc trưng hội thoại sư phạm, nó có cách ngừng lời khác với kiểu hội thoại tham luận, Cấu trúc của hội thoại Cấu trúc của 50 cuộc thoại thi VĐTN ở trường Sĩ quan Lục quân 1 được xét đến bao gồm: đoạn thoại, cặp thoại và tham thoại. Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất. Đó là cuộc tương tác bằng lời, tính từ khi các thoại nhân (GV và HV) gặp nhau, khởi đầu nói và nghe cho đến khi kết thúc quá trình này. Trong thi VĐTN các thoại nhân có thể thay đổi nhiều vấn đề khác nhau, nhưng bao giờ cũng có mở đầu và kết thúc, đó chính là ranh giới của cuộc thoại. Thời điểm bắt đầu được gọi là “mở thoại” và thời điểm kết thúc được gọi là “kết thoại”. Phần trung tâm cuộc thoại gọi là “thân thoại”. Nhìn chung, các cuộc thoại thi VĐTN ở trường Sĩ quan Lục quân 1 đáp ứng được các yêu cầu về lý thuyết “Hội thoại”. Ví dụ: Đoạn thoại kết thoại: GV: Đồng chí Vũ Văn Phong vào vị trí nghe nhận xét và công bố điểm. HV: Rõ! GV: Qua phần trình bày của đồng chí, thay mặt tiểu ban tôi nhận xét như sau: Vừa rồi đồng chí trả lời được câu hỏi khẩu khí to, rõ; tác phong dứt khoát; nội dung trả lời đầy đủ; động tác tương đối chính xác. Tồn tại: Khi phân tích giữa nói và làm chưa kết hợp chính xác. Kết luận: Đồng chí đạt 7,0 điểm. Vừa rồi là kết quả thi của đồng chí, đồng chí có ý kiến gì không? HV: Báo cáo, tôi không có ý kiến gì. GV: Đồng chí ký vào biên bản thi! HV: Rõ! GV: Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ. HV: Báo cáo đồng chí trưởng tiểu ban, tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ thi. Hết. GV: Đồng chí về vị trí nghỉ ngơi! HV: Rõ! Cấu trúc lượt lời Cấu trúc lượt lời hay còn gọi là cấu trúc ngữ vi quyết định bản chất của lượt lời. Ví dụ, lượt lời do GV hỏi HV: “Đồng chí nghiên cứu câu hỏi xem có trả lời được không?”. HV trả lời GV: “Báo cáo tôi trả lời được”. Quan sát ví dụ trên cho thấy, lượt lời do HV nói là phát ngôn ngữ vi “cam kết” trong câu trả lời của HV. Nghe lượt lời có phát ngôn hỏi làm nòng cốt, người nghe dễ dàng đoán được trước TRP của nó. Dựa vào cấu trúc phát ngôn ngữ vi tạo nên lượt lời, SP2 còn dự tính được độ dài lượt lời phải nói của mình. Cấu trúc ngữ pháp Phát ngôn lượt lời phải được tạo ra theo một kiểu cấu trúc ngữ pháp nào đó. Mà cấu trúc ngữ pháp thì có cách mở đầu và kết thúc đặc trưng. Cấu 113KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v trúc ngữ pháp trong phát ngôn lượt lời cuộc thoại giao tiếp, GV trong thi VĐTN chứa đựng những tín hiệu trực tiếp TRP trong phát ngôn của SP1 như sau: - Ánh mắt, vận động cơ thể, cử chỉ, - Ngữ điệu, âm lượng, cường độ của giọng nói. - Sự kéo dài một vài âm tiết cuối lượt lời, Ví dụ, GV hỏi HV: “Trong chiến đấu có phải bảo đảm an toàn không?”. HV trả lời: “Dạ, thưa thầy, không ạ”. GV nhắc nhở: “Anh Lê ạ, Tôi chưa nghe ai nói trong chiến đấu, không phải bảo đảm an toàn cả”. HV phân trần: “Dạ, thưa thầy, em nhầm ạ”. Nhờ các tín hiệu dẫn trên ta có thể kết luận sự chuyển giao lượt lời, tức sự liên hòa phối các lượt lời được báo trước một cách tối đa và được thực hiện bởi cả SP1 và SP2. Ví dụ, GV ra mệnh lệnh: “Đồng chí Nguyễn Văn Chất vào vị trí trả lời câu hỏi”. HV nhận lệnh nói: “Rõ”, rồi đi đều hoặc chạy đều vào vị trí qui định, HV nói “Tôi xin phép trả lời câu hỏi 1 như sau: Động tác đi đều chuyển thành đi nghiêm, chào và thôi chào. - Ý nghĩa: Thực hiện khi duyệt đội ngũ, duyệt binh, diễu binh để biểu thị phong cách quân nhân hùng mạnh, trang nghiêm, thống nhất của quân đội chính quy. - Động tác: đang đi đều, khi nghe dứt động lệnh chào, làm hai cử động. + Cử động 1: Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ nhất (vẫn đi đều), khi bàn chân trái vừa chạm đất, mặt đánh lên 15 độ. + Cử động 2: Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên bước thứ 2 chuyển thành đi nghiêm”. (HV vừa trả lời câu hỏi vừa kết hợp thực hành động tác). Thực tế cho thấy, trong hội thoại thi VĐTN, lời trao của GV thì GV luôn dự tính đến sự hồi đáp của HV để những chủ đề hỏi thi sao cho HV không thể phản bác được nếu trường hợp HV muốn phản bác. Kết quả khảo sát số lượng lời trao – lời đáp 50 cuộc thoại thi VĐTN của GV và HV là 1700 lời (tỷ lệ 100%) trong đó lượt lời của GV, HV bằng nhau là 850 lượt lời. (xem bảng 1) 2.3. Sự tương tác Tương tác (interaction) là kiểu quan hệ xã hội giữa người với người. Nhà xã hội học người Mỹ Erving Goffman định nghĩa: “Tương tác có nghĩa là tác động lại mà những người trong cuộc gây ra đến hành động của nhau khi họ đối mặt với nhau” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.218). Lời GV Số lượng Tỷ lệ Lời HV Số lượng Tỷ lệ Gọi 100 5.7 Đáp 100 5.7 Mệnh lệnh 300 17.8 Thực hiện mệnh lệnh 300 17.8 Chào 100 5.8 Chào báo cáo 100 5.8 Hỏi 150 8.8 Trả lời 150 8.8 Yêu cầu 50 3.0 Thực hiện yêu cầu 50 3.0 Nhận báo cáo 100 5.8 Báo cáo 100 5.8 Nhận xét 50 3.0 Nghe nhận xét 50 3.0 Bảng 1: Lời trao – lời đáp trong thi vấn đáp tốt nghiệp 114 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2007, tr.209): “Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác (interactants). Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học, quan trọng nhất là tác động đến lời nói (và ngôn ngữ của nhau). Liên tương tác trong hội thoại trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của SP1 và SP2 Như thế, lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện mà SP1, SP2 sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của nhau”. Khảo sát hội thoại thi VĐTN ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho thấy, hội thoại ở cực điều hòa, nhịp nhàng, nghĩa là hội thoại có sự hòa phối các hoạt động giao tiếp giữa GV và HV một cách hoàn hảo mà trước hết là sự hòa phối lượt lời. Trong thi VĐTN, quá trình hòa phối GV và HV thực hiện sự tự hòa phối bằng việc tự mình điều chỉnh hành động, thái độ lượt lời của mình theo từng bước của hội thoại, sự điều chỉnh đó phù hợp tình huống mà hội thoại diễn ra. Ví dụ: GV: Đồng chí Nguyễn Văn Bảo! HV: Có! GV: Vào vị trí nhận câu hỏi! HV: Rõ! HV: Tôi Nguyễn Văn Bảo, học viên tiểu đội 1, báo cáo đồng chí ủy viên, tôi có mặt nhận câu hỏi. GV: Đồng chí vào nhận câu hỏi! HV: Rõ! GV: Đồng chí nhận được phiếu số mấy? HV: Báo cáo, tôi nhận được phiếu số 15. GV: Đồng chí nghiên cứu câu hỏi trả lời được không? HV: Báo cáo, tôi trả lời được. GV: Đồng chí ra vị trí chuẩn bị thời gian 10 phút, khi nào có lệnh gọi, đồng chí vào vị trí trả lời câu hỏi. HV: Rõ! GV: Đồng chí Nguyễn Văn Bảo vào vị trí trả lời câu hỏi! HV: Rõ! HV: Tôi xin phép trả lời câu hỏi 1 như sau: Động tác dậm chân: - Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự. - Động tác: Khi nghe hết động lệnh dậm làm 2 cử động. + Cử động 1: Chân trái co lên, mũi chân cách mặt đất 30cm, rồi đặt xuống, đồng thời tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau như đi đều. + Cử động 2: Chân phải nhấc lên rồi đặt xuống như chân trái, đồng thời tay trái đánh về phía trước GV: Được. Đồng chí nghe tôi hỏi thêm. Khi dậm chân mũi chân cách mặt đất 30cm hay cả bàn chân? HV: Tôi xin phép trả lời vấn đề đồng chí nêu ra như sau: Khi dậm chân, mũi chân cách mặt đất 30cm. GV: Đồng chí đã trả lời xong câu hỏi, đồng chí ra ngoài chờ tiểu ban hội ý! HV: Rõ! GV: Đồng chí Nguyễn Văn Bảo vào vị trí nghe nhận xét và công bố điểm! HV: Rõ! GV: Qua phần trả lời câu hỏi của đồng chí, thay mặt tiểu ban tôi nhận xét như sau: Về điểm mạnh: Đồng chí trả lời khẩu khí to, rõ. Nội dung trả lời đầy đủ. Kết hợp nói và làm, động tác chính xác. Động tác chuẩn, đẹp, đều. Về điểm hạn chế: Khi trả lời động tác đứng nghiêm chưa chính xác. Kết luận: Đồng chí đạt 7,8 điểm. Vừa rồi là kết quả thi của đồng chí, đồng chí có ý kiến gì không? HV: Báo cáo, tôi không có ý kiến gì. GV: Đồng chí ký vào biên bản thi. HV: Rõ! GV: Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ. 115KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v HV: Báo cáo đồng chí trưởng tiểu ban, tôi đã hoàn thành xong nhiệm vụ thi. Hết. GV: Đồng chí về vị trí nghỉ ngơi! HV: Rõ! Quá trình tương tác hội thoại thi VĐTN, GV và HV có sự liên hòa phối (inter – syn – chronisation) có nghĩa là phối hợp sự tự hòa phối của GV và HV. Theo Đỗ Hữu Châu (2007, tr.211): “Không dễ dàng gì nắm bắt và phân loại các tín hiệu phát ngôn liên hòa phối này, bởi chúng vừa có tính ngôn ngữ vừa có tính kèm lời, phi lời. Chúng tôi tạm chia các tín hiệu phát ngôn liên hòa phối các lượt lời thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm các tín hiệu điều hành vận động trao đáp, chi phối sự nói ra các lượt lời của các nhân vật liên tương tác. Thứ hai là những tín hiệu chi phối sự liên hòa phối các lượt lời”. Các tín hiệu điều hành vận động trao lời Hội thoại thi VĐTN giữ vai trò làm tín hiệu chi phối phát ngôn là những lời giới thiệu, những nghi thức tạo lập, duy trì, củng cố quan hệ hội thoại, chúng thường xuất hiện ở giai đoạn mở đầu các hội thoại. Quan trọng nhất là những tín hiệu khơi gợi, kiểm tra sự chú ý của SP2 do SP1 thực hiện, đó là phát ngôn chi phối sự nói năng được sử dụng trong vận động hội thoại thi VĐTN. Ví dụ, khi HV được GV gọi vào vị trí thực hiện nhiệm vụ “thi”, HV thực hiện động tác chào – báo cáo, giới thiệu sự có mặt của mình theo mệnh lệnh GV, HV nói: “Tôi, Nguyễn Văn Hòa, học viên tiểu đội 1 báo cáo đồng chí ủy viên tôi có mặt nhận câu hỏi”. GV ra mệnh lệnh: “Đồng chí vào vị trí nhận câu hỏi”, HV đáp: “Rõ”. Bảng 2: Tín hiệu điều hành vận động trao - đáp trong thi VĐTN Hội thoại thi VĐTN hoạt động tương tác giữa GV và HV còn sử dụng tín hiệu đưa đẩy và phản hồi không tách rời nhau, ngược lại chúng phối kết hợp với nhau chặt chẽ. Ví dụ, sau khi HV trả lời xong câu hỏi thi bốc thăm được, GV nói với HV: “Được. Đồng chí nghe tôi hỏi thêm. Khi đi đều chuyển thành đi nghiêm chào, mặt đánh sang phải (trái) bằng bao nhiêu độ”. HV đáp: “Tôi xin phép trả lời vấn đề đồng chí nêu ra như sau: Khi đi đều chuyển thành đi nghiêm chào, mặt đánh sang phải (trái) bằng 45 độ”. Tín hiệu chi phối sự liên hòa phối lượt lời Hội thoại thi VĐTN lời nói thường ngắt hơi giữa chừng, đó chính là chỗ ngừng. Chỗ ngừng được thể hiện bằng trường độ im lặng. Sự liên hòa phối giữa lượt lời GV hay HV có dấu hiệu hình thức là liên hòa phối chỗ ngừng. Ví dụ, Sau khi HV trả lời xong câu hỏi, GV ra mệnh lệnh: “Đồng chí về vị trí nghỉ ngơi!” (ngừng 2 giây). HV nhận lệnh nói: “Rõ”. Hành động kèm lời của HV là HV chạy đều hoặc đi đều về vị trí theo quy định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong hội thoại thi VĐTN ở trường Sĩ quan Lục quân 1, sự tương tác giữa GV và HV là tương tác có chủ đích, chúng thỏa mãn quyền lợi, mang lại lợi ích chung mà các thoại nhân hướng đến. Ví dụ, nghe xong phần trả lời câu hỏi của HV, GV nhận xét: “Qua phần trả lời câu hỏi của đồng chí, thay mặt tiểu ban tôi nhận xét như sau: Về điểm mạnh: nội dung trả lời cơ bản đầy đủ, động tác chuẩn xác, kết hợp nói và làm tương đối tốt. Về điểm hạn chế: khi trả lời tác phong đứng nghiêm còn hạn chế, thực hiện động tác còn chạy cả bàn chân. Kết luận đồng chí đạt 7,6 điểm. Vừa rồi là kết quả thi của đồng chí, đồng chí có ý kiến gì không?”. Nghe GV nhận xét xong HV trả lời GV: “Báo cáo tôi không có ý kiến gì”. Như vậy, bằng vận động trao lời, đáp lời, GV và HV trong hội thoại thi VĐTN đã tự hòa phối 116 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI để thực hiện sự liên hòa phối đây là điểm cốt lõi của vận động tương tác. Sự liên hòa phối khiến cho một cuộc thoại thi VĐTN là một hoạt động giao tiếp đặc biệt thú vị của GV và HV trong thực hiện nhiệm vụ thi tốt nghiệp tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. Điều này phù hợp với cách nói của Drechioni C.K. (1985) “Hội thoại là một vũ điệu giữa những nhân vật tương tác” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.220). 3. KẾT LUẬN Trao lời, đáp lời, tương tác là ba vận động đặc trưng cho hội thoại, trong đó, vận động trao lời, trao đáp do các thoại nhân tham gia hội thoại thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba tương tác. “Bởi lẽ tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại. Vì vậy ngữ dụng học hội thoại còn gọi là ngữ dụng học tương tác và lý thuyết hội thoại còn được gọi là ngôn ngữ học tương tác. Quy tắc, cấu trúc và chức năng trong hội thoại đều do ba vận động trên chủ yếu là từ vận động tương tác mà có” (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.220). Kết quả khảo sát 50 hội thoại thi VĐTN tại trường Sĩ quan Lục quân 1 thực hiện ba vận động đặc trưng của hội thoại đó là: vận động trao lời, trao đáp và tương tác. Vận động trao lời, trao đáp do GV và HV thực hiện trong thi VĐTN nhằm phối hợp với nhau thành vận động tương tác./. Tài liệu tham khảo: Brown G., Yule G. (2002), Phân tích diễn ngôn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học ( tập 1 ), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Điều lệnh Quản lý Bộ độ Quân đội Nhân dân Việt Nam (2011). Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Tố Ninh (2004), “Hàm ý và quan niệm hội thoại”, Ngữ học trẻ - Diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr.18-21. Quy chế Giáo dục – Đào tạo Trường Sĩ quan Lục quân 1 (2016). Yule G. (2003), Dụng học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. CONVERSATIONAL CAMPAIGN IN THE GRADUATION INTERVIEWS IN THE INFANTRY OFFICER TRAINING COLLEGE NO 1 NGUYEN THI DUNG Abstract: In this article, we initially analyzed and described some interesting specific characteristics of the conversational exchanges in the graduation interviews at The Infantry Officer Training College No 1. Based on the data collected from 50 conversations between examiners and cadets in the graduation exam, we discovered that these conversational distinctions played an impotant role in enabling them to achieve their communicative goals. This paper indicates that conversational exchanges in the graduation interviews were characterized by military administration. The military tertiary rules in Graduation Conversation are reflected by communication activities between lecturers/examiners and cadets using military terminology. This issue is consistent with the regulations “Order of management of the army of the People’s Army of Vietnam in 2011”, as well as “Education and training regulations of the Infantry Officer Training College Number 1 in 2016”. Keywords: conversation, communication, campaign, lecturer, learner, oral examination Received: 05/11/2018; Revised: 27/02/2019; Accepted for publication: 28/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_109_116_nguyen_t_dung_9681_2136265.pdf
Tài liệu liên quan