Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - Triết học của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam

Tài liệu Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - Triết học của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00030 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 34-39 This paper is available online at VẤN ĐỀ TIẾP THU CÁC HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - TRIẾT HỌC CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT VIỆT NAM Lê Văn Tấn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Trong lịch sử văn chương Nho giáo Việt Nam thời, tác giả nhà nho ẩn dật - xuất thế được giới nghiên cứu thừa nhận là một trong hai mẫu người cơ bản, chính thống. Bài viết bàn về việc tiếp thu linh hoạt các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả này. Đó là việc họ đã tiếp thu từ quan niệm nhân sinh về con người của phương Đông; vấn đề tu tâm dưỡng tính và phép ứng xử linh hoạt của Nho giáo; tư tưởng vô vi, tiêu dao nhàn tản, giải phóng khỏi những ràng buộc xã hội, hoà nhập vào thiên nhiên của Lão - Trang; tư tưởng thoát li cõi tục, gần gũi và hoà nhập với thiên nhiên của Phật giáo Thiền tông. Từ khóa: Văn chương Nho giáo, nhà nho ẩn dậ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - Triết học của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00030 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 34-39 This paper is available online at VẤN ĐỀ TIẾP THU CÁC HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - TRIẾT HỌC CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT VIỆT NAM Lê Văn Tấn Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Trong lịch sử văn chương Nho giáo Việt Nam thời, tác giả nhà nho ẩn dật - xuất thế được giới nghiên cứu thừa nhận là một trong hai mẫu người cơ bản, chính thống. Bài viết bàn về việc tiếp thu linh hoạt các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả này. Đó là việc họ đã tiếp thu từ quan niệm nhân sinh về con người của phương Đông; vấn đề tu tâm dưỡng tính và phép ứng xử linh hoạt của Nho giáo; tư tưởng vô vi, tiêu dao nhàn tản, giải phóng khỏi những ràng buộc xã hội, hoà nhập vào thiên nhiên của Lão - Trang; tư tưởng thoát li cõi tục, gần gũi và hoà nhập với thiên nhiên của Phật giáo Thiền tông. Từ khóa: Văn chương Nho giáo, nhà nho ẩn dật, hệ tư tưởng chính trị - triết học. 1. Mở đầu Tác giả nhà nho ẩn dật là những tác giả nhà nho có thể chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lựa chọn con đường hành đạo - nhập thế nhưng khi về ẩn dật, họ đã tiếp thu linh hoạt tư tưởng Lão - Trang và phần nào tư tưởng Phật giáo; họ có thể đi ở ẩn suốt đời hoặc chỉ đi ở ẩn trong khoảng thời gian nào đó và có sáng tác văn chương thể hiện cuộc sống, tư tưởng ẩn dật [3, 6]. Đội ngũ tác giả nhà nho ẩn dật khá đông đảo, xuất hiện từ khoảng cuối thế kỉ XIII cho đến hết thế kỉ XIX. Một số tên tuổi tiêu biểu như: Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc, Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Ức, Ngô Thì Hoàng, Lê Hữu Trác, Chu Doãn Trí, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Khuyến. . . Một trong những nguyên nhân cơ bản để hình thành nên thế năng ứng xử - việc lựa chọn lối sống ẩn chính là việc các nhà nho đã tiếp thu một cách khá linh hoạt các hệ tư tưởng chính trị - triết học. Bài viết tập trung bàn về vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp thu từ quan niệm nhân sinh về con người của phương Đông Có thể từ cái nhìn của người hiện đại thì việc nhập thế và xuất thế có những ranh giới rạch ròi. Nhưng theo quan niệm văn hoá truyền thống, hai thế năng này lại xuất phát từ một cơ sở chung: quan niệm nhân sinh về con người trong triết học phương Đông. Nếu như với người phương Tây, con người là trung tâm của vũ trụ thì trong hình dung của phương Đông, con người không đối Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Lê Văn Tấn, e-mail: tanlvdhhn@yahoo.com 34 Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả... lập với tự nhiên mà tìm cách để có thể hoà vào với tự nhiên làm một. Con người phương Đông chỉ là một bộ phận của vũ trụ, của tự nhiên, hoà chung vào tự nhiên. Người phương Đông quan niệm Thiên - Địa - Nhân là hợp nhất (hợp nhất giữa trời, đất và người). Tư tưởng này đã hướng con người phương Đông tới một lí thuyết thẩm mĩ, cũng đồng thời là một lối sống hoà tan và xâm nhập, thẩm thấu vào nhau giữa chủ thể và khách thể trên nguyên tắc hài hoà thống nhất. Hơn nữa, con người phương Đông trong các mối quan hệ xã hội không phải chỉ hướng theo một chiều là đặt xã hội lên trên cá nhân (điều này có thể đúng với Nho giáo nhưng ngay bản thân học thuyết này vẫn coi trọng lợi ích cá nhân, đề cao quá trình tu thân dưỡng tính để rèn luyện con người như một cơ sở để cá nhân làm đúng vị trí của mình). Mối quan hệ theo hướng cá nhân phục vụ xã hội không dựa trên sự cưỡng chế mà dựa vào sự tự giác của ý thức cá nhân (tất nhiên không loại trừ việc chế độ chuyên chế tìm cách triệt tiêu con người với tư cách cá nhân). Con người phương Đông đã cố gắng tìm đến những “thế cân bằng” để có thể tồn tại một cách bình thường. Xuất thế hay nhập thế ở nhà nho ở đây có một căn cội rất sâu xa về quan niệm con người nói chung và con người cá nhân nói riêng là vì vậy. Với phần đa nho sĩ, quan niệm về hạnh phúc không chỉ thể hiện ở quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà hạnh phúc còn thể hiện ở quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với thiên nhiên. Con người phương Đông còn đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống tâm linh của chủ thể. Hoạt động nhận thức của con người không chỉ ở phương diện hoạt động sống hiện hữu (hiện thực) mà còn được được nhấn mạnh ở sinh hoạt tinh thần mang ý nghĩa tâm linh, siêu việt, phi công lợi. Ở chiều sâu nhất của nó, con người phương Đông luôn luôn có khát vọng hướng thiện, hướng thượng, hướng tới những gì là cao cả, thiêng liêng, hướng đến vũ trụ... Theo đó, vấn đề ý nghĩa cuộc sống được đặt ra không phải chỉ có “danh”, “lợi”... mà còn có vô số những “báu vật” khác đang tiềm tàng trong thế giới này. Từ quan niệm nhân sinh như vậy mà hình thành nên các lối ứng xử của nho sĩ. Người hành đạo tìm thấy thú vui, niềm hạnh phúc của mình trong phạm vi của cõi nhân sinh, của cuộc đời và cuộc sống xã hội nói chung. Trong khi đó, người xuất thế ẩn dật lại tìm thấy thú vui của mình trong tự nhiên, thiên nhiên... Xuất phát từ cơ sở triết học này mà nho sĩ “ra đời”, “vào đời” đều rất nhẹ nhàng và thanh thản, vì dù ở đường hướng nào thì họ vẫn tìm thấy sự thoả mãn về mặt tinh thần, thoả mãn “dục vọng” của cá nhân. Người ẩn dật hướng cuộc sống của mình trong sự hoà đồng với tự nhiên, thiên nhiên, hoá thân vào sự vật. Chúng tôi cho đây là căn cội sâu xa nhất về mặt triết học hình thành nên thế năng ứng xử của nho sĩ ẩn dật. 2.2. Tiếp thu việc tu tâm dưỡng tính và phép ứng xử linh hoạt của Nho giáo Trước hết cần hiểu, ẩn dật là hệ quả của chính quá trình tu tâm dưỡng tính của Nho gia. Con đường mà Nho giáo vạch ra để thực hiện lí tưởng là “tu thân”, sau đó mới “trị quốc, bình thiên hạ”. Mặc dù Nho gia hướng các môn đồ của mình vào con đường học để làm quan nhưng ra làm quan không phải là để hưởng bổng lộc, danh tước mà để giúp vua giáo hoá thiên hạ. Để có thể giáo hoá thì mỗi nhà nho phải tu thân, tức tự trau dồi, rèn luyện mình thành một tấm gương về đạo đức. Con đường trước tiên, chính thống cho sự lựa chọn đầu tiên của nhà nho là con đường nhập thế hành đạo. Nhưng với họ thì dù Tiến hay Thoái lại đều do cái được gọi là Đạo quy định. Nhập thế là để Hành Đạo; xuất thế ẩn dật là để Hộ Đạo (bảo vệ Đạo). Đó là lí do giải thích vì sao mà với nhiều nho sĩ, việc nhận một chức quan cũng không lấy đó làm vui; việc từ quan cũng không lấy đó làm buồn. Điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định với họ là có tìm được lạc thú trong cuộc sống hay không. Nhà nho đã tìm được điều này trên phương diện tinh thần là công việc tu dưỡng đạo đức. Tu dưỡng nhằm đạt tới sự hoàn thiện của nhân cách. Với nhà nho, tu dưỡng là một quá trình phản 35 Lê Văn Tấn tỉnh, hôm nay tốt hơn hôm qua; hôm nay không mắc phải những sai lầm như hôm qua, cũng có khi là học được điều gì áp dụng vào thực tiễn đạo đức tu thân sửa kỉ của mình. Trong tu dưỡng, họ có niềm vui từ sự rèn luyện và chế ước, của chính sự tu dưỡng, trong việc xử lí các quan hệ. Đó là lạc thú trong cõi hiện thế, cõi đời thực, ở tinh thần bất diệt. Và cũng trong quá trình tu dưỡng, đẽo gọt thì một số người lại muốn bảo tồn thiên tính bất biến, không muốn trở thành một mẫu hình chuẩn mực của Nho gia và không muốn dấn thân vào con đường chính trị. Từ đây dẫn đến sự mâu thuẫn giữa bảo vệ nhân cách, hộ đạo và hành đạo. Đó là căn nguyên của sự phức tạp trong nhân cách nhà nho. Theo đó sẽ có một số trường hợp chưa “va đập” với chính trị đã lui về ẩn dật (vì họ muốn tự bảo vệ nhân cách tối thượng của họ). Như thế, rõ ràng đối với nhà nho không phải chỉ bất đắc chí mới đi ở ẩn. Ở ẩn được coi là một kiểu lựa chọn cuộc đời, lối sống thuộc về cá nhân nho sĩ. Họ có thể làm thơ ca ngợi cảnh nhàn dật, hướng đến khát vọng hoà nhập với thiên nhiên mà chưa cần đợi khi về ở ẩn. Khi về ở ẩn, nho sĩ đã tiếp thu tư tưởng Lão - Trang để làm phong phú thêm thế giới tinh thần và thơ ca của mình nhưng từ chỗ này để suy luận thì ngay khi chưa có tư tưởng Lão - Trang, họ vẫn trở thành những nhà nho ẩn dật. Cái này tạm coi là Đạo ẩn (ẩn theo đạo của Nho gia). Như vậy, từ việc tu dưỡng với khát vọng tìm lại bản chân của tâm tính, có thể thấy rằng, ẩn dật là bảo vệ cho nhân cách, giữ gìn đạo đức (vệ đạo). Nho sĩ theo đó mà ca ngợi nhân cách cao khiết, ca ngợi thiên tính bất biến, ca ngợi sự thanh cao của đạo đức, lấy đạo đức làm chỗ dựa, làm chỗ để thể hiện sự cao ngạo mà một trong những biểu hiện sống động của nó là cái nghèo mà người ẩn dật nhiệt tình ngợi ca. Khổng Tử là người có niềm tin khá vững chắc vào lí tưởng hành đạo của mình nhưng trên thực tế, con đường công danh của ông rất gập ghềnh, nhiều trắc trở. Ông là người suốt đời chủ trương nhập thế, định hướng cuộc đời mình vào con đường hoạt động chính trị, hi vọng và tin tưởng vào đường đi của mình, kiên trì và mềm dẻo thực hiện các dự định, kế hoạch. Tuy nhiên, dường như Khổng Tử đã không hài lòng với hoàn cảnh của mình. Trên con đường đi truyền bá đạo Nho ở một số nước thời Xuân thu - Chiến quốc, ông đã không được chào đón như mong muốn. Trước sự phê phán của các học phái, giáo phái cùng thời về cái gọi là tư tưởng chạy theo công danh trong học thuyết của mình, Khổng Tử đã không dưới một lần bộc lộ sự thất vọng, chán nản. Tại thời điểm này, ông chưa lựa chọn con đường thoái lui nhưng ông đã tìm một hướng đi song song có tính chất giải pháp: lựa chọn và chấp nhận lối sống an bần lạc đạo. Mạnh Tử sau này góp phần chính thống hoá mẫu hình nhân cách ẩn sĩ khi ông cho rằng “Quân tử chi đạo, hoặc xuất hoặc xử” (Đạo của người quân tử, hoặc có thể xuất - tham chính, làm quan; hoặc có thể xử - rút lui, ẩn dật). Từ đó, ông đề xướng một nguyên tắc xử thế của quân tử: “Cùng, tắc độc thiện kỳ thân; đạt, tắc kiêm thiện thiên hạ” (Khi cùng đường thì ở ẩn giữ mình lương thiện; khi thành đạt thì đứng ra giúp cả thiên hạ đều trở thành lương thiện) [1;778]. Việc xuất hay xử là căn cứ vào từng thời điểm lịch sử, hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh của từng cá nhân sao cho hợp lí, sáng suốt nhất. Lúc triều đại, chế độ chính trị cho phép nhà nho ra làm quan thì nhà nho nên chuẩn bị và dồn hết tâm lực để ra. Nhưng nếu khi hoàn cảnh không cho phép thì nhà nho phải nhanh chóng thoái lui để bảo thân (có thể chờ thời). Giáo lí, tư tưởng của Nho gia là một hệ thống khá linh hoạt, biện chứng, sáng tạo và tuỳ thời. Một mặt, Nho giáo đề cao con đường học hành khoa cử, tận tâm tận lực đối với con đường hành đạo, phục vụ triều đại, phục vụ thể chế đương thời. Mặt khác, Nho giáo lại mở ra cho nhà nho con đường thứ hai: thoái lui, ẩn dật để bảo tồn tư tưởng, di dưỡng tính tình. Và với nhà nho, việc lựa chọn như thế là chuyện trăn trở suốt cả cuộc đời của họ. Điều đó khiến cho trong thực tiễn, có 36 Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả... nhiều nhà nho luôn luôn băn khoăn, day dứt về con đường lựa chọn, con đường hoạn lộ của mình. Có người thanh thản với cuộc sống ẩn dật nhưng cũng có người trong lòng luôn cuồn cuộn khát vọng hành đạo ngay cả khi đã về ẩn dật. Từ phép ứng xử linh hoạt của Nho giáo trên đây mà thực tiễn đã hình thành hai loại nhà nho tồn tại song song trong suốt lịch sử văn chương Nho giáo Việt Nam thời trung đại. Người hành đạo và người ẩn dật có nhiều tương đồng và không ngừng bổ sung cho nhau. Cả hai mẫu hình nhân cách này đều thừa nhận và thực hiện những nguyên tắc của đạo đức Nho gia nhưng sự lựa chọn cuộc đời ở họ lại có nhiều điểm khác biệt lí thú. 2.3. Tiếp thu tư tưởng vô vi, tiêu dao nhàn tản, giải phóng khỏi những ràng buộc xã hội và hoà nhập vào thiên nhiên của Lão - Trang Lão - Trang có thể coi như một công cụ giải thoát với nhà nho ẩn dật. Họ đã tiếp thu được ở đó tư tưởng tiêu dao, phóng nhiệm, thuận theo tự nhiên, tìm về với bản thể vũ trụ và tự nhiên nhằm đạt được sự tiêu dao. Tự nhiên ở đây được hiểu không chỉ là thiên nhiên, vũ trụ... mà còn được hiểu là sự độc lập của cá tính và nhân cách. Nếu con người cứ bám vào danh lợi, vào xã hội thì nguy cơ bị quay cuồng theo nó, đánh mất cá tính và tự do là điều dễ xảy ra, thậm chí con người ta dễ dàng bị tha hoá (đánh mất mình). Trong Nam Hoa kinh, Trang Tử nhiều lần đề cập tới tinh thần tự tại, phiêu diêu, tự do giữa vũ trụ. Có thể thấy hình tượng ẩn dụ về nội dung này qua hình tượng cá Côn tăng đột ngột về kích thước, hay hình tượng chiếm lĩnh không gian rộng lớn, bao la của chim Bằng, của cây Vu... được nói đến trong thiên Tiêu dao du. Thầy Trang cho rằng, con người ta không cầu danh lợi, địa vị thì có thể tránh được sự khốn khổ, tâm thế sẽ được an nhiên, tự chủ. Với việc tiêu dao, tự do tự tại như vậy mà con người ta có thể quên đi tuổi của mình, quên đi những thị phi trên đời, để thoả sức ngao du ở chốn vô cảnh giới, ở trong khoảng trời, đất và gửi mình vào trong cõi đó. Với ý nghĩa như vậy, Lão - Trang đã trở thành một điểm tựa để giải phóng tư tưởng cho nhà nho. Tư tưởng của Lão - Trang là hướng đến “cái đẹp của Đạo, cái đẹp mang bản sắc tự nhiên, siêu việt công lợi, vô vi tự mĩ...” [2;66]. Nếu như Nho gia hướng đến cái đẹp của nhân vi thì Đạo gia hướng đến cái đẹp của đại mĩ, “ở lí tưởng, ở tinh thần, ở nhân cách nội tại mà không nằm ở diện mạo, hình thể bên ngoài” [3;69]. Đó là cái đẹp nằm ngoài phạm vi luân lí, xã hội thông thường, cái đẹp không có giới hạn. Vì lẽ đó mà văn chương với Lão - Trang cũng giống như cây Vu nơi “vô hà hữu chi hương”, nó siêu việt công lợi, nó là một phương tiện giải thoát cho ai thân tâm mệt mỏi, để giúp họ giải trí tiêu sầu. Lão - Trang đã chắp đôi cánh lãng mạn, bay bổng cho nghệ thuật, giải phóng cho sức sáng tạo vô hạn của người nghệ sĩ. Những điểm này đã thực sự hấp dẫn đối với nho sĩ ẩn dật, mở ra cho họ những niềm say mê phi chính thống. Lão Trang xây dựng một tư tưởng cho cuộc sống không bị câu thúc bởi vật chất, sống hoà mình vào tự nhiên, thiên nhiên, thuận theo tự nhiên thoát khỏi những lo âu, phiền muộn. Nó phủ nhận, phản đối nhân vi, danh lợi (một biểu hiện sinh động của nhân vi). Khi vượt qua được nhân vi và danh lợi, tâm hồn nhà nho sẽ trở nên trong trẻo, thuần khiết, không màng danh lợi, không bị vật chất câu thúc, không vướng bận tâm tư... Nhà nho tìm thấy được sự thanh thản, siêu thoát với những thú vui đơn sơ, giản dị cùng cuộc sống thôn dã, núi rừng. 37 Lê Văn Tấn 2.4. Tiếp thu tư tưởng thoát li cõi tục, gần gũi và hoà nhập với thiên nhiên của Phật giáo Phật giáo cho rằng cuộc đời con người là bể khổ. Nếu như chúng ta vẫn thường lấy sự sinh ra của một con người làm niềm vui; sự mất đi của một ai đó là nỗi buồn thì Phật giáo lại quan niệm mọi bước đường đời của con người đều là một phần trong cái bể khổ mênh mông của chúng sinh. Không ai có thể tránh được cái luân hồi vô tận của sinh - lão - bệnh - tử. Nhưng đó là những cái khổ do khách quan mang lại. Cũng theo Phật giáo, con người sở dĩ khổ còn là vì những nhu cầu, những ham muốn, những mối dây tình cảm của họ. Đó là: oán tăng hội khổ (khổ vì gặp những điều mình oán ghét); ái biệt li khổ (khổ vì xa rời cái mình yêu thích); cầu bất đắc khổ (khổ vì mình mong cầu mà lại không được); ngũ uẩn thịnh khổ (khổ vì sự tan hợp của ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức). Từ đó mà Phật giáo đi đến kết luận: mọi ngả đường, mọi thứ tình cảm của con người trên thế gian đều dẫn đến bể khổ. Cách nhìn này của Phật giáo ít nhiều mang tư tưởng bi quan, ít nhất là trong so sánh với Nho gia và Đạo gia. Phật giáo cho rằng con người tồn tại là một thực thể khổ đau và cố gắng đi tìm nguyên nhân nỗi khổ của mình. Trong vô số những nguyên nhân ấy, Phật giáo quan niệm rằng, vô minh là nguồn gốc của mọi nguồn gốc. Vô minh vì con người ta sinh ra tìm mọi cách để níu kéo những cái hằng thường trong cuộc đời như: tiền bạc, danh lợi, tước vị, sự nghiệp, tuổi thọ... Chừng nào con người còn vô minh chừng ấy con người còn đau khổ. Phật giáo ở chỗ này (cùng với Lão - Trang) đã bổ sung cho nhà nho ẩn dật thái độ coi thường danh lợi, khiến họ quyết tâm và thanh thản hơn với con đường trở về dưỡng hối. Phật giáo cũng vẽ ra cho con người cái gọi là niết bàn: Niết bàn là bờ bên kia, là nơi tịch diệt, là nơi con người ta được siêu thoát, được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn, con người thoát ra được vòng luân hồi khổ cực. Tuy nhiên, quan niệm về niết bàn của Thiền tông lại không phải là một thế giới nằm ngoài trần gian, một nơi mà con người không còn bị luân hồi chi phối nữa, nơi mà mùa đông, mùa hè đều không tồn tại, chỉ còn mùa xuân vĩnh cửu. Thiền không hướng con người đến một cõi tồn tại sau cái chết, cũng không phải tìm cách thay đổi thực tại... mà quan trọng, điều có ý nghĩa quyết định chính là thái độ của con người với hiện thực. Đó là một thứ niết bàn nằm trong chính tâm của con người. Đó là cái tâm bản thể, siêu việt khỏi những đau khổ, bi lụy do nhân vi mang lại, cũng không vì nhân vi mà con người sinh ra hỉ, nộ, ái, lạc... Đạt được điều đó, tâm của ta sẽ vượt ra ngoài sự chi phối của không gian, thời gian, trở nên vĩnh hằng, tĩnh tại... Người tu Thiền hay ảnh hưởng tư tưởng Thiền không tránh đời mà ở giữa đời để vui với đạo của mình. Đây là điểm bổ sung cần thiết về mặt tư tưởng cho nhà nho ẩn dật trong việc thoát li cõi tục và sống thuận theo tự nhiên, hoà nhập vào thiên nhiên, an nhiên và tự tại hướng đến những vẻ đẹp siêu việt giữa đời thực, đời thường, tránh xa mọi ràng buộc. Phật giáo Thiền tông đã đẩy xa hơn cho sự giải phóng tư tưởng nhà nho ẩn dật. 2.5. Kết luận Trên đây là việc tiếp thu một cách linh hoạt các hệ tư tưởng chính trị - triết học của các tác giả nhà nho ẩn dật. Những luồng tư tưởng này đã bổ sung lẫn nhau, cái nhiều cái ít, giúp cho nhà nho tìm được một chỗ dựa vững chắc về tư tưởng khi lựa chọn con đường trở thành ẩn sĩ. Trên thực tế, để hình thành nên thế năng ứng xử của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật còn là sự “va đập” giữa họ với những điều kiện cụ thể của lịch sử - xã hội, tư tưởng - văn hóa Việt Nam trải suốt thời trung 38 Vấn đề tiếp thu các hệ tư tưởng chính trị - triết học của loại hình tác giả... đại, cũng như việc tiếp thu nhân cách, lối lựa chọn cuộc đời từ loại hình tác giả ẩn dật trong nền văn hóa - văn học Trung Hoa. Đây là nội dung chúng tôi sẽ tiếp tục quay trở lại trong những lần sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong chú dịch, 2003. Tứ thư. Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận biên dịch. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [2] Trần Đình Hượu, 2002. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Lại Nguyên Ân biên soạn, in lần thứ 2. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [3] Trần Đình Hượu, 1998. Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Kim Sơn, Trần Thị Mỹ Hoà, 2007. “Một số phương diện thẩm mĩ của thơ Nho gia và Thiền gia (qua khảo sát một số trường hợp thơ viết về thiên nhiên)”, Văn học Việt Nam thế kỉ X - XIX - những vấn đề lí luận và lịch sử, Trần Ngọc Vương chủ biên. Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.348-378. [5] Lê Văn Tấn, 2012. Nhận diện loại hình tác giả nhà nho ẩn dật và vai trò của họ đối với văn học trung đại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Trần Ngọc Vương, 1995. Loại hình học tác giả văn học - nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Trần Ngọc Vương, 1997. Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Trần Ngọc Vương, 2010. Thực thể Việt - nhìn từ các tọa độ chữ. Nxb Tri thức, Hà Nội. ABSTRACT The obtainment of the political ideology - philosophy of reclusive author of Vietnam In literary history of Confucian Vietnam, reclusive author - incarnation recognised by the leading scholars of the two basic patterns, orthodox. The article discussed about flexible reception of the political ideology - philosophy of this kind of author. The discussion focused on how they have internalized the concept of human kind of the East, an issue of released soul and behavior of Confucianism, Zen thoughts, ranging relax which are liberated from social constraints, taking into the natural integration of Lao - Trang, the thought escaped the real life penetrated into new realm of close integration with the nature of Zen Buddhism “Thien Tong”. Keywords: Confucian Vietnam, reclusive author, political ideology - philosophy. 39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3576_lvtan_8483_2193058.pdf
Tài liệu liên quan