Tài liệu Vấn đề tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
147
Vấn đề tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
The reception and application of fanatical realism in comtemporary Vietnamese
ThS. Trương Thị Kim Anh,
Trường Đại học Đồng Nai
Truong Thi Kim Anh, M.A.,
Dong Nai University
Tóm tắt
Bài viết này chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu việc tiếp nhận và ứng dụng khuynh hướng hiện thực
huyền ảo qua những công trình nghiện cứu từ các tác giả trước để thấy được sự vận động của khuynh
hướng này trong văn học Việt Nam đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Vấn đề tiếp
nhận được phân tích thứ nhất từ góc độ dịch thuật và phê bình văn học; thứ hai từ góc độ ứng dụng trong
sáng tạo văn học. Tất cả các nhà tiểu thuyết khi vận dụng khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế giới vào
trong sáng tác của mình như một sự sáng tạo, làm mới tác phẩm văn chương theo xu thế hội nhập.
Từ khóa: hiện thực, h...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
147
Vấn đề tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
The reception and application of fanatical realism in comtemporary Vietnamese
ThS. Trương Thị Kim Anh,
Trường Đại học Đồng Nai
Truong Thi Kim Anh, M.A.,
Dong Nai University
Tóm tắt
Bài viết này chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu việc tiếp nhận và ứng dụng khuynh hướng hiện thực
huyền ảo qua những công trình nghiện cứu từ các tác giả trước để thấy được sự vận động của khuynh
hướng này trong văn học Việt Nam đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Vấn đề tiếp
nhận được phân tích thứ nhất từ góc độ dịch thuật và phê bình văn học; thứ hai từ góc độ ứng dụng trong
sáng tạo văn học. Tất cả các nhà tiểu thuyết khi vận dụng khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế giới vào
trong sáng tác của mình như một sự sáng tạo, làm mới tác phẩm văn chương theo xu thế hội nhập.
Từ khóa: hiện thực, huyền ảo, tiểu thuyết, đương đại, tiếp nhận, ứng dụng.
Abstract
This article aims to understand the reception and application of fanatical realism through research works
from previous authors to see the locomotion of this trend in contemporary Vietnamese literature in
general and novel genre in particular. The process of reception is analyzed first from the perspective of
translation and literary criticism, and then from the application perspective in literary creation. All
novelists apply the world’s fanatical realism into their compositions as a creative, refreshing literary
work in the trend of integration.
Keywords: realism, fanatical, novel, contemporary, reception, application.
1. Mở đầu
Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu
những năm thế kỉ XX, ở châu Âu chủ
nghĩa duy lí bắt đầu đi vào khủng hoảng cả
trong đời sống xã hội và văn học. Sự khủng
hoảng của chủ nghĩa duy lí đã tạo tiền đề
cho sự xuất hiện cái ảo trong các sáng tác
văn học nói chung và thể loại tiểu nói
riêng. Sau đại chiến thế giới thứ II, cái ảo
lôi cuốn sự quan tâm đặc biệt của giới sáng
tác lẫn giới phê bình văn học trên thế giới.
Các truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch liên quan
đến cái ảo xuất hiện ngày càng nhiều. Sự
xuất hiện phong phú đề tài cái ảo trong
sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học từ
sau nửa thế kỉ XX không phải là hiện
tượng ngẫu nhiên. Nhìn chung, về cảm
hứng sáng tạo của nghệ sĩ cũng như cảm
thụ nghệ thuật của độc giả, luôn có sự điều
chỉnh để cân bằng lại những chỗ thái quá
do hoàn cảnh qui định, “cái thực không còn
giống như cái thực vốn quen nhìn, và cái
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ VẬN DỤNG KHUYNH HƯỚNG HI N THỰC HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
148
ảo không còn là cái xa lạ, vô lý. Sự hoài
nghi và lưỡng lự đẩy con người đến nhanh
với sáng tác của cái ảo, chấp nhận cái ảo
như mặt thứ hai của cuộc sống” [7]. Vấn đề
tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng hiện
thực huyền ảo trên thế giới vào Việt Nam
cũng là một xu thế hội nhập văn chương
trong những năm gần đây. Đặc biệt là vấn
đề vận dụng này phát triển mạnh mẽ trong
thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Vì
thế trong bài viết này, chúng tôi hướng đến
tìm hiểu vấn đề tiếp nhận và vận dụng
khuynh hướng hiện thực huyền ảo qua
những công trình nghiện cứu từ các tác giả
trước, để thấy được sự vận động của
khuynh hướng này trong văn học Việt Nam
đương đại nói chung và thể loại tiểu thuyết
nói riêng.
2. Nội dung
2.1. Tiếp nhận Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo từ góc độ dịch thuật và
nghiên cứu, phê bình
Trong số các trào lưu văn học hiện đại
phương Tây được tiếp nhận vào Việt Nam,
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng là một
trong những khuynh hướng sớm được giới
thiệu đến Việt Nam. Những thập niên trước
thời kì Đổi mới (1986), các nhà văn thuộc
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã bắt đầu
được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Mặc
dù chủ nghĩa hiện thực huyền ảo gắn liền
với địa danh Mĩ Latin, nhưng không phải
bất kì tác phẩm nào cũng sáng tác theo
khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Trước
khi xuất hiện cái gọi là “huyền ảo” thì một
dòng văn học hiện thực đã ngự trị tại vùng
đất này. Tác phẩm Những con đường đói
khát của Jorge Amado, nhà văn Brazil
được in tại Việt Nam vào năm 1960, là một
tác phẩm tiêu biểu mang khuynh hướng
hiện thực khá rõ nét. Đây là một nhà văn
nổi tiếng nói về sự đấu tranh của những
người khốn khổ trong hoàn cảnh đói kém,
chính vì vậy mà tác phẩm của ông có một
sự tương thích nào đó về số phận của
người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Những
tác phẩm mang yếu tố hoang đường đến
muộn hơn. Năm 1964, một kiệt tác của
dòng văn học hiện thực huyền ảo được ra
mắt bạn đọc tại Việt Nam, đó là tác phẩm
Ngài tổng thống của Miguel Angel
Asturias. Tiếp đến là những công trình
nghiên cứu về dòng văn học này lần lượt ra
đời. Năm 1967, trên tạp chí Văn học, dịch
giả Đoàn Đình Ca công bố bài nghiên cứu
Sơ lược sự hình thành và phát triển của
nền văn học Mĩ Latin. Năm 1968, tạp chí
Văn học số 109, xuất bản tại Sài Gòn với
chủ đề về Nhà văn Miguel Angel Asturias.
Đến năm 1974, ở miền Bắc Nguyễn Đức
Nam là người đầu tiên dịch thuật ngữ
Magic Realism thành Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo, qua công trình đăng trên tạp chí
Văn học: Một khuynh hướng tiến bộ trong
tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở Mỹ
Latin: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Bài
viết này khởi đầu cho sự bùng nổ mới về
việc nghiên cứu văn học Mỹ Latin ở
Việt Nam.
Từ những năm thập niên 80, 90 trở đi
thì tình hình nghiên cứu văn học khu vực
này trở nên rầm rộ và phát triền nhanh
chóng với một đội ngũ dịch giả, nhà nghiên
cứu như: Nguyễn Mạnh Tứ, Đoàn Đình
Ca, Nguyễn Trung Đức, Đặng Anh Đào,
Nguyễn Quốc Dũng, Phạm Đình Lợi,
Dương Tường Ta có thể thống kê một số
đầu sách tiêu biểu:
- Sự tráo trở của phương pháp của
Alejo Carpentier (Nguyễn Trung Đức dịch,
Nxb Tác phẩm mới in năm 1981).
- Ngài đại tá chờ thư của Gabriel
Garcia Marquez (Nguyễn Mạnh Tứ dịch,
Nxb Văn học, 1983).
TRƯƠNG THỊ KIM ANH
149
- Thế kỉ ánh sáng của Alejo Carpentier
(Đặng Thị Hạnh và Đặng Anh Đào dịch
qua bản tiếng Pháp, Nxb Tác phẩm mới,
1986).
- Dông tố, Giáo hoàng xanh, Mắt
những người đã khuất của Miguel Angel
Asturias (Ngô Vĩnh Viễn dịch, Nxb Văn
học, 1986).
- Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia
Marquez (Nguyễn Trung Đức dịch, Nxb
Văn học, 1986).
- Tình yêu thời thổ tả của Gabriel
Garcia Marquez (Nguyễn Trung Đức dịch,
Nxb Văn học, 1995).
- Cái trống thiếc của Gunter Grass
(Dương Tường dịch, Nxb Văn học, 2002).
- Người yêu dấu của Toni Morrison
(Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thanh Tâm dịch,
Nxb Văn học, 2007)
- Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi của Gabriel Garcia Marquez (Lê
Xuân Quỳnh dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 2005).
.
Trong các dịch giả trên thì Nguyễn
Trung Đức là một người vừa là dịch giả
vừa là nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin
với nhiều công trình giới thiệu đến bạn đọc
Việt Nam nhiều nhất. Trong bài viết
Nguyễn Trung Đức dịch giả, nhà nghiên
cứu văn học Mỹ Latin tác giả Đào Tuấn
Ảnh cho biết: “19 năm miệt mài trong lĩnh
vực dịch thuật Nguyễn Trung Đức có
khoảng 35 đầu sách dịch văn học Mỹ
Latin, trong đó có 14 cuốn tiểu thuyết.
Riêng tác phẩm của Marquez ông dịch 7
tiểu thuyết và khoảng trên dưới 50 truyện
ngắn” [1]. Không chỉ có thành tựu đáng kể
trên phương diện dịch thuật, Nguyễn Trung
Đức còn nghiên cứu các lí thuyết chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo để đưa vào Việt Nam
và “gần như sau mỗi cuốn tiểu thuyết hay
tập truyện ngắn Mỹ Latin nào được dịch và
xuất bản Nguyễn Trung Đức cũng đều có
những bài giới thiệu, đôi khi những bài
nghiên cứu dài và công phu” [1]. Ông đã
có công giới thiệu luận thuyết “Cái thực tại
kì diệu Mỹ Latinh” (Lo real mara villoso
Latinoamericano) của Alejo Carpentier và
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”
(Realismo magico Latinoamericano). Hồi
quang ấy vẫn được kéo dài cho đến mãi
những thập niên sau này với những bản
dịch của Trương Đăng Dung về các tác
phẩm huyền ảo của F.Kafka; Cao Việt
Dũng, Trần Tiễn Cao Đăng dịch H.
Murakami, Trần Đĩnh dịch Cao Hành
Kiện, Giả Bình Ao Những thành tựu
dịch thuật này không chỉ góp phần giới
thiệu một trào lưu, mà còn thay đổi sâu sắc
nền xuất bản và phát hành sách, tạo ra một
lớp người đọc với thị hiếu và tầm đón nhận
mới, cũng như cung cấp tư liệu cho lý luận
văn học chuyển sang hệ hình hậu hiện đại.
Việc tiếp nhận chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo, có ý nghĩa cực kì quan trọng
trong việc tiếp nhận văn học hậu hiện đại
nói riêng cũng như các trào lưu văn nghệ
phương Tây nói chung. Chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo là “một nhánh” phát triển
của văn học hậu hiện đại, là một trong
những thành tựu quan trọng nhất của văn
học hậu hiện đại. Trong công trình Văn học
hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận tác
giả Lê Huy Bắc có bàn luận đến vấn đề
“Những khuynh hướng cơ bản của chủ
nghĩa hậu hiện đại” (chương 6). Dựa vào
tiêu chí hình thức thể hiện, tác giả chỉ ra
năm khuynh hướng tiêu biểu nhất: “khuynh
hướng huyền ảo, khuynh hướng mảnh vỡ,
khuynh hướng nhại và khuynh hướng cực
hạn, khuynh hướng giả trinh thám” [3.72].
Khi đi phân tích những đặc điểm thẩm mỹ
của khuynh hướng huyền ảo, Lê Huy Bắc
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ VẬN DỤNG KHUYNH HƯỚNG HI N THỰC HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
150
cho rằng: “truyện viết theo khuynh hướng
huyền ảo thường được thể hiện theo cảm
hứng thơ với những tiếp nối, liên tưởng bất
chợt không theo quy luật tư duy logic và lí
trí. Đây là kết quả từ quan niệm thẩm mĩ
của chủ nghĩa hậu hiện đại trong việc đả
phá tư duy lí trí, đầy tỉnh táo của thi pháp
cũ” [3.74]. Với các nhà hậu hiện đại, huyền
ảo cũng là một “hoàn cảnh”. Bất kì những
cái gì con người nghĩ đến và hình dung
được nó đều có thể trở thành “hiện thực”
trong con mắt của họ. Lê Huy Bắc cũng là
tác giả phê bình đầu tiên có một công trình
chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo sâu nhất với tựa đề Chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo & Gabriel García
Márquez (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009).
Trong công trình này, nhà nghiên cứu đã
khái quát lại quan điểm thẩm mỹ đặc thù,
lịch sử hình thành, những tranh luận về lí
thuyết và phê bình chân dung các tác giả
tiêu biểu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam
những năm đầu thời kì đổi mới tác giả
Phan Cự Đệ đã nhận định: “huyền thoại
với yếu tố hoang đường, kỳ ảo đã chuyển
tải một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn mà không
kém phần sâu sắc nội dụng hiện thực của
tiểu thuyết đến các thế hệ bạn đọc”
[10.552]. Như chúng ta biết, huyền thoại là
một yếu tố đặc trưng của chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo, khi chỉ ra các đặc điểm của
hiện thực huyền ảo, tác giả Lê Huy Bắc
cho rằng: “xu thế của các nhà huyền ảo là
xây dựng các không gian huyền thoại như
kiểu làng Macondo của Gabriel Garcia
Marquez” [2.34]. Vì thế khi đánh giá sự
đổi mới tiểu thuyết các tác giả thường đề
cập đến vấn đề huyền thoại đi liền với
huyền ảo trong sự vận động và phát triển
tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong
cuốn Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995
những đổi mới cơ bản, tác giả Nguyễn Thị
Bình có viết: “riêng sự xuất hiện trở lại của
phương thức huyền thoại hóa đã làm cho
hình tượng văn học trở nên lung linh, đầy
sức khơi gợi và khi càng giàu tưởng tượng
nó càng hấp dẫn” [4.115]. Trong công trình
Không gian văn học đương đại, tác giả
Đoàn Ánh Dương viết: “huyền thoại là một
hiện hữu lịch sử đồng thời cũng là một diễn
giải lịch sử. Thời gian bị ngưng tụ trong
một lát cắt, trong giới hạn của không gian
bản địa, để chuẩn bị cho một cuộc giải
phẫu quá khứ” [5.37]. Trong công trình
Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt
Nam, tác giả Bùi Thanh Truyền cho rằng:
“quá trình đi tìm sự thăng bằng, quân bình
như thế đã lặp lại trong văn học Việt Nam
những năm gần đây; khi mà quan niệm thô
sơ, giản đơn về chủ nghĩa hiện thực đã bộc
lộ những hạn chế nhất định của nó thì lập
tức xuất hiện bộ phận văn học có yếu tố kì
ảo, sáng tác theo thi pháp huyền thoại dần
trở nên phổ biến” [11.64].
Ngoài ra còn có các bài viết cũng bàn
về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của các
tác giả khác như: Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo trong văn học (Lê Ngọc Phương),
Văn học huyền ảo: món ăn không thể chối
bỏ (Nam Phương), Ma thuật và văn học –
trường hợp tiểu thuyết huyền ảo hiện đại
Mĩ Latin (Nguyễn Thành Trung), Cái kì ảo
trong văn học tiền hiện đại và cái huyền ảo
trong văn học hậu hiện đại (Phan Anh
Tuấn) Đặc biệt có các bài viết về văn
học Mỹ Latin của tác giả Phạm Quang
Trung như: Văn chương và đời sống -
những bài học từ chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo; Nét đặc thù văn chương Mỹ
Latin; Văn xuôi mới Mỹ Latin; Quan hệ
giữa văn chương Mỹ Latin với văn chương
nước ngoài Các công trình lí thuyết này,
đã góp phần đưa vấn đề phê bình lí thuyết
TRƯƠNG THỊ KIM ANH
151
và phê bình trào lưu chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo ở Việt Nam không ngừng mở
rộng, giúp người đọc hiểu tổng quan hơn
về khuynh hướng này.
2.2. Việc vận dụng Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo trong sáng tác tiểu thuyết
Mặc dù được tiếp nhận vào Việt Nam
khá sớm, nhưng ở giai đoạn đầu tầm đón
nhận của bạn đọc còn khá hạn chế, chủ yếu
chỉ mới dừng lại ở tư duy lý luận văn học
tiền hiện đại, với những kinh nghiệm thẩm
mỹ đã xuất hiện từ thế kỉ XIX ở phương
Tây. Những kinh nghiệm đọc và lý luận có
được ở giai đoạn này cũng chỉ dừng lại ở
chủ nghĩa hiện thực, nghĩa là chưa chấp
nhận được các đặc trưng của văn học
huyền ảo hay văn học hậu hiện đại như tính
nhục thể, việc đả phá các đại tự sự, giải
thiêng thần tượng hay giễu nhại, liên văn
bản do đó việc vận dụng các kĩ thuật này
vào trong sáng tác văn học cũng hiếm gặp.
Từ sau 1986, với đường lối đổi mới toàn
diện của Đảng và Nhà nước đã tạo điều
kiện cho sự bùng nổ các trường phái văn
học trên thế giới được tiếp nhận và vận
dụng vào trong sáng tác văn học rất nhiều,
khuynh hướng hiện thực huyền ảo từ đây
cũng được ứng dụng một cách triệt để. Tác
giả Nguyễn Văn Dân trong bài viết Tình
hình giới thiệu các lý thuyết văn học của
thế giới vào Việt Nam từ ngày đổi mới đến
nay cho rằng: “sự ảnh hưởng đã diễn ra
không chỉ như là sự áp đặt từ bên ngoài,
mà với tư cách là kết quả của công cuộc
đổi mới tư duy, sự tiếp thu trong nghiên
cứu văn học của nước ta chủ yếu xuất phát
chủ động từ phía người tiếp nhận” [6.306].
Việc tiếp thu có tính chủ động từ người
tiếp nhận cũng là cách để các nhà văn sáng
tạo nên những đứa con tinh thần của mình
mang tinh thần đậm chất “bản địa”. Nhà
văn chỉ học hỏi kĩ thuật, lối viết, thi pháp
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thế giới,
còn lại tư tưởng, chủ đề hoàn toàn mang
tính dân tộc bản địa. Chính những thành
tựu này đã góp phần vào việc cách tân nền
văn học Việt Nam đương đại nói chung và
thể loại tiểu thuyết nói riêng.
Khuynh hướng hiện thực huyền ảo
không chỉ thu hút các ngòi bút lão thành ở
các thế hệ 5x, 6x, 7x đã từng trải qua
thời kì chiến tranh ác liệt, mà nó còn thu
hút một lớp thế hệ nhà văn trẻ hôm nay,
đặc biệt là thế hệ 8x, 9x. Chúng ta có thể
kể đến một số tác phẩm như: Nỗi buồn
chiến tranh (Bảo Ninh), 3339 - những
mảnh hồn trần (Đặng Thân), Bến không
chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm
người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),
Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Thiên sứ (Phạm
Thị Hoài), Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân
vật (Tạ Duy Anh), Người sông Mê (Châu
Diên), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Cõi mê
(Triệu Xuân) Càng về sau thì bút pháp
huyền ảo được sử dụng càng biến ảo, lạ
hóa nhiều hơn, làm cho tiểu thuyết thời kì
Đổi mới mang một gương mặt ảo hóa và
đầy ma lực đối với người đọc như: Hồ Quý
Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân
Khánh), Người đi vắng, Ngồi, Trí nhớ suy
tàn,Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương),
Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh
Thái), Sự trở lại của vết xước (Trần Nhã
Thụy), Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn
(Nguyễn Việt Hà), T.mất tích, Pari 11
tháng 8, Phố tàu (Thuận), Và khi tro bụi,
Mưa kiếp sau (Đoàn Minh Phượng)Tác
giả Nam Phương trong bài viết Văn học
huyền ảo: món ăn không thể chối bỏ đã
khẳng định: “hiếm có dòng văn học nào sở
hữu nền tảng đáng ngưỡng mộ như hiện
thực huyền ảovà có lẽ ai cũng đều không
thể chối bỏ thứ văn học tạo nên sự hưng
phấn đến cực điểm này” [8].
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ VẬN DỤNG KHUYNH HƯỚNG HI N THỰC HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
152
Nguyễn Bình Phương là một trong
những hiện tượng văn học khá nổi tiếng
trong những năm gần đây, đặc biệt là ở lĩnh
vực tiểu thuyết, không chỉ có các nhà phê
bình lí luận văn học quan tâm đến tác phẩm
của tác giả mà còn rất nhiều bài viết có
những nhận định đánh giá từ phía người
đọc ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác
nhau. Sức cuốn hút của tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương chính là xây dựng một thế
giới vừa thực vừa ảo tạo nên một chất keo
bám dính từ cốt truyện, nhân vật đến không
gian, thời gian truyện. Vì thế, hầu như các
bài viết đều tập trung khai thác thế giới ảo
trong sáng tác Nguyễn Bình Phương. Trong
bài viết Hệ biểu tượng nghệ thuật trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại, tác giả Nguyễn
Đức Toàn nhận định: “tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương gây ấn tượng với người đọc
không phải ở sự phát triển cốt truyện hay
tính cách nhân vật mà dẫn dụ độc giả bằng
những mộng mị, ảo huyền” [9.60]. Chất
mộng mị, ảo huyền của Nguyễn Bình
Phương được thể hiện ngay chính trong
từng tác phẩm: “bút pháp trong Ngồi đan
xen giữa “hiện thực đến mức nghiêm ngặt”
ứng với thế giới thứ nhất và “huyền ảo tâm
lý” ứng với thế giới thứ hai”; còn “đọc tiểu
thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình
Phương, ta gặp một không khí ma quái
được tạo nên bởi những câu chuyện, số
phận của các linh hồn, của sự vô tri và của
khung cảnh bầu trời” [9.194]. Tác giả
Hoàng Thị Quỳnh Nga trong bài viết Dấu
ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong
tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình
Phương lại chỉ ra hiện thực huyền ảo trong
tiểu thuyết là hiện thực lai ghép: “thành thị
- nông thôn, yếu tố thực - ảo”. Với “Trí nhớ
suy tàn lại là một cuốn tiểu thuyết đậm chất
thơ bởi đó là chuỗi ký ức đã bị màn đêm
bao phủ nên nó đậm chất mờ hồ, mờ ảo
[9.160] Ngoài ra còn có nhiều bài viết
khác như: Cấp độ hiện thực và sự hão
huyền của ý thức trong Thoạt kì thủy
(Nguyễn Chí Hoan), Những đặc trưng của
bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi
(Đoàn Minh Tâm), Sáng tạo văn học: giữa
mơ và điên (Đoàn Cầm Thi)
Tạ Duy Anh cũng là một tác giả đáng
quan tâm trong những năm gần đây của
giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc.
Trong bài viết Lối viết tiểu thuyết Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp
Tạ Duy Anh), tác giả Đoàn Ánh Dương đã
nhận định: “sau đổi mới, Đi tìm nhân vật là
tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của văn học phi
lí phương Tây sâu đậm nhấtThiên thần
sám hối là bước kế tiếp của khuynh hướng
này” (Tạp chí nghiên cứu Văn học số
7/2009). Tác giả Châu Diên với cuốn tiểu
thuyết Người sông Mê đầy chất ma mị từ
nhân vật đến không gian thời gian truyện,
tạo nên một thế giới hỗn độn giữa thực tại
và hư ảo. Trong bài viết Một phương diện
nghệ thuật trong tiểu thuyết Người sông
Mê của Châu Diên, tác giả Nguyễn Đức
Toàn đã viết: “để tăng thêm sức hấp dẫn
của cốt truyện tâm lý ở Người sông Mê là
sự tham gia một cách đậm đặc của yếu tố
siêu nhiên, huyền ảo” [9.226], và “bằng tư
duy trò chơi, Châu Diên còn tạo nên yếu tố
huyền ảo trong chính nội quan nhân vật,
tức trạng thái huyền ảo được tạo nên bởi sự
cảm nhận của các nhân vật chứ không chỉ ở
những yếu tố mang tính siêu thực” [9.230].
Còn ở bài viết Dấu ấn vô thức và nỗ lực
cách tân lối viết trong tiểu thuyết đương
đại Việt Nam, tác giả cũng nhấn mạnh đến
việc sử dụng yếu tố huyền ảo trong truyện:
“cũng tạo dựng những suy tư đức nối theo
ký ức nhân vật qua những kỷ niệm nhưng
tác giả Người sông Mê lại sử dụng yếu tố
huyền ảo để làm cơ sở cho dòng nội cảm ở
TRƯƠNG THỊ KIM ANH
153
nhân vật được chảy trôi miên man, nửa mê
nửa tỉnh cả khi họ còn sống và cả khi họ
chết [9.17]. Đối với tác giả Đoàn Minh
Phượng thì có bài viết Kỹ thuật dòng ý thức
trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn
Minh Phượng, tác giả bài viết đã nhận
định: “hấp thu khí quyển văn hóa phương
Tây hiện đại, bằng kinh nghiệm nghệ thuật
mới mẻ, Đoàn Minh Phượng được xếp vào
một trong số những cây bút tiêu biểu cho
khuynh hướng tiểu thuyết huyền ảo – triết
luận. [9.238]. Khi đọc tác phẩm Mẫu
Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh nhà
văn Nguyên Ngọc cho rằng: “nếu đi tìm
một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết
này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là
nền văn hóa Việt, vừa thực tại vừa vô cùng
hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên
suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất
thiêng và cũng rất chung, rất bản địa mà
cũng rất nhân loại” [8].
Tính đến nay, khuynh hướng hiện thực
huyền ảo chưa cho thấy sự thoái trào, thậm
chí dòng văn học “siêu thực” này còn đang
phát triển khá toàn diện. Trong những năm
gần đây tại các lễ trao giải thưởng văn học
lớn đều có những tác phẩm mang đậm bút
pháp huyền ảo được xướng tên lên bục giải
thưởng. Cuốn tiểu thuyết Mình và họ của
Nguyễn Bình Phương được trao Giải
thưởng Văn học năm 2015 của Hội Nhà văn
Hà Nội. Nguyễn Bình Phương không mấy
xa lạ gì với thương hiệu “hiện thực huyền
ảo” đối với bạn đọc Việt Nam với hàng loạt
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng trước đó. Mình và
họ viết về chiến tranh biên giới phía Bắc.
Nhưng chiến tranh chỉ là một phần của tác
phẩm, tác giả đề cập nhiều tới số phận con
người. Tiểu thuyết đan xen giữa quá khứ và
hiện tại, bên này và bên kia, thực và ảo,
chiến tranh và hòa bình... Cũng trong năm
2015, cuốn tiểu thuyết Người thứ hai của Tô
Hải Vân là một trong ba cuốn tiểu thuyết
đoạt giải B (không có giải A) Cuộc thi tiểu
thuyết lần thứ IV (2011- 2015) của Hội Nhà
văn Việt Nam. Nhà văn Lê Minh Khuê nhận
định: “đây là một cuốn tiểu thuyết có nhiều
ý tưởng, ngẫm ngợi sâu sắc. Lối viết trẻ.
Chi tiết như những phác họa nhưng chân
thực và sinh động. Nhân vật vừa hiện thực
gần gũi, vừa mờ ảo mộng mị”. Còn độc giả
Cockroach –Joey khi đọc Người thứ hai có
cảm nhận như sau: “đọc Người thứ hai,
mình thấy nhân vật “tôi” khá giống nhân vật
K trong “Lâu đài” của Kafka. Nếu K đi tìm
lâu đài trong vô vọng thì “tôi” đi tìm một
chỗ trong chuyến tàu vô định”
(https://gacsach.com/diendan/ Cảm nhận
Người thứ hai của Tô Hải Vân). Khuynh
hướng hiện thực huyền ảo vẫn là xu hướng
“hot” của các nhà văn trẻ. Năm 2014, trong
lễ trao giải Văn học tuổi 20 lần thứ V do
Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Nhà Xuất
bản Trẻ và Báo Tuổi trẻ tổ chức đã ghi nhận
sự lên ngôi của khuynh hướng hiện thực
huyền ảo. Thực tế, trong số 9 tác phẩm
được ban tổ chức đánh giá cao và trao giải
thì có 3 tác phẩm thuộc dòng văn học huyền
ảo, đó là Người ngủ thuê (Nhật Phi), URem
– người đang mơ (Phạm Bá Diệp), Hạt hòa
bình (Mimon). Với Người ngủ thuê tác
phẩm đầu tay của Nhật Phi, chàng trai trẻ
Hà Nội được chọn trao giải nhất Văn học
tuổi 20 lần thứ V đã nhận được sự đánh giá
cao của hầu hết các thành viên hội đồng
giám khảo. Nhiều thành viên trong hội đồng
thừa nhận, mới đọc qua tựa sách đều nghĩa
rằng Người ngủ thuê viết về sex nhưng bất
ngờ là cuốn sách đặt một vấn đề rất nghiêm
túc là đời sống của giới trẻ trong xã hội hiện
nay. Trong khi nhiều người trẻ hiện nay quá
bận rộn, quá nhiều việc để làm đến mức
dành quỹ thời gian để ngủ cũng tiếc thì lại
có những bạn trẻ sống không mục đích.
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VÀ VẬN DỤNG KHUYNH HƯỚNG HI N THỰC HUYỀN ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
154
“Điều thú vị là vấn đề này lại được chuyển
tải dưới hình thức còn khá mới mẻ tại Việt
Nam: hiện thực huyền ảo” [8].
3. Kết luận
Mỗi nền văn chương có một chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo của riêng mình. Nếu hiện
thực huyền ảo Mỹ Latin chứa đựng tầng sâu
của nền văn hóa trùng phức bản địa thì hiện
thực huyền ảo Việt Nam mang theo chất trữ
tình, trực cảm và những yếu tố tâm linh. Tất
cả các nhà tiểu thuyết khi vận dụng khuynh
hướng hiện thực huyền ảo thế giới vào trong
sáng tác của mình như một sự sáng tạo, làm
mới tác phẩm văn chương theo xu thế hội
nhập. Yếu tố huyền ảo lúc này không còn là
một đứt gãy hiện thực, nhằm tạo ra sự khiếp
sợ, kinh hãi cho nhân vật hay người đọc, mà
là một sự kiện bình thường, một cách nhìn
nhận hiện thực khác đi so với mô hình phản
ánh của chủ nghĩa hiện thực truyền thống.
Huyền ảo như vậy là một cách quan niệm
mới về thế giới, về quá trình sáng tạo của
nhà văn, cũng như đòi hỏi một thị hiếu, thói
quen đọc mới từ phía người tiếp nhận. Việc
tiếp nhận và vận dụng khuynh hướng này
cũng có tính chất kế thừa, từ các nhà văn lão
thành đến các nhà văn mới chân ướt chân
ráo bước vào nghề có được tác phẩm đầu
tay. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng
khuynh hướng hiện thực huyền ảo là một
trong những khuynh hướng còn tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trong tương lai, và là một xu
hướng văn học luôn hấp dẫn đối với độc giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Tuấn Ảnh, Nguyễn Trung Đức dịch giả,
nhà nghiên cứu văn học Mỹ Latin, Trang
2. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo Gabriel García Márquez, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (2015), Văn học hậu hiện đại –
Lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2010), Văn xuôi Việt Nam
1975 – 1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Đại
học Sư phạm Hà Nội.
5. Đoàn Ánh Dương (2013), Không gian văn
học đương đại, Nxb Phụ nữ.
6. La Khắc Hòa, Lộc Phương Thủy, Huỳnh Như
Phương (Đồng chủ biên) (2015), Tiếp nhận tư
tưởng văn nghệ nước ngoài – Kinh nghiệm
Việt Nam thời hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Lê Ngọc Phương, Những biểu hiện của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Nhật
Bản đương đại, Trang
http:// www.tamlyhoc.net/diendan.
8. Nam Phương, Văn học hiện thực huyền ảo:
Món ăn không thể chối bỏ, Trang
9. Nguyễn Đức Toàn (2016), Văn xuôi Việt Nam
đương đại – Hiện tượng và bút pháp, Nxb
Văn học, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Tùng (2008), Tuyển tập các bài
viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Bùi Thanh Truyền (2014), Yếu tố kì ảo trong
văn xuôi đương đại Việt Nam, Nxb Văn học,
Hà Nội.
Ngày nhận bài: 30/6/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57_2839_2215109.pdf