Vấn đề thiếu đất sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số từ góc nhìn toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế - Giang Khắc Bình

Tài liệu Vấn đề thiếu đất sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số từ góc nhìn toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế - Giang Khắc Bình: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 27Ngày nhận bài: 27/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 20/5/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: giangkhacbinh@cema.gov.vn (2) Học viện Dân tộc; e-mail: haquangkhue@cema.gov.vn Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 78,32 triệu người (83,4%), 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với khoảng 13,39 triệu người (14,6%)1, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo cơ hội phát triển công bằng, bình đẳng, toàn diện và bền vững giữa các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm các DTTS thuộc nhóm ít người hoặc rất ít người, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề thiếu đất sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số từ góc nhìn toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế - Giang Khắc Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 27Ngày nhận bài: 27/4/2017; Ngày phản biện: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 20/5/2017 (1) Học viện Dân tộc; e-mail: giangkhacbinh@cema.gov.vn (2) Học viện Dân tộc; e-mail: haquangkhue@cema.gov.vn Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 78,32 triệu người (83,4%), 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với khoảng 13,39 triệu người (14,6%)1, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo cơ hội phát triển công bằng, bình đẳng, toàn diện và bền vững giữa các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm các DTTS thuộc nhóm ít người hoặc rất ít người, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5). Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính sách dân tộc là giải quyết vấn đề nghèo đói ở vùng DTTS và miền núi. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực giảm nghèo, nhưng đến năm 2010, vẫn còn hơn một nửa đồng bào DTTS ở Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo, cao hơn gấp 3 lần so với tỉ lệ nghèo chung của cả nước. Một vấn đề nữa cần đặc biệt quan tâm, đó là do những hạn chế trong khả năng tiếp cận các nguồn lực tự nhiên và xã hội cũng như khả năng tận dụng những cơ hội từ bên ngoài, tỷ lệ người nghèo DTTS ngày càng tăng. Nếu như năm 1998, 1. Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015. người DTTS nghèo chỉ chiếm 20% trong tổng số người nghèo thì đến năm 2010 có tới 47% người nghèo là người DTTS2. Phân tích động thái nghèo cũng cho thấy đồng bào các DTTS chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm nghèo kinh niên, ước tính khoảng 47,1%. Cùng với đói nghèo, tình trạng bất ổn xã hội là vấn đề chính trong những khu vực có nhiều người DTTS cư trú. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng bất ổn xã hội là những xung đột liên quan đến đất đai, đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. 1. Tình hình thiếu đất sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Các nghiên cứu về tình hình nghèo đói ở vùng DTTS Việt Nam đã chỉ ra rằng, thực trạng thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo ở vùng DTTS và miền núi. Khoảng 90% đồng bào DTTS sinh sống bằng nghề nông, tư liệu sản xuất chính là đất sản xuất, phần lớn các hộ nghèo đều gắn với sản xuất nông nghiệp. Khoảng từ 1975 (thế kỷ XX) trở về trước, vùng DTTS và miền núi dân cư thưa thớt, tập quán sản xuất nương rẫy, tự cung tự cấp là chủ yếu đảm bảo cho đồng bào các DTTS một cuộc sống bình thường, không phải lo lắng đến cái ăn, cái mặc. Tuy nhiên, từ năm 1976 trở lại đây, những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng (cả tự nhiên và cơ học) đã tác động mạnh đến cơ cấu dân số ở vùng DTTS và miền núi khiến cho việc quản lý, sử dụng đất của các hộ DTTS có những biến động, xuất hiện ngày 2. Ngân hàng Thế giới, 2012. VẤN ĐỀ THIẾU ĐẤT SẢN XUẤT Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ GÓC NHÌN TOÀN CẦU HÓA VÀ XU HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Giang Khắc Bình(1) - Hà Quang Khuê(2) Đất sản xuất vốn là tư liệu sản xuất thiết yếu của các hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ gia đình người dân tộc thiểu số nghèo nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất vẫn đang ở mức rất cao và có xu hướng tăng thêm. Bài viết đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân chủ yếu, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất của các hộ gia đình người dân tộc thiểu số nghèo trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Đất sản xuất; hộ gia đình; hộ gia đình người dân tộc thiểu số; toàn cầu hóa; xu hướng hội nhập quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 28 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 càng nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất ở, đất sản xuất, nhất là đồng bào ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo Hội đồng Dân tộc Quốc hội và Ủy ban Dân tộc, từ năm 2002 đến năm 2011, có 558.485 hộ đồng bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất3, đến năm 2015 vẫn còn khoảng 360.000 hộ thiếu đất sản xuất và đất ở, trong đó 37.199 hộ thiếu đất ở, 355.943 hộ thiếu đất sản xuất4. Chủ trương xuyên suốt của Đảng và Chính phủ là đảm bảo quyền của các DTTS trong các vấn đề liên quan đến đất đai. Chủ trương hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và ổn định sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn cả nước được thể hiện trong Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27/11/1989, Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 21/1/2003: “Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ”. Nhằm cụ thể hóa các chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như: Quyết định 132/2002/QĐ-TTg; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; Quyết định 1592/QĐ- TTg; Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định 755/ QĐ-TTg ngày 20/5/2013, Quyết định 74/QĐ- TTg,... Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012, từ năm 2002 đến 2011, đã có 40 quyết định của Thủ tướng chính phủ; 50 quyết định, thông tư của các Bộ, ngành; 405 đề án, dự án của UBND các tỉnh thành phố được ban hành nhằm hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo. Các chương trình và chính sách trên đã góp phần ổn định cuộc sống, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, và xóa đói giảm nghèo cho các nhóm DTTS. Tỷ lệ nghèo trong nhóm DTTS đã giảm từ 86,4% năm 1993 xuống 50,3% năm 3. Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng đất đai vùng dân tộc và miền núi” (25/01/2013 tại Hà Nội). 4. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13 ngày 30/10/ 2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS (Kèm theo văn bản số 436/UBDT-CSDT ngày 13/5/2015 của Ủy ban Dân tộc). 2008. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình và chính sách trên còn nhiều hạn chế: cho đến nay vẫn còn trên 300 ngàn hộ DTTS nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất, nhiều chương trình có kết quả thấp và không đạt các mục tiêu đề ra5. Phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên đây, nhiều báo cáo đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu: - Ở khu vực miền núi phía bắc, các hộ gia đình DTTS nghèo cư trú chủ yếu ở khu vực có địa hình phức tạp, nhiều núi đá, thiên tai, lũ quét, sạt lở đất thường xuyên xảy ra. Tập quán canh tác truyền thống kết hợp với sự tập trung dân cư ngày càng đông đúc khiến cho đất sản xuất không kịp hồi phục, trở nên bạc màu, năng suất lao động ngày càng thấp. - Tây Nguyên vốn là nơi đất rộng, người thưa, đất đai màu mỡ. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, nên những năm gần đây đã thu hút rất nhiều đồng bào từ đồng bằng lên, từ phía bắc di cư vào phá rừng, mua đất, tích tụ đất để trồng cây công nghiệp, dẫn đến diện tích đất canh tác của đồng bào DTTS tại chỗ ngày càng thu hẹp lại. Quỹ đất để khai hoang, phục hóa, xây dựng khu dân cư, khu tái định cư rất hạn chế6. Bên cạnh đó, việc phát triển ồ ạt các dự án thủy điện ở Tây Nguyên những năm gần đây cũng gây nhiều xáo trộn đối với đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ đất sản xuất của đồng bào7. - Tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng tích tụ ruộng đất để mở rộng sản xuất hàng hóa của một số hộ giàu ngày càng phát triển. Dưới áp lực của cuộc sống, các hộ nghèo dần bán (với danh nghĩa cầm cố) tư liệu sản xuất thiết yếu (ruộng đất) của mình và trở nên nghèo kiệt. Mặc dù Nhà nước hỗ trợ kinh phí để chuộc lại nhưng hầu như không thực hiện được do kinh 5. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 6. Khảo sát về hiệu quả chính sách cấp đất, hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, các địa phương hầu như không còn quỹ đất để khai hoang, phục hóa, cấp trực tiếp cho bà con, phương thức hỗ trợ đất sản xuất chủ yếu là hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ. 7. Trong 20 dự án thuỷ điện do Tập đoàn Điện lực và các địa phương làm chủ đầu tư, đã có phạm vi ảnh hưởng tới 990 xã, 143 huyện và 34.657 hộ mất đất ở, đất sản xuất, phải di dời, tái định cư (trong đó chủ yếu là hộ đồng bào DTTS – Báo cáo của Hội đồng Dân tộc Quốc hội, tlđd). Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 29Số 18 - Tháng 6 năm 2017 phí hỗ trợ thấp mà giá thành chuộc đất quá cao8,... - Việc thu hồi đất của các nông, lâm trường kém hiệu quả hầu như không thực hiện được, Một nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất mà các báo cáo hầu như chưa để cập hoặc chưa đi sâu phân tích, đó là khả năng thích ứng của các hộ gia đình DTTS nghèo trước các biến đổi của tự nhiên và xã hội. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta, mở ra rất nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt nền kinh tế nước ta trước vô vàn thách thức. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ hội từ mở cửa thị trường không đến với tất cả mọi người. Với phần đông đồng bào DTTS, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, việc thiếu trầm trọng những kiến thức về kinh tế thị trường, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, khả năng tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế là những rào cản lớn đối với quá trình hội nhập. Với xuất phát điểm thấp, đồng bào các dân tộc khó nắm bắt, tiếp thu thành quả khoa học và công nghệ cao để phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo kịp sự phát triển nhanh của các trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ khác trên cả nước. Để giải quyết vấn đề nghèo đói ở vùng DTTS, có thể khẳng định rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định trong việc hỗ trợ đồng bào ổn định đời sống, ổn định sản xuất, từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo. Không chỉ tập trung vào những vấn đề đơn lẻ, bức thiết, các chương trình, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được lồng ghép trong các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững đã mang lại những diện mạo mới, sức sống mới cho vùng DTTS và miền núi. Về những bất cập trong các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, sau khi có báo cáo phân tích, đánh giá, các cơ quan chức năng đã kịp thời rút kinh nghiệm, đồng thời đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong các chính sách hiện hành. Cụ thể, trong quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 ghi rõ: 8. Theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg, các hộ trước đây đã cầm cố đất được hỗ trợ dưới hình thức cho vay (tối đa 30 triệu/hộ) để chuộc lại hoặc mua lại đất của bà con thân thuộc nhưng hầu như cũng không thực hiện được do giá đất thực tế lên đến hàng trăm triệu đồng/ha. với những địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ trực tiếp có thể chuyển đổi sang các hình thức hỗ trợ khác như hỗ trợ chuyển đổi nghề, xuất khẩu lao động hay giao khoán trồng rừng, bảo vệ rừng; trong quyết định 29/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 quy định mức hỗ trợ để những hộ ng- hèo có thể mua lại hoặc chuộc lại phần đất sản xuất đã cầm cố trước đây, song song với những nội dung như vay vốn để phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm,... Những sự điều chỉnh đó giúp nâng cao hiệu quả của các chính sách nhưng đồng thời cũng chỉ ra một thực tế rằng, việc hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ DTTS nghèo đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. 2. Một số giải pháp giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận kinh tế thị trường, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trước hết, cần phải thừa nhận một thực tế rằng, các chính sách hỗ trợ đất sản xuất trong hơn một thập kỷ qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ổn định đời sống, tăng thu nhập cho các hộ gia đình DTTS nghèo nhưng trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, các chính sách đó đã mất dần đi tính hiệu quả và trở nên không còn phù hợp. Sự gia tăng dân số nhanh chóng (cả cơ học và tự nhiên) trong những năm gần đây cùng xu hướng tích tụ đất để sản xuất với quy mô lớn tại các vùng DTTS địa phương khiến cho nguồn quỹ đất dự trữ hầu như cạn kiệt. Dẫu có quy hoạch lại đất đai, thu hồi đất tại các nông, lâm trường hoặc một số cơ sở làm ăn kém hiệu quả thì diện tích thu được cũng không đáng kể so với nhu cầu thực tế của các hộ gia đình DTTS nghèo trên khắp cả nước. Mặt khác, việc tích tụ đất để làm ăn lớn là xu hướng đã diễn ra trên thế giới từ lâu và cũng đã thành chủ trương của Đảng ta trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Thực tế sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ở nước ta lâu nay, trong tương quan với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Philippin đã chỉ ra rằng, chỉ có sản xuất trên quy mô lớn mới có thể tận dụng được lợi thế của khoa học và công nghệ, từ đó nâng cao năng suất và giá trị nông sản. Hiện tượng nông dân ở nhiều địa phương bỏ ruộng đất đi làm thuê hay nhiều hộ gia đình DTTS sau khi được hỗ trợ đất lại bán đi là những minh chứng thiết thực cho vấn đề này. Trong điều kiện những biến đổi môi trường (cả tự nhiên và xã hội) ngày càng khốc liệt, diện Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 30 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp lại, giải pháp khả thi nhất là chuyển đổi sinh kế sang những ngành sản xuất phi truyền thống như phát triển du lịch, làm dịch vụ Tuy nhiên, việc thay đổi tập quán làm ăn, tiếp cận và thích ứng với những quy luật biến đổi đầy bất trắc của thị trường là không hề dễ dàng (kể cả với dân tộc đa số). Tập quán làm ăn cá thể, nhỏ lẻ, luôn đặt tính an toàn lên hàng đầu của nông dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào DTTS luôn là những rào cản lớn khi người dân muốn chuyển đổi ngành nghề, thay đổi cách thức làm ăn. Bên cạnh đó, sự thất bại của nhiều dự án, mô hình sản xuất gần đây có ý nghĩa như một sự “cảnh tỉnh” về những rủi ro, bất trắc không thể lường trước khi tham gia thị trường càng khiến người dân do dự, không dám mạnh dạn chuyển đổi sinh kế. Trong bối cảnh đó, cần một sự hỗ trợ rất lớn từ các chính sách của Nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội Trước hết, cần giúp người dân hiểu và làm quen với kinh tế thị trường, với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trên thực tế, người dân (đặc biệt là các hộ gia đình DTTS nghèo) chưa hiểu kinh tế thị trường cũng như toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có thể mang lại cho họ những cơ hội và thách thức gì, họ cần có những kiến thức và kỹ năng gì khi tham gia vào kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế? Đây là những vấn đề rất trừu tượng và do đó cũng rất khó triển khai song có thể thông qua lớp người có uy tín, các tổ chức đoàn thể tại địa phương để thực hiện.Người dân cần phải hiểu và chấp nhận quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường, sẵn sàng đương đầu với những thử thách, đồng thời phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua những thử thách đó. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau: Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở phải đồng bộ, thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”, phát huy mạnh mẽ nội lực của người dân, khơi dậy ý chí tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, vào sự giúp đỡ của cộng đồng. - Xây dựng các chương trình truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, tiếp đến thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi nghề cho cộng đồng. Các chương trình truyền thông cần phải có hình thức đa dạng, phù hợp với văn hóa, với tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào DTTS; tập huấn theo lớp, xây dựng nhóm tiên phong, sử dụng phương thức lan tỏa trong cộng đồng, đưa vào chương trình học phổ thông, phát huy vai trò của các đoàn thể, người có uy tín Nội dung truyền thông cần hướng đến nâng cao năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên, tận dụng tối đa thế mạnh và các nguồn lực địa phương để tạo việc làm mới, năng lực quản lý tài chính, điều hành, năng lực kết nối các nguồn lực bên trong và bên ngoài Chỉ có như vậy mới có thể giúp đồng bào phát huy vai trò tự chủ, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào sự hỗ trợ bên ngoài như hiện nay. - Cần quy hoạch và xây dựng các điểm định canh, định cư cho đồng bào DTTS không có hoặc thiếu đất sản xuất. Phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng như: Phát triển kinh tế cửa khẩu; phát triển thương mại, du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái có sự tham gia của hộ đồng bào các dân tộc nhằm trực tiếp mang lại các lợi ích kinh tế cho các hộ tham gia. Thành lập các trung tâm đào tạo nghề đặc thù cho đồng bào DTTS, có chương trình đào tạo riêng (có thể bằng tiếng dân tộc) phù hợp với trình độ của đồng bào. Đồng thời kết nối được các cơ sở tiếp nhận lao động, giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định cho bà con. -Thứ hai, chính quyền địa phương các cấp cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư tín dụng chính sách vào mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, cần thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., chuyển giao khoa học, kỹ thuật, nhân rộng các mô hình thoát nghèo theo đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Trong đó, lưu ý đến việc tiêu thụ sản phẩm cho hộ dân để giải quyết một phần vấn đề ly nông bất ly hương để đồng bào yên tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương./. - Trong thời gian tới, chính sách tín dụng dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số cần mang tính đột phá về tăng mức vay, tăng thời hạn cho vay, nguồn vốn tập trung vào một số ngành nghề trọng yếu để hộ dân có định hướng làm ăn, tạo sinh kế trong tương lai, như: nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống... Đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, có định hướng, thị trường tiêu thụ sản phẩm... để giúp hộ dân tạo năng suất, chất lượng sản phẩm (thực sự là sản xuất hàng hóa). Thứ ba, qua những công cụ hiện có, Nhà Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 31Số 18 - Tháng 6 năm 2017 nước có thể hỗ trợ người dân một cách hiệu quả qua việc nghiên cứu nhu cầu, kết nối thị trường, điều tiết sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất, phát huy lợi thế của từng địa phương, đồng thời hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm cho người dân, hạn chế tối đa những bất trắc, rủi ro từ thị trường, qua đó vừa tạo ra giá trị cho kinh tế quốc dân vừa giúp người dân yên tâm sản xuất, làm giàu cho đất nước và cho chính bản thân mình. Đó là những hoạt động mang tính cấp thiết. Về lâu dài, để có thể giúp đồng bào DTTS chủ động trong quá trình chuyển đổi sản xuất, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tận dụng tốt hơn những cơ hội từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề quan trọng nhất vẫn là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi, ngày 15 tháng 06 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh mục tiêu nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số./. Tài liệu tham khảo [1] Đặng Kim Sơn, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011), Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội hay thách thức. UNDP-CAP; [2] Đặng Kim Sơn, Thái Thị Minh, Phạm Thị Hồng Vân (2012), Báo cáo nghiên cứu rà soát, phân tích các chính sách DTTS và hỗ trợ xây dựng khung chính sách cho Ủy ban dân tộc, Ủy ban Dân tộc; [3] Đào Trung Chính (2008). Một vài vấn đề về tình trạng tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai - Báo cáo tại Hội thảo về tình trạng tranh chấp và khiếu nại kéo dài về đất đai hiện nay: thực trạng và giải pháp. Hà Nội; [4] Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII - Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP (2012): Kỷ yếu hội thảo khoa học, Chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Thực trạng và giải pháp, Hải Phòng, tháng 8 năm 2012; [5] Hội đồng Dân tộc Quốc hội (2013), Tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng đất đai vùng dân tộc và miền núi” (25/01/2013 tại Hà Nội); [6] Số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2015; [7] Ủy ban Dân tộc, Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBT- VQH13 ngày 30/10/ 2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS (Kèm theo văn bản số 436/UBDT-CSDT ngày 13/5/2015 của Ủy ban Dân tộc). LACK OF PRODUCTIVE LAND IN ETHNIC MINORITY AREAS FROM THE POINT OF VIEW OF A GLOBALIZATION PERSPECTIVE AND INTERNATIONAL INTEGRATION Abstract: Production land is essential material of ethnic minority households in the producing process. Although the Party and State have many policies and policies to support production land for poor ethnic minority households, but due to many objective and subjective reasons, the proportion of households of ethnic minorities who have no land for production is still very high and tends to increase. The paper outlines the current situation, the main causes, and proposes some basic solutions to address the lack of production land of poor ethnic minority households in the context of globalization and international integration. Keywords: Production land; Household; households of ethnic minorities; globalization; the trend of international integration.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf211_899_1_pb_2345_2152002.pdf
Tài liệu liên quan